Nhà văn Pháp Jean-Marie Gustave Le Clezio đã bất ngờ được công bố đoạt giải Nobel Văn học 2008. Như vậy sự ngóng trông của dư luận về việc giải thưởng văn học danh giá bậc nhất này được trao cho Adonis (Syria) hay Murakami (Nhật Bản)... đã không thành hiện thực.
Le Clesio, 68 tuổi, được Viện Hàn lâm Thuỵ Điển tưởng thưởng như sau: "Ông là tác giả của những khởi đầu mới, cuộc phiêu lưu đầy chất thơ và đê mê nhục cảm; người khai phá nhân tính bên ngoài và bên dưới nền văn minh đang ngự trị".
Le Clesio viết cuốn tiểu thuyết đầu tay có tựa đề "Sa mạc" vào năm 1980. Tác phẩm này được Viện Hàn lâm Thuỵ Điển ca ngợi là "chứa đựng những hình ảnh tuyệt diệu của một nền văn hoá đã mất ở sa mạc Bắc Phi tương phản với sự mô tả Châu Âu thông qua con mắt của những người nhập cư không mời mà đến.
Tiểu thuyết này đã nhận được giải thưởng Hàn lâm Pháp và được coi là một kiệt tác. Le Clesio còn là tác giả của những tác phẩm xuất sắc khác như "Terra Amata", "Cuốn sách của những chuyến bay" (The Book of Flights), "Chiến tranh" (War) và "Những người khổng lồ" (The Giants).
Trong số 14 nhà văn đoạt giải Nobel từ năm 1995 đến nay, có đến 11 tác gia là người Châu Âu. Những người còn lại bằng cách này hay cách khác đều dính dáng đến Châu Âu.
Cao Hành Kiện là người Trung Quốc, nhưng đã nhập quốc tịch Pháp từ trước khi đoạt giải. Tương tự V.S. Naipaul là người Trinidad, nhưng cũng đã mang quốc tịch Anh.
John Maxwell Coetzee, mang quốc tịch Australia, sinh sống tại Nam Phi, nhưng lại pha trộn các dòng máu Hà Lan và Ba Lan. Không những thế ông có một thời gian khá dài sống ở London (Anh).
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 30.9, ông Horace Engdahl, Thư ký thường trực của Giải Nobel Văn học, đã phát biểu rằng: "Châu Âu mới là trung tâm văn học của thế giới". Và 10 ngày sau, lời nhận xét của ông đã được khẳng định một lần nữa.
Le Clesio, 68 tuổi, được Viện Hàn lâm Thuỵ Điển tưởng thưởng như sau: "Ông là tác giả của những khởi đầu mới, cuộc phiêu lưu đầy chất thơ và đê mê nhục cảm; người khai phá nhân tính bên ngoài và bên dưới nền văn minh đang ngự trị".
Le Clesio viết cuốn tiểu thuyết đầu tay có tựa đề "Sa mạc" vào năm 1980. Tác phẩm này được Viện Hàn lâm Thuỵ Điển ca ngợi là "chứa đựng những hình ảnh tuyệt diệu của một nền văn hoá đã mất ở sa mạc Bắc Phi tương phản với sự mô tả Châu Âu thông qua con mắt của những người nhập cư không mời mà đến.
Tiểu thuyết này đã nhận được giải thưởng Hàn lâm Pháp và được coi là một kiệt tác. Le Clesio còn là tác giả của những tác phẩm xuất sắc khác như "Terra Amata", "Cuốn sách của những chuyến bay" (The Book of Flights), "Chiến tranh" (War) và "Những người khổng lồ" (The Giants).
Trong số 14 nhà văn đoạt giải Nobel từ năm 1995 đến nay, có đến 11 tác gia là người Châu Âu. Những người còn lại bằng cách này hay cách khác đều dính dáng đến Châu Âu.
Cao Hành Kiện là người Trung Quốc, nhưng đã nhập quốc tịch Pháp từ trước khi đoạt giải. Tương tự V.S. Naipaul là người Trinidad, nhưng cũng đã mang quốc tịch Anh.
John Maxwell Coetzee, mang quốc tịch Australia, sinh sống tại Nam Phi, nhưng lại pha trộn các dòng máu Hà Lan và Ba Lan. Không những thế ông có một thời gian khá dài sống ở London (Anh).
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 30.9, ông Horace Engdahl, Thư ký thường trực của Giải Nobel Văn học, đã phát biểu rằng: "Châu Âu mới là trung tâm văn học của thế giới". Và 10 ngày sau, lời nhận xét của ông đã được khẳng định một lần nữa.
0 comments:
Đăng nhận xét