Viện Hàn lâm Thụy Điển cho hay tác giả 74 tuổi này được vinh danh vì "đã thiết lập được bản đồ kết cấu quyền lực và vẽ lên những hình ảnh sắc nét về sự kháng cự, nổi loạn và thất bại của con người".
Vargas Llosa đã xuất bản hơn 30 tiểu thuyết, kịch bản và tiểu luận, trong đó có "Đàm luận trong Nhà thờ" (Conversation in the Cathedral) và "Ngôi nhà màu xanh" (The Green House). Năm 1995, ông đã đoạt Giải Cervantes, giải văn học danh giá nhất trong cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha.
Ông bắt đầu nổi tiếng trên toàn thế giới trong thập niên 1960 với tiểu thuyết "Thời đại và Anh hùng" (The Time of The Hero).
Vargas Llosa là nhà văn Nam Mỹ đầu tiên đoạt Nobel Văn học kể từ khi Gabriel Garcia Marquez đoạt giải này năm 1982.
Gabriel Garcia Marquez và Mario Vargas Llosa
Sinh ngày 28.3.1936, Mario Vargas Llosa được coi là một trong những nhà văn cấp tiến hàng đâu của văn học Mỹ Latinh hiện đại.
Thời niên thiếu, Llosa theo học tại trường võ bị Leoncio Prado. 15 tuổi, Llosa đã trở thành phóng viên chuyên săn tin tội phạm ban đêm, sau đó theo học tại Đại học San Marcos ở thủ đô Lima. Ít lâu sau, chàng trai gia nhập hàng ngũ cộng sản và chạy trốn với Julia Urquidi, thiếu phụ 33 tuổi người Bolivia là em vợ của chú. Năm 1958, ông được nhận học bổng của Đại học Madrid (Tây Ban Nha) và đi du học ở Châu Âu rồi đến Mỹ sinh sống một thời gian dài.
Cuộc hôn nhân kéo dài 9 năm với Urquidi sau này đã trở thành nguồn cảm hứng để ông viết tiểu thuyết “Dì Julia và kịch tác gia”.Năm 1965 họ ly dị, Vargas Llosa kết hôn với Patricia Llosa, em con cô con cậu, kém ông 10 tuổi. Họ có ba con.
Năm 1967, khi lên nhận giải thưởng Quốc tế R. Gallegos, ông đã có bài phát biểu gây tiếng vang lớn về mối quan hệ mật thiết giữa nhà văn và cuộc sống xã hội. Sau này ông quyết tâm biến những lời nói của mình thành hành động và đã ra tranh cử Tổng thống Peru năm 1990, nhưng bị thất bại.
Tiểu thuyết đầu tay của Llosa có tên “Thành phố và những con chó” (La ciudad y los perros) xuất bản năm 1963 đã gây ra scandal lớn ở Lima, khiến một số người đã công khai đốt sách của ông. Tác phẩm này thuật lại những điều mắt thấy tai nghe, những sự thật trần trụi ở trường võ bị danh tiếng Leoncio Prado và bị giới quân sự Peru coi là sự thóa mạ.
Trong tiểu thuyết “Ngôi nhà xanh” (The Green House) xuất bản năm 1968, Llosa đề cập vấn đề muôn đời là bạo lực và thái độ ghẻ lạnh cùng lúc trong 5 câu chuyện đan xen nhau. Nhà văn đã sử dụng thủ pháp chắp nối rất tinh vi – thay đổi thời gian và địa điểm hành động trong nháy mắt với nhiều quan điểm khác nhau.
Truyện ngắn “Chó cún” (Los cachorros, 1967) thuật lại cuộc sống của một chàng trai bị thiến trong môi trường toàn đàn ông. Tiểu thuyết “Đàm luận trong Nhà thờ” (1969) vạch trần nạn tham nhũng trong xã hội Peru dưới thời độc tài của M. Odria (1948 – 1956). Trong tiểu thuyết “Pantaleón y las visitadoras” (1973) ông lại dùng thể loại châm biếm sâu cay để phơi bày tâm lý quái đản của một số sĩ quan quân đội muốn kiểm soát tất cả mọi thứ, kể cả đời sống tình dục của cấp dưới.
Llosa còn viết truyện trinh thám. Trong “Ai giết Palomino Molero” (Quien mató a Palomino Molero, 1986), thông qua vụ sát hại một ca sĩ trẻ ông lý giải ranh giới mỏng manh của chân lý và công bằng.
Vargas Llosa còn là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng khác như “Dì Julia và kịch tác gia” (La tía Julia y el escribidor, 1977), Chiến tranh tận thế (La guerra del fin del mundo, 1981), Lịch sử Maita (La historia de Maitá, 1984)...
Vargas Llosa có quan hệ bạn bè thân thiết với nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro, nhà văn Colombia Garcia Marquez. Nhưng sau đó ông bày tỏ những điều không hài lòng đối với cả hai người.
Vargas Llosa lấy cảm hứng sáng tạo chủ yếu từ những vấn đề của Peru, nhưng ông lại ưa thích sống ở nước ngoài và đã có một thời gian dài tự lưu vong. Năm 1994, ông trở thành nhà văn Mỹ Latinh đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Tây Ban Nha.
Sau khi thất bại trong cuộc chạy đua tổng thống với Alberto Fujimuri năm 1990, ông thấy thất vọng trước sự ủng hộ của nhân dân đối với chế độ bàn tay sắt của vị tổng thống gốc Nhật. Llosa lại rời bỏ quê hương, nhập quốc tịch Tây Ban Nha, sống ở Madrid và London. Ông giữ một căn hộ áp mái ở Lima có view trông ra Thái Bình Dương, nhưng luôn kín tiếng mỗi khi trở về Peru cho đến tận khi Fujimori đào thoát sang Nhật Bản năm 2000 sau khi bị lật đổ vì để tham nhũng tràn lan trong chính phủ.
Các tác phẩm của Vargas Llosa được dịch ra 31 thứ tiếng.
Entries liên quan:
NOBEL VĂN HỌC 2009 GÂY TRANH CÃI
NOBEL VĂN HỌC LẠI VỀ TAY CHÂU ÂU
CHÂM NGÔN CỦA DORIS LESSING
NHÀ VĂN THỔ NHĨ KỲ ĐOẠT NOBEL VĂN CHƯƠNG 2006
15 comments:
"Your books have meant so much to me as I was growing up".
Một độc giả đã viết.
Ồ, đọc điểm qua tác phẩm của ông này thì thấy, có lẽ, VN sẽ không bao giờ có giải Nobel văn học được. Vì nếu viết như ông này, sẽ bị coi là bôi gio trát trấu vào đất nước tươi đẹp :-( Trong khi, vạch trần cái xấu, vạch trần tội ác là 1 trong những nhiệm vụ, sứ mệnh của các nhà văn.
Văn học Châu Mỹ La-tinh anh thích lắm. Hoje Armando có Đất Dữ, Miền Đất Quả Vàng, Hỏa Hán Nơi Trảng Cát, Teresa... Maquet có Trăm năm Cô đơn (hơi khó đọc), Tình Yêu thời Thổ Tả, Ngài Đại tá chờ thư... Đây là 2 ông anh thích nhất. Ông này thì chưa đọc một tác phẩm nào.
@Thái Anh:
Cháu đã qua giai đoạn đang lớn chưa?
@Titi:
Đừng bi quan thế em. Biết đâu sẽ có một ngày.
@A Thụy:
Em thì mới đọc "Trăm năm cô đơn". Bản dịch của Nguyễn Trung Đức rất hay. Mới đây em xem phim "Tình yêu thời thổ tả" của Hollywood. Xem cũng được, nhưng không hay bằng tiểu thuyết.
@DMT: anh đọc nhiều thật đấy. Em mới chỉ đọc được Teresa của Armando và Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả của Marquez.
VỚi tác giả mới đoạt Nobel này, em sẽ tìm đọc "Ngôi nhà xanh” , vì thấy được giới thiệu trong bài rất hấp dẫn : các quan điểm thay đổi trong nháy mắt. Hình như có liên quan đến tâm lý xã hội học, môn em cực kỳ thích :-)
Nguồn: http://nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/2010/
Dịch là "đã lớn lên" chứ ạ.
Cháu thì hình như qua, mà hình như chưa qua... he he.
Em thì bi giờ đang nghiền ngẫm văn học của Việt Nam, loạt truyện Tô Hoài "Chuyện cũ Hà Nội" đang nằm ở đầu gường mỗi đêm. thanh toán xong đống sách Việt đó thì vài tháng sau em đọc tới tác giả VN khác. ;))
@Lu: hy vọng một ngày được nghe nhận định của Lu về Văn Học Việt nam :-)
Ti Ti : Lu đọc văn học VN để lấy hứng dịch tiểu thuyết pạc-lê-phăng-xe =))
Thế lại càng tuyệt! Văn học Pháp lãng mạn nhất thế giới. Mềnh thích :-D
@LU:
Đừng dịch tiểu thuyết Pháp, mất nhiều công sức và thời gian lắm, viết tiếu thuyết bằng tiếng Việt đi. LU bắt đầu viết hay và có khiếu dẫn dắt câu chuyện tương đối hấp dẫn rồi đấy.
Anh Cường and Ti Ti : hì hì, nói cho xôm tụ thế thoai chứ dịch gì nổi ;))
Bi giờ em chỉ ráng làm sao khi té sang nông trại nho thì hiểu được dân tây nói gì. Lở họ bảo trồng cây cho rể xuống trước, mờ em ra nghe cho ngọn xuống trước thì...ko biết rịu vang sau này có mùi vị gì?
Anh chờ em cho ra lò XÓM VEN SÔNG phần tiếp theo nha =))
Có một số thông tin thêm là sau khi cuốn sách "Thành phố và những con chó (bầy chó)" bị đốt thì ngôi trường võ bị Leoncio Prado cũng bị đốt theo.
Ngoài ra, ông cũng là một người bạn rất thân với Joseph Brodsky - nhà văn Mỹ gốc Nga đạt Nobel văn học năm 1987. Ông nói về bạn mình: "Anh ấy là một người rất dễ mến. Rất Nga: một người sống tình cảm, đôn hậu, lý tưởng."
Cháu xin phép mấy dòng về "Thành phố và những con chó" để làm cái tin nhé :)
Đăng nhận xét