Ít nói, trầm lặng và điềm đĩnh là ba tính từ mà báo Gazeta.ru dùng để miêu tả ông Sergei Sobyanin, người được Tổng thống Nga D. Medvedev chọn làm Thị trưởng Mát xcơva thay ông Yuri Luzhkov - người bị cách chức hai tuần trước. Tính cách của ông Sobyanin hoàn toàn đối lập với sự quảng giao ồn ào của cựu thị trưởng.
Sinh năm 1958 tại làng của người dân tộc thiểu số Mansi ở huyện Khanty-Mansiisk (thuộc tỉnh Tyumen ở miền tây Siberia), Sobyanin thăng tiến sớm và nhanh trong bộ máy Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1991, khi mới 33 tuổi, ông đã được đưa vào chiếc ghế lãnh đạo thị trấn Kogalym (tiếng Khanty có nghĩa là “chốn nguy hiểm”). 3 năm sau, ông được bầu làm người đứng đầu nghị viện huyện và chỉ cần 2 năm nữa ông trở thành thượng nghị sĩ. Ông chỉ tốn 10 năm để đi từ vị trí người đứng đầu huyện đến chiếc ghế thống đốc tỉnh Tyumen. Cuối năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hãng dầu khí TNK.
Ngay khi còn là chủ tịch thị trấn, Sobyanin đã bộc lộ một phẩm chất rất quan trọng bảo đảm cho sự thành công của ông sau này là liên kết với những người mạnh, đặc biệt là doanh nghiệp lớn. Tại Kogalym, ông “quan hệ rất nhỏ nhẹ” với hãng khí đốt khổng lồ “LUKoil” - doanh nghiệp thống trị thị trấn này. Ông đồng ý với phần thuế khá nhỏ mà hãng kia trả. Ông luôn biết cân bằng các lợi ích. “Đặc điểm nổi bật của ông là khả năng liên kết các cơ quan và cơ cấu tổ chức vào hành động chung” - Sergei Kakotkin, đương kim Thị trưởng Kogalym nhận xét.
Vào thời hỗn mang sau khi Liên Xô tan rã, Sobyanin đã cương quyết bắt các doanh nghiệp phải quan tâm đến nhà ở cho người dân, và thị trấn “đèo heo hút gió” ấy đã trở thành điểm sáng về chất lượng hạ tầng xã hội. Giờ đây Kogalym là nơi mà hãng LUKoil chọn làm nơi đặt một văn phòng điều hành. Quảng trường trung tâm của thị trấn có tượng đài một giọt dầu khổng lồ, xung quanh là những đại lộ có đài phun nước.
Sobyanin ngồi trên chiếc ghế Thống đốc Tyumen 4 năm (2001 - 2005). Tuy vấp phải sự chống đối rất gay gắt của một số người, Sobyanin đã biến mình thành nhân vật tạo đồng thuận giữa hai khu tự trị Khanty-Mansiisk và Yamalo-Nenetsk. Nhà chính trị học Evgheni Minchenko cho rằng với cách đó Sobyanin đã trở thành “người bảo trợ cho giới thượng lưu phía bắc”. “Ông hiểu rõ rằng không thể chỉ bảo vệ lợi ích của những người phương bắc, nên kết cục là ông đã cân bằng các lợi ích một cách bài bản” - Minchenko nhận xét.
Sobyanin đã đạt được một thoả thuận rất quan trọng với lãnh đạo hai khu tự trị nằm trong thành phần tỉnh Tyumen về việc tăng số tiền mà họ nộp vào ngân sách tỉnh. “Thoả thuận đặc biệt ở chỗ là Sobyanin không động đến cơ chế tự trị của hai khu mà họ vẫn mở túi chia tiền cho ông” - Minchenko bình luận.
Tuy nhiên, không phải là không có những cái nhìn khác về công việc của ông ở Tyumen, đặc biệt là những lời ám chỉ về vai trò giám sát của công ty mà người đứng đầu là vợ ông - bà Irina Rubinchik đối với những dự án xây dựng đường có quy mô lớn, hay những lời phàn nàn về phong cách lãnh đạo độc đoán của ông.
Một trong những cải cách quan trọng mà Sobyanin thực hiện ở Tyumen là triệt tiêu toàn bộ hệ thống tự quản ở địa phương. Dưới thời Thống đốc Leonid Roketsky (1996-2000), Tyumen được coi là địa phương đi đầu trong phát triển hệ thống tự quản địa phương: chính quyền được thiết lập tới tận cấp làng, từ năm 1997 các chính quyền cấp thị trấn đều có ngân sách riêng. Nhưng ngay sau khi lên nắm quyền năm 2001, Sobyanin đã cho tiến hành trưng cầu dân ý về việc xoá bỏ hình thức tự quản cấp làng. Đảng “Liên minh các lực lượng cánh hữu” (hiện không còn tồn tại) đã phản đối rất mạnh mẽ cuộc cải cách này. Các quan sát viên của đảng này đã phát hiện một loạt vi phạm trong quá trình tiến hành trưng cầu dân ý, nhưng kết quả vẫn được công nhận.
Sobyanin được cả những người thiện ý lẫn những người chỉ trích thừa nhận là “người cẩn trọng”. Trong thời gian tới, người ta tin rằng, ông sẽ chủ yếu tiến hành các thoả hiệp.
Sinh năm 1958 tại làng của người dân tộc thiểu số Mansi ở huyện Khanty-Mansiisk (thuộc tỉnh Tyumen ở miền tây Siberia), Sobyanin thăng tiến sớm và nhanh trong bộ máy Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1991, khi mới 33 tuổi, ông đã được đưa vào chiếc ghế lãnh đạo thị trấn Kogalym (tiếng Khanty có nghĩa là “chốn nguy hiểm”). 3 năm sau, ông được bầu làm người đứng đầu nghị viện huyện và chỉ cần 2 năm nữa ông trở thành thượng nghị sĩ. Ông chỉ tốn 10 năm để đi từ vị trí người đứng đầu huyện đến chiếc ghế thống đốc tỉnh Tyumen. Cuối năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hãng dầu khí TNK.
Ngay khi còn là chủ tịch thị trấn, Sobyanin đã bộc lộ một phẩm chất rất quan trọng bảo đảm cho sự thành công của ông sau này là liên kết với những người mạnh, đặc biệt là doanh nghiệp lớn. Tại Kogalym, ông “quan hệ rất nhỏ nhẹ” với hãng khí đốt khổng lồ “LUKoil” - doanh nghiệp thống trị thị trấn này. Ông đồng ý với phần thuế khá nhỏ mà hãng kia trả. Ông luôn biết cân bằng các lợi ích. “Đặc điểm nổi bật của ông là khả năng liên kết các cơ quan và cơ cấu tổ chức vào hành động chung” - Sergei Kakotkin, đương kim Thị trưởng Kogalym nhận xét.
Vào thời hỗn mang sau khi Liên Xô tan rã, Sobyanin đã cương quyết bắt các doanh nghiệp phải quan tâm đến nhà ở cho người dân, và thị trấn “đèo heo hút gió” ấy đã trở thành điểm sáng về chất lượng hạ tầng xã hội. Giờ đây Kogalym là nơi mà hãng LUKoil chọn làm nơi đặt một văn phòng điều hành. Quảng trường trung tâm của thị trấn có tượng đài một giọt dầu khổng lồ, xung quanh là những đại lộ có đài phun nước.
Sobyanin ngồi trên chiếc ghế Thống đốc Tyumen 4 năm (2001 - 2005). Tuy vấp phải sự chống đối rất gay gắt của một số người, Sobyanin đã biến mình thành nhân vật tạo đồng thuận giữa hai khu tự trị Khanty-Mansiisk và Yamalo-Nenetsk. Nhà chính trị học Evgheni Minchenko cho rằng với cách đó Sobyanin đã trở thành “người bảo trợ cho giới thượng lưu phía bắc”. “Ông hiểu rõ rằng không thể chỉ bảo vệ lợi ích của những người phương bắc, nên kết cục là ông đã cân bằng các lợi ích một cách bài bản” - Minchenko nhận xét.
Sobyanin đã đạt được một thoả thuận rất quan trọng với lãnh đạo hai khu tự trị nằm trong thành phần tỉnh Tyumen về việc tăng số tiền mà họ nộp vào ngân sách tỉnh. “Thoả thuận đặc biệt ở chỗ là Sobyanin không động đến cơ chế tự trị của hai khu mà họ vẫn mở túi chia tiền cho ông” - Minchenko bình luận.
Tuy nhiên, không phải là không có những cái nhìn khác về công việc của ông ở Tyumen, đặc biệt là những lời ám chỉ về vai trò giám sát của công ty mà người đứng đầu là vợ ông - bà Irina Rubinchik đối với những dự án xây dựng đường có quy mô lớn, hay những lời phàn nàn về phong cách lãnh đạo độc đoán của ông.
Một trong những cải cách quan trọng mà Sobyanin thực hiện ở Tyumen là triệt tiêu toàn bộ hệ thống tự quản ở địa phương. Dưới thời Thống đốc Leonid Roketsky (1996-2000), Tyumen được coi là địa phương đi đầu trong phát triển hệ thống tự quản địa phương: chính quyền được thiết lập tới tận cấp làng, từ năm 1997 các chính quyền cấp thị trấn đều có ngân sách riêng. Nhưng ngay sau khi lên nắm quyền năm 2001, Sobyanin đã cho tiến hành trưng cầu dân ý về việc xoá bỏ hình thức tự quản cấp làng. Đảng “Liên minh các lực lượng cánh hữu” (hiện không còn tồn tại) đã phản đối rất mạnh mẽ cuộc cải cách này. Các quan sát viên của đảng này đã phát hiện một loạt vi phạm trong quá trình tiến hành trưng cầu dân ý, nhưng kết quả vẫn được công nhận.
Sobyanin được cả những người thiện ý lẫn những người chỉ trích thừa nhận là “người cẩn trọng”. Trong thời gian tới, người ta tin rằng, ông sẽ chủ yếu tiến hành các thoả hiệp.
19 comments:
Ít nói, trầm lặng và điềm đĩnh, ba đức tính mà người đàn ông nào có được thì rất là tuyệt vời. Em thích dạng người thế này, em ko chịu được người ồn ào, hay nói, và xử việc bốc đồng nóng nảy.
Xem ra, họ thay Thị trưởng không quá khó khăn nhỉ!
Chuyện chánh chị-chánh em ở Nga bây chừ mắc cười quá. Sắp tới mà PT quay về làm TT, ko bít Med chạy đâu, hoặc giả Med làm tiếp kỳ nữa cũng ko hay lắm vì đâu có thực quyền.
@LU:
Kiểu này LU phải sang Nga mới chống lầy được.
@A Thụy:
Vì họ có thực quyền mà anh.
@MC3:
Putin và Medvedev lại đổi vai cho nhau. Putin sẽ làm Tổng thống, Medvedev làm Thủ tướng.
Thị trưởng mà không qua dân bầu (thật trung thực) thì giỏi đến mấy cũng ko chấp nhận được. PT mới có 1 thay đổi cuối nhiệm kỳ 2: các chức sắc đứng đầu các vùng đều do trung ương chỉ định (trước kia còn có bầu). Tập trung được quyền lực, nhưng mất dân chủ.
Mỗi người chỉ có một thời nhất định dù có giỏi đến mấy. Bác thị trưởng Matx cũ là vậy . Bác thị trưởng mới chắc là tốt nhưng không thể có nhiều thành công như bác cũ.
@MC3: Putin thừa hiểu nền dân chủ ở Nga thời điểm này chưa thể có được. Và em thấy Putin hiện tại vẫn đủ uy tín, đủ trung thực để ra những quyết định cá nhân có giá trị cao cho toàn nước Nga :-). Tất nhiên, đó cũng là điểm để các bên đối lập truy cứu. Nhưng dân chủ mà đặt vào nơi con người chưa xứng với chữ dân chủ sẽ trở thành dân chủ giả hiệu và là nơi để một số kẻ lưu manh đục nước béo cò .
>2T: Vừa hát hay, đàn giỏi, am hiểu văn hóa, nghệ thuật, chánh chị, em có biết là ai hông?
@MC3: Oái, là ai thế. Em hong bit?
Riêng em ghét chính trị lắm. Đó là nơi ít dân chủ nhất (nhưng mọi người cứ gào thét dân chủ là sao?) Một số lĩnh vực cần dân chủ , nhưng chính trị chưa bao giờ cần dân chủ theo nghĩa đại chúng. ĐẠi chúng (trong đó có em chẳng hạn) có bit chính trị gia như nào đâu mà bầu cho nó đúng nhỉ. Hi hi...
>2T: tư vấn tại chỗ: một người hơi thông minh, nhưng rất sexy, hehe :))
É, hơi thông minh thôi thì không phải người em bit ròi. Người em bit được cho là giả vờ thông minh thoai :-P
@MC3:
Tớ biết người này ròi. Titi có cần "nhắc vở" không?
@VMC: cần chứ! EM tò mò nhân vật này quớ à :-D
@Titi:
Bên website LHS có clip cô ấy đánh đàn đấy. Đề nghị MC3 cho đường link nhé.
Đâu ? Sao mãi hong thấy anh Mờ mờ cung cấp link nhỉ? Hay anh sợ lộ người đẹp ra, có đại gia nào bê đi mất đới ...hí hí...
>2T: http://www.youtube.com/watch?v=2P9IXJHw6ec&feature=player_embedded
http://lhsvn.com.vn/modules.php?name=News&op=viewcat&catid=68
Ối giời anh ơi có nhầm nhọt sang trồng trọt không đới. Con mụ trong link kia chuyên gia tinh quái, làm ra vẻ thôi chứ am hiểu gì chớ :-(
> 2T: Năm 2008, Sobyanin góp phần to lớn cho thành công của chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Med - người được PT bảo trợ. Khi PT trở thành Thủ Tướng năm 2008, ông Sobyanin cũng được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Thủ Tướng.
Việc điện Kremlin đưa Sergei Sobyanin lên thay Yuri Luzhkov ( Thị trưởng Moscow trong suốt 18 năm ) được đánh giá không chỉ là thay đổi nhân sự mà còn là một sự thay đổi của hệ thống chính trị.
Ông Luzhkhov, một trong những ông trùm cuối cùng khu vực tự trị ở Nga, là một “tàn tích” của những năm 1990. Dù ông ủng hộ PT trong nhiệm kỷ Tổng thống vào năm 2000 và vẫn trung thành -> ông làm vậy là để đổi lấy việc giữ quyền kiểm soát kinh tế đối với Moscow, ông vẫn cư xử như một Thị trưởng dân cử, ngay cả sau khi PT hủy bỏ cuộc bầu cử Thị trưởng khu vực và các Thống đốc năm 2004.
Ông Sobyanin, ngược lại, là một nhân vật của những năm 2000 và Putin hoàn toàn có lý do để tin tưởng ông.
Ông Sobyanin là một trong những Tỉnh trưởng đầu tiên ủng hộ việc PT xóa bỏ bầu cử khu vực. Việc bổ nhiệm ông làm Thị trưởng tượng trưng cho việc Moscow trở về dưới bàn tay điện Kremlin...
(theo Tuần VN)
Đăng nhận xét