31/10/10

NGỰA BĂNG ĐẢO


Mùa thu sắp hết, cũng là lúc hàng vạn con ngựa ở miền Bắc Iceland (Băng Đảo) trải qua mùa hè gặm cỏ trên các cao nguyên được lùa về để trả lại cho chủ. Những ông chủ tinh mắt có thể nhận được ra ngựa của mình qua màu lông, hình dáng, tính cách của chúng. Nếu số lượng ngựa được đưa về nhiều quá, họ sẽ nhận ngựa bằng cách dùng máy scanner để đọc chip gắn trên người chúng. Quá trình nhận ngựa được tiến hành rất nhanh trước khi tuyết đầu mùa rơi.

Hàng trăm con ngựa đang được đưa về khu vực chọn ngựa Víðidalstungurétt

Nhận ngựa bằng mắt

Nhớ cỏ mùa hè

Mắt buồn

Cô đơn

Lẻ đôi

Tắm sông lần cuối

Giã từ cao nguyên

Tạm biệt

Yên cương đang chờ


Nguồn
Herd in Iceland



30/10/10

QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (5)


Các chàng cowboy trên bãi biển Bali (Indonesia)

Không chỉ có phụ nữ phương Tây mới có mốt đi du lịch tình dục. Các quý bà từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore.. đã bắt đầu gia nhập làn sóng này. Đích đến của họ phần lớn là Thái Lan. Những cửa hiệu mátxa mà nhân viên phục vụ là nam ở thủ đô Bangkok vốn tưởng lầm là dành cho những người đàn ông đồng tính, nhưng hoá ra lại là chốn thư giãn cho các quý bà.

Phó Giáo sư Nither Tinnakul của Khoa xã hội học Đại học Chulalongkorn danh tiếng đã dành thời gian nghiên cứu hiện tượng mại dâm nam núp dưới khái niệm mỹ miều là "văn hoá hộ tống" (escort culture). Đội quân mại dâm nam ở Thái Lan đã lên đến khoảng 30 nghìn người, bằng một phần ba so với số lượng "đồng nghiệp" nữ.

PGS Tinnakul cho hay loại hình dịch vụ này đã và đang "nhập khẩu" hàng trăm thanh niên da đen khoẻ mạnh, lực lưỡng (tiếng Thái là forung) từ Jamaica và Châu Phi để thoả mãn nhu cầu ngày một gia tăng đối với dịch vụ này của phụ nữ thuộc tầng lớp trên ở Thái Lan. Theo ông, phụ nữ Thái sẵn sàng trả 10 nghìn baht/đêm (280USD) để hưởng sự chiều chuộng của những chàng trai hoang dại, "có da có thịt" hơn so với đàn ông Thái.

Thị trường mại dâm nam ở Thái Lan bao gồm cả người Thái lẫn người nước ngoài. Đàn ông da đen "được giá" hơn và khách hàng của họ thường là những quý bà thượng lưu. Gần đây đã xuất hiện cả đàn ông da trắng đến từ Châu Âu. Dân gian bắt đầu chuyển cách gọi những người làm nghề này từ "escort" sang "gigolo" (đĩ đực). Đàn ông mại dâm không chỉ phục vụ phụ nữ Thái, mà còn cả phụ nữ phương Tây và nữ du khách từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore...

Trào lưu này bắt đầu từ phu nhân của các doanh nhân Nhật làm việc tại Thái Lan. Họ tìm đến với các chàng trai Thái trong khi chồng họ bận việc. Quay trở lại Nhật, họ kể cho bạn bè nghe về những thú vui ở Bangkok rồi lập ra các nhóm đi du lịch Thái Lan để mua sắm và tận hưởng. Họ thường tụ tập tại các quán bar ở Ngõ Chạng vạng (Soy Twilight), nơi vốn dành cho dân đồng tính.

Các quý bà Nhật mua nước uống cho vũ công mà họ yêu thích, được họ ôm ấp, vuốt ve. Họ trò chuyện bằng tiếng Anh và tiếng Nhật. Sau đó quý bà có thể mời vũ công về khách sạn. Các vũ công thường phải trả khoản tiền phạt 500 baht để được phép đi ra ngoài với khách. Phụ nữ Nhật thường đi du lịch chung và thuê hai người một phòng. Ban ngày người này đi mua sắm, thì người kia rảnh rang gọi "dịch vụ hộ tống" đến phục vụ tận phòng.

"Dịch vụ lan truyền phần lớn là thông qua bạn bè" - PGS Tinnakul nói. "Họ có mạng xã hội riêng trên Internet, cũng như những website chuyên cung cấp "dịch vụ hộ tống. Rồi họ có những quán bar và địa điểm dành riêng. Rất khó để thâm nhập vào giới này, vì họ xây dựng quan hệ bằng lòng tin". Và cứ thế dịch vụ liên tục phát triển.

So với thời điểm ông Tinnakul bắt đầu nghiên cứu vấn đề này từ vài năm trước, thì đến nay "hầu như không có gì thay đổi, cân bằng giữa cung và cầu vẫn như cũ". Với nguồn cung dồi dào hơn do khủng hoảng kinh tế, thì giá cả trở nên rẻ hơn vì du khách cũng vãn hơn."Nhiều phụ nữ muốn trả đũa thói trăng hoa của chồng. Thế là họ quyết định "ông ăn chả, bà ăn nem". Họ cần làm một điều gì đó để khẳng định sự tự do của mình" - ông Tinnakul nói.

Bản báo cáo của ông Tinnakul trở thành quả bom trong xã hội Thái. Một số người cho rằng nếu đúng là phụ nữ Thái "ăn bánh trả tiền", thì chà đạp lên truyền thống dân tộc. Một chính trị gia tiếng tăm nhận xét, "sự om sòm về những kẻ đĩ đực ngoại nhập làm xói mòn truyền thống gia đình của Thái Lan và khiến đàn ông nghi ngờ vợ của họ".

Đó là chưa kể đến làn sóng khiêu vũ tại đất nước này. Đa phần vũ công đều là những chàng trai trẻ đẹp quấn quýt bên các bà lớn tuổi vào ngày nghỉ cuối tuần. Đương nhiên các quý bà này đều thuộc loại giàu có, và muốn nhiều hơn chứ không chỉ khiêu vũ đơn thuần.

Tinnakul biết rõ ông đã đụng chạm vào một vấn đề nhạy cảm, chỉ ra điều cấm kỵ trong xã hội Thái: "Đây là thực tế xã hội, hãy đọc những tờ báo xuất bản bằng tiếng Anh bạn sẽ thấy rất nhiều quảng cáo về công việc này". Ông Tinnakul đã có lần phát biểu trên kênh ABC của Australia rằng "vấn đề này không được nói đến, đơn giản là vì người ta nghĩ rằng nó không tồn tại trong xã hội Thái, hoặc nghĩ rằng sẽ không hay khi nói về nó".


BONUS



QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (1)
QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (2)
QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (3)
QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (4)



29/10/10

QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (4)



Tại các bãi biển vùng Caribbea luôn có những chàng trai cơ thể lực lưỡng, rắn chắc hy vọng bắt mắt những nữ du khách cô đơn đi tìm kiếm những giây phút vui vẻ. Đội quân "trai bãi biển" đang gia tăng. Nhiều choai choai đã bỏ học để sung vào đội quân này. Tiến sĩ Joan Philips của Đại học London đã tiến hành nghiên cứu thực trạng này.

"Những cậu bé tầm 14-15 tuổi bỏ học ra bãi biển để kiếm tiền đã trở thành hiện tượng phổ biến. Và cách kiếm tiền là quan hệ tình dục với du khách. Chúng nói rằng học hành không giúp được chúng điều gì. Thường thì chúng bắt đầu "đi làm" vào mùa hè và hết hè chúng cũng bỏ học luôn" - bà Philips nói.

Theo nghiên cứu được tiến hành tại Barbados, bà rút ra một điều là du lịch tình dục ở phụ nữ bao gồm: quan hệ tình cảm với đàn ông bản xứ, thưởng công rồi biến thành quan hệ khách hàng. Du lịch tình dục dựa trên trí tưởng tượng mang màu sắc chủng tộc của đàn ông da đen. Người đàn ông da đen khát khao trở thành người da trắng. Và họ trở thành món hàng mới đem bán lấy đồng dollar của du khách.

Bà Philips không đưa ra số liệu cụ thể, nhưng cho rằng cứ một trong năm cặp ngoài bãi biển và một trong ba cặp ở hộp đêm thuộc mối quan hệ này. "Điều đặc biệt là trong vòng 10 năm trở lại đây hiện tượng này ngày một rõ rệt, người ta không bận tâm che giấu nữa". Bà còn cho hay để phục vụ nhu cầu "du lịch tình dục" của quý bà, đã xuất hiện biến tướng là những khu massage dành riêng cho phụ nữ.

Mô hình thông thường là phụ nữ trả tiền vé vào hộp đêm, trả tiền đồ uống, sau đó 2 tuần trước khi về nước, người phụ nữ dẫn trai bao của mình đến khu mua sắm hàng hiệu ở Bridgetown. Các chàng trai cũng không chỉ quẩn quanh từ bãi biển đến khách sạn nữa. Một số chàng còn lên máy bay đi du ngoạn Châu Âu vài tháng và mọi chi phí đều do "khách" bao. "Thậm chí, họ còn được trả công bằng tiền mặt 15 nghìn USD, nhẫn vàng 18-carat, được dẫn đi shopping, ở trong những căn hộ thuê và nhiều "ưu đãi" khác…" - bà Philips cho hay.

Theo bà thì du lịch tình dục đích thị là một sản phẩm của sự chiếm hữu nô lệ. Phụ nữ da trắng luôn muốn "nếm thử" đàn ông da đen, trong khi các trai bao lại hy vọng rằng phụ nữ da trắng sẽ giúp họ cải thiện tình hình tài chính và vị thế xã hội. Nhiều trai bao hy vọng có cơ hội được đổi đời như Winston, người tình của Terry MacMillan.

Sau cuộc tình bãi biển, bà McMillan kết hôn với Winston, đưa anh ta sang Mỹ để bắt đầu một cuộc đời mới với những điều kiện sống tốt hơn cho con cái họ.

Tiến sĩ Anthony Bryan - Giáo sư quan hệ quốc tế tại Trung tâm Bắc-Nam Đại học Miami - công bố bản báo cáo "Du lịch Caribbea: Kích thích động lực tăng trưởng bền vững", khảo sát một số mặt của ngành du lịch, tác động xã hội và văn hoá, vấn đề HIV/AIDS, sự phát triển bền vững và tương lai của ngành này tại các nước đang được coi là thiên đường du lịch. "Một trong những hoạt động nghiêm trọng có thể gây ra tổn hại sâu rộng và đôi khi không thể đảo ngược được đối với kết cấu văn hoá xã hội của các cộng đồng bản xứ chính là du lịch tình dục" - ông cảnh báo.

Phụ nữ da trắng buộc đàn ông ở Caribbea phải đối mặt với vai trò của đàn ông theo truyền thống của họ, hoặc phải vượt qua những thách thức để thoả mãn thú vui của phụ nữ da trắng. Nhà xã hội học người Mỹ Klause de Albuquerque, cho hay nhiều trai bao người bản xứ đã phải vượt qua những điều cấm kỵ để thoả mãn thú vui của các quý bà da trắng.

"Tại quê nhà, những người phụ nữ này có thể bị chê bai nếu có những mối quan hệ bất hợp pháp hoặc quá thoải mái với đàn ông da đen, các chàng trai trẻ hơn hay có nhiều bạn tình. Nhưng khi đi nghỉ mát, họ cho phép mình hưởng những thú vui như vậy mà không bị tiết lộ danh tính, tránh được con mắt của hàng xóm, bạn bè", nhưng "Một số ý kiến cho rằng du lịch tình dục mang lại cơ hội cải thiện kinh tế cho những cộng đồng bị cách ly khỏi nhịp điệu phát triển xã hội. Nhưng nó cũng là một trong những yếu tố góp phần lan tràn HIV/AIDS, bệnh viêm gan B và C và những dịch bệnh khác" - Giáo sư Bryan nhận xét. Quả thực, AIDS đã nổi lên như một thực tế đe doạ sự phát triển bền vững ở Caribbea.

(còn nữa)

QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (1)
QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (2)
QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (3)




28/10/10

QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (3)



"Vừa về đến nhà tôi đã gọi cho Mohammed ngay. Cậu nói cậu cần một đôi giày mới và hỏi tôi có thể gửi cho cậu một ít tiền mặt không? Vẫn mụ mẫm vì niềm hạnh phúc vừa trải qua, nên tôi đã gửi tiền cho cậu" - Sarah kể lại.

Dần dà những yêu cầu ngày một nhiều hơn và đa dạng hơn. Cứ mỗi lần chuông điện thoại reo là Sarah lại thấy thiếu sót với người tình trẻ. Cậu bắt bà hứa phải bay sang thăm cậu. Trong vòng một năm, Sarah quay lại Thổ Nhĩ Kỳ 4 lần. Bà tốn cả gia tài vào tiền vé máy bay và quà cáp cho Mohammed.

Con cái của Sarah ở Anh tỏ ra nghi ngờ về anh bạn trai mới của mẹ. Sarah không dám nói với các con rằng anh ta làm nghề bồi bàn và mới ngoài 20 tuổi. Bà chỉ ỡm ờ rằng "anh ấy" đã ngoài 30 và có công ty riêng. Con cái bà cố gắng thuyết phục rằng đây chỉ là kẻ đào mỏ. Nhưng Sarah cả quyết rằng bà biết rõ việc mình đang làm và đề nghị họ không can thiệp vào việc riêng của bà.

Nằm cùng nhau trong phòng của Sarah tại khách sạn, Mohammed trút bỏ mọi nỗi niềm: cậu phải chăm lo cho bố mẹ già cả, là người duy nhất kiếm tiền nuôi cả gia đình. Những lời nói của Mohammed khiến Sarah cảm thấy có lỗi vì đã lục vấn tại sao cậu lại cần nhiều tiền như thế.

Mỗi năm Sarah bay đến Thổ Nhĩ Kỳ 5 lần trong ba năm liên tiếp. Bà không chỉ cho Mohammad hàng trăm nghìn bảng Anh, mà còn đưa cậu đi nghỉ ở Istanbul và khu nghỉ mát Marmaris. Nhiều khi họ cùng dắt tay nhau dạo phố và bắt gặp không ít ánh mắt ngờ vực, nhưng Sarah phớt lờ. Bà tin rằng bà đang sở hữu một tình yêu đích thực.

Du lịch tình dục không phải là hiện tượng mới mẻ gì đối với phụ nữ Anh. Từ những năm 1890, họ đã dan díu với những chàng trai Pháp hoặc Italia có nước da rám nắng trong các "chuyến du lịch văn hoá" tới Châu Âu. Dưới thời Anh cai trị Ấn Độ (1858-1947), không ít mệnh phụ phu nhân đã vướng phải bùa mê của các chàng trai Ấn Độ mắt đen.

Nhưng hiện tượng này leo thang trong hai thập niên trở lại đây. Tác giả Jannette cho rằng từ những năm 1990 đến nay, hàng trăm nghìn phụ nữ phương Tây đã có quan hệ tình ái với các chàng "phi công trẻ" người nước ngoài. "Họ là những phụ nữ khả kính thuộc tầng lớp trung lưu. Không phải tất cả trong số đó đều vô ý trở thành nạn nhân của bọn đào mỏ. Nhiều phụ nữ đi Gambia và Jamaica chủ yếu là để tiêu khiển" - Jannette nói.

Nicky, một nữ du khách Anh, hết chinh chiến ở Ai Cập lại đến Caribbea, chia sẻ: "Tôi rất hiểu là tại sao ngày càng có nhiều phụ nữ Anh độc thân như tôi tìm kiếm thú vui khi đi nghỉ mát. Thật không có gì dễ bằng việc kiếm một chàng trai trẻ đẹp nói với bạn rằng bạn xinh đẹp và rồi đáp ứng bạn thật nồng nhiệt. Thứ mà họ cần chỉ là một ít tiền mặt hay quà tặng thì tôi lại quá dư thừa. Tôi luôn áp dụng biện pháp phòng ngừa nên không ai bị tổn thương cả. Chị em nên cẩn thận, luôn sử dụng bao caosu, và đừng say mê những chàng trai đó. Dù thế nào thì họ cũng là người lạ".

Trong chuyến đi cuối cùng tới Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm ngoái, Sarah gọi cho Mohammed từ sân bay như mọi lần. Nhưng Mohammed không trả lời. Sarah đến khách sạn và sộc thẳng vào căn phòng nhỏ nơi Mohammed ở. Cậu đang nằm trên giường với một bà da trắng khác. Lát sau cậu gọi lại thổn thức thú nhận rằng đó chỉ là phút yếu lòng sai lầm. Cậu vẫn yêu Sarah.

Sarah gặp người phụ nữ đó trong phòng ăn và hỏi rất nhẹ nhàng: Bà nghĩ gì mà làm như vậy? Người phụ nữ kia ngỡ ngàng: "Cậu ta là bạn trai của tôi. Chúng tôi yêu nhau và tôi thường xuyên bay từ Anh qua đây thăm cậu ta. Tôi sẽ ly dị với chồng để kết hôn với cậu ấy". Sarah nói: "Bà thật điên rồ".

Dò hỏi nhân viên khách sạn, Sarah vỡ lẽ ra Mohammed có ít nhất 40 nhân tình da trắng như bà. Cậu ta thật siêu hạng khi sắp xếp để không ai gặp mặt ai. "Hẳn sẽ có người mắng tôi là ngu ngốc, nhưng làm sao có thể cưỡng lại được, khi ta đã cảm thấy già, béo và xấu xí mà vẫn có trai trẻ nói rằng không thể sống được vì thiếu ta và yêu ta như thể ta là điều tuyệt vời của tạo hoá?" - Sarah than thở.

Giờ đây thì Sarah đã tỉnh ngộ, bà cảnh báo phụ nữ trung niên không nên vướng phải lưới tình mỗi khi đi nghỉ. "Bạn sẽ tốn hàng chục nghìn bảng để rồi thấy mình thật lố bịch và bị khinh rẻ. Những kẻ đào mỏ không hề nghĩ bạn xinh mà cười sau lưng bạn!". Jannette bổ sung thêm, các thiên đường tình ái của quý bà cũng là những nơi mà dịch bệnh AIDS hoành hành và không nên khiến mình phải đối mặt với căn bệnh thế kỷ.

(Còn nữa)

QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (1)
QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (2)


27/10/10

QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (2)



Chàng trai bồi bàn dán mắt vào Sarah Jarvis khi bà bước vào nhà hàng. Tim bà đập nhanh hơn, khi cậu ta cúi xuống đặt khăn ăn lên đùi bà. Sarah đã 59 tuổi, có 4 người con trưởng thành và là bà của 4 đứa cháu. Mắt bà chạm mắt chàng bồi bàn và bà tự mắng mình: "Đồ ngu xuẩn, cậu ta không quan tâm tới mình đâu". Nhưng bà đã nhầm...

Ly dị người chồng luật sư từ 15 năm trước, Sarah vẫn rất hấp dẫn với dáng vẻ thanh mảnh và ăn mặc hợp thời trang. Bà chấp nhận hẹn hò với những người đàn ông bụng to đầu hói tầm tuổi bà ở thành phố quê nhà Chester (Anh).

Nhưng khi cùng một bà bạn đến nghỉ tại khu resort Dalaman ở Thổ Nhĩ Kỳ, thì bỗng xuất hiện một triển vọng khác. Cũng giống như hàng vạn phụ nữ Anh khác, bà rơi vào tầm ngắm của đội quân trai bao kiếm sống tại các điểm nóng du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jamaica, Gambia và Kenya.

Chỉ cần họ vừa xuống khỏi máy bay là vô số chàng trai khoẻ mạnh, vóc dáng săn chắc, da ngăm đen tìm đủ lý do để tiếp cận họ: "Bà thật là xinh đẹp. Tôi có thể tìm giúp khách sạn cho bà được không?". Đó là cái cớ thông dụng nhất để bắt đầu cuộc phiêu lưu tình ái, mà sau đó một số nữ du khách không còn muốn quay trở về nhà nữa.

Barbara Scott-Jones, 61 tuổi, từ Leeds, rơi vào lưới tình ở Jamaica. Khi bà đang dở dang xây dựng căn nhà tình yêu, thì người ta phát hiện ra thi thể của bà.

Chàng công nhân Omar Reid bị khởi tố với tội danh giết người. Cảnh sát tin rằng Barbara có quan hệ với người đàn ông 30 tuổi này và bà bị giết sau khi (hoặc trong khi) chấm dứt cuộc tình.

Số lượng phụ nữ chuyển từ ngã lòng sang yêu trai bao tại nơi đến nghỉ gia tăng mỗi năm. 30% số cuộc hôn nhân "xuyên văn hoá" có kết cục ly dị. Jannette, 50 tuổi, quê ở Surrey, ly dị từ khi mới ngoài 30 tuổi. Vài năm sau, quá chán nản với chuyện hẹn hò ở Anh, bà bắt đầu chu du thiên hạ và có nhiều cuộc tình với với các chàng trai trẻ người bản xứ.

Jannette cho hay, các phụ nữ ly dị hoặc goá chồng ở độ tuổi 40-60 ở Anh rất khó tìm kiếm đối tượng: Đàn ông tầm tuổi họ hoặc là không còn hấp dẫn, hoặc là đang hẹn hò những phụ nữ trẻ hơn.

"Tại những nước như Gambia hay Kenya đàn ông nhiều hơn đàn bà, không những thế phụ nữ có xu hướng kết hôn với đàn ông hơn họ khoảng 10 tuổi. Nên thanh niên ở độ tuổi 18 đến ngoài 20 thường không có đối tượng hẹn hò" - Jannette nói.

Mười năm trở lại đây, nhiều phụ nữ Anh độc thân ở độ tuổi trung niên bắt đầu bay đến những nước này mang theo hàng túi tiền mặt. Các chàng trai thừa thãi sức lực, nghèo đói lại lan tràn, nên chẳng mấy chốc họ hiểu ngay cơ hội béo bở đang ở ngay trước mắt.

Sarah giờ đây đã hiểu được bà đã tự lừa dối mình như thế nào trong chuyến phiêu lưu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bà ngủ với chàng bồi bàn Mohammed hầu như ngay sau khi gặp. "Ăn trái cấm rất tuyệt. Hoặc Mohammed là diễn viên thượng thặng, hoặc cậu ta thực sự thích ân ái cùng tôi" - Sarah nói. "Thử hình dung xem điều gì có thể đến với tôi, một phụ nữ ngoài năm mươi vẫn có cảm giác bị bỏ rơi, không được yêu thương và luôn tự nhủ rằng không bao giờ được đàn ông đoái hoài nữa. Thì nay lại có một chàng trai đẹp đẽ, khoẻ mạnh, van xin tôi lên giường với anh ta?".

Mặc dù đã được bà bạn đi cùng cảnh báo, nhưng Sarah vẫn lao vào cuộc tình với Mohammed. Bà e rằng sẽ không bao giờ có lại cơ hội này. Do đã mãn kinh, không phải lo sợ vướng bầu, nên bà không sử dụng bao caosu. "Giờ đây tôi mới thấy mình thật điên rồ sau khi phát hiện ra Mohammed ngủ với hàng trăm phụ nữ. Tôi có thể bị mắc bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục, thậm chí là AIDS".

Mohammed nói cậu mới 22 tuổi. Từ khi gặp cho đến hết kỳ nghỉ của bà, họ hầu như không rời nhau. Sarah như bay trên chín tầng mây: "Cậu ấy nhìn vào mắt tôi, rưng rưng nói: "Tôi muốn già cùng em và được chăm sóc em từ nay đến cuối đời". Khi tiễn bà ra sân bay, Mohammed nước mắt lưng tròng, bắt bà phải hứa sẽ viết cho cậu mỗi ngày và sẽ quay trở lại.

(còn nữa)

QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (1)



26/10/10

QUÝ BÀ ĐI DU LỊCH "TƯƠI MÁT" (1)



Phụ nữ đi "du lịch tình dục" (DLTD) đang trở nên phổ biến trong thế giới ngày nay. Con số thống kê cho hay mỗi năm có khoảng 600 nghìn phụ nữ đến các nước khu vực Caribbea để tìm kiếm sự chăm sóc và tình yêu của đàn ông.

DLTD ở đàn ông và đàn bà là những hiện tượng hoàn toàn khác biệt. Phụ nữ không đến các quán bar, quán nhảy tìm "đối tác", họ cũng không tham dự vào các sex tour. Hình thức du lịch này chủ yếu dành cho những phụ nữ trung niên, hoặc đơn thân, hoặc không hài lòng về cuộc sống gia đình.

Trong khi đàn ông chọn Châu Á làm điểm đến cho DLTD, thì phụ nữ đi Nam Âu (Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia, Tây Ban Nha), khu vực Caribbea (Jamaica, Barbados, CH Dominica), Châu Phi (Genoa, Kenya), Châu AÁ (Bali - Indonesia, Phukhet - Thái Lan). Nepal, Marocco, Fiji, Ecuador, Costa Rica đang nổi lên như những địa chỉ mới.

Khoảng 17% dân số Jamaica sống dưới mức nghèo khổ, du lịch và nghề nông là những nguồn thu chính của họ. Sân bay Montego Bay chật cứng thanh niên trai tráng mỗi khi có chuyến bay từ Canada hay London hạ cánh. Họ đến để tìm "những chai sữa cần được đổ đầy ngay lập tức". Đó là cách mà họ gọi những phụ nữ ngoại quốc có làn da trắng. Dân địa phương cho rằng phụ nữ trung niên đến đây để tìm "những cây tre lớn" vì sức mạnh chăn gối của đàn ông da nâu đã nổi tiếng trên toàn thế giới.

Phụ nữ trung niên từ các nước giàu không còn rực rỡ như các ngôi sao điện ảnh, song họ có không ít tiền và có như cầu được hưởng thụ. Vậy nên DLTD của quý bà không còn xa lạ ở các nước thuộc thế giới thứ ba và đã hình thành khung giá dịch vụ.

Theo các chuyên gia du lịch Jamaica, thì giá một giờ là 30 USD và một đêm là 150 USD. Ngoài ra các chàng trai địa phương cũng thích nhận đồng hồ, áo sơ mi, bật lửa và những món quà khác. Phụ nữ đến từ Ottawa, thủ đô Canada, được thừa nhận là hào phóng nhất.

Những người phụ nữ thích DLTD được gọi bằng nhiều cái tên ở những nước khác nhau: Shirley Valentine ở Anh, Longtail ở Bermudas, taxi vàng ở Nhật, chai sữa (tóc vàng) và stella (tóc đen) ở Jamaica.

Tại Barbados người ta dùng hẳn một cái tên dài là "hội chứng thư ký Canada" để chỉ những người phụ nữ này. Các thanh niên hành nghề phục vụ quý bà cũng có tên: kamakia (lưỡi câu cá mập) ở Hy Lạp, galebovi (hải âu) ở Croatia, shark (cá mập) ở Costa Rica, Kuta Cowboy và pemburu-bule (săn da trắng) ở Bali, Marlboro Men ở Jordan, bomsa hay bumster ở Gambia, sanky panky ở CH Dominica, grinda hunter ở Ecuador, brichero ở Peru. Trai CH Dominica được coi là có trình độ chuyên nghiệp danh bất hư truyền.

Thực ra DLTD ở quý bà được nhắc đến từ giữa thế kỷ 19 tại Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Phụ nữ Mỹ thích những người da đỏ Bắc Mỹ, còn phụ nữ Châu Âu thì ưa các chàng trai Thổ khoẻ mạnh. DLTD bị lãng quên trong một thời gian dài từ đại khủng hoảng kinh tế trong thập niên 1930 cho đến tận đầu thời kỳ "cách mạng tình dục" thập niên 1960. Thời đó chỉ có vài phụ nữ "dũng cảm" từ Anh, Pháp, Tiệp Khắc và Mỹ đến Ấn Độ, Nepal và Thái Lan để tìm cách chăn gối với người bản xứ.

Cùng với làn sóng nữ quyền thứ hai và sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch trong thập niên 1960, phụ nữ mới lại nghĩ đến chuyện DLTD. Phụ nữ Canada đi đầu trong trào lưu này. Cũng nhờ họ mà các hòn đảo ở khu vực Caribbea và đàn ông Jamaica, Barbados trở nên nổi tiếng như hiện nay. Sang thập niên 1990, phụ nữ Nhật Bản, Đài Loan gia nhập trào lưu và tìm đến Bali (Indonesia) hay Phukhet (Thái Lan).

Vài năm trước, một số nhà xã hội học người Mỹ đã phỏng vấn 240 phụ nữ đi nghỉ ở Negril (Jamaica) và hai resort nổi tiếng của CH Dominica, thì thấy 30% trong số đó có quan hệ tình cảm với người bản xứ. Trong số đó lại có đến 60% phụ nữ cho rằng các chàng trai quan hệ với họ là vì tiền.

Tất cả đều nói họ không đến để mua sex mà coi đó là một kiểu trợ giúp kinh tế cho đội ngũ nhân viên của resort, thậm chí là đóng góp vào nền kinh tế địa phương. Một số phụ nữ cho rằng họ tham gia DLTD chỉ là tình cờ, nhưng họ thích được hưởng thụ sự chăm sóc và thái độ ân cần mà đàn ông bản xứ mang lại cho họ.

(còn tiếp)

Ảnh: Cảnh trong phim Pháp "Vers le Sud" về các quý bà đi du lịch tươi mát.


BONUS




25/10/10

NGHĨ TỪ PHIM "CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN"


Hồ Trung Tú

Hiếm có một tác phẩm văn học nào lại được công chúng chờ đợi để được xem phim chuyển thể như truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”. Mà không chỉ công chúng, giới điện ảnh cũng nhấp nhổm chuyện làm phim tác phẩm này ngay sau khi nó được in. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả kịch bản nhiều phim danh giá nhất của Việt Nam thì nói: “Chuyện có, văn có, cảnh có, nhân vật rất đậm nét, chỉ còn có hình có nhạc nữa là xong bộ phim. Sẽ là bộ phim hay, tôi tin lắm”. Nguyễn Quang Lập thì kể: “Đọc xong cánh đồng bất tận, mình thấy ngôn ngữ điện ảnh đầy ắp. Chưa thấy tác phẩm nào mà người Nam bộ lại đẹp một cách đau đớn đến thế. Mình điện cho đạo diễn Thanh Vân, Vân bảo em mới đọc xong, chỉ mong đến sáng để gọi cho anh. Tuy nhiên, nó phải làm thế nào, làm bởi ai, nếu không khéo đó chỉ thuần tuý một câu chuyện thương tâm thì lại vứt”.

Thế nhưng, dường như chúng ta đã có một khả năng xấu nhất trong mọi khả năng có thể. Rơi vào tay một đạo diễn khác chúng ta cũng vẫn sẽ có một phim lấy nước mắt người xem như thế chứ không thể kém hơn (bằng chứng là bản chuyển thể kịch nói và cải lương truyện này cũng lấy nước mắt người xem đâu kém ?), nhưng chúng ta chí ít cũng sẽ có được những khung hình lặng lẽ cô đơn của chiếc xuồng giữa mênh mông đồng nước (ừ, lạ nhỉ, cả phim không có lấy được một khung hình nào như thế mà thay vào đó là những ầm ĩ của đám đông, của chợ búa làng xóm); chúng ta cũng sẽ có được cơn đau của người bố Út Vũ khi bò quanh con, cố tìm thứ đó gì để đắp lên cái thân thể rách bươm của cô con gái chứ không phải đứng lên rồi hét trời ơi !

Có quá nhiều việc phải làm, có quá nhiều chi tiết phải được thể hiện để dẫn đến các cao trào thế nhưng các nhà làm phim đã lại chọn một câu thoại để thay thế. Cậu bé trai Điền yêu cô gái điếm Sương là cả một quá trình chứa trong nó rất nhiều chi tiết vốn là sở trưởng của điện ảnh, thế nhưng đạo diễn đã cho qua tất cả, không một chi tiết nào được mô tả. Để chuẩn bị cho cảnh Điền ôm chiếc áo lót của Sương mà hôn, không một chi tiết nào được nói đến ngoại trừ câu thoại của Sương: “Chị biết là em yêu chị”!

Những chi tiết ký ức về người mẹ của đứa con gái đâu rồi để chỉ còn lại mỗi một câu thoại “Em nhớ mẹ !”. Cũng vậy, để kéo được người mẹ cạn lòng lên giường lão bán vải cũng chỉ buông độc một câu tán tỉnh trong khi trong truyện và cả trong bài học điện ảnh cơ bản nhất thì đó là đất dụng võ của ngôn ngữ điện ảnh, đó là chỗ điện ảnh tung hoành mà không loại hình nghệ thuật nào có được ưu thế như nó.

Thay vào những chi tiết cần phải có với một tác phẩm điện ảnh đúng nghĩa thì các nhà làm phim lại dành quá nhiều thời lượng cho những pha rên rỉ, đau đớn và khóc lóc. Bị đòn ghen, Sương rên than dài quá, đến sốt cả ruột. Lúc bỏ đi Sương cũng khóc đến là lâu, khóc uất ức, đau xót như mất mát hoặc oan ức nào đó trong khi lẽ ra đó là nước mắt của sự giận dữ trước sự tàn nhẫn của người cha lòng chứa đầy hận thù kia.

Cứ vậy, câu chuyện được kể vội vàng, như cố cho xong chuyện, lấy lời thoại thay cho vô số tình huống cần mô tả bằng hình ảnh.

Nếu nói về thành công nào đó thì thành công hoàn toàn thuộc về Nguyễn Ngọc Tư. Với một câu chuyện văn học như vậy thì chuyển thể sang kịch nói, cải lương, hát chèo gì đi nữa thì cũng lấy nước mắt khán giả một cách dễ dàng, làm phim thì nhà đạo diễn non tay thế nào đi nữa thì chắc chắn cũng sẽ khó mà tệ hơn những gì ta đã được xem. Nếu lấy những phát biểu như “Nước mắt đã rơi”, “khán giả hài lòng”, “tôi đã khóc qua từng khung hình”, “đẫm nước mắt qua từng cảnh phim”... để đánh giá tác phẩm thành công hay không thì kịch nói, cải lương cũng làm được vậy chứ không kém hơn, hoặc số lượng người xem đến rạp, thì cần phải nói rõ do chính vì số lượng người đọc “Cánh đồng bất tận” chứ đâu phải chỉ bản thân chất lượng phim ! Tác phẩm văn học đã chạm được đến những tầng sâu cảm xúc của ghen tuông, hận thù và cả yêu thương nhưng tác phẩm điện ảnh này thì không, nó chỉ còn là câu chuyện thương tâm không hơn không kém. Đó là chưa nói ý của nhà văn Nguyên Ngọc, đây không chỉ là cách đồng ở miền tây, ở Việt Nam mà là cách đồng của nhân loại, của thế giới bởi ở đâu cũng sẽ có những yêu thương đau khổ và hận thù như thế; đã không được bộ phim này chạm đến.

Dù biết thế nào là một tác phẩm điện ảnh hay là một điều rất khó có tiếng nói chung, giống như người thích ăn thịt gà còn người thì không, có cách hình dung truyện thế này nhưng cũng có cách hình dung truyện thế kia. Thế nhưng kiểu gì thì kiểu, đã là điện ảnh mà bỏ qua tất cả những sở trường của điện ảnh thì không thể bảo đó là tác phẩm hay được. Cao trào chính của phim để giải quyết, mở nút toàn bộ câu chuyện, cao trào khiến người cha phá sản một lối sống, một nỗi hận thù phụ nữ chính là trường đoạn Nương bị lũ côn đồ hiếp. Đọc truyện, chất điện ảnh đậm đặc qua mô tả của Nguyễn Ngọc Tư, nó lặng yên, thậm chí là im phăng phắc cho dù hoàn cảnh là sự la hét đau đớn. Nương trong truyện nằm lặng im nghe cơ thể bị xé toạc, nước mắt lặng im lăn ra vì nhớ đến mẹ, vì chợt nhận ra đó không phải là niềm hoan lạc, vì chợt nhận ra mình gọi Điền cứu chứ không gọi cha cho dù cha ở ngay bên cạnh.

Lẽ ra đó phải là một trường đoạn của lặng im, của những pha quay chậm như không gian và thời gian đã dừng lại, lặng im không một tiếng động trên những vẻ mặt đau đớn của Út Vũ, của cưỡng hiếp. Ở phim, thì đó chỉ là sự la hét, gào thét như bất cứ cuộc hiếp dâm rẻ tiền nào khác. Cái nằm bất động của Nương cũng là cái bất động của người bất tỉnh chứ không phải là sự ê chề của cả cuộc sống bất hạnh dồn nén đổ lên đầu cô gái 17 tuổi chưa kịp làm trẻ con, chưa kịp làm người lớn ấy. Biết đòi hỏi là vô lý khi các tác giả đã không thể chạm tới được những tầng sâu ấy của tác phẩm nhưng chúng ta vẫn có quyền tiếc. Đơn giản là vì chúng ta đã bị đánh cắp mất đề tài, mất cơ hội để xem một tác phẩm điện ảnh có quyền để hay với thế giới.

Chúng ta cũng tiếc cho những cánh đồng mênh mông của miền Tây không được vào phim. “Cánh đồng hoang” của Hồng Sến, “Mùa len trâu” của Nguyễn Võ Nghiêm Minh đi trước đã rõ là những cánh đồng mênh mông của người hận đời muốn xa lánh con người, thế nhưng ở đây thì chúng ta đã không được nhìn thấy cách đồng nào thực sự mênh mông không bóng người đó. Chiếc thuyền dường như cũng không phải là chiếc thuyền của những người nuôi vịt chạy đồng mà là thuyền của những thương hồ buôn hàng trên những kênh rạch miền tây. Phải chăng cần phải có con thuyền đủ chỗ cho diễn viên và đoàn quay phim hoạt động nên nó mới to đến thế. Sao những cảnh nội trong thuyền không vào phim trường thì mọi chuyện sẽ thật hơn không ?

Chưa nói phim đã có quá nhiều những hạt sạn đến... mẻ răng. Hải Yến ngồi mà lúc nào bàn chân cũng duỗi ra như các người mẫu tạo dáng để gây ảo giác cho cặp chân thêm dài; tay vuốt tóc đi dọc thân như một diễn viên múa thực sự; Út Vũ ngồi co một chân chưa thực sự giống như người nông dân ngồi; Tăng Thanh Hà vào vai người mẹ “như một clip ca nhạc” (bloger) .

Từ trường đoạn cảnh chôn vịt không khác gì phóng sự truyền hình trên VTV (bloger) chúng ta sẽ nhận ra phim quá nhiều khung hình trung cảnh. Phim hiện đại rất ít trung cảnh. Để nói không gian thì trung cảnh không chuyển tài được gì, để đặc tả nội tâm thì trung cảnh càng không. Ở phim CĐBT thì trung cảnh chiếm số lượng quá lớn, đã thế, tất cả góc máy được đặt trên chân, khuôn hình bất động , diễn viên xuất hiện hoặc bước vào bước ra để nói. Cụ thể nhất của phương pháp làm phim này là cảnh Điền bắt cá, khung hình bất động, Nương ở ngoài vừa chạy vào vừa gọi Điền ơi Điền hỡi, đến sát bên Điền và nói “Chị đi đến nhà bọn kiểm dịch rồi”. Thực tế cuộc sống đâu có vậy, Nương cách mấy bước chân sao còn gọi Điền ơi! Nương vẫn có thể đứng trên bờ ruộng nói cũng được chứ đầu cần phải chạy đến nơi!

Máy quay đặt trên chân, rồi pan, rồi lia, nhân vật bước vào, bước ra khung hình là cách làm của phim video và cả phim nhựa Việt Nam lâu quá rồi mà chưa có thuốc chữa. Hãy mở tivi vào kênh HBO mà xem có phim nào máy quay đặt trên chân hay không ? Không hoà nhập với thế giới ngay trong điều cơ bản nhất của điện ảnh là khuôn hình thì có lẽ điện ảnh Việt Nam đừng nghĩ đến chuyện giật những giải thưởng lớn của thế giới làm gì cho hy vọng nó thêm mỏi mệt. Hay nói cách khác, các đạo diễn Việt Nam hãy khăn gói đi học trở lại ở những trung tâm điện ảnh lớn của thế giới trước khi nuôi hy vọng về chuyện mang phim đi dự thi.

Ừ nhỉ, qua “Cánh đồng bất tận” mới thấy, tại sao ta hoàn toàn chưa có bất cứ một đạo diễn nào khăn gói sang Hollywood để học một cách tử tế các bài cơ bản nhất của ngôn ngữ điện ảnh, hoặc gần hơn như Hồng Kông để bắt chước những pha hành động sạch nước cản cho bà con xem đỡ xấu hổ. Tại sao vậy nhỉ ?




24/10/10

CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN - PHIM PHOTOSHOP



Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn

Tôi (không) đứng về phe nước mắt...


Có một câu nói rất đúng cho tình cảnh của điện ảnh Việt Nam hiện nay “chúng ta đã có quá nhiều những kẻ thông minh (vặt), thiếu là thiếu những người dũng cảm”!

Đúng vậy, bởi đưa được những giá trị nhân văn trong tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Ngọc Tư lên được màn ảnh rộng rất cần sự dũng cảm. Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là tiếng thét câm lặng, uất ức của hiện thực về số phận bi thảm của người nông dân miền Tây: bị bần cùng hóa, bị đẩy vào một “cánh đồng bất tận” của nghèo đói, áp bức và sự thờ ơ vô cảm của xã hội. Trên cái nền tương phản của vô tận sông nước và đồng lúa trù phú của miền Tây, những số phận nghèo khổ cứ phải trôi nổi, tưởng có thể tụ vào nhau rồi lại ly tán, để lại cho người đọc dư vị đắng cay của sự bất lực, cho dù ẩn sâu trong nó vẫn mêng mông chan chứa tình người.

Những giá trị đáng trân trọng đó của Cánh đồng bất tận, rất tiếc, đã bị đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đánh rơi trên con đường “phải đạo hóa” tác phẩm điện ảnh của mình. Xem phim Cánh đồng bất tận, chúng ta mới biết, số phận trôi nổi đắng cay của ba cha con Sương hoàn toàn là một bi kịch cá nhân(!)- vợ Út Võ bỏ ba cha con đi theo một chú Chệt chỉ đơn giản vì những miếng vải đẹp; Út Võ hoàn toàn có thể sống một cuộc sống ổn định, làm một ông lái đò đưa học sinh tới trường nếu ông muốn vậy. Và đám “cường hào mới” ở nông thôn, những kẻ phải chịu trách nhiệm về những đắng cay áp bức mà người nông dân phải gánh chịu trong tác phẩm văn học, lại được bàn tay đạo diễn “linh hoạt” chuyển đổi thành đám lưu manh giang hồ vùng sông nước- ồ, bi kịch của người nông dân miền Tây chỉ xuất phát từ lỗi của chính họ, và hóa ra sự áp bức bất công mà họ phải gánh chịu cũng xuất phát từ những người cùng khổ như họ.

Vo cho tròn sự quyết liệt của tác phẩm văn học, lại thiếu dũng cảm để chọn cho mình một hướng tiếp cận mới cho tác phẩm điện ảnh, không ngạc nhiên khi đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình rất lúng túng khi xử lý góc nhìn của bộ phim. Ban đầu, bộ phim đã có một sự khởi đầu khá tốt khi ống kính được đặt ở góc nhìn của Điền, nhưng ngay sau đó, bộ phim bị kéo lê thê bằng góc nhìn trung tính minh họa cho tác phẩm văn họ. Lẽ ra, nếu bộ phim được kể lại bằng góc nhìn của nhân vật Nương, thì nhân vật cô gái điếm Sương chỉ là nhân vật phụ, là chất xúc tác đẩy tình cảm và xung đột của ba cha con Út Võ lên đến cao trào. Nguyễn Phan Quang Bình đã dành quá nhiều ưu ái cho nhân vật Sương, khiến tuyến nhân vật phụ lấn át tuyến nhân vật chính, nên khi cô Sương ra đi, bộ phim bị mất điểm nhấn, cứ trôi dạt mãi cho tới một cái kết “từ trên trời rơi xuống”.


Là một đạo diễn, Nguyễn Phan Quang Bình phải thừa hiểu, thế mạnh của tác phẩm điện ảnh là hình ảnh và hành động phim, chứ không phải lời thoại của nhân vật (nguyên tắc hàng đầu của điện ảnh “hãy cho họ thấy, đừng thoại!”- Show them, do not tell them). Nhưng anh đã quá lệ thuộc vào lời thoại của tác phẩm văn học mà không chuyển tải được nó bằng điện ảnh. Chi tiết rất hay trong truyện qua lời kể của Nương “từ ngày đó, ba em chỉ gầm gừ và tằng hắng. Chúng em phải nương theo tiếng tằng hắng của ba để đoán ý”…phải được thể hiện trong phim bằng cách Nương/Điền đoán định ý ba qua tiếng tằng hắng ra sao. Nhưng Út Võ không hề gầm gừ hay tằng hắng mà chỉ thấy quát tháo trong phim, cũng không có gì trong phim chứng tỏ Nương và Điền hiểu tiếng tằng hắng hay gầm gừ của cha. Hay để chứng tỏ cuộc sống trôi nổi vô định của gia đình Út Võ, phải có hàng loạt hành động điện ảnh, chứ không phải đơn giản như câu thoại của Nương khi thấy Điền làm hàng rào quanh cây bưởi mới trồng “trồng làm gì để đi xa rồi lại nhớ”- nỗi nhớ, lẽ ra phải được thể hiện bằng hình ảnh, thì lại đơn giản thông qua một câu thoại mùi mẫn. Hay hình ảnh có tính ẩn dụ về cây sống đời mà “mỗi một lá rơi xuống lại đem lại những mầm sống, như tình cảm của chị đối với chúng em, đi xa nhưng vẫn sống mãi”-lại cũng chỉ là một câu thoại hầu như không chút ăn nhập với hình ảnh phim

Chính vì không hiểu (hay không dám hiểu) giá trị nhân văn chính của tác phẩm văn học, trong việc xây dựng tính cách nhân vật, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã đánh mất đi cái đẹp sâu sắc tiềm ẩn trong tính cách của mỗi một số phận trong Cánh đồng bất tận, và điều đó khiến cho dàn diễn viên nổi tiếng của anh có những vai diễn đáng thất vọng nhất trong bộ phim này. Dustin Nguyễn, trong đoạn phỏng vấn để quảng bá cho bộ phim, nhắc đi nhắc lại “ông Võ là người rất xấu…nhưng xem phim, bạn sẽ thấy ông ấy có lý do để làm như vậy…”- Dustin đã nhầm, vấn đề ở đây không phải ở “lý do”, mà bản chất, ông Võ không phải là người xấu. Tại sao dù đau khổ nhưng Nương và Điền vẫn bám theo ba suốt dọc hành trình,vì các em hiểu rằng- dưới lớp vỏ cộc cằn, cay đắng và thậm chí đôi lúc tàn nhẫn là tình thương các con, là một tâm hồn bị tổn thương sâu sắc. Dustin Nguyễn chỉ diễn được chất cộc cằn và tàn nhẫn, và chỉ chạm rất phớt được tầng sâu đó của nhân vật, nên khi anh cố gắng diễn sâu hơn, như khi anh đưa lại chiếc nhẫn cho Nương, hay cảnh kêu trời thống thiết đáng thất vọng của anh ở cuối phim thì cách diễn lại mang đầy tính “kịch” giả tạo. Tạo hình vạm vỡ của anh, cái cách anh ngồi uống rượu, chặt củi hay ân ái với Sương đều rất ít điểm chung với nhân vật nông dân miền Tây mà anh phải thể hiện.

Nhưng thất vọng lớn nhất của bộ phim là Đỗ Thị Hải Yến. Thách thức và áp lực đối với cô ở vai Sương là rõ rệt: hình ảnh một cô gái điếm miền Tây đơn sơ, bị cuộc sống đầy đọa nhưng vẫn mong mỏi yêu thương và được yêu thương, sẵn sàng hi sinh nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ khi cảm thấy nhân cách của mình bị xúc phạm… là một vai diễn khó với Hải Yến. Và cô đã không vượt qua được thách thức này. Dù có những cảnh diễn đạt (cảnh đầu tiên của phim, cảnh cô xăng xái tươi cười tràn ngập hạnh phúc xới cơm cho gia đình Út Võ sau đêm ân ái), nhìn chung khán giả không nhìn thấy cô gái điếm miền Tây trong cô. Từ cái giọng bèn bẹt (“ôi chị làm gái ấy mà”), ánh mắt giả tạo (“ba của mấy cưng đẹp trai ghê ta”), trang phục xa lạ (áo trắng tinh) đến hành động tạo hình (nắm bàn tay Út Võ, từ từ ngả người ra sau, những cảnh cô xoa đầu trò chuyện với Điền, Nương) đều thấy rõ sự “diễn” gượng gạo của cô. Nếu không được bù đắp lại bằng sự duyên dáng tươi trẻ của Lan Ngọc (vai Nương), khắc khổ và chân thành của Thanh Hòa (vai Điền), thì diễn viên có thể được coi là thất bại lớn thứ hai của phim Cánh đồng bất tận.


Tính photoshop của Cánh đồng bất tận còn được thể hiện rõ rệt ở hình ảnh và sắp đặt của bộ phim -không phải mầu nâu của đất, màu đen của sình lầy, không phải những giọt mồ hôi hay nếp nhăn của nghèo đói và tuyệt vọng trên khuôn mặt của các nhân vật- mà trong phim vàng rực màu vàng của lúa, màu xanh ngắt của cỏ và màu trắng của những chiếc áo của Nương, của Sương. “Miền Tây của chúng ta lên phim đẹp quá anh nhỉ. Các công ty du lịch thích lắm đó”-Nguyễn Ngọc Tư nói với tôi bằng vẻ tự trào cay đắng của cô. Để “đẹp hóa” bộ phim, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình sẵn sàng hi sinh tính trung thực của thực tế, mà cảnh Sương tắm trong đìa sen là một ví dụ điển hình- bất cứ người dân miền Tây nào cũng biết đìa sen với gai góc và bùn lầy là nơi bẩn nhất, là nơi không ai có thể tắm. Hay những hình ảnh sắp đặt của hai cô gái Nương và Sương mặc áo trắng múc từng gáo nước trên thuyền- cảnh quay lẽ ra phải để Sương gợi cho Nương nhớ đến người mẹ mà cô hàng đêm mong nhớ- thì lại trở thành một cảnh quay tạo hình một vẻ đẹp “chẳng để làm gì” giữa trời nước miền Tây.

Với một cốt truyện hay, một dàn diễn viên nổi tiếng, được đầu tư chu đáo, lẽ ra Cánh đồng bất tận hoàn toàn có cơ hội để trở thành một tác phẩm điện ảnh thành công, hơn là chỉ được đánh giá cao về diễn xuất của một vài diễn viên, của hình ảnh đèm đẹp hay âm nhạc mang đậm tính dân tộc/hiện đại của Quốc Trung. Victor Hugo có một câu nói nổi tiếng về sự dũng cảm của người nghệ sĩ „hãy như con chim không e ngại sà xuống cành cây sắp gẫy, cho dù cảm thấy cành cây trĩu xuống, vẫn hát bài ca thường nhật, vì biết rằng mình vẫn còn đôi cánh để nâng đỡ”. Phải chăng vì thiếu đi sự nâng đỡ của đôi cách (tài năng) ấy, mà Cánh đồng bất tận không có được sự dũng cảm của một tác phẩm nghệ thuật đích thực?




Nguồn:
Bài trên Facebook của Nguyễn Thanh Sơn



23/10/10

MỘT THỊ TRƯỞNG TRẦM LẶNG



Ít nói, trầm lặng và điềm đĩnh là ba tính từ mà báo Gazeta.ru dùng để miêu tả ông Sergei Sobyanin, người được Tổng thống Nga D. Medvedev chọn làm Thị trưởng Mát xcơva thay ông Yuri Luzhkov - người bị cách chức hai tuần trước. Tính cách của ông Sobyanin hoàn toàn đối lập với sự quảng giao ồn ào của cựu thị trưởng.

Sinh năm 1958 tại làng của người dân tộc thiểu số Mansi ở huyện Khanty-Mansiisk (thuộc tỉnh Tyumen ở miền tây Siberia), Sobyanin thăng tiến sớm và nhanh trong bộ máy Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1991, khi mới 33 tuổi, ông đã được đưa vào chiếc ghế lãnh đạo thị trấn Kogalym (tiếng Khanty có nghĩa là “chốn nguy hiểm”). 3 năm sau, ông được bầu làm người đứng đầu nghị viện huyện và chỉ cần 2 năm nữa ông trở thành thượng nghị sĩ. Ông chỉ tốn 10 năm để đi từ vị trí người đứng đầu huyện đến chiếc ghế thống đốc tỉnh Tyumen. Cuối năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hãng dầu khí TNK.

Ngay khi còn là chủ tịch thị trấn, Sobyanin đã bộc lộ một phẩm chất rất quan trọng bảo đảm cho sự thành công của ông sau này là liên kết với những người mạnh, đặc biệt là doanh nghiệp lớn. Tại Kogalym, ông “quan hệ rất nhỏ nhẹ” với hãng khí đốt khổng lồ “LUKoil” - doanh nghiệp thống trị thị trấn này. Ông đồng ý với phần thuế khá nhỏ mà hãng kia trả. Ông luôn biết cân bằng các lợi ích. “Đặc điểm nổi bật của ông là khả năng liên kết các cơ quan và cơ cấu tổ chức vào hành động chung” - Sergei Kakotkin, đương kim Thị trưởng Kogalym nhận xét.

Vào thời hỗn mang sau khi Liên Xô tan rã, Sobyanin đã cương quyết bắt các doanh nghiệp phải quan tâm đến nhà ở cho người dân, và thị trấn “đèo heo hút gió” ấy đã trở thành điểm sáng về chất lượng hạ tầng xã hội. Giờ đây Kogalym là nơi mà hãng LUKoil chọn làm nơi đặt một văn phòng điều hành. Quảng trường trung tâm của thị trấn có tượng đài một giọt dầu khổng lồ, xung quanh là những đại lộ có đài phun nước.

Sobyanin ngồi trên chiếc ghế Thống đốc Tyumen 4 năm (2001 - 2005). Tuy vấp phải sự chống đối rất gay gắt của một số người, Sobyanin đã biến mình thành nhân vật tạo đồng thuận giữa hai khu tự trị Khanty-Mansiisk và Yamalo-Nenetsk. Nhà chính trị học Evgheni Minchenko cho rằng với cách đó Sobyanin đã trở thành “người bảo trợ cho giới thượng lưu phía bắc”. “Ông hiểu rõ rằng không thể chỉ bảo vệ lợi ích của những người phương bắc, nên kết cục là ông đã cân bằng các lợi ích một cách bài bản” - Minchenko nhận xét.

Sobyanin đã đạt được một thoả thuận rất quan trọng với lãnh đạo hai khu tự trị nằm trong thành phần tỉnh Tyumen về việc tăng số tiền mà họ nộp vào ngân sách tỉnh. “Thoả thuận đặc biệt ở chỗ là Sobyanin không động đến cơ chế tự trị của hai khu mà họ vẫn mở túi chia tiền cho ông” - Minchenko bình luận.

Tuy nhiên, không phải là không có những cái nhìn khác về công việc của ông ở Tyumen, đặc biệt là những lời ám chỉ về vai trò giám sát của công ty mà người đứng đầu là vợ ông - bà Irina Rubinchik đối với những dự án xây dựng đường có quy mô lớn, hay những lời phàn nàn về phong cách lãnh đạo độc đoán của ông.

Một trong những cải cách quan trọng mà Sobyanin thực hiện ở Tyumen là triệt tiêu toàn bộ hệ thống tự quản ở địa phương. Dưới thời Thống đốc Leonid Roketsky (1996-2000), Tyumen được coi là địa phương đi đầu trong phát triển hệ thống tự quản địa phương: chính quyền được thiết lập tới tận cấp làng, từ năm 1997 các chính quyền cấp thị trấn đều có ngân sách riêng. Nhưng ngay sau khi lên nắm quyền năm 2001, Sobyanin đã cho tiến hành trưng cầu dân ý về việc xoá bỏ hình thức tự quản cấp làng. Đảng “Liên minh các lực lượng cánh hữu” (hiện không còn tồn tại) đã phản đối rất mạnh mẽ cuộc cải cách này. Các quan sát viên của đảng này đã phát hiện một loạt vi phạm trong quá trình tiến hành trưng cầu dân ý, nhưng kết quả vẫn được công nhận.

Sobyanin được cả những người thiện ý lẫn những người chỉ trích thừa nhận là “người cẩn trọng”. Trong thời gian tới, người ta tin rằng, ông sẽ chủ yếu tiến hành các thoả hiệp.




22/10/10

SỰ CÔ ĐƠN CỦA ĐỌC


BÙI VIỆT PHƯƠNG

Văn hóa đọc dần bị thay thế bằng văn hóa đọc miệng người khác nói. Từ chỗ mượn mắt của người khác đọc hộ, nghe người khác nói, đến chỗ mượn cả trái tim và khối óc của người khác nghĩ hộ mình, rung động hộ mình, chỉ là một bước ngắn.


Đọc bao giờ cũng là tự làm cô đơn mình.

Giữa thời đại văn hóa thị giác, người ta chợt hay nhắc đến văn hóa đọc như một đối trọng. Thực sự là hai cái ấy ít nhiều xung khắc với nhau. Văn hóa thị giác làm tươi mát đời sống bằng những biểu hiện bên ngoài của thế giới như màu sắc, hình ảnh và âm nhạc. Còn văn hóa đọc thì trầm lắng, tạo ra sự đa thanh bằng chiều sâu của những tầng tri thức. Một bên như cái tán sum suê, sinh cành đẻ lá. Một bên cứ âm thầm hút nhựa từ đất, càng miệt mài đằm sâu, càng cô đơn.

Đọc có nghĩa là được cô đơn. Khi thưởng thức các loại hình nghệ thuật gắn với môi trường diễn xướng như kịch, âm nhạc, người thưởng thức buộc phải chung sống với số đông. Những ý kiến và nhu cầu tranh luận nảy sinh ở họ phần nhiều là trực tiếp. Còn khi đọc, ta sống trong một thế giới siêu không gian, siêu thời gian, cách ly với mọi hệ lụy bên ngoài.

Ta cảm nhận những điều sách nói bằng cảm giác của thân thể. Bởi sự tuyệt đối "chân không" ấy mà sự đọc khiến độc giả chìm sâu vào một thế giới của riêng mình. Không phải không có những người đọc choáng ngợp trước sách để rồi không thu nạp được gì nhiều ngoài sự hoang mang. Nhưng, đọc đúng hướng và đúng tầm thì cũng như hạt mầm gieo xuống đất. Nó chìm sâu để rồi tự vươn lên như một cái cây, tạo cho con người một phẩm chất đọc riêng, có thể gọi là nhân cách đọc.

Đã có một thế giới khác khi cầm trang sách, tất chúng ta có một địa vị cho mình trong thế giới ấy. Sự đọc dẫn đến sự phân loại độc giả trong mối tương giao với sách, điều người ta hay gọi là “sách kén người”.

Việc người đọc tự phân loại mình là một vận động biện chứng, tự thân, độc lập với sự chia luồng độc giả của người viết sách và giới làm sách nhằm tới lợi nhuận thương mại. Đọc để tự biết mình và làm khác mình bằng sự khác biệt về bản sắc và quan điểm về thế giới. Đọc là được cô đơn, cô đơn để có sự khác biệt và độc lập trong suy nghĩ.

Với sách văn chương, sự cô đơn có nguồn gốc sâu xa ở chỗ, mỗi người đọc có một thể nghiệm riêng với tác phẩm, một tương tác riêng với nó. Người ta làm một cuộc phiêu lưu vào sách, sống cuộc đời nhân vật trong sách, và hơn hết thử làm chủ nhân một thế giới khác, với trật tự lôgích của riêng nó.

Với những cuốn sách thuộc các lĩnh vực khác, sự cô đơn thể hiện thông qua chính kiến và quan điểm riêng của người đọc. Nếu không tự xây dựng định hướng tư duy cho mình thì dù có cập nhật bao nhiêu tri thức cũng vẫn là anh thủ kho kiến thức mà thôi.

Sự định hướng ấy là bản lĩnh tiếp nhận. Bản lĩnh tiếp nhận là một biến thể của sự cô đơn - sự cô đơn của cá nhân từ chối hòa tan vào bầy đàn một cách thiếu suy nghĩ.

Một câu hỏi đặt ra: Nếu đọc để đạt đến sự cô đơn, liệu có phải những kẻ đọc sách đều là nhưng người lập dị không? Ngày nay đang tồn tại giữa chúng ta một cách đọc mang tính bầy đàn, dựa vào quan điểm đánh giá của một số nhà điểm sách. (Về sự đáng ngờ của các quan điểm đó - sự chênh lệch giữa giá trị ảo được thiết lập nhờ các bài điểm sách trên báo với giá trị thực của cuốn sách, thiết tưởng chúng ta sẽ cần tiếp tục bàn nhiều vào những lần khác).

Thay vì tự tạo cho mình một chính kiến văn hóa, một thái độ độc lập, người ta buông mình theo sự a dua đến mức kinh ngạc. Số đông ấy tuy có âm lượng to, dung lượng lớn, nhưng chỉ là hiện tượng nhất thời. Họ bị những mốt này mốt nọ “cưa đổ" như quân bài đôminô mà không hay cái sự ấy khởi phát từ đâu.

Con người bị cuộc sống hiện đại lấy mất khoảng thời gian tự tại, đi đến chỗ ỷ lại vào những giá trị văn hóa tinh thần thập cẩm, pha loãng, không cần phải mất công sức cũng có được.

Văn hóa đọc (sách) dần bị thay thế bằng văn hóa đọc miệng người khác nói. Từ chỗ mượn mắt của người khác đọc hộ, nghe người khác nói, đến chỗ mượn cả trái tim và khối óc của người khác nghĩ hộ mình, rung động hộ mình, chỉ là một bước ngắn. Liệu có phải vì vậy mà có nhiều người đọc mà chỉ có rất ít đôi mắt nội tại không? Chúng ta tự tước đoạt lá phiếu của chính mình hầu bỏ phiếu tín nhiệm cho mỗi cuốn sách để thay bằng sự áp đặt và đô hộ của những mốt đọc. Trong khi đó, sự cô đơn thực sự giúp người đọc có sự đánh giá của riêng mình. Càng cô đơn trong ý nghĩ, người đọc càng có nhiều thắc mắc và động lực đào sâu tìm kiếm mạch nguồn, tìm sự liên hệ bề sâu với cộng đồng những người đọc với đúng nghĩa của nó.

Chính sự cô đơn làm nên vẻ đẹp lấp lánh cho những cuốn sách.

(Bài từ tạp chí Tia Sáng - không rõ tác giả)

Nguồn:
SỰ CÔ ĐƠN CỦA ĐỌC



21/10/10

GẮN CHIP CHO THỢ MỎ


Một trong 7 thợ lò bị vùi lấp được cứu thoát ở Xí nghiệp Tây Khe Sim (ngày 10.8.2008)

Ngô Mai Phong

Đến hôm nay, sự kiện giải cứu thành công 33 thợ mỏ Chile vẫn là đề tài nóng bỏng trong những câu chuyện bên lề Hội nghị kiểm điểm công tác ATLĐ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN ngày 19.10 họp tại TP.Hạ Long - thời điểm mà lòng đất đã lại chứa đầy các túi nước mới mỗi khi mùa mưa phía bắc đã kết thúc.

Ở độ sâu gần 700m trong suốt hơn 2 tuần khi chưa liên lạc được với mặt đất, nhưng những người thợ mỏ Chile vẫn sống an toàn bởi hai điều kiện: 1- Kết cấu địa tầng của mỏ đồng nhìn chung chắc chắn và ổn định; đặc biệt là không có hai loại khí cực kỳ nguy hiểm là cácbon (CO) và mêtan (CH4). 2 - Quy hoạch và thiết kế của hệ thống lò khai thác ở đây hết sức chuẩn mực và mạch lạc. Bằng chứng là chỉ cần một mũi khoan nhanh chính xác, lực lượng cứu hộ đã kịp thời cung cấp thực phẩm, thuốc men, nước uống đủ cho những người bị nạn duy trì bền bỉ sức đề kháng cho đến khi công việc giải cứu kết thúc.

Đối lập với điều kiện tự nhiên và khả năng công nghệ của loại mỏ này từ phía bạn, sản xuất than hầm lò tại VN luôn phải đối mặt với rất nhiều bất lợi: Địa tầng không ổn định; khí độc và khí nổ luôn luôn tiềm ẩn, nhiều nơi dày đặc. Chỉ cần ngừng hoạt động thông gió hoặc bơm nước một vài giờ đã có thể dẫn tới hiểm họa.

Trong khi đó, công nghệ khai thác của TKV hiện nay mặc dù đã nỗ lực gần suốt 10 năm qua, vẫn chưa đạt tới hiện đại hóa đồng bộ. Không năm nào khu vực sản xuất hầm lò của TKV không xảy ra TNLĐ chết người, mà nguyên nhân đầu tiên phần lớn đều thuộc về ý thức kỷ luật của người thợ và sự thiếu trách nhiệm của người quản lý trực tiếp họ. Sau nữa là sự lạc hậu hoặc không đồng bộ về công nghệ.

Đã có nhiều giải pháp an toàn được áp dụng, nhưng dường như lại bỏ qua những điều đơn đơn giản nhất: Thiếu mạng lưới camera giám sát các đường lò sản xuất; không có chíp điện tử xác định vị trí làm việc của mỗi thợ lò; dự trữ thực phẩm, nước uống hoặc phương tiện sơ cứu tối thiểu để ứng phó với các tình huống xấu trong điều kiện sản xuất luôn bất lợi cũng không được tính đến. Một giám đốc mỏ bình luận: “Nếu rơi vào trường hợp của các thợ mỏ Chile, có lẽ chúng ta không hy vọng được quá ba ngày. Bởi vì chúng ta y hệt nhà “Thạch Sùng” - toàn lo những điều to tát nhưng lại không tính đến tới “mẻ kho”.

Hiện tại, năm 2010 - TKV đang chi tới 700 tỉ đồng cho mục tiêu bảo đảm ATLĐ. Đây không hề là một con số nhỏ. Điều quan trọng là đặt các khoản đó vào đâu. Trong hoạt động cứu hộ, TKV đã từng cứu sống cùng lúc hàng chục thợ lò của hai mỏ Mông Dương và Tây Khe Sim những năm vừa qua, trong điều kiện gần như thủ công. Tuy nhiên, cũng không ít những bài học cay đắng. Và sự cay đắng nhất là khi đã vào tận hiện trường sự cố, lực lượng cứu hộ vẫn không biết những người anh em của họ ở đâu. Với quy mô hầm lò và sức đầu tư hiện nay, TKV hoàn toàn có thể tập trung khắc phục được ngay những sự tối thiểu đang thiếu hụt.

Vâng, hoàn toàn có thể. Bởi vì thêm một hệ thống camera giám sát; thêm một cụm đồ ăn, nước dùng dự trữ và con chíp điện tử cho mỗi thợ lò, đâu có quá khó khăn.

Nguồn:
Chíp điện tử cho thợ lò - tại sao không? - LAO ĐỘNG

Entries liên quan:
MÙA HÈ KHẮC NGHIỆT
TINH VÂN
VÔ DANH 14
ĐẠI TANG Ở MẠO KHÊ - BÀI BÁO CŨ ĐỌC LẠI



20/10/10

KIỂM NGHIỆM VĂN HÓA



Nhà văn Nguyên Ngọc

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá có tỷ lệ vàng của riêng mình. Hà Nội có cái tỷ lệ vàng ấy, của sự nhỏ nhẹ, cân đối, thanh lịch, tinh tế, do bao nhiêu thế hệ cực kỳ giỏi giang tích tụ, gìn giữ, để lại, mà nay thế hệ chúng ta đang đánh mất, phá tan bằng sự huênh hoang thô lỗ.

Có lần tôi đọc được tin này trên báo mà cứ phải suy nghĩ: trong giải bóng đá thế giới, hình như là ở Pháp, sau một trận đấu, những người dọn vệ sinh trên các khán đài kinh ngạc thấy ở chỗ cổ động viên người Nhật và người Hàn Quốc ngồi, không những không cần dọn bất cứ chút rác nào mà tại đó còn sạch hơn trước trận đấu!

Không thể không nghĩ ngay đến chuyện ở ta mới đây, mười ngày đại lễ Nghìn năm Thăng Long để lại cho Hà Nội tự hào và hứa hẹn phát triển chưa thấy đâu, chỉ thấy một bãi rác khổng lồ, bẩn thỉu, ê chề!

Quả thật đã đến lúc không thể không nghĩ rằng đối với Hà Nội những thói xấu như vậy đã thành hệ thống, thành bệnh kinh niên, hỡi ôi, thành nếp sống, nghĩa là đã đi vào tận tâm khảm mất rồi, và phải đặt câu hỏi vì sao mà nên nông nỗi này? Và phải tìm cách trả lời cho ra, nếu không thì chắc chắn không hy vọng gì có một Hà Nội phát triển như ta vẫn mong và lớn tiếng rêu rao. Sẽ không có bất cứ phát triển thật sự nào trên nền tảng một văn hoá đã tệ hại đến mức ấy. Đã đến lúc người Hà Nội, những người yêu và tin Hà Nội, từng tự hào về Hà Nội, những người lãnh đạo Hà Nội trước hết đương nhiên, cần nghiêm túc tự hỏi, và mọi người thử cùng nhau suy nghĩ và tìm cách trả lời.

Tôi cũng xin thử nói đôi điều về chuyện này.

Có phải có một điều gì đó không cách xa nhau lắm, không thật sự khác nhau giữa cái diêm dúa, phô trương, ồn ĩ, xa xỉ, phản cảm, cả vô cảm nữa (trước đại lũ miền Trung) của lễ hội… với cái bừa bãi xấu xa đáng buồn ngay sau lễ hội. Cái này chỉ là tiếp tục lôgíc của cái kia. Theo cách nào đó thì cả hai thứ ấy là đồng bộ, là cùng một văn hoá, một xuống cấp văn hoá. Cũng là đồng bộ với văn hoá quyết chí trở thành thủ đô rộng lớn thứ nhì hay thứ ba thế giới – chỉ sau Tokyo (Tokyo đông đến thế là từ tác động của công nghiệp hoá một thời; nhân loại văn minh ngày nay đã biết rằng hạnh phúc nhất là được sống trong những thành phố nhỏ chứ không phải những thành phố khổng lồ), đồng bộ với các cuộc đua tranh kỷ lục Guiness nhố nhăng, những đường gốm sứ dài nhất thế giới, những nhà cao nhất, đại lộ rộng nhất và dài nhất, bánh chưng, bánh giầy cũng lớn nhất nước, lại có cả tượng Lý Thái Tổ đội mũ Tàu… Tốn kém, kỳ dị bao nhiêu, mà rồi để làm gì? Chẳng lẽ Thăng Long Hà Nội sau nghìn năm đã trở thành trẻ con đến mức ấy để lao vào các trò ganh đua vớ vẩn?

Tôi có một chị bạn hoạ sĩ đã bỏ ra suốt mười mấy năm ròng chỉ để làm mỗi một việc: chăm chú say mê đo tìm tỷ lệ các bộ phận trong những ngôi chùa Việt cổ, và chị bảo khi đã tìm ra được cái tỷ lệ ấy rồi thì vẽ bất cứ cái gì cũng đều ra Việt, không thoát đi đâu được. Một trong những bí quyết của cái đẹp, cũng là của văn hoá, là tỷ lệ. Đó là tỷ lệ trong không gian cư trú, trong nhà cửa của con người, trong trang trí, cả trong lối sống, trong cử chỉ, trong lời ăn tiếng nói, trong tâm thức, trong tâm hồn… Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá có tỷ lệ vàng của riêng mình. Hà Nội có cái tỷ lệ vàng ấy, của sự nhỏ nhẹ, cân đối, thanh lịch, tinh tế, do bao nhiêu thế hệ cực kỳ giỏi giang tích tụ, gìn giữ, để lại, mà nay thế hệ chúng ta đang đánh mất, phá tan bằng sự huênh hoang thô lỗ. Mất đi cái tỷ lệ ấy, lao theo những tỷ lệ đua đòi thì sẽ không còn Hà Nội đâu. Ở đời có những cặp đôi rất lạ và rất thú vị: huênh hoang thì đi đôi với thô lỗ; khiêm nhường thì đi đôi với sang trọng. Hà Nội vốn ở trong cặp đôi thứ hai. Rất sang. Rất văn hoá.

Chúng ta vẫn nói đi nói lại bao nhiêu lần rằng dân tộc đã tồn tại được qua tất cả các thách thức khốc liệt và uy hiếp nặng nề, thâm hiểm nhất là vì văn hoá, nhờ văn hoá; nhưng hình như lại không thật sự lo sợ trước sự xuống cấp văn hoá hiện nay, thể hiện chẳng hạn trong sự phô trương loè loẹt suốt mười ngày và trong cuộc tàn phá kỳ quặc, vô lý sau mười ngày ồn ào vừa rồi. Kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long là một kiểm nghiệm, kiểm nghiệm trước hết về chính văn hoá ấy. Và kết quả kiểm nghiệm thì quả đáng buồn, thậm chí báo động.

Tôi nhớ lần đầu tiên ra Hà Nội, tôi đi tìm mãi tháp Rùa ở hồ Gươm, cứ ngỡ nó to lớn lắm. Đến khi “tìm thấy” nó, và rồi ngày ngày được nhìn ngắm nó mới ngộ ra và phục Hà Nội quá: hãy thử hình dung nếu tháp Rùa lớn hơn chỉ cần hai hay ba lần thôi thì sẽ ra sao? Hà Nội có một hồ Gươm đẹp đến mê hồn, vì ở đấy có một tháp Rùa thật nhỏ, nhỏ một cách thật nghệ thuật, nhất là trong những ngày lãng đãng sương mù và phố xá thì vắng. Hà Nội đẹp vì nó nhỏ. Lớn nữa, lớn quá thì nó sẽ hỏng…

Một cái nhìn bi quan chăng? Cũng còn tuỳ. Tuỳ ở chỗ có dám nhìn thẳng và trung thực hay không.

Nguồn:
Kiểm nghiệm văn hoá

Entries liên quan:
HÀ NỘI MÌNH... CHÁN!!!
HÃI HÙNG NGƯỜI HÀ NỘI
SAO MI LẠI TRẮNG MUỐT NHƯ VẬY NHỈ?
LẠI BÀN VỀ VĂN HOÁ NGƯỜI HÀ NỘI
HÀ NỘI ẢO MỜ
20 TRIỆU CHỨNG CỦA NGƯỜI THỦ ĐÔ



19/10/10

MỘT LỜI CHÚC




QUÀ TẶNG ĐẶC BIỆT

18/10/10

LÀN SÓNG HOA KIỀU MỚI



Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse – Pháp)

Ước tính có từ 70 đến 130 triệu người gốc TQ sống ở hải ngoại. Lực lượng Hoa kiều này, mà có khi được gọi ví von là “tỉnh thứ 24” của TQ (*), là một động lực lớn cho việc phát triển kinh tế ở TQ. Hoa kiều mang lại cho TQ rất nhiều thứ như:

- Giúp TQ tạo dựng quan hệ với các nước khác, chiếm lĩnh thị trường ở các nước khác, và làm “tai mắt” của TQ ở các nơi.

- Đem đầu tư, tiền của và khoa học công nghệ vào TQ. Theo Pierre Picquart, tác giả của cuốn sách “L’Empire Chinois”, khoảng 3/4 các đầu tư nước ngoài ở TQ là qua Hoa kiều.

Dưới thời Mao, việc đi lại của dân TQ được kiểm soát chặt chẽ. Các chuyên gia hay công nhân TQ đi sang các nước “anh em” làm việc, hết thời hạn là bắt buộc phải về nước. Trong những năm 1970, có một chục nghìn người TQ sang Tanzania xây dựng tuyến đường sắt Tazara, và sau khi xây xong thì họ quay về lại TQ. Các Hoa kiều “cũ” ở các nước chủ yếu rời khỏi TQ từ trước 1950. Họ tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Á (Thái Lan và Malaysia mỗi nước có khoảng 10 triệu Hoa kiều, rồi đến Indonesia, Vietnam, v.v). Ở châu Mỹ và châu Âu cũng có Hoa kiều cũ nhưng ít hơn, và châu Phi hầu như không có.

Làn sóng di cư mới của dân TQ ra nước ngoài bắt đầu từ quãng năm 1985, cùng với các chính sách mở cửa và khuyến khích di dân của TQ. Họ nhận ra rằng, Hoa kiều là thế mạnh của TQ, và càng có nhiều Hoa kiều thì TQ càng mạnh, càng “bành trướng” được nhiều.

Ngày nay, hầu như không có nước nào mà lại không có những “Chinatown”, không có thành phố nào mà lại thiếu quán ăn hay cửa hàng TQ. Ngay cả những nước mà cách đây 3 thập kỷ có rất hiếm người TQ, thì nay cũng có đông dân TQ. Ví dụ, số người TQ ở Italy tăng từ 300 người vào năm 1980 lên thành 200 nghìn người vào năm 2010. Ở Pháp, theo thống kê dân số năm 1985 mới chỉ có 5 nghìn người được tính là người TQ, nhưng đến năm 2010 con số đó đã lên thành quãng nửa triệu người, và 25% quán cafe ở Paris có chủ nhân là TQ. Brasil từ chỗ gần như không có người TQ nào lên thành 100 nghìn người. Ở Nam Phi số người TQ lên đến 200 nghìn, và ở Algeria số người TQ cũng lên đến 100 nghìn, v.v. (Đây là các con số ước lượng) (5). Ở Dakar (Senegal, châu Phi), các cửa hàng TQ mọc lên nhiều và cạnh tranh mạnh đến mức dân bản địa xuống đường biểu tình để phản đối các “thủ đoạn bất công” (unfair commercial practices) của dân TQ.

Sinh viên TQ ra nước ngoài học đại học (phần lớn là tự túc) cũng tăng lên nhiều trong những năm gân đây. Ví dụ, vào năm 2009, tính riêng nước Pháp đã có đến 35 nghìn sinh viên TQ sang học. Một phần không nhỏ các sinh viên đi học ở nước ngoài này cũng sẽ ở lại, gia nhập đội ngũ Hoa kiều mới.

Khác với thời của Mao, ngày nay dân TQ muốn đi nước ngoài, không những làm giấy tờ xuất cảnh rất dễ dàng, mà còn được chính phủ khuyến khích tạo điều kiện, và không bắt phải về. Đặc biệt là ở các vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao ở TQ, chính phủ khuyến khích dân chúng tìm việc làm ở nước ngoài. Ví dụ, một công nhân ở Chongqing (Trùng Khánh) tìm được việc làm ở châu Phi thì sẽ được miễn phí giấy tờ xuất cảnh, và đại lý của người đó châu Phi sẽ được chính quyền thưởng cho 500 RMB.

Công nhân xây dựng TQ khi ra nước ngoài làm việc, thường là làm như nộ lệ, có thể đến 14 tiếng một ngày, và được chủ thầu TQ xếp ăn ở kiểu 8 người ngủ giường tầng trong căn phòng 20m2, ở trong các “làng TQ”. Khi hết việc, họ tìm cách ở lại nước ngoài tìm việc khác, sinh sôi lập nghiệp (vì dù có khổ thì vẫn sướng hơn là ở nhà quê của họ ở TQ, và có nhiều hy vọng đổi đời hơn). Cùng với đội ngũ công nhân là đội ngũ tiểu thương, đi mở quán và bán hàng tại các nơi. Chỗ nào có công nhân TQ thì họ có thể đầu tiên phục vụ cho người TQ trước khi mở rộng ra thâm nhập vào thị trường địa phương.

Khi doanh nhân TQ lập nên hay mua lại các công ty ở nước ngoài, họ cũng kéo dân TQ sang làm việc. Thành phố Prato, cái nôi của công nghiệp dệt may của Italy, là một ví dụ điển hình: thương nhân TQ lập nên các công ty ở đó, rồi kéo hơn 20 nghìn người TQ sang làm việc dệt may (trong khi toàn thành phố chỉ có 160 nghìn người) - ảnh. Đồ may mặc “made in Italy” ngày nay cũng có không ít khả năng là “made by Chinese”!

Những nước giàu dễ có nhiều người TQ ở bất hợp pháp. Họ đi chui sang các nước đó, hoặc ở lại quá hạn visa, với hy vọng một lúc nào đó được hợp pháp hóa giấy tờ, đổi đời. Khi chưa có giấy tờ hợp pháp thì họ làm chui. Ví dụ, ở Tây Ban Nha, năm 2002 có khoảng 80 nghìn người TQ thì gần một nửa trong số đó là không có giấy tờ hợp lệ.

Dân các nước giàu có khi thấy những người nước ngoài ở bất hợp pháp tại nước họ (không chỉ từ TQ, mà còn từ nhiều nước nghèo khác) thì đấu tranh để chính phủ phải hợp pháp hóa giấy tờ và giúp đỡ những người này, và kết quả là rất nhiều người trở thành ở lại hợp pháp theo con đường như vậy. (Các chi phí xã hội cho những “khách không mời mà đến” này thì các nước giầu phải trả, nhưng khoản đó không được tính vào giá thành khi người ta nhận nhập khẩu lao động nên cứ “tưởng” lao động nhập khẩu là rất rẻ). Theo triết lý mèo trắng mèo đen, hợp pháp hay không không quan trọng, miễn sao đạt mục đích là ở lại được!
____
(*) TQ có 22 tỉnh; Đài Loan có khi đươc gọi ví von là tỉnh thứ 23.

Nguồn:
CHỦ NỢ CỦA THẾ GIỚI - TẠP CHÍ TIA SÁNG

Entries liên quan:
KẺ KHỔNG LỒ BÊN CẠNH TA (1)
KẺ KHỔNG LỒ BÊN CẠNH TA (2)
KẺ KHỔNG LỒ BÊN CẠNH TA (3)



 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết