Cây cầu của chị đã gãy vào lúc cuối thu...
Ở một nơi rất xa, mảnh đất phương Nam ấm áp, không bao giờ có được một chút giá lạnh của mùa đông xứ Bắc.
Tôi gặp chị chỉ có một lần, có dễ đã hơn 10 năm.
Chị ngồi trong một quán càphê, tóc cắt ngắn, dáng điệu ngang tàng, rít thuốc liên tục. Nhìn chị, nếu không có người giới thiệu, hẳn sẽ chẳng ai đoán được đó là tác giả của những vần thơ da diết và đau đớn...
"Làm sao về được mùa đông
Chiều thu - cây cầu...
Đã gãy
Lá vàng chìm bến thời gian,
Đàn cá im lìm không quẫy.
Ừ, thôi...
Mình ra khép cửa,
Vờ như mùa đông đã về!"
Công chúng biết đến Thảo Phương (tên thật Nguyễn Mai Hương) nhiều hơn, sau khi một số ý trong bài thơ "Không đề gửi mùa đông" của chị được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc "Nỗi nhớ mùa đông".
Lời bài hát có thêm vài ý rất sến, và cái hình ảnh rất đáng giá "Lá vàng chìm bến thời gian/Đàn cá im lìm không quẫy" lại không được đưa vào.
Xin chép lại đây nguyên văn bài thơ "Không đề gửi mùa đông":
"Dường như ai đi ngang cửa
Hay là ngọn gió mải chơi?
Chút nắng vàng thu se nhẹ,
Chiều nay,
Cũng bỏ ta rồi.
Làm sao về được mùa đông?
Chiều thu - cây cầu...
Đã gãy
Lá vàng chìm bến thời gian,
Đàn cá - im lìm - không quẫy.
Ừ, thôi...
Mình ra khép cửa,
Vờ như mùa đông đang về!".
Toàn bộ bài thơ dường như câu nào cũng có thể dùng để gán ghép với sự chia ly.
59 tuổi, chị đã không thể ra khép cửa để vờ như một mùa đông nữa đang về...
Ở một nơi rất xa, mảnh đất phương Nam ấm áp, không bao giờ có được một chút giá lạnh của mùa đông xứ Bắc.
Tôi gặp chị chỉ có một lần, có dễ đã hơn 10 năm.
Chị ngồi trong một quán càphê, tóc cắt ngắn, dáng điệu ngang tàng, rít thuốc liên tục. Nhìn chị, nếu không có người giới thiệu, hẳn sẽ chẳng ai đoán được đó là tác giả của những vần thơ da diết và đau đớn...
"Làm sao về được mùa đông
Chiều thu - cây cầu...
Đã gãy
Lá vàng chìm bến thời gian,
Đàn cá im lìm không quẫy.
Ừ, thôi...
Mình ra khép cửa,
Vờ như mùa đông đã về!"
Công chúng biết đến Thảo Phương (tên thật Nguyễn Mai Hương) nhiều hơn, sau khi một số ý trong bài thơ "Không đề gửi mùa đông" của chị được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc "Nỗi nhớ mùa đông".
Lời bài hát có thêm vài ý rất sến, và cái hình ảnh rất đáng giá "Lá vàng chìm bến thời gian/Đàn cá im lìm không quẫy" lại không được đưa vào.
Xin chép lại đây nguyên văn bài thơ "Không đề gửi mùa đông":
"Dường như ai đi ngang cửa
Hay là ngọn gió mải chơi?
Chút nắng vàng thu se nhẹ,
Chiều nay,
Cũng bỏ ta rồi.
Làm sao về được mùa đông?
Chiều thu - cây cầu...
Đã gãy
Lá vàng chìm bến thời gian,
Đàn cá - im lìm - không quẫy.
Ừ, thôi...
Mình ra khép cửa,
Vờ như mùa đông đang về!".
Toàn bộ bài thơ dường như câu nào cũng có thể dùng để gán ghép với sự chia ly.
59 tuổi, chị đã không thể ra khép cửa để vờ như một mùa đông nữa đang về...
4 comments:
Gặp bài viết trên LĐ mới hiểu tại sao đôi mắt chị như có ngấn nước, tài hoa là thế...
http://www.laodong.com.vn/Home/Duong-nhu-giac-chiem-bao/200912/165797.laodong
Cảm ơn bài viết này của VMC và bài thơ "Không đề gửi mùa đông". Thật có lỗi và không công bằng khi mình thuộc và yêu "Nỗi nhớ mùa đông" mà chưa bao giờ biết về người đã viết những dòng thơ cho nó.
Đọc nguyên bản của Thảo Phương xong mới thấy bài hát hơi bị sến.
Còn câu này rất, rất đắt của bài thơ:
"Ừ, thôi...
Mình ra khép cửa,
Vờ như mùa đông đang về!"
nhưng ở bài hát, nó đã được 'dịch' ra "Thôi đành ru lòng mình vậy, vờ như mùa đông đã về" - mất đi nhiều phần hay.
Đăng nhận xét