Ở Mỹ, thành phố lớn nào chẳng có người Việt. Đặt blast cả tuần hỏi có người Việt nào ở Richmond không mà không ai thưa. Lọ mọ vào mấy trang web của sinh viên VN, gửi email nhưng chỉ có một em hồi âm. Mà em ấy lại ở cách Richmond đến mấy trăm dặm.
Em sốt sắng giới thiệu dăm ba bạn học ở Virginia Commonwealth University ngay tại Richmond, nhưng gửi email vài ngày mà chẳng em nào ỏ ê gì.
Lại lên mạng tìm thì được cái địa chỉ email của Hội người Việt Nam ở Richmond. Tối qua, gửi một cái email đến địa chỉ của ban chấp hành, trình bày tôi tên họ như thế, công việc như thế hiện đang ở Richmond, muốn gặp quý vị để trao đổi về cuộc bầu cử tổng thống, xin quý vị cho một cái hẹn.
Sáng nay nhận được mail trả lời. Bức thư với lời lẽ rất lịch sự, đại ý xin cảm ơn ông vì đã quan tâm tới ý kiến của chúng tôi về cuộc bầu cử sắp tới. Nhưng tuyệt đại đa số chúng tôi làm công tác hội là việc thiện nguyện, chúng tôi ai cũng có việc để kiếm tiền lo trang trải cuộc sống, nên không có thời gian để gặp ông lần này...
Chẳng nhẽ sáng sớm đã phải nhận lời từ chối, nên lại cặm cụi đánh một cái thư khác, trình bày cẩn thận hơn, nói rõ là tôi đang ngồi ở tòa soạn Richmond Times-Dispatch, tôi chỉ muốn hỏi về bầu cử thôi, không hỏi về điều gì khác. Nếu ông bận thì cho tôi xin số điện thoại, tôi sẽ nói chuyện với ông qua điện thoại.
Vài tiếng sau nhận được thư trả lời. Ông ấy đồng ý và đề nghị: "Cho tôi xin số điện thoại của ông, tôi sẽ gọi điện cho ông".
Chắc là bác ấy muốn kiểm tra xem mình có ngồi làm việc ở tòa soạn báo Richmond Times-Dispatch thật không, hoặc không muốn cho mình số ngại mình sẽ làm phiền.
Khoảng nửa giờ sau, chuông điện thoại vang lên, và ở đầu đằng kia là giọng nói tiếng Việt rành rẽ: "Allô, tôi là Nguyễn C. đây!". Bác ấy nói giọng nhiều âm điệu của người Nam Định lai tiếng Nam, với văn phong cổ điển, nghe rất thú vị.
Thế rồi mình với bác ấy nói chuyện đến cả giờ đồng hồ, đầu tiên là về bầu cử, sau đó là về cuộc sống của bà con người Việt ở đây, rồi về các lớp học tiếng Việt cho trẻ con, rồi về những nỗ lực duy trì văn hóa và truyền thống Việt Nam ở xứ người.
Càng nói chuyện thì bác ấy càng cởi mở và chân thành chứ không dè dặt như ban đầu. Bác ấy khen tiếng Việt giọng Hà Nội của mình hay và nói: "Giá hồi bé tôi được nghe thầy cô giáo đọc chính tả bằng giọng Bắc thì tiếng Việt của tôi bây giờ hay hơn".
Cuối buổi bác ấy còn hứa sẽ giới thiệu cho một vài em sinh viên ở Richmond đưa mình đi chơi: "Các cháu chúng nó bận học, chắc không check được mail, anh thông cảm" - bác ấy giải thích dùm các cháu.
Thật vui vì bác ấy vượt qua được chút rào cản tâm lý ban đầu về ngại gặp người từ Hà Nội.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.
Em sốt sắng giới thiệu dăm ba bạn học ở Virginia Commonwealth University ngay tại Richmond, nhưng gửi email vài ngày mà chẳng em nào ỏ ê gì.
Lại lên mạng tìm thì được cái địa chỉ email của Hội người Việt Nam ở Richmond. Tối qua, gửi một cái email đến địa chỉ của ban chấp hành, trình bày tôi tên họ như thế, công việc như thế hiện đang ở Richmond, muốn gặp quý vị để trao đổi về cuộc bầu cử tổng thống, xin quý vị cho một cái hẹn.
Sáng nay nhận được mail trả lời. Bức thư với lời lẽ rất lịch sự, đại ý xin cảm ơn ông vì đã quan tâm tới ý kiến của chúng tôi về cuộc bầu cử sắp tới. Nhưng tuyệt đại đa số chúng tôi làm công tác hội là việc thiện nguyện, chúng tôi ai cũng có việc để kiếm tiền lo trang trải cuộc sống, nên không có thời gian để gặp ông lần này...
Chẳng nhẽ sáng sớm đã phải nhận lời từ chối, nên lại cặm cụi đánh một cái thư khác, trình bày cẩn thận hơn, nói rõ là tôi đang ngồi ở tòa soạn Richmond Times-Dispatch, tôi chỉ muốn hỏi về bầu cử thôi, không hỏi về điều gì khác. Nếu ông bận thì cho tôi xin số điện thoại, tôi sẽ nói chuyện với ông qua điện thoại.
Vài tiếng sau nhận được thư trả lời. Ông ấy đồng ý và đề nghị: "Cho tôi xin số điện thoại của ông, tôi sẽ gọi điện cho ông".
Chắc là bác ấy muốn kiểm tra xem mình có ngồi làm việc ở tòa soạn báo Richmond Times-Dispatch thật không, hoặc không muốn cho mình số ngại mình sẽ làm phiền.
Khoảng nửa giờ sau, chuông điện thoại vang lên, và ở đầu đằng kia là giọng nói tiếng Việt rành rẽ: "Allô, tôi là Nguyễn C. đây!". Bác ấy nói giọng nhiều âm điệu của người Nam Định lai tiếng Nam, với văn phong cổ điển, nghe rất thú vị.
Thế rồi mình với bác ấy nói chuyện đến cả giờ đồng hồ, đầu tiên là về bầu cử, sau đó là về cuộc sống của bà con người Việt ở đây, rồi về các lớp học tiếng Việt cho trẻ con, rồi về những nỗ lực duy trì văn hóa và truyền thống Việt Nam ở xứ người.
Càng nói chuyện thì bác ấy càng cởi mở và chân thành chứ không dè dặt như ban đầu. Bác ấy khen tiếng Việt giọng Hà Nội của mình hay và nói: "Giá hồi bé tôi được nghe thầy cô giáo đọc chính tả bằng giọng Bắc thì tiếng Việt của tôi bây giờ hay hơn".
Cuối buổi bác ấy còn hứa sẽ giới thiệu cho một vài em sinh viên ở Richmond đưa mình đi chơi: "Các cháu chúng nó bận học, chắc không check được mail, anh thông cảm" - bác ấy giải thích dùm các cháu.
Thật vui vì bác ấy vượt qua được chút rào cản tâm lý ban đầu về ngại gặp người từ Hà Nội.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.
0 comments:
Đăng nhận xét