Để tôi kể tiếp chuyện đi gặp Obama cho cả nhà nghe.
Người phóng viên ảnh chở chúng tôi (tôi và một nữ phóng viên Ấn Độ đến từ Kolkata) từ Richmond đi Harrisonburg là Clement Britt. Thoạt trông cái dáng trẻ trung, nhanh nhẹn của Clement, tôi đoán anh chừng trên dưới 40 một tí, không ngờ anh ấy đã 53 tuổi, có con trai 25 tuổi, con gái 23 tuổi và mới lên chức ông ngoại được 5 tuần.
Clement làm phóng viên ảnh cho Richmond Times Dispatch đã 33 năm nay, anh hài lòng với công việc và cuộc sống.
Harrisonburg là đô thị của vùng Thung lũng Shenandoah nằm giữa hai rặng núi rộng chừng 45 km vuông và có hơn 40 nghìn dân sinh sống.
Đường lên Harrisonburg đẹp như tranh. Cây cối hai bên đường vàng rực, những quả đồi bát úp đang dần ngả sang màu da cam nằm nhấp nhô.
Chúng tôi đến Harrisonburg vào lúc 2 giờ chiều. Clement dẫn chúng tôi vào một quán ăn nhanh: "Chúng ta có 30 phút để ăn, sau đó phải nhanh chóng vào trường để xếp hàng". Trường ở đây là Đại học James Madison, có hội trường hơn 7000 chỗ, nơi vẫn dùng để thi đấu bóng bầu dục và các buổi biểu diễn hoặc hội nghị quan trọng.
Clement không ăn. Anh bảo: "Cảm ơn hai bạn đã đi cùng tôi. Đi một mình cứ lái được khoảng một giờ là buồn ngủ ríp mắt". Hì, chúng tôi phải cảm ơn anh ấy mới phải.
Ăn xong, chúng tôi hối hả lái xe vào trường. Nhưng các con đường đều bị cấm hết. Các bãi đỗ xe cũng đã kín chỗ. Mãi mới tìm được một chỗ trống. Clement đánh xe vào đó và chúng tôi tất bật tay xách nách mang đi bộ lóc cóc khoảng hơn 1 dặm đến hội trường.
Đi chừng mươi phút thì bắt đầu thấy dòng người xếp hàng dài chờ được kiểm tra an ninh. Gió mạnh, thời tiết khá lạnh, bỏ tay ra khỏi túi áo là thấy buốt, nhưng dòng người này vẫn nhẫn nại nhích từng bước một.
Báo chí và người tàn tật được check-in chung một cửa (hai đối tượng đặc biệt). Một rừng xe mầu của những kênh truyền hình khủng tua tủa chĩa ăng ten chảo lên trời. Khá nhiều gương mặt bình luận viên ăn khách cũng đang xếp hàng.
Như đã nói trong entry trước cái thẻ nhà báo của VN màu đỏ, có dòng chữ bằng tiếng Anh "Press Card" có hiệu lực cả ở cái thị trấn đèo heo hút gió này. Nhân viên báo chí của Obama chật vật đánh vần dòng chữ tên họ bằng tiếng Việt trên thẻ (mặc dù được viết tay rất đẹp như rồng bay phượng múa, nhưng người nước ngoài rất khó luận), so với tên đăng ký trong danh sách, đối chiếu ảnh trong thẻ với người thật, rồi gật đầu đưa cho tôi một tấm phù hiệu của báo chí dùng riêng trong sự kiện này.
Hội trường hơn 7000 chỗ này chật cứng. Hàng nghìn người khác đứng trên sàn thi đấu. Ước tính khoảng 1 vạn người tham dự. Như vậy là cứ 4 người dân Harrisonburg thì có một người đi nghe Obama diễn thuyết.
Khu làm việc của báo chí được set up không thể chê vào đâu được. Một cái bục cao đủ chỗ cho 50 phóng viên ảnh được dựng phía bên phải bục phát biểu của Obama, một cái bục khác đủ chỗ cho từng đấy máy quay truyền hình được dựng ở phía đối diện với Obama. Ngoài ra còn khu vực để báo viết ngồi, có bàn ghế, ổ cắm điện, kết nối Internet, vệ tinh; đồ ăn, thức uống... tức là đủ điều kiện kỹ thuật, vật chất cho phóng viên yên tâm làm việc.
Phải nói là công nghệ tổ chức sự kiện của ủy ban tranh cử của Obama thật sự siêu đẳng. Obama xuất hiện rất ấn tượng trong âm thanh, ánh sách và tiếng hò la cổ vũ náo nhiệt của một vạn người.
Nhìn tận mắt Obama thì thấy đó là một con người cao, gầy, gương mặt biểu cảm, đôi mắt thông minh, phong thái tự nhiên thanh thoát (không khuỳnh khuỳnh kiểu ông Bush con), giọng nói ấm áp và biểu cảm. Thường những người có giọng nói như vậy có sức mê hoặc ghê gớm.
Nghe Obama nói rất dễ hiểu, bởi tiếng Anh ông ấy dùng rất đơn giản, phát âm rõ ràng. Dùng những từ ngữ đơn giản để vận động người ta nghe mình, theo mình quả thật không đơn giản. Nhưng Obama làm được điều đó.
Các động tác tay của ông ấy cũng không khoa trương, không diễn mà tự nhiên ở mức đủ độ góp phần trợ giúp đắc lực cho lời nói.
Obama cũng hay cười. Nụ cười tươi và chân thành.
Bài diễn thuyết của Obama dài 40 phút có kết cấu như sau:
- Chào hỏi, nhấn mạnh tầm quan trọng của cử tri ở địa phương ông đang vận động tranh cử.
- Nói về động lực tranh cử của mình, những điều mình định làm trong bối cảnh hiện nay.
- Chỉ trích một vài điểm yếu, hoặc điểm sơ hở trong diễn biến tranh cử mới nhất của đối thủ.
- Kêu gọi mọi người ủng hộ để biến những ý tưởng, kế hoạch của mình thành hiện thực.
Với kết cấu ấy, Obama đan cài các yếu tố sau:
- Hài hước: Obama nói đùa: ƯCV tổng thống Mỹ lần trước đến Harrisonburg đã hơn 100 năm. Ông đến và bị thất cử. Lần này người đàn ông tên là Obama đến, hy vọng sẽ thắng cử.
- Châm trích: Chỉ trích kế hoạch y tế của đối thủ là "cực đoan"
- Khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc: "Các bạn đầu tư vào nước Mỹ, nước Mỹ đầu tư vào các bạn".
- Lấy nước mắt: Kể câu chuyện một người phụ nữ gửi email cho ông và nói rằng cần 10 nghìn USD để chữa bệnh cho con trai...
Tóm lại, ông ấy đã làm cho đám đông vạn người khi thì bừng bừng phấn khích vì thấy được ứng cử viên tổng thống khen ngợi, khi thì làm cho họ cười nghiêng ngả, lúc lại khiến họ ồ lên thất vọng khi nghe giải thích các yếu tố trong chính sách tranh cử của đối phương gây bất lợi cho đất nước và đời sống của mỗi người, lúc lại khiến họ rưng rưng xúc cảm... Đủ các cung bậc tình cảm trong 40 phút nói vo ấy.
Obama nói xong, tươi cười giơ tay vẫn chào mọi hướng trong khán phòng. Được sự hộ tống của vệ sĩ, ông đi một vòng quanh khu vực khán đài và bắt tay không sót một cánh tay nào giơ ra nằm trong tầm với của ông.
Được nghe báo chí Mỹ ca ngợi là Obama có chiến dịch tranh cử xuất sắc, nhưng hôm qua tôi mới mục kích sở thị mức độ hoàn hảo của một buổi vận động tranh cử: từ công tác tổ chức cho đến nhân vật chính.
Trên đường trở lại Richmond, Clement nói: "Obama xứng đáng là Tổng thống Mỹ".
Ghi chú: Tấm ảnh Obama ở trên là do tôi chụp, sau khi được một bạn phóng viên Mỹ nhường cho chốc lát vị trí rất ngon của bạn. Cám ơn tinh thần tương trợ của bạn. Tiếc là không có cái máy ảnh tốt hơn.
Người phóng viên ảnh chở chúng tôi (tôi và một nữ phóng viên Ấn Độ đến từ Kolkata) từ Richmond đi Harrisonburg là Clement Britt. Thoạt trông cái dáng trẻ trung, nhanh nhẹn của Clement, tôi đoán anh chừng trên dưới 40 một tí, không ngờ anh ấy đã 53 tuổi, có con trai 25 tuổi, con gái 23 tuổi và mới lên chức ông ngoại được 5 tuần.
Clement làm phóng viên ảnh cho Richmond Times Dispatch đã 33 năm nay, anh hài lòng với công việc và cuộc sống.
Harrisonburg là đô thị của vùng Thung lũng Shenandoah nằm giữa hai rặng núi rộng chừng 45 km vuông và có hơn 40 nghìn dân sinh sống.
Đường lên Harrisonburg đẹp như tranh. Cây cối hai bên đường vàng rực, những quả đồi bát úp đang dần ngả sang màu da cam nằm nhấp nhô.
Chúng tôi đến Harrisonburg vào lúc 2 giờ chiều. Clement dẫn chúng tôi vào một quán ăn nhanh: "Chúng ta có 30 phút để ăn, sau đó phải nhanh chóng vào trường để xếp hàng". Trường ở đây là Đại học James Madison, có hội trường hơn 7000 chỗ, nơi vẫn dùng để thi đấu bóng bầu dục và các buổi biểu diễn hoặc hội nghị quan trọng.
Clement không ăn. Anh bảo: "Cảm ơn hai bạn đã đi cùng tôi. Đi một mình cứ lái được khoảng một giờ là buồn ngủ ríp mắt". Hì, chúng tôi phải cảm ơn anh ấy mới phải.
Ăn xong, chúng tôi hối hả lái xe vào trường. Nhưng các con đường đều bị cấm hết. Các bãi đỗ xe cũng đã kín chỗ. Mãi mới tìm được một chỗ trống. Clement đánh xe vào đó và chúng tôi tất bật tay xách nách mang đi bộ lóc cóc khoảng hơn 1 dặm đến hội trường.
Đi chừng mươi phút thì bắt đầu thấy dòng người xếp hàng dài chờ được kiểm tra an ninh. Gió mạnh, thời tiết khá lạnh, bỏ tay ra khỏi túi áo là thấy buốt, nhưng dòng người này vẫn nhẫn nại nhích từng bước một.
Báo chí và người tàn tật được check-in chung một cửa (hai đối tượng đặc biệt). Một rừng xe mầu của những kênh truyền hình khủng tua tủa chĩa ăng ten chảo lên trời. Khá nhiều gương mặt bình luận viên ăn khách cũng đang xếp hàng.
Như đã nói trong entry trước cái thẻ nhà báo của VN màu đỏ, có dòng chữ bằng tiếng Anh "Press Card" có hiệu lực cả ở cái thị trấn đèo heo hút gió này. Nhân viên báo chí của Obama chật vật đánh vần dòng chữ tên họ bằng tiếng Việt trên thẻ (mặc dù được viết tay rất đẹp như rồng bay phượng múa, nhưng người nước ngoài rất khó luận), so với tên đăng ký trong danh sách, đối chiếu ảnh trong thẻ với người thật, rồi gật đầu đưa cho tôi một tấm phù hiệu của báo chí dùng riêng trong sự kiện này.
Hội trường hơn 7000 chỗ này chật cứng. Hàng nghìn người khác đứng trên sàn thi đấu. Ước tính khoảng 1 vạn người tham dự. Như vậy là cứ 4 người dân Harrisonburg thì có một người đi nghe Obama diễn thuyết.
Khu làm việc của báo chí được set up không thể chê vào đâu được. Một cái bục cao đủ chỗ cho 50 phóng viên ảnh được dựng phía bên phải bục phát biểu của Obama, một cái bục khác đủ chỗ cho từng đấy máy quay truyền hình được dựng ở phía đối diện với Obama. Ngoài ra còn khu vực để báo viết ngồi, có bàn ghế, ổ cắm điện, kết nối Internet, vệ tinh; đồ ăn, thức uống... tức là đủ điều kiện kỹ thuật, vật chất cho phóng viên yên tâm làm việc.
Phải nói là công nghệ tổ chức sự kiện của ủy ban tranh cử của Obama thật sự siêu đẳng. Obama xuất hiện rất ấn tượng trong âm thanh, ánh sách và tiếng hò la cổ vũ náo nhiệt của một vạn người.
Nhìn tận mắt Obama thì thấy đó là một con người cao, gầy, gương mặt biểu cảm, đôi mắt thông minh, phong thái tự nhiên thanh thoát (không khuỳnh khuỳnh kiểu ông Bush con), giọng nói ấm áp và biểu cảm. Thường những người có giọng nói như vậy có sức mê hoặc ghê gớm.
Nghe Obama nói rất dễ hiểu, bởi tiếng Anh ông ấy dùng rất đơn giản, phát âm rõ ràng. Dùng những từ ngữ đơn giản để vận động người ta nghe mình, theo mình quả thật không đơn giản. Nhưng Obama làm được điều đó.
Các động tác tay của ông ấy cũng không khoa trương, không diễn mà tự nhiên ở mức đủ độ góp phần trợ giúp đắc lực cho lời nói.
Obama cũng hay cười. Nụ cười tươi và chân thành.
Bài diễn thuyết của Obama dài 40 phút có kết cấu như sau:
- Chào hỏi, nhấn mạnh tầm quan trọng của cử tri ở địa phương ông đang vận động tranh cử.
- Nói về động lực tranh cử của mình, những điều mình định làm trong bối cảnh hiện nay.
- Chỉ trích một vài điểm yếu, hoặc điểm sơ hở trong diễn biến tranh cử mới nhất của đối thủ.
- Kêu gọi mọi người ủng hộ để biến những ý tưởng, kế hoạch của mình thành hiện thực.
Với kết cấu ấy, Obama đan cài các yếu tố sau:
- Hài hước: Obama nói đùa: ƯCV tổng thống Mỹ lần trước đến Harrisonburg đã hơn 100 năm. Ông đến và bị thất cử. Lần này người đàn ông tên là Obama đến, hy vọng sẽ thắng cử.
- Châm trích: Chỉ trích kế hoạch y tế của đối thủ là "cực đoan"
- Khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc: "Các bạn đầu tư vào nước Mỹ, nước Mỹ đầu tư vào các bạn".
- Lấy nước mắt: Kể câu chuyện một người phụ nữ gửi email cho ông và nói rằng cần 10 nghìn USD để chữa bệnh cho con trai...
Tóm lại, ông ấy đã làm cho đám đông vạn người khi thì bừng bừng phấn khích vì thấy được ứng cử viên tổng thống khen ngợi, khi thì làm cho họ cười nghiêng ngả, lúc lại khiến họ ồ lên thất vọng khi nghe giải thích các yếu tố trong chính sách tranh cử của đối phương gây bất lợi cho đất nước và đời sống của mỗi người, lúc lại khiến họ rưng rưng xúc cảm... Đủ các cung bậc tình cảm trong 40 phút nói vo ấy.
Obama nói xong, tươi cười giơ tay vẫn chào mọi hướng trong khán phòng. Được sự hộ tống của vệ sĩ, ông đi một vòng quanh khu vực khán đài và bắt tay không sót một cánh tay nào giơ ra nằm trong tầm với của ông.
Được nghe báo chí Mỹ ca ngợi là Obama có chiến dịch tranh cử xuất sắc, nhưng hôm qua tôi mới mục kích sở thị mức độ hoàn hảo của một buổi vận động tranh cử: từ công tác tổ chức cho đến nhân vật chính.
Trên đường trở lại Richmond, Clement nói: "Obama xứng đáng là Tổng thống Mỹ".
Ghi chú: Tấm ảnh Obama ở trên là do tôi chụp, sau khi được một bạn phóng viên Mỹ nhường cho chốc lát vị trí rất ngon của bạn. Cám ơn tinh thần tương trợ của bạn. Tiếc là không có cái máy ảnh tốt hơn.
0 comments:
Đăng nhận xét