Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse – Pháp)
Ước tính có từ 70 đến 130 triệu người gốc TQ sống ở hải ngoại. Lực lượng Hoa kiều này, mà có khi được gọi ví von là “tỉnh thứ 24” của TQ (*), là một động lực lớn cho việc phát triển kinh tế ở TQ. Hoa kiều mang lại cho TQ rất nhiều thứ như:
- Giúp TQ tạo dựng quan hệ với các nước khác, chiếm lĩnh thị trường ở các nước khác, và làm “tai mắt” của TQ ở các nơi.
- Đem đầu tư, tiền của và khoa học công nghệ vào TQ. Theo Pierre Picquart, tác giả của cuốn sách “L’Empire Chinois”, khoảng 3/4 các đầu tư nước ngoài ở TQ là qua Hoa kiều.
Dưới thời Mao, việc đi lại của dân TQ được kiểm soát chặt chẽ. Các chuyên gia hay công nhân TQ đi sang các nước “anh em” làm việc, hết thời hạn là bắt buộc phải về nước. Trong những năm 1970, có một chục nghìn người TQ sang Tanzania xây dựng tuyến đường sắt Tazara, và sau khi xây xong thì họ quay về lại TQ. Các Hoa kiều “cũ” ở các nước chủ yếu rời khỏi TQ từ trước 1950. Họ tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Á (Thái Lan và Malaysia mỗi nước có khoảng 10 triệu Hoa kiều, rồi đến Indonesia, Vietnam, v.v). Ở châu Mỹ và châu Âu cũng có Hoa kiều cũ nhưng ít hơn, và châu Phi hầu như không có.
Làn sóng di cư mới của dân TQ ra nước ngoài bắt đầu từ quãng năm 1985, cùng với các chính sách mở cửa và khuyến khích di dân của TQ. Họ nhận ra rằng, Hoa kiều là thế mạnh của TQ, và càng có nhiều Hoa kiều thì TQ càng mạnh, càng “bành trướng” được nhiều.
Ngày nay, hầu như không có nước nào mà lại không có những “Chinatown”, không có thành phố nào mà lại thiếu quán ăn hay cửa hàng TQ. Ngay cả những nước mà cách đây 3 thập kỷ có rất hiếm người TQ, thì nay cũng có đông dân TQ. Ví dụ, số người TQ ở Italy tăng từ 300 người vào năm 1980 lên thành 200 nghìn người vào năm 2010. Ở Pháp, theo thống kê dân số năm 1985 mới chỉ có 5 nghìn người được tính là người TQ, nhưng đến năm 2010 con số đó đã lên thành quãng nửa triệu người, và 25% quán cafe ở Paris có chủ nhân là TQ. Brasil từ chỗ gần như không có người TQ nào lên thành 100 nghìn người. Ở Nam Phi số người TQ lên đến 200 nghìn, và ở Algeria số người TQ cũng lên đến 100 nghìn, v.v. (Đây là các con số ước lượng) (5). Ở Dakar (Senegal, châu Phi), các cửa hàng TQ mọc lên nhiều và cạnh tranh mạnh đến mức dân bản địa xuống đường biểu tình để phản đối các “thủ đoạn bất công” (unfair commercial practices) của dân TQ.
Sinh viên TQ ra nước ngoài học đại học (phần lớn là tự túc) cũng tăng lên nhiều trong những năm gân đây. Ví dụ, vào năm 2009, tính riêng nước Pháp đã có đến 35 nghìn sinh viên TQ sang học. Một phần không nhỏ các sinh viên đi học ở nước ngoài này cũng sẽ ở lại, gia nhập đội ngũ Hoa kiều mới.
Khác với thời của Mao, ngày nay dân TQ muốn đi nước ngoài, không những làm giấy tờ xuất cảnh rất dễ dàng, mà còn được chính phủ khuyến khích tạo điều kiện, và không bắt phải về. Đặc biệt là ở các vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao ở TQ, chính phủ khuyến khích dân chúng tìm việc làm ở nước ngoài. Ví dụ, một công nhân ở Chongqing (Trùng Khánh) tìm được việc làm ở châu Phi thì sẽ được miễn phí giấy tờ xuất cảnh, và đại lý của người đó châu Phi sẽ được chính quyền thưởng cho 500 RMB.
Công nhân xây dựng TQ khi ra nước ngoài làm việc, thường là làm như nộ lệ, có thể đến 14 tiếng một ngày, và được chủ thầu TQ xếp ăn ở kiểu 8 người ngủ giường tầng trong căn phòng 20m2, ở trong các “làng TQ”. Khi hết việc, họ tìm cách ở lại nước ngoài tìm việc khác, sinh sôi lập nghiệp (vì dù có khổ thì vẫn sướng hơn là ở nhà quê của họ ở TQ, và có nhiều hy vọng đổi đời hơn). Cùng với đội ngũ công nhân là đội ngũ tiểu thương, đi mở quán và bán hàng tại các nơi. Chỗ nào có công nhân TQ thì họ có thể đầu tiên phục vụ cho người TQ trước khi mở rộng ra thâm nhập vào thị trường địa phương.
Khi doanh nhân TQ lập nên hay mua lại các công ty ở nước ngoài, họ cũng kéo dân TQ sang làm việc. Thành phố Prato, cái nôi của công nghiệp dệt may của Italy, là một ví dụ điển hình: thương nhân TQ lập nên các công ty ở đó, rồi kéo hơn 20 nghìn người TQ sang làm việc dệt may (trong khi toàn thành phố chỉ có 160 nghìn người) - ảnh. Đồ may mặc “made in Italy” ngày nay cũng có không ít khả năng là “made by Chinese”!
Những nước giàu dễ có nhiều người TQ ở bất hợp pháp. Họ đi chui sang các nước đó, hoặc ở lại quá hạn visa, với hy vọng một lúc nào đó được hợp pháp hóa giấy tờ, đổi đời. Khi chưa có giấy tờ hợp pháp thì họ làm chui. Ví dụ, ở Tây Ban Nha, năm 2002 có khoảng 80 nghìn người TQ thì gần một nửa trong số đó là không có giấy tờ hợp lệ.
Dân các nước giàu có khi thấy những người nước ngoài ở bất hợp pháp tại nước họ (không chỉ từ TQ, mà còn từ nhiều nước nghèo khác) thì đấu tranh để chính phủ phải hợp pháp hóa giấy tờ và giúp đỡ những người này, và kết quả là rất nhiều người trở thành ở lại hợp pháp theo con đường như vậy. (Các chi phí xã hội cho những “khách không mời mà đến” này thì các nước giầu phải trả, nhưng khoản đó không được tính vào giá thành khi người ta nhận nhập khẩu lao động nên cứ “tưởng” lao động nhập khẩu là rất rẻ). Theo triết lý mèo trắng mèo đen, hợp pháp hay không không quan trọng, miễn sao đạt mục đích là ở lại được!
____Ước tính có từ 70 đến 130 triệu người gốc TQ sống ở hải ngoại. Lực lượng Hoa kiều này, mà có khi được gọi ví von là “tỉnh thứ 24” của TQ (*), là một động lực lớn cho việc phát triển kinh tế ở TQ. Hoa kiều mang lại cho TQ rất nhiều thứ như:
- Giúp TQ tạo dựng quan hệ với các nước khác, chiếm lĩnh thị trường ở các nước khác, và làm “tai mắt” của TQ ở các nơi.
- Đem đầu tư, tiền của và khoa học công nghệ vào TQ. Theo Pierre Picquart, tác giả của cuốn sách “L’Empire Chinois”, khoảng 3/4 các đầu tư nước ngoài ở TQ là qua Hoa kiều.
Dưới thời Mao, việc đi lại của dân TQ được kiểm soát chặt chẽ. Các chuyên gia hay công nhân TQ đi sang các nước “anh em” làm việc, hết thời hạn là bắt buộc phải về nước. Trong những năm 1970, có một chục nghìn người TQ sang Tanzania xây dựng tuyến đường sắt Tazara, và sau khi xây xong thì họ quay về lại TQ. Các Hoa kiều “cũ” ở các nước chủ yếu rời khỏi TQ từ trước 1950. Họ tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Á (Thái Lan và Malaysia mỗi nước có khoảng 10 triệu Hoa kiều, rồi đến Indonesia, Vietnam, v.v). Ở châu Mỹ và châu Âu cũng có Hoa kiều cũ nhưng ít hơn, và châu Phi hầu như không có.
Làn sóng di cư mới của dân TQ ra nước ngoài bắt đầu từ quãng năm 1985, cùng với các chính sách mở cửa và khuyến khích di dân của TQ. Họ nhận ra rằng, Hoa kiều là thế mạnh của TQ, và càng có nhiều Hoa kiều thì TQ càng mạnh, càng “bành trướng” được nhiều.
Ngày nay, hầu như không có nước nào mà lại không có những “Chinatown”, không có thành phố nào mà lại thiếu quán ăn hay cửa hàng TQ. Ngay cả những nước mà cách đây 3 thập kỷ có rất hiếm người TQ, thì nay cũng có đông dân TQ. Ví dụ, số người TQ ở Italy tăng từ 300 người vào năm 1980 lên thành 200 nghìn người vào năm 2010. Ở Pháp, theo thống kê dân số năm 1985 mới chỉ có 5 nghìn người được tính là người TQ, nhưng đến năm 2010 con số đó đã lên thành quãng nửa triệu người, và 25% quán cafe ở Paris có chủ nhân là TQ. Brasil từ chỗ gần như không có người TQ nào lên thành 100 nghìn người. Ở Nam Phi số người TQ lên đến 200 nghìn, và ở Algeria số người TQ cũng lên đến 100 nghìn, v.v. (Đây là các con số ước lượng) (5). Ở Dakar (Senegal, châu Phi), các cửa hàng TQ mọc lên nhiều và cạnh tranh mạnh đến mức dân bản địa xuống đường biểu tình để phản đối các “thủ đoạn bất công” (unfair commercial practices) của dân TQ.
Sinh viên TQ ra nước ngoài học đại học (phần lớn là tự túc) cũng tăng lên nhiều trong những năm gân đây. Ví dụ, vào năm 2009, tính riêng nước Pháp đã có đến 35 nghìn sinh viên TQ sang học. Một phần không nhỏ các sinh viên đi học ở nước ngoài này cũng sẽ ở lại, gia nhập đội ngũ Hoa kiều mới.
Khác với thời của Mao, ngày nay dân TQ muốn đi nước ngoài, không những làm giấy tờ xuất cảnh rất dễ dàng, mà còn được chính phủ khuyến khích tạo điều kiện, và không bắt phải về. Đặc biệt là ở các vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao ở TQ, chính phủ khuyến khích dân chúng tìm việc làm ở nước ngoài. Ví dụ, một công nhân ở Chongqing (Trùng Khánh) tìm được việc làm ở châu Phi thì sẽ được miễn phí giấy tờ xuất cảnh, và đại lý của người đó châu Phi sẽ được chính quyền thưởng cho 500 RMB.
Công nhân xây dựng TQ khi ra nước ngoài làm việc, thường là làm như nộ lệ, có thể đến 14 tiếng một ngày, và được chủ thầu TQ xếp ăn ở kiểu 8 người ngủ giường tầng trong căn phòng 20m2, ở trong các “làng TQ”. Khi hết việc, họ tìm cách ở lại nước ngoài tìm việc khác, sinh sôi lập nghiệp (vì dù có khổ thì vẫn sướng hơn là ở nhà quê của họ ở TQ, và có nhiều hy vọng đổi đời hơn). Cùng với đội ngũ công nhân là đội ngũ tiểu thương, đi mở quán và bán hàng tại các nơi. Chỗ nào có công nhân TQ thì họ có thể đầu tiên phục vụ cho người TQ trước khi mở rộng ra thâm nhập vào thị trường địa phương.
Khi doanh nhân TQ lập nên hay mua lại các công ty ở nước ngoài, họ cũng kéo dân TQ sang làm việc. Thành phố Prato, cái nôi của công nghiệp dệt may của Italy, là một ví dụ điển hình: thương nhân TQ lập nên các công ty ở đó, rồi kéo hơn 20 nghìn người TQ sang làm việc dệt may (trong khi toàn thành phố chỉ có 160 nghìn người) - ảnh. Đồ may mặc “made in Italy” ngày nay cũng có không ít khả năng là “made by Chinese”!
Những nước giàu dễ có nhiều người TQ ở bất hợp pháp. Họ đi chui sang các nước đó, hoặc ở lại quá hạn visa, với hy vọng một lúc nào đó được hợp pháp hóa giấy tờ, đổi đời. Khi chưa có giấy tờ hợp pháp thì họ làm chui. Ví dụ, ở Tây Ban Nha, năm 2002 có khoảng 80 nghìn người TQ thì gần một nửa trong số đó là không có giấy tờ hợp lệ.
Dân các nước giàu có khi thấy những người nước ngoài ở bất hợp pháp tại nước họ (không chỉ từ TQ, mà còn từ nhiều nước nghèo khác) thì đấu tranh để chính phủ phải hợp pháp hóa giấy tờ và giúp đỡ những người này, và kết quả là rất nhiều người trở thành ở lại hợp pháp theo con đường như vậy. (Các chi phí xã hội cho những “khách không mời mà đến” này thì các nước giầu phải trả, nhưng khoản đó không được tính vào giá thành khi người ta nhận nhập khẩu lao động nên cứ “tưởng” lao động nhập khẩu là rất rẻ). Theo triết lý mèo trắng mèo đen, hợp pháp hay không không quan trọng, miễn sao đạt mục đích là ở lại được!
(*) TQ có 22 tỉnh; Đài Loan có khi đươc gọi ví von là tỉnh thứ 23.
Nguồn:
CHỦ NỢ CỦA THẾ GIỚI - TẠP CHÍ TIA SÁNG
Entries liên quan:
KẺ KHỔNG LỒ BÊN CẠNH TA (1)
KẺ KHỔNG LỒ BÊN CẠNH TA (2)
KẺ KHỔNG LỒ BÊN CẠNH TA (3)
12 comments:
Dân Tàu tràn ngập Châu Phi. Cách đây 5 năm dân Tàu đã rất đông ở Nairobi của Kenya. Ở Nigeria cũng có phố Tàu, chủ yếu là dân sang làm xây dựng đường sắt. Thực ra làm kinh tế ở châu Phi dễ kiếm lợi nhuận kếch xù, các mặt hàng ở đây khan hiếm và giá khá đắt đỏ. Trình độ công nghệ của họ lại lạc hậu, xây dựng, cầu đường, viễn thông, ngân hàng lệ thuộc lớn vào nước ngoài.
lvu
Biết vậy, chúng ta cũng đang học tập theo. Hy vọng rằng chúng ta học được cái tinh hoa để rút ngắn thời gian đóng học phí.
Họ mở cữa và cải cách hơn chúng ta 20 lận mà.
Người Hoa ở Mỹ thường hình thành một nhóm cộng đồng nhỏ. Có hai loại người Hoa, nếu là hoa kiều đến từ Hồng Kông hay Đài Loan, thì thông thường họ làm business có của ăn của để.
Trước khi Hồng Kông trao trả về cho TQ, một số lượng lớn người Hoa ở Hồng Kông có tiền của đã xin định cư hẵn ở Mỹ. Lớp này ở lâu sinh con đẻ cái nên lớp hoa kiều sau đó bắt đầu như Mỹ con. Lớp hoa kiều này hội nhập tốt và đa số làm kinh doanh nhà hàng, hoặc buôn bán tầm trung.
Bác sĩ người hoa thì ít thấy hơn bác sĩ là người Ấn, kỹ sư người hoa thì hơi bị nhiều. Nhóm này cũng đã bị Mỹ hóa rồi, họ sang Mỹ từ bé hoặc sinh đẻ tại Mỹ. Mặc dù thế, tiếng English của họ cũng ko hòa nhập tốt hơn dân Ấn.
Lớp di dân sau này từ TQ thì đa phần là ít học cao, hoặc hầu như ko đi học. Có vào làm được ở các hảng xưởng thì họ chăm chỉ làm nhân công, và ít có tham vọng đi lên. Người hoa TQ chăm chỉ như VN nhưng hơn VN ở điểm biết đoàn kết.
Nếu training nhân viên, sắc dân thông minh học nhanh nhất là dân Ấn, vì tiếng English ko là hàng rào ngôn ngữ cho họ. Dân Phi thì cứ nhún nha nhún nhảy dẽo mồm vì giỏi ngoại ngữ chứ cũng ko siêng năng chi cho lắm.
Dân Việt và TQ ngược lại, cần cù nhưng ngôn ngữ là thứ họ bị trở ngại nặng nhất. Người Việt phát âm ít chịu rõ câu cuối nên Mỹ chẵng hiểu chi cho lắm. Người TQ thì nói ngọng, và khi hăng nói thì phải đứng xa vì họ hay văng nước bọt.
Đa số đi ăn nhà hàng người hoa thì thấy rõ họ chỉ thuê người hoa thôi. Khổ nạn của người đi ăn là mình thì hỏi bằng tiếng English còn bồi bàn chơi tiếng hoa.
Ẩm thực, người Hoa xem ra đứng đầu thế giới về độ thích hợp cho mọi sắc dân. Người hoa chú trọng ăn uống chứ ko quan tâm mấy đến nhà cửa cho xịn và quần áo cho láng.
Dân Ấn, với dân số chỉ thua TQ một xí thôi, hình như mới có 1 tỉ 2 gì ấy. Nổi tiếng là thông minh nhưng khổ một nỗi là ẩm thực ko dân nào chịu. Họ đã hi sinh nặng nề khi ra sinh sống ở nước ngoài, ăn toàn chay để ko bị mùi cà ri ám quẻ. Đã thế họ còn kì thị việc lấy vợ lấy chồng, chỉ lấy người họ với nhau để dễ truyền bá tín ngưỡng.
Một lần em nghe kể rằng, nhà một ku Ấn ăn lễ tân gia mờ mướn đến 4 vị pháp sư đọc kinh liên tục ko được ngừng, cứ thế trong 3 ngày 3 đêm. Tiệc tùng thì toàn rau là rau, nhưng cưới hỏi lễ lạc gì cũng linh đình cả tuần lễ như vua cưới zợ. Chính vì lí do khác nết ăn nết ở này mà họ vẫn ko bành trướng được trên thế giới. Ở Mỹ dân Ấn đứng đầu chiếm đến 55% trong tổng số dân nhập cư
Ồ, di dân ra khỏi đại lục ồ ạt, giảm gánh nặng dân số là cách làm quá khôn. Nghe nói chính phủ TQ đang phải xem xét lại thái độ của mình với thế giới. Khôn quá, lấy hết cái khôn của người khác rất dễ trở thành lố bịch :-P
Người Trung Quốc thì ở nước nào cũng có. Họ chịu khó làm ăn, tích cóp và nhẫn nhục chịu thương chịu khó. Họ cạnh tranh với nhau, nhưng cũng biết đoàn kết cộng đồng. Nhiều điểm mình nên học hỏi!
Ở Ý tương truyền 1 câu sấm, đại ý nói thế kỷ 21, người da vàng tràn ngập khắp thế giới. Cứ tưởng người Việt ta, mừng hụt,
Bi chừ Nam bộ cũng có nhiều công nhân TQ mới qua (Đạm Cà Mau), Trung bộ cũng có, các tỉnh biên giới phía bắc cũng có... cứ kiểu này, chắc phải sống chung với lũ rùi, :)
Theo riêng em nghĩ thôi nhé, nói công tâm thì người dân TQ không đáng sợ.
Họ lang bạt khắp thế giới kiếm ăn vì ngay trên quê hương họ ko đủ chỗ cho họ sống. Họ rất thực tế, đa số học ko cao nên nói chuyện với họ cơm áo gạo tiền thì dễ hơn là đàm đạo chữ nghĩa cao siêu.
Họ chăm chỉ và hiền lành làm ăn, rất ghét đụng chạm đấu tranh những gì ko liên quan đến nồi cơm của họ, có thể thấy thái độ an phận ở tầng lớp người hoa này.
Tuy nhiên, nếu có cơ may vượt lên hàng giầu có thì lớp người hoa có tiền, mà do lao động cực khổ đi lên chứ ko qua học vấn, thì họ có khuynh hướng độc tài và ít có tình cảm. Có nhiều lí do cho rằng, họ chèn ép lương công nhân chỉ họ nghĩ ngày trước họ cực khổ cày bừa, nên bi giờ họ ko thể nào thông thoáng trong í nghĩ tôn trọng quyền lợi con người.
Mỗi một sắc dân trên thế giới em tiếp xúc mang nhiều đặc trưng khác nhau rất thú vị.
Dân Việt lở cở thì sẽ tìm thấy họ hay tụ tập cafe 8 chuyện chính trị và benefit nào của chính phủ vừa ban ra cho dân di cư, rồi phê phán trong và ngoài nước.
Dân TQ thì tất cả mua bán trong các tiệm chạp phô, tiệm ăn nhỏ, họ ít thích nói chuyện văn chương trà dư tửu lậu, thời gian là họ đi làm kiếm thêm tiền đẻ ra tiền.
Dân Ấn rảnh rỗi cứ cắm mũi vào cầu nguyện thánh trên trời tối ngày rồi ăn chay.
Có vẻ như dân Nhật tuy ko di cư sang Mỹ nhiều, học trong trường ko nổi trội, nhưng nhắc đến họ thì món ẩm thực Nhật là thuộc hàng thực phẩm đắt tiền ở nhà hàng. Và nhắc đến Nhật thì hình ảnh cô gái mặc áo kimono luôn là đại diện cho cái đẹp cổ kính.
Hì hì, tuy thế, em vẫn ko thích có hợp đồng làm ăn nào dính đến khách Nhật, khó tính như gì ấy.
Sao em ghét bọn Tàu này thế, chả biết Bộ giáo dục hợp tác trao đổi kiểu gì mà bây giờ em về nhà ở HP em đi chợ cũng gặp bọn sinh viên TQ, đi lên núi tập thể dục va phải một đứa cứ tưởng người mình hóa ra cũng là người Trung Quốc, ngồi quán nước cũng toàn TQ. Ngán ngẩm quá, sao đất nhà mình mà bọn Tàu nó cũng đến thế này, em về Hà Nội đi bộ lên lăng Bác chơi lại gặp bọn Tàu chụp ảnh. Thật là bó tay chấm chinsu.
Hôm nọ đi mua vé phim "Tình yêu cây táo gai" của một ông đạo diễn người Trung Quốc bị hết vé, cũng ghét luôn.
Nếu có bức xúc thì các bạn chỉ nên bức xúc với chính phủ của họ. Chứ còn người dân Trung Quốc không có tội tình gì. Tôi có nhiều bạn bè Trung Quốc và khi gặp mặt nhau lần đầu rất nhiều người không biết VN là đất nước ra làm sao và ở đâu trên bản đồ thế giới. Do đó, cái việc đánh đồng người dân TQ với chính phủ của họ là một việc làm rất thiển cận và lạc hậu.
Thiên Mã.
Bạn Thiên Mã nói rất đúng rồi. Người dân ở đâu thì cũng mong muốn được hạnh phúc, được tự do và đối xử công bằng thôi. Có điều mình chưa có người bạn Trung Quốc nào theo nghĩa bạn tốt nên một cách tự nhiên mình không có nhiều thiện cảm với những người Trung Quốc đến học tập và làm việc tràn ngập ở Việt Nam.
sao moi nguoi lai luon luon chong doi tq nhu vay?
Đăng nhận xét