11/10/10

CHẤP NHẬN NHỮNG CON QUỶ TRONG MÌNH



15 lời khuyên của Mario Vargas Llosa đối với những nhà văn trẻ

- Ai mới bước vào văn chương như thâm nhập một tôn giáo, sẵn sàng cống hiến thời gian của mình, năng lực của mình và nỗ lực của mình cho nghề này, thì người đó có khả năng trở thành nhà văn thực thụ và viết được tác phẩm mà anh ta mong đợi.

- Không có nhà văn cấp tốc. Tất cả các nhà văn tuyệt vời và vĩ đại thoạt đầu đều là những kẻ tập tọng viết lách, tài năng của họ nảy nở trên cơ sở kiên trì và vững tin.

- Văn học là thứ tuyệt diệu nhất được sáng tạo ra để che chở người ta khỏi bất hạnh.

- Trong bất cứ hư cấu nào đều có thể theo dõi được điểm khởi đầu, hạt nhân bên trong gắn bó nội bộ với tổng thể kinh nghiệm sống của người hư cấu ra điều đó. Tôi mạnh dạn nhấn mạng rằng nguyên tắc này không có ngoại lệ và đương nhiên không thể có hư cấu đơn thuần trong địa hạt văn học.

- Hư cấu, theo định nghĩa, là sự dối lừa, là hiện thực không tồn tại và mặc dù người ta làm ra vẻ là có hiện thực đó, thì cả cuốn tiểu thuyết là sự lừa dối giả vờ làm sự thật, là sự sáng tạo mà sức mạnh thuyết phục chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng có hiệu quả những tiểu xảo kỹ thuật của nhà ảo thuật, giống như những gì ta nhìn thấy ở những gánh xiếc và các nhà hát.

- Tính độc đáo và chân thực của nhà văn dựa trên một điều: chấp nhận những con quỷ trong chính bản thân mình và điều khiển chúng bằng sức mạnh của chính mình.

- Nhà văn không viết về điều thức tỉnh trong những góc khuất của lương tâm mình và kích thích anh ta cầm bút, lựa chọn thiếu lửa những nội dung và chủ đề bằng phương pháp hợp lý, vì nghĩ rằng bằng cách đó sẽ đạt được thành không lớn hơn, thì không phải là nhà văn thực thụ, hay đúng hơn, vì lẽ đó mà anh ta cũng trở thành nhà văn tồi (mặc dù anh ta đạt được thành công: danh sách những tác phẩm bán chạy nhất đầy rẫy những nhà văn tồi).

- Một cuốn tiểu thuyết dở thiếu sức mạnh thuyết phục, hoặc rất yếu, không khẳng định được rằng sự lừa dối mà cuốn tiểu thuyết đó kể cho chúng ta là sự thật.

- Câu chuyện mà cuốn tiểu thuyết thuật lại có thể không theo trình tự sau trước, nhưng ngôn ngữ mà nó thể hiện cần phải liên kết và nhất quán để sự không mạch lạc đó thành công trong việc giả vờ rằng nó chính là chân lý và chính là cuộc sống.

- Trong văn học, sự thật hay là không sự thật không phải là chủ đề đạo đức thiếu thẩm mỹ.

- Văn học là một nghệ thuật trong sạch. Nhưng văn học đạt được tầm vĩ đại mà không cần đếm xỉa đến điều đó và không ngại ngần bộc lộ điều đó.

- Để sắp xếp một câu chuyện bằng văn bản, nhà văn nghĩ ra người kể chuyện, đại biểu và đại diện toàn quyền của mình trong hư cấu, cũng hư cấu như tất cả các nhân vật còn lại. Người kể chuyện được xây dựng bằng các từ và chỉ sống nhờ và cho cuốn tiểu thuyết đó.

- Thời gian của tiểu thuyết được xây dựng dựa trên thời gian tâm lý, không phải thời gian theo niên đại; thời gian chủ quan được tay nghề điêu luyện của nhà văn tạo cho dáng vẻ bên ngoài của sự khách quan, nhờ đó mà tiểu thuyết của anh ta có được khoảng cách và sự khác biệt với thế giới thực.

- Rất quan trọng để biết rằng toàn bộ cuốn tiểu thuyết có một cái nhìn không gian, một thời đại khác và một mức độ thực tế nhất định, và mặc dù không thường xuyên hiển thị, cả ba yếu tố đó trên thực tế là không phụ thuộc vào nhau, cái này khác cái kia, nhưng phù hợp và đan kết vào kết cục, sự nhất quán nội tại của kết cục đó chính là sức mạnh thuyết phục của tiểu thuyết.

- Nếu một nhà văn trong lúc kể chuyện không lĩnh về mình những hạn chế nhất định (nói như vậy nếu như không từ chối giấu diếm những dữ liệu nhất định), thì câu chuyện mà anh ta kể sẽ không đầu không cuối.

VMC dịch qua bản tiếng Nga

Entries liên quan:
NHÀ VĂN PERU ĐOẠT GIẢI NOBEL
NOBEL VĂN HỌC 2009 GÂY TRANH CÃI
NOBEL VĂN HỌC LẠI VỀ TAY CHÂU ÂU
CHÂM NGÔN CỦA DORIS LESSING
NHÀ VĂN THỔ NHĨ KỲ ĐOẠT NOBEL VĂN CHƯƠNG 2006



12 comments:

Thuy Dam Minh on lúc 22:56 11 tháng 10, 2010 nói...

Những lời khuyên thật hữu ích cho người cầm bút. A thích lời khuyên thứ 2 nhất!

Thái Anh on lúc 23:22 11 tháng 10, 2010 nói...

Tất cả, cháu nghĩ, xoay quanh chuyện "sự thật" hay "hư cấu" ở một tác phẩm. Cái đấy nhiều liên quan lắm.
Cháu muốn xin bài này, về một web đào tạo chuyên ngành viết văn được không ạ?

VMC on lúc 23:27 11 tháng 10, 2010 nói...

@A Thụy:
Em thấy lời khuyên nào cũng hay.

@Thái Anh:
Từ từ đã cháu, cho nó ấm chỗ ở đây đã. Đưa bài đi đâu cũng nhớ ghi nguồn nhé.

Thái Anh on lúc 23:33 11 tháng 10, 2010 nói...

Vầng, chắc chắn thế rồi ạ, cháu sẽ ghi là VMC (Viết rõ ra) chuyển ngữ, đc chứ ạ? Coi như góp 1 phần cho những người viết trẻ tìm hiểu.
Có 1 clip mới trên laodong.vn cũng hay, chú vào xem thử!

LU on lúc 04:43 12 tháng 10, 2010 nói...

Anh chuyễn ngữ từ tiếng Spanish à? thế thì anh biết được mấy thứ ngoại ngữ rồi? 5 hay 6?

VMC on lúc 06:45 12 tháng 10, 2010 nói...

@Thái Anh:
OK, cảm ơn cháu.

@LU:
Ồ, xin lỗi vì không chú thích rõ. Bản này dịch qua bản tiếng Nga.

LU on lúc 11:27 12 tháng 10, 2010 nói...

anh Cuong : hè hè, thế mờ lúc đọc bài này trong công ti em cứ nghĩ anh dịch từ tiếng Spanish. Tiếng Nga là tiếng ruột của anh roài.
Nhưng mờ anh vẫn biết nhiều thứ tiếng thật. Em thì chỉ có tiếng Việt và Ên-lít là em ko cần tra tự điển thôi. Còn pạc-lê phăng-xe thì hiện nay đi tới đâu ôm kim từ điển tới đó.
Hi vọng có một ngày bỏ hẳn ra được cái từ điển và có thể cải lộn bằng tiếng Phăng-xe :))

Titi on lúc 12:21 12 tháng 10, 2010 nói...

Thế nài thì em hiểu là ai cũng có con quỉ ở trong người. Nhưng chỉ nhà văn nào thực sự tài giỏi mới nhìn thấy và chấp nhận con quỉ đó. Cũng có nghĩa là ông ấy là người rất chân thực với bản thân, với cuộc sống và với những người xung quanh :-D

Đến đây thì em cũng hiểu tại sao khi gặp những nhà văn như thế, chúng ta thấy họ vừa đáng yêu, vừa đáng ghét, vừa đáng nể, vừa đáng sợ ròi :-D

LU on lúc 13:26 12 tháng 10, 2010 nói...

Ti Ti : hì hì, theo Lu thì ko phải là thế đâu. Không phải một nhà văn giỏi là nhà văn bày tỏ cho độc giả thấy rõ ông ta chấp nhận con quỷ trong người mình. Câu này áp dụng với các nhà chính khách, lãnh tụ thì đúng hơn.

Nhà văn, là người sống "bằng" ngòi bút. Một nhà văn giỏi, là người có thể có thể dùng ngòi bút của mình dẫn dắt độc giả đi tìm ra chính con quỷ, trong mỗi một con người, của độc giả. Đó mới là đạt đến đỉnh điểm của nghiệp cầm bút.

Độc giả tìm đọc tác phẫm chính vì họ muốn tìm thấy mình trong đó. Họ sống với nhân vật như là mình đang sống, họ có thể nhìn ra được con quỷ của mình, mà bình thường họ ko không có cơ hội trầm ngâm trong bóng râm để suy tư, và nhìn thấy.

Mỗi một độc giả có một con quỷ khác nhau đang ẩn nấp đâu đó. Nếu nhà văn nào có tài tạo nên một tác phẩm, mà cả triệu độc giả đều nhìn ra con quỷ của chính mình trong cùng một nhân vật, thì tác phẫm đó sẽ trở thành bất hủ.

Còn con quỷ của nhà văn? không dễ gì nhìn thấy đâu, vì nó đa dạng lắm. Nó chính là cái tài của nhà văn đã dẫn dắt lôi cuốn độc giả theo từng trang viết...để đi tìm con quỷ của chính mình.

Titi on lúc 19:30 12 tháng 10, 2010 nói...

Lu nói cũng có lí lắm. Suy ra nhà văn giống như có phép thuật, kiểu gì con quỷ trong chúng ta cũng bị ông ấy lôi ra ánh sáng. Bi giờ mình đã hỉu tại sao nhìu người không thích đọc sách ròi :-P :-P :-P

LU on lúc 22:16 12 tháng 10, 2010 nói...

Ti Ti : hi hì, bởi thế nên từ nay Ti Ti hay Lu hoặc bé Nga, muốn viết truyện ngắn cái chi chi đó...thì mình phải dấu kín con quỷ của mình đi. Mình chỉ mổ xẻ con quỷ của độc giả hàng xóm thôi =))

Vanhoc on lúc 22:00 13 tháng 4, 2011 nói...

tôi, liena_vietnam@yahoo.com hôm nay đọc bài viết về Gagarin và một đoạn comment rất hay của các bạn ở đấy thì chuyển sang tìm hiểu cái blog của cái anh VMC này, thì khám phá anh ta đăng tải hay thật. việc anh dịch bài từ tiếng Nga ra thật đáng hoan nghênh. mai kia mốt nó tôi sẽ dành thời gian quan tâm tới chủ đề văn học của các bạn và tạo một blog trao đổi, không biết có được cái vinh dự ấy không?? Bài viết hay lắm, mong có thêm nhiều bài viết hay về văn chương nữa. Cảm ơn cô Ngọc Nhung, mong cô quay lại những comment, còn liên lạc qua email thì tôi e người ta đánh giá tôi cá nhân quá.

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết