24/10/10

CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN - PHIM PHOTOSHOP



Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn

Tôi (không) đứng về phe nước mắt...


Có một câu nói rất đúng cho tình cảnh của điện ảnh Việt Nam hiện nay “chúng ta đã có quá nhiều những kẻ thông minh (vặt), thiếu là thiếu những người dũng cảm”!

Đúng vậy, bởi đưa được những giá trị nhân văn trong tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Ngọc Tư lên được màn ảnh rộng rất cần sự dũng cảm. Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là tiếng thét câm lặng, uất ức của hiện thực về số phận bi thảm của người nông dân miền Tây: bị bần cùng hóa, bị đẩy vào một “cánh đồng bất tận” của nghèo đói, áp bức và sự thờ ơ vô cảm của xã hội. Trên cái nền tương phản của vô tận sông nước và đồng lúa trù phú của miền Tây, những số phận nghèo khổ cứ phải trôi nổi, tưởng có thể tụ vào nhau rồi lại ly tán, để lại cho người đọc dư vị đắng cay của sự bất lực, cho dù ẩn sâu trong nó vẫn mêng mông chan chứa tình người.

Những giá trị đáng trân trọng đó của Cánh đồng bất tận, rất tiếc, đã bị đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đánh rơi trên con đường “phải đạo hóa” tác phẩm điện ảnh của mình. Xem phim Cánh đồng bất tận, chúng ta mới biết, số phận trôi nổi đắng cay của ba cha con Sương hoàn toàn là một bi kịch cá nhân(!)- vợ Út Võ bỏ ba cha con đi theo một chú Chệt chỉ đơn giản vì những miếng vải đẹp; Út Võ hoàn toàn có thể sống một cuộc sống ổn định, làm một ông lái đò đưa học sinh tới trường nếu ông muốn vậy. Và đám “cường hào mới” ở nông thôn, những kẻ phải chịu trách nhiệm về những đắng cay áp bức mà người nông dân phải gánh chịu trong tác phẩm văn học, lại được bàn tay đạo diễn “linh hoạt” chuyển đổi thành đám lưu manh giang hồ vùng sông nước- ồ, bi kịch của người nông dân miền Tây chỉ xuất phát từ lỗi của chính họ, và hóa ra sự áp bức bất công mà họ phải gánh chịu cũng xuất phát từ những người cùng khổ như họ.

Vo cho tròn sự quyết liệt của tác phẩm văn học, lại thiếu dũng cảm để chọn cho mình một hướng tiếp cận mới cho tác phẩm điện ảnh, không ngạc nhiên khi đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình rất lúng túng khi xử lý góc nhìn của bộ phim. Ban đầu, bộ phim đã có một sự khởi đầu khá tốt khi ống kính được đặt ở góc nhìn của Điền, nhưng ngay sau đó, bộ phim bị kéo lê thê bằng góc nhìn trung tính minh họa cho tác phẩm văn họ. Lẽ ra, nếu bộ phim được kể lại bằng góc nhìn của nhân vật Nương, thì nhân vật cô gái điếm Sương chỉ là nhân vật phụ, là chất xúc tác đẩy tình cảm và xung đột của ba cha con Út Võ lên đến cao trào. Nguyễn Phan Quang Bình đã dành quá nhiều ưu ái cho nhân vật Sương, khiến tuyến nhân vật phụ lấn át tuyến nhân vật chính, nên khi cô Sương ra đi, bộ phim bị mất điểm nhấn, cứ trôi dạt mãi cho tới một cái kết “từ trên trời rơi xuống”.


Là một đạo diễn, Nguyễn Phan Quang Bình phải thừa hiểu, thế mạnh của tác phẩm điện ảnh là hình ảnh và hành động phim, chứ không phải lời thoại của nhân vật (nguyên tắc hàng đầu của điện ảnh “hãy cho họ thấy, đừng thoại!”- Show them, do not tell them). Nhưng anh đã quá lệ thuộc vào lời thoại của tác phẩm văn học mà không chuyển tải được nó bằng điện ảnh. Chi tiết rất hay trong truyện qua lời kể của Nương “từ ngày đó, ba em chỉ gầm gừ và tằng hắng. Chúng em phải nương theo tiếng tằng hắng của ba để đoán ý”…phải được thể hiện trong phim bằng cách Nương/Điền đoán định ý ba qua tiếng tằng hắng ra sao. Nhưng Út Võ không hề gầm gừ hay tằng hắng mà chỉ thấy quát tháo trong phim, cũng không có gì trong phim chứng tỏ Nương và Điền hiểu tiếng tằng hắng hay gầm gừ của cha. Hay để chứng tỏ cuộc sống trôi nổi vô định của gia đình Út Võ, phải có hàng loạt hành động điện ảnh, chứ không phải đơn giản như câu thoại của Nương khi thấy Điền làm hàng rào quanh cây bưởi mới trồng “trồng làm gì để đi xa rồi lại nhớ”- nỗi nhớ, lẽ ra phải được thể hiện bằng hình ảnh, thì lại đơn giản thông qua một câu thoại mùi mẫn. Hay hình ảnh có tính ẩn dụ về cây sống đời mà “mỗi một lá rơi xuống lại đem lại những mầm sống, như tình cảm của chị đối với chúng em, đi xa nhưng vẫn sống mãi”-lại cũng chỉ là một câu thoại hầu như không chút ăn nhập với hình ảnh phim

Chính vì không hiểu (hay không dám hiểu) giá trị nhân văn chính của tác phẩm văn học, trong việc xây dựng tính cách nhân vật, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã đánh mất đi cái đẹp sâu sắc tiềm ẩn trong tính cách của mỗi một số phận trong Cánh đồng bất tận, và điều đó khiến cho dàn diễn viên nổi tiếng của anh có những vai diễn đáng thất vọng nhất trong bộ phim này. Dustin Nguyễn, trong đoạn phỏng vấn để quảng bá cho bộ phim, nhắc đi nhắc lại “ông Võ là người rất xấu…nhưng xem phim, bạn sẽ thấy ông ấy có lý do để làm như vậy…”- Dustin đã nhầm, vấn đề ở đây không phải ở “lý do”, mà bản chất, ông Võ không phải là người xấu. Tại sao dù đau khổ nhưng Nương và Điền vẫn bám theo ba suốt dọc hành trình,vì các em hiểu rằng- dưới lớp vỏ cộc cằn, cay đắng và thậm chí đôi lúc tàn nhẫn là tình thương các con, là một tâm hồn bị tổn thương sâu sắc. Dustin Nguyễn chỉ diễn được chất cộc cằn và tàn nhẫn, và chỉ chạm rất phớt được tầng sâu đó của nhân vật, nên khi anh cố gắng diễn sâu hơn, như khi anh đưa lại chiếc nhẫn cho Nương, hay cảnh kêu trời thống thiết đáng thất vọng của anh ở cuối phim thì cách diễn lại mang đầy tính “kịch” giả tạo. Tạo hình vạm vỡ của anh, cái cách anh ngồi uống rượu, chặt củi hay ân ái với Sương đều rất ít điểm chung với nhân vật nông dân miền Tây mà anh phải thể hiện.

Nhưng thất vọng lớn nhất của bộ phim là Đỗ Thị Hải Yến. Thách thức và áp lực đối với cô ở vai Sương là rõ rệt: hình ảnh một cô gái điếm miền Tây đơn sơ, bị cuộc sống đầy đọa nhưng vẫn mong mỏi yêu thương và được yêu thương, sẵn sàng hi sinh nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ khi cảm thấy nhân cách của mình bị xúc phạm… là một vai diễn khó với Hải Yến. Và cô đã không vượt qua được thách thức này. Dù có những cảnh diễn đạt (cảnh đầu tiên của phim, cảnh cô xăng xái tươi cười tràn ngập hạnh phúc xới cơm cho gia đình Út Võ sau đêm ân ái), nhìn chung khán giả không nhìn thấy cô gái điếm miền Tây trong cô. Từ cái giọng bèn bẹt (“ôi chị làm gái ấy mà”), ánh mắt giả tạo (“ba của mấy cưng đẹp trai ghê ta”), trang phục xa lạ (áo trắng tinh) đến hành động tạo hình (nắm bàn tay Út Võ, từ từ ngả người ra sau, những cảnh cô xoa đầu trò chuyện với Điền, Nương) đều thấy rõ sự “diễn” gượng gạo của cô. Nếu không được bù đắp lại bằng sự duyên dáng tươi trẻ của Lan Ngọc (vai Nương), khắc khổ và chân thành của Thanh Hòa (vai Điền), thì diễn viên có thể được coi là thất bại lớn thứ hai của phim Cánh đồng bất tận.


Tính photoshop của Cánh đồng bất tận còn được thể hiện rõ rệt ở hình ảnh và sắp đặt của bộ phim -không phải mầu nâu của đất, màu đen của sình lầy, không phải những giọt mồ hôi hay nếp nhăn của nghèo đói và tuyệt vọng trên khuôn mặt của các nhân vật- mà trong phim vàng rực màu vàng của lúa, màu xanh ngắt của cỏ và màu trắng của những chiếc áo của Nương, của Sương. “Miền Tây của chúng ta lên phim đẹp quá anh nhỉ. Các công ty du lịch thích lắm đó”-Nguyễn Ngọc Tư nói với tôi bằng vẻ tự trào cay đắng của cô. Để “đẹp hóa” bộ phim, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình sẵn sàng hi sinh tính trung thực của thực tế, mà cảnh Sương tắm trong đìa sen là một ví dụ điển hình- bất cứ người dân miền Tây nào cũng biết đìa sen với gai góc và bùn lầy là nơi bẩn nhất, là nơi không ai có thể tắm. Hay những hình ảnh sắp đặt của hai cô gái Nương và Sương mặc áo trắng múc từng gáo nước trên thuyền- cảnh quay lẽ ra phải để Sương gợi cho Nương nhớ đến người mẹ mà cô hàng đêm mong nhớ- thì lại trở thành một cảnh quay tạo hình một vẻ đẹp “chẳng để làm gì” giữa trời nước miền Tây.

Với một cốt truyện hay, một dàn diễn viên nổi tiếng, được đầu tư chu đáo, lẽ ra Cánh đồng bất tận hoàn toàn có cơ hội để trở thành một tác phẩm điện ảnh thành công, hơn là chỉ được đánh giá cao về diễn xuất của một vài diễn viên, của hình ảnh đèm đẹp hay âm nhạc mang đậm tính dân tộc/hiện đại của Quốc Trung. Victor Hugo có một câu nói nổi tiếng về sự dũng cảm của người nghệ sĩ „hãy như con chim không e ngại sà xuống cành cây sắp gẫy, cho dù cảm thấy cành cây trĩu xuống, vẫn hát bài ca thường nhật, vì biết rằng mình vẫn còn đôi cánh để nâng đỡ”. Phải chăng vì thiếu đi sự nâng đỡ của đôi cách (tài năng) ấy, mà Cánh đồng bất tận không có được sự dũng cảm của một tác phẩm nghệ thuật đích thực?




Nguồn:
Bài trên Facebook của Nguyễn Thanh Sơn



53 comments:

Hậu Khảo cổ on lúc 21:25 24 tháng 10, 2010 nói...

Chị cũng cảm nhận y như thế trong khi và sau khi xem phim :(

Thái Anh on lúc 21:48 24 tháng 10, 2010 nói...

Uầy, cái này nóng luôn chú ạ, cháu vừa đi xem về cách đây... 5phút :P
Vì nguyên tác của phim là truyện, lại là một "đình đám" như Cánh đồng bất tận nên hầu hết người đã xem không khỏi so sánh giữa truyện và phim. Chắc chắn, không dưới 80% người đến xem phim là vì biết phim chuyển thể từ truyện vừa này.
Đồng ý với tác giả bài viết trên là phim lấy quá nhiều lời thoại từ truyện, những đoạn lời thoại mà có lẽ, chỉ sử dụng để đọc chứ k sử dụng trong trò chuyện (Đoạn Nương kể cho chị Sương về mẹ, cha có câu: "Rồi ba cứ gầm gừ, tằng hắng cả ngày" - ôi, thất bại rồi. Đọc mấy cái từ "gần gừ" và "tằng hắng" trong truyện nó chuẩn thế cơ mà, nhưng nói chuyện với nhau thì chả ai nói thế!).
Về nhân vật thì vẫn thấy một Dustin Nguyễn của võ thuật ở đoạn đập và đốt nhà; thấy một Hải Yến chưa thực sự sâu sắc với những nỗi niềm của cô gái điếm, bọn lưu manh (đã được sửa) thì cái mặt hiền khô chân chất,,, Hai nhân vật Điền và Nương là tốt hơn cả.
Với cảm nhận của cháu, triết lí sâu sắc nhất của toàn bộ "chuyện" là câu nói cuối cùng: "LÀ trẻ con, nhiều khi phải biết tha thứ cho lỗi lầm của người lớn". Tiếc rằng, triết lý đó thì lại chưa được khai thác triệt để nhất trong phim. Giá như Nương nghĩ về mẹ nhiều hơn nữa chứ k phải là 3 lần thoảng qua như trong phim, và giá như Nương dằn vặt hơn nữa với câu nói của mình đã làm mẹ đi...
CÁch đây 2 năm, cô giáo dạy VH của bọn cháu có ra đề rất "hậu hiện đại" là: Viết lại kết của truyện Cánh đồng bất tận. Cháu đã để cho NV con gái sau khi sinh đứa con ra mà người cha vẫn cục cằn với cô, tuy với đứa cháu nhỏ thì vẫn im lặng chăm sóc... Và cô gái, sau khi bế con lên chợ, đã cố tình đứng ở một góc khuất nhìn cha của mình dáo dác tìm con và cháu... Ông vẫn sẽ đẩy thuyền đi, một mình, sự cô độc trên cánh đồng bất tận là một sự trả giá...
Có vẻ hơi tàn nhẫn nhưng cái ý nghĩa về sự trả giá và tha thứ có vẻ rõ nét hơn...
Không biết với người khác thì thế nào, với cháu, đó là hai điều nhân văn nhất trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư.

LU on lúc 21:48 24 tháng 10, 2010 nói...

Là một đạo diễn, Nguyễn Phan Quang Bình phải thừa hiểu, thế mạnh của tác phẩm điện ảnh là hình ảnh và hành động phim, chứ không phải lời thoại của nhân vật (nguyên tắc hàng đầu của điện ảnh “hãy cho họ thấy, đừng thoại!”- Show them, do not tell them).

Em kết câu này. Film VN em chỉ thích những tác phẩm trước đây thôi, đặc biệt, em thích đạo diễn Nhật Minh. Ngày trước, còn ở VN em được xem film tự liệu "chiếc sừng trâu" hình như của Balan thì phải. Film hoàn toàn rất ít lời thoại, cảnh quay ấn tượng nhờ vào những tiếng động của lá rơi, của giọt nước, tiếng thở dài, và ánh mắt biết diễn của diễn viên.
Trương Nghệ Mưu hay ở cách biết dùng khoảng lặng trong film, như viết văn cần chấm phẩy nghỉ ngơi, nhưng em thấy chưa độc đáo bằng tác giả dựng film "chiếc sừng trâu". Xem xong về cứ bần thần nhớ mãi những cảnh quay như thế.

Em nhớ cô giáo dạy design của em bẩu rằng --> less is more!

Vhlinh on lúc 21:53 24 tháng 10, 2010 nói...

Trân trọng Nguyễn Thanh Sơn trên phương diện nhà phê bình điện ảnh, nhưng xin đưng quá khắc nghiệt với Nguyễn Phan Quang Bình. Hãy thử một lần dám đứng vào vị trí của em !!!

Tôi đã đọc tiểu thuyết của Tư tới hơn chục lần, hiểu Tư trăn trở khi không cô đơn nhưng đơn độc với cuốn tiểu thuyết trong tay giữa cuộc đời này như thế nào.

Cá nhân tôi, không cảm nhận phim là bi kịch cá nhân. Một xã hội để cho quá nhiều bi kịch cá nhân tồn tại ( kể cả bọn đầu gấu sông nước tự do lộng hành) thì cũng là một xã hội còn cần điều chỉnh để thoát khỏi bi kịch cộng đồng.

Bộ phim đã chuyển tải được điều đó, dù không ở mức đỉnh cao như tác phẩm của Tư.

Từ trước tới nay, để một tác phẩm điện ảnh vượt qua được tác phẩm văn chương hoàn toàn không dễ.

Xin hãy dùng bút đúng với chức năng phê bình của nó.

Xin hãy điều khiển bút bằng sự khách quan, hiểu hoàn cảnh một cách có lý trí.

Với tôi, ý kiến riêng thôi, thấy rằng làm được như Dustin Nguyễn và Nguyễn Phan Quang Bình trong thời điểm hiện nay đã là đáng trân trọng.

Tôi đồng ý với nhận xét về Hải Yến.

Vhlinh on lúc 22:03 24 tháng 10, 2010 nói...

Xin lỗi, đọc kỹ tiếp bài phê bình này thì lại tiếp tục không đồng ý với Nguyễn Thanh Sơn khi anh này phê bình cái giọng bẹt bẹt của Hải Yến trong đoạn thoại:" Chị làm gái ý mà".
Thừa nhận là Hải Yến đóng chưa đạt, không được như mọi người kỳ vọng, nhưng cảm nhận câu:" Chị làm gái ý mà" theo thiển ý của Nguyễn Thanh Sơn thì ...hình như anh này chưa đọc Cánh đồng bất tận.
Cái trơ tráo của một gái điếm bầm dập dù được người tốt cứu nhưng vẫn bộc lộ như một thói quen đã được HY lột tả khá hoàn hỏa qua nét mặt đanh đảnh và chất giọng Bắc bèn bẹt này.

NLVD nói...

Em không xem phim nhưng từ hồi mới quay em đã comment bên blog Cát Khuê rồi, Hải Yến không thể đảm nhận vai Sương, giao vai Sương là làm khó cho cô ấy. Ngày xưa xem Hải Yến đóng Chuyện của Pao đã nhạt nhẽo vô vị lắm rồi.

MC3 on lúc 22:25 24 tháng 10, 2010 nói...

Mình chưa đi xem phim này, dù hôm chiếu đầu tiên cháy vé (lời NA), nhưng có lẽ vì chưa thật sự tin yêu phim VN lắm.

Titi on lúc 22:31 24 tháng 10, 2010 nói...

Vui quá! Mọi người nên xem để ủng hộ phim Việt, rồi tranh lựng, khen chê cho nó máu :-D

SuchAFLife on lúc 23:00 24 tháng 10, 2010 nói...

Em cũng không chắc sẽ xem phim này trừ khi bị ép xem, hihi, dù rất thích tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư.

E thích cmt của chị Vhlinh, và em cũng chưa bao giờ thích những bài phê bình của Nguyễn Thanh Sơn :P, dù cũng có chút chính xác nhưng NTS rất giỏi chê người khác, mà không thấy hết những nỗ lực của họ.

Em vẫn ngạc nhiên là tại sao Hải Yến lại đi đóng phim từ khi xem Người Mỹ Trầm Lặng và tại sao đạo diễn lại chọn cô ấy vào vai Sương.

Pig on lúc 23:43 24 tháng 10, 2010 nói...

thật đáng mừng khi phim VN đang dần đc đem ra phê bình tranh luận sôi nổi

Nặc danh nói...

Tôi thấy Nguyễn Thanh Sơn đã có rất nhiều những nhận xét xác đáng về bộ phim nhiều lỗi này. Nếu như các bạn không đọc CĐBT, không cảm nhận thấy cái hay từ truyện ngắn, chắc gì khi xem một CĐBT trên phim mà đã hiểu hết?
Hải Yến đã thất bại nặng nề ở bộ phim này, hơn thế cách diễn và cách đọc thoại của cô còn làm phá hỏng cả bộ phim. Mỗi khi cô diễn viên đọc thoại, bao nhiêu sự vô cảm, vô duyên đều lồ lộ khiến khán giả cảm thấy bực dọc. Dustin Nguyễn quá đẹp trai và cũng thể hiện chưa ra chất của 1 người đàn ông nam bộ ( chỉ quanh quẩn với những hành động như chặt củi)
Nghệ thuật quay phim cũng chưa có gì quá đặc sắc ( trừ 1 vài cảnh quay đẹp) thì vẫn chưa dùng những góc máy, chuyển động máy... để toát lên sự cô đơn, bé nhỏ, trôi nổi của con người trong cánh đồng vô định của cuộc đời họ.
Cấu trúc của phim lỏng lẻo, không chặt.
Cảnh phim vô lý nhất là cảnh Nương bị hiếp bởi một người đàn ông mang trên mình vết chém dài đầy máu me, nhưng lạ kì thay, làm gì có một người bình thường nào lại có thể chạy phăng phăng đuổi cô gái trẻ và hiếp cô ta ngay dưới nước một cách dễ dàng như thế.....



Nói chung, còn khá nhiều lỗi

LU on lúc 04:19 25 tháng 10, 2010 nói...

he he, xem hai tấm hình cánh đồng nghèo khổ trông mát con mắt quá. Lúa mượt mà như gái đương xuân. Mỗi lần vào đọc còm nhìn hai tấm hình lúa căng thì con gái này...làm em có cảm giác đang xem film animation của Hô-Li-gút, em kết nhất film Tom and Jerry. ;))

Tự dưng nhớ lại, tiếc cho cánh đồng hoang có diễn viên Lâm Tới đóng trước đây. Đồng chi mờ hoang tàn chẳng bắt mắt tị nào cả. Phải chi được như thế này thì lĩnh tới giải thưởng còn bự hơn à ;))

Phaletim nói...

Tôi chưa xem phim, nhưng tôi đã đọc truyên và rất cảm động. Nguyễn Ngọc Tư đã viết rất hay, qua lời văn hết sức mộc mạc giản dị mà nhà văn đã lột tả được tính cách nhân vật. Nhưng tôi hơi thắc mắc tại sao trong truyện là cái nhìn từ nhân vật Nương nhưng kgi đọc các bài báo thì toàn nói nhân vật Sương và Út Võ là nhân vật chính. Tôi nghĩ phải là 3 cho con Út Võ mới đúng chứ. Tôi rất tò mò và háo hức muốn xem tác phẩm văn học yêu thích của mình được chuyển tải thành phim như thế nào? Nhìn chung thì điện ảnh VN chưa hay nhưng chúng ta nên ủng hộ và khích lệ, bên cạnh đó cũng cần có những lời phê bình đúng đắn như của Nguyễn Thanh Sơn. Như vậy các phim sau mới lấy đó làm kinh nghiệm. Tôi thấy các bài báo của Việt Nam cứ phim nào hơi hot chút xíu là khen không như vậy cũng không tốt. Cám ơn đoàn làm phim đã chuyển tải tác phẩm mà tôi yêu thích thành phim và cũng cũng cám ơn NTS đã góp ý thẳng thắn để sau này chúng ta có những bộ phim hay hơn.

Vhlinh on lúc 08:09 25 tháng 10, 2010 nói...

Rất đồng ý với nhận xét của bạn Nặc danh. Đây cũng là nhận xét rất chuyên nghiệp, không cay nghiệt kiểu Nguyễn Thanh Sơn. Hậu trường ngày phim ra mắt, một nghệ sĩ nhân dân nổi tiếng cũng đã có một vài nhận xét tương tự với chúng tôi về những điều vô lý và chưa đạt của phim. Nhưng tựu chung lại, phim có thể làm ai đó thất vọng nếu họ(không) đúng về phe nước mắt.
Cá nhân tôi không hiểu câu này của anh Sơn. Như thế nào là (không )đứng về phe nước mắt? Đứng thì đứng hẳn mà không đứng thì không đứng hẳn, chẳng lẽ phê bình điện ảnh cũng có sự lưỡng tính?

Chẳng lẽ những giọt nước mắt rơi ra từ những đôi mắt bình dân, không biết gì về phê bình điện ảnh, lại không đáng để gợi suy nghĩ về điều một bộ phim muốn nói hay sao. Chắc chắn, rất nhiều những khán giả rơi lệ chưa từng đọc Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.

Tôi cá với các bạn rằng, dù chưa đọc Cánh đồng bất tận, thì các bạn vẫn ăm ắp cảm xúc khi xem phim của Dustin Nguyễn và Nguyễn Phan Quang Bình nếu trái tim các bạn có một chút rộng lượng với điện ảnh Việt và sự hàm ơn điện ảnh đã dọn một con đường(đã mòn nhưng không phải mọi tầng lớp đều đã bước chân qua)cho những người thích nhìn và không thích nhìn thực tế Việt Nam với tất cả những biến chuyển bao gồm hệ lụy của nó.

Thuy Dam Minh on lúc 08:42 25 tháng 10, 2010 nói...

Phim cảm động. Nói lên nhiều khía cạnh của đời sống nông thôn Việt Nam. Có cái nói tới, có cái còn nói chưa tới nữa. Nhưng tựu trung lại, đời sống nông thôn và nông dân Việt Nam được thể hiện tốt và trung thực (những gì đã thể hiện).
Duy có điều này, anh băn khoăn lắm, mà không chỉ ở phim này. Đó là đời sống của nông thôn và nông dân Việt Nam giờ đã khác xưa nhiều rồi, đã vui tươi nhiều rồi... Vậy mà ít có phim nào nói về khía cạnh tích cực này. Vì thế, nó làm cho không ít người, nhất là các bạn trẻ, có cái nhìn lệch lạc và phiến diện về phim nông thôn. Họ cứ có ấn tượng cứ phim về quê, về nông thôn, về nông dân là oan ức, là buồn, là nghèo là khổ... Híc hic!

Unknown on lúc 08:44 25 tháng 10, 2010 nói...

Từ photoshop rất đúng cho bộ phim này. Mọi thứ đều sáng sủa, đẹp đẽ nhưng lại không tải nổi những cảm nghĩ em đã có từ Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Chán nhất là cánh đồng vàng ngút ngàn cuối phim, chán nhì là anh nông dân Dustin Nguyễn, chán ba là chị Hải Yến - mỏng manh, thanh thanh quá chưa ra vẻ thô ráp mà em vẫn hình dung. Cảnh phim đẹp, làm em cứ nhớ về Mùa hè chiều thẳng đứng của Trần Anh Hùng

Thái Anh on lúc 10:29 25 tháng 10, 2010 nói...

@ Phaletim: Cái bạn thắc mắc là một nhận định sai của NTS. Cá nhân tôi, khi xem phim này vẫn cảm thấy Nương là nhân vật chính. Dù xuất hiện ít hay nhiều nhưng từ những ánh nhìn của Nương với cha, với Sương và em trai của mình đủ sức đắt câu chuyện đi...
@ Vhlinh: Nguyên văn trong văn bản của NTS là "Tôi (không) đứng về phe nước mắt". Nguyên tác của câu nói này là câu trong bài thơ "Để ghi lên mộ chí sau này" của nhà thơ, dịch giả Dương Tường: "Tôi đứng về phe nước mắt".
NTS có lẽ muốn mượn câu nói này để nói về cảm xúc của mình sau khi xem phim - nói rõ ra là có nhiều người khóc (thực sự hay giả tạo) sau khi xem phim rồi. Và đề tựa bằng câu này, không khó để biết được NTS đang muốn nói đến lý trý trong những nhận xét của mình, chứ không phải đứng về phía cảm xúc, nhất lại là cảm xúc của người khác.
Không biết bạn không hiểu điều đó thì bạn có thực sự hiểu toàn bộ bài viết trên của NTS không nữa?

Nặc danh nói...

Lần đầu tiên trong đời 1
bộ Phim VN làm m rơi nc mắt,tràn đầy cảm xúc .... Phim làm cả phòng rộn
tiếng cười,rồi lại rơi những giọt nước mắt...[I love Cánh Đồng Bất
Tận]...:x.cảnh mấy cánh đồng đẹp ..ui muốn đi miền tây quá..hình ảnh
sông nc của con ng VN...Một bộ phim thật sự Đáng xem...Hay quá...:x:x:x[ Đấy là theo cảm nhận của t về Bộ phim này :)

Vhlinh on lúc 12:57 25 tháng 10, 2010 nói...

@Bạn Thái Anh:

Mượn gì thì mượn nhưng cái chữ "không" để trong ngoặc kiểu Tôi(không) đứng về phe nước mắt...của NTS nó vẫn cứ hai phai thế nào ý bạn ạ.

Tôi thích câu " Tôi đứng về phe nước mắt" của dịch giả Dương Tường vì nó quả thật rất nam tính. cảm ơn bạn đã cho tôi biết cội nguồn của nó.

Tôi tôn trọng sự khác biệt, ngay cả trong việc đưa ra ý kiến cũng vậy.
Khóc giả tạo cũng là một sự khác biệt nhưng tôi không tôn trọng nó. Tôi nghĩ mãi không hiểu vì cớ gì người ta phải khóc giả tạo cho bộ phim này?

Ý kiến của tôi về bộ phim mà cá nhân tôi cho là còn khiếm khuyết vì dù sao nó cũng là phim Việt, chưa thoát được cái bóng của Điện ảnh Việt Nam, nhưng quả thật đáng xem và đáng ghi nhận sự cố gắng của những người làm phim, đến đây là hết.

Nặc danh nói...

Hai ngày đầu công chiếu, Cánh đồng bất tận thu về 2,3 tỉ

Theo bà Ngô Thị Bích Hiền, giám đốc công ty BHD, đơn vị sản xuất phim Cánh đồng bất tận, sau hai ngày đầu tiên công chiếu (22 và 23.10), doanh thu của phim là 2,3 tỉ đồng trên toàn quốc, cao hơn cả những bộ phim tết hút khách như Những nụ hôn rực rỡ (thu về 1 tỉ đồng sau ngày đầu công chiếu).

Trong ngày đầu tiên công chiếu, hai phòng chiếu của Megastar Hùng Vương đã quá tải. Vì vậy rạp đã tăng thêm một bản phim để có thể chiếu thêm, đáp ứng nhu cầu cứ nửa tiếng có một suất phim Cánh đồng bất tận. Rạp Cinebox Hoà Bình đã bán gần được 2.000 vé cũng chỉ trong ngày đầu tiên. Tại TP.HCM, phim chiếu tại hệ thống rạp Galaxy, Megastar, BHD, Thăng Long, Đống Đa, Tân Sơn Nhất, Lotte Cinema, Cinebox. Tại Biên Hoà – Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, phim chiếu tại hệ thống Megastar. Riêng Hà Nội chiếu thêm tại rạp Ngọc Khánh.

Đăng trên báo SGTT

LU on lúc 21:00 25 tháng 10, 2010 nói...

ha ha, đúng như tiên đoán của em rồi nhé anh. Bên Mỹ cái chiêu PR này thường thấy lắm hè.

Film xuất xưởng đôi khi khen nó sẽ ko được người ta xem và tám cho mấy. Nhưng chỉ cần vài ngòi bút chê...thì mức doanh thu sẽ thuộc hàng khủng.
Thật ra đây chỉ là film thương mãi thôi, cách gì cũng được miễn người sản xuất ko lỗ là tốt rồi. Xem ra các nhà làm film TQ, Đường đến Thăng Long, nên học cách này. Đã gọi là ra làm ăn thì phải biết tâm lí số đông và đừng dại dột đụng vào chính trị.
Dân chúng phê bình vì họ là người bỏ tiền ra xem, tuy nhiên vẫn ủng hộ và đi xem đầy, thế là cũng có tiến bộ rồi. Sợ nhất film làm ra chẳng ai chê cũng chẳng ai khen.

Nặc danh nói...

khi xem xong mình chỉ tiếc nhất một điều bộ phim này nó có thể lơn hơn với vóc dáng hiện giờ của nó!

Nặc danh nói...

Lần đầu tiên trong đời 1
bộ Phim VN làm m rơi nc mắt,tràn đầy cảm xúc .... Phim làm cả phòng rộn
tiếng cười,rồi lại rơi những giọt nước mắt...[I love Cánh Đồng Bất
Tận]...:x.cảnh mấy cánh đồng đẹp ..ui muốn đi miền tây quá..hình ảnh
sông nc của con ng VN...Một bộ phim thật sự Đáng xem...Hay quá...:x:x:x[ Đấy là theo cảm nhận của t về Bộ phim này :)

khó chịu nhất với ông này. có đi coi phim không đó ba. làm gì có chuyện rộn tiếng cười ở đây >"<

Nặc danh nói...

Tôi thì thích bi kịch của những cá nhân. Đâu có gì ngăn cản những con người "bị áp bức bất công" sống yêu thương lẫn nhau đâu. Các nhà phê bình luôn luôn muốn qui nạp những bi kịch cá nhân thành cái gì đó lớn lao vĩ đại bởi vì họ nghĩ cái gì nhỏ thì không đáng để họ phải tung hô.

Tôi có cái mai mắn là quên sạch truyện khi xem bộ phim này. Và câu hỏi đặt ra là: tại sao con người ta lại ác với nhau đến vậy? Bản thân tôi cũng nhiều lần suýt đánh nhau vì những va quẹt nhỏ trên đường.

Phim còn nhiều cái chưa hay nhưng biết làm sao được. Mình kém mà. Xem "Đường Sơn đại địa chấn" cũng không thấy hay hơn bao nhiêu.

Nặc danh nói...

Thái hóa.Tôi không tin người miền Tây có cuộc sống như thế

Nặc danh nói...

ở đâu cũng vậy. và không chỉ riêng phim ảnh mà còn nhiều thứ khác. nói chung mỗi bên có những lý lẽ và cảm nhận khác nhau. quan trọng là cảm xúc và trái tim của mỗi người. chưa có dịp thực sự để coi phim này nên không dám nói gì nhiều nhưng... công bằng mà nói, phim làm ra là để làm gì?
với bên làm phim: ĐỂ KIẾM TIỀN
với khán giả: ĐỂ COI
điểm chung là gì? là nơi giao nhau của những cảm xúc thăng hoa. và phim có sạn to hay nhỏ, hay hay dở thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người. cái cảm nhận đó từ những cảm giác và suy nghĩ riêng khi coi phim, chứ không phải đc tạo ra từ những bài phê bình, hình thức pr, tiếp thị nào cả!

Nặc danh nói...

"với bên làm phim: ĐỂ KIẾM TIỀN"
Nếu nói như vậy thì điện ảnh chẳng đáng để xếp là nghệ thuật thứ 7.
Nếu là phim giải trí. Tôi hoàn toàn đồng ý quan điểm trên. Còn đã là phim nghệ thuật thì phải đặt vấn đề nghệ thuật lên trên.

Tôi chưa đọc Cánh đông bất tận mà chỉ biết về nó. Cũng chưa xem phim Cánh đồng bất tận.
Có lẽ tôi không có nhiều căn cứ để có thể nói nhiều. Tôi chỉ biết phim chuyển thể thường chỉ gây thất vọng cho những người đã đọc truyện.
Có lẽ ở đây tác giả bài viết quá mong chờ để rồi thất vọng khi xem phim. Nhưng ở một mức nào đó chúng ta đành phải chấp nhận. Vì sự thật, với Việt Nam bây giờ để làm được một bộ phim để đời vẫn còn ngoài khả năng.

Nặc danh nói...

phim hay,nhung canh ong VO cho con gai chiec nhan nhin ko tu nhien,giong nhu ong do thik nho Nuong vay.

Nặc danh nói...

Tóm lại:
Thành công: CĐBT là 1 cuốn phim tốt nhất trong những phim đc sản xuất trong vài năm gần đây.
Thành công: đạt doanh thu cao.
Thành công: thị hiếu khán giả VN không tầm thường như đang, đã bị đánh giá do những phim ế khách - Đao diễn bảu là có vấn đề thị hiếu.
Thất bại 1: Nguyên liệu kịch bản rất tốt, nhưng chỉ là đc đến vậy.
Thất bại 2 : 1 Diễn viên Việt kiều, 1 bà cô Người Bắc - thể hiện được tâm tư của 2 nhân vật trong phim???? Chắc không, dù không là nông dân Nam bộ, Cô gái bán thân Nam bộ, nhưng chí ít họ phải đc quan sát, cảm nhận hình tượng nhân vật như vậy trong 1tho72i gian nhất định.
Tóm lại:
1/ 50% đạt + 50% Chưa đạt. Bình lựng tới sáng.
2/ Những người đã đọc kỹ CĐBT sẽ không thể hài lòng với phim này.
3/ Những người chưa hề đọc, Quay lại mệnh đề 2/, Chuyện hay đến nỗi, khó có ai có thể tải hết ý tác giả. Hết.

Nặc danh nói...

t chưa xem, cũng hào hứng xem lắm khi mà đọc về những comment này. dù biết phim chẳng bao giờ dc như truyện, hay phim dựng lại ít khi vượt qua dcj cái bóng của phim cũ, chẳng hạn như Tân tây du ký chảng hạn, tớ là ko thích những kiểu phim kiểu vừa cổ, vừa hiện đại đó. dù sao thì để chuyển tải thành phim từ một tác phẩm có thể nói là rất nổi tiếng như vậy là rất khó. vì vậy các nhà phê bình ko nên quá khắt khe. thiết nghĩ, các đạo diễn nên thuê thêm cả nhà phê bình theo đoàn làm phim, có lẽ phim sẽ hoàn hảo hơn. nhưng đừng chỉ thuê 1 thôi chứ thuê 2 NPB thì họ cãi nhau chắc phim cũng chẳng quay nổi đâu. tôi đã đọc truyện, và có lẽ cũng sẽ di xem,rồi về tám tiếp.hehe

Nặc danh nói...

Đạo diễn , quay phim, biên kịch ,âm thanh , 2 diễn viên trẻ diễn rất đạt,Hải Yến rất tròn vai. Nói chung theo tôi phim rất khá.

Nặc danh nói...

Diễn viên Tăng Thanh Hà ..chi xuất hiện có vài cảnh ....noi chung ko có gì đặc biệt để lại ấn tượng cho lắm... Tại sao khi phim cánh Đồng bất tận tham gia liên hoan phim quốc tế o han Quốc thi nhân vật Nương trong phim không ai đề cập dến ... tôi thấy diễn viên này diễn rất hay và xúc tích mà chỉ nói về tăng Thanh hà và nhân vật Sương ..Thấy thật buồn cho vai nương..

Nặc danh nói...

Tôi chỉ đồng ý với việc bộ phim đã hoán đổi vị trí giữa vai chính và vai phụ. Đối với tôi, tôi vẫn cho rằng vai Nương nên được tập trung khai thác hơn là vai Sương.

Nhưng có lẽ, ở góc độ điện ảnh thì vai Nương quá "ít hành động" nên nhà biên kịch đã chuyển vai thứ lên đảm trách. Rất may là diễn viên của vai Nương và Điền đã làm tròn vay thật cục mịch mà thống thiết, chân tình.

Cũng chính vì lẽ đó, nếu ai xem phim sẽ thấy phần đầu của phim khá là cuốn hút, khi nhân vật Sương được khắc họa khá nét. Nhưng dần dà, cũng chính vì tập trung vào vai thứ mà phim đuối dần vì "cạn ý tưởng". Thay vì đẩy nhân vật Nương trở về tuyến chính một cách mạnh mẽ, thì phim đã bị ảnh hưởng mạnh bởi tính cách của Nương "lẳng lặng, chịu đựng và hiền hòa". Có lẽ nhà biên kịch không dám thay đổi tính cách nhân vật này thì phải.

Ở đây tôi đề cập đến vai trò nhà biên kịch bởi vì tác phẩm được chuyển thể từ truyện thành phim. Do đó, trách nhiệm không thể chỉ là từ Đạo diễn.

Nếu mọi người có để ý, thì rất nhiều bộ phim gặp phải vấn đề so sánh giữa truyện và phim. Với thời lượng ngắn thì phim không thể mô tả hết ý tưởng của truyện bằng hình được. Nếu chúng ta xem phim trong tư thế của một khán giả bình thường (không phải là đọc giả trung thành của truyện khi nhớ từng phân đoạn, từng câu từ), thì tôi cho rằng bộ phim đã thành công khi phản ánh được một số nét cơ bản của truyện: cuộc sống lang bạt, sự trả giá, tính chân chất, nét xã hội mộc.

Rất mong trong thời gian tới, tôi lại có thể tiếp tục xem được nhiều phim VN chất lượng.

Nặc danh nói...

e cung k dam noi la phim nay co nhung kanh nong k phu hop nhung doa la mot tac pham hay

Nặc danh nói...

Nhà em chỉ nghĩ, nếu đóng vai khán giả mà xem thôi thì sẽ cảm nhận khác bác Sơn nhiều lắm. Nhà phê bình xem phim thấy toàn sạn. Khổ thân bác í ghê.

Mà trò đời, phê tài là phê mà người ta tâm phục khẩu phục chứ đằng này giọng bác Sơn căng ghê. Đọc title và câu mở đầu tưởng được đọc một bài tới nơi tới chốn tâm tâm, về tầm và mắt nghề nhưng thú thực là bác ấy phê xem ra nặng phần cay mà kém phần bình cho bật cái hay cái dở.

Bảo bác í "chém gió" chiến quá thì khéo bác ấy và khối người lại bảo nhà em hỗn vì chỉ làm khán giả như vô vàn khán giả mà dám phê nhà phê bình, nhưng mà của đáng tội giá bài của bác ấy được lên báo cho đằng đằng chính chính thì hơn. đằng này lại chỉ loan truyền trên mạng. Chả hiểu vì tâm bác ấy có chuyện nên báo không đăng hay bác ý thích chơi kênh blog cho nó máu mê dư luận thời thượng.

CHUỒN CHUỒN XỊN

Nặc danh nói...

Nguyễn Thanh sơn ơi là nguyen thanh son, khôn ngoan ko lại với giời. Mấy ngày qua PR miễn phí cho phim ko biết cảm giác thế nào

Thủy Tiên nói...

Đọc entry của blogger này :

http://phuthuycalata.multiply.com/journal/item/2117/2117?replies_read=32

http://phuthuycalata.multiply.com/journal/item/2118/2118?replies_read=32

Em quỳnh vy viết bài blog bình phim vừa ngây ngô như cái bô nhưng lại vừa tinh khôn như cái ... bồn.

Thế giới blog có kẻ này sao lại loạn ngôn đáng sợ!

Nặc danh nói...

Nói nhân vật vợ Út Võ trong phim bỏ đi chỉ vì mấy mảnh vải là chưa xem kỹ rồi, hôm đó nhà hết gạo, có thể nghe thấy tiếng cô này cào thùng gạo mà (lẽ ra đoạn này có thể quay cận để thấy rõ).
Nói chung nhân vật người vợ này cả ở trong truyện cũng nhạt vậy thôi, đẹp, nghèo, chịu khổ nhưng không chịu được lam lũ. Như vậy cũng do văn hóa thấp, mà cội nguồn là nghèo về cả đời sống vật chất và tinh thần.

Nặc danh nói...

Mình đọc truyện rồi, xem phim rồi....dĩ nhiên là phim chưa lột tả hết như trong truyện...nhưng phim Việt Nam như vậy là qua hay rồi.
Trước giờ mình hok thix phim việt mấy, nhưng coi xong phim CĐBT thấy phim việt đã tiến bộ rất nhiều, từ hình ảnh, nội dung, diễn xuất....tóm lại là hay...rất đáng đồng tiền...!

Nặc danh nói...

Nhận xét, phê bình, góp ý hay là của người phúc ta?!! Sống trên đời sống cần lắm một tấm lòng! Để làm gì? Chẳng để làm gì cả mà hãy để gió cuốn đi.

Nặc danh nói...

Nếu xem phim kỹ, các bạn sẽ thấy: Để có được tiền xây nhà cho vợ con, ông Võ phải đi làm rất vất vả và không kể thời gian. Có những buổi chiều tối, cô vợ và 2 đứa con ra đứng trước bờ sông, chờ chồng chờ cha về. Trong khi đó, cô vợ đang trong thời xuân sắc. Cô hiểu về sắc đẹp của mình. Cô cũng hiểu nhiều người đàn ông có tiền hơn ông Võ mê mình, trong đó có người đàn ông Ba Tàu bán vải. Tình cảnh có người đàn bà đẹp nào mà ko chạnh lòng chứ. Rồi thêm nhà cứ thiếu trước hụt sau dẫn đến việc cô vợ xao lòng và ngoại tình với ông bán vải. Tuy nhiên, chưa hẳn vì vậy mà cô bỏ chồng theo trai mà vì cô xấu hổ khi chuyện của mình bị 2 đứa con phát hiện. Chính điều đó đã khiến cô quyết định "đi luôn", chứ chẳng phải vì mấy miếng vải như nhiều bạn nói ở trên...

Nặc danh nói...

Chiều nay,tôi và một người bạn vừa xem phim "Cánh Đồng Bất Tận", tôi và bạn khóc nhiều, khóc rất tự nhiên. Bạn tôi xem xong thì nói không thích phim này vì nó quá trần trụi, thấy người ta khổ quá, nhiều đoạn làm bạn ấy rùng mình. Đó cũng là thành công của phim rồi, lâu lắm tôi mới xem một phim Việt nam hay như vậy, cũng đáng xem, ngọc cũng còn có vết, bới lông tìm vết cũng để hoàn thiện hơn chăng?

Nhu Tuyen Pham nói...

Có một điều mà ai cũng phải công nhận rằng một tác phẩm văn học khi đưa lên thành phim không thể nào hay như cái vốn có của nó. Ít nhiều trong chúng ta khi xem Harry Porter hay Chạn vạng vẫn tặc lưỡi chê, không hay bằng truyện, thiếu cái này thiếu cái kia.Vậy tại sao chúng ta không có cái nhìn độ lượng hơn với điện ảnh nước nhà?
Theo tôi, Cánh đồng bất tận là một cố gắng nỗ lực rất lớn của điện ảnh VN.

Nặc danh nói...

Mình vừa đi xem về xong, túm lại chả hiểu ai là nv chính , ai là nv phụ nữa .Hay cả 3 cha con nhà út Võ và gái điếm Sương đều là nv chính ???
2dv diễn xuất ổn nhất lại là Vai Nương và Điền.
Còn bác Dustin Nguyễn và Hải Yến diễn ko đạt.Ko có chút nam bộ , ko có hơi sông nước, ko có cái hồn của người dân miền Tây trong cách diễn của 2 người.
Tuy nhiên cđbt so với các bộ phim khác của VN đã là 1 thành công lớn , 1 bước tiến dài rồi.Còn cứ bới lông tìm vết mà chê thì có đến mùa quýt cũng không hết được .5 người , 10 ý mà.Chỉ hi vọng mọi người dù khen dù chê hãy nhìn nhận sự cố gắng của cả ê kip làm phim để cho ra đời được tác phẩm này đã cố gắng đến thế nào.^^

Lee Kim nói...

Tôi đã xem CĐBT. Bạn nào chưa xem chuyện của Nguyễn Ngọc Tư thì đương nhiên nói là phim cũng được vì nhạc hay mê man, cảnh đẹp như được photoshop và dàn DV nổi tiếng. Câu chuyện thì có gái điếm (không phải ở phố mà ở vùng sâu vùng xa mớilạ), người cha gai góc (nhưng hấp dẫn vì Dustin Nguyễn ở Mỹ về đóng) và đặc biệt là sự vô cảm của chính quyền (nhìn từ góc độ kiểm dịch, bọn côn đồ - rất được lòng dân) nên phim đảm bảo có đủ các món ưa thích của công chúng bây giờ.
Nhưng vì đã đọc NNT rồi, đã chót nặng tình với một câu chuyện có tên là cánh đồng bất tận, tôi cho rằng phim không xứng đáng (tôi hiểu là chuyện hay mà phim không hay là 2 chuyện khác nhau) với tên của chuyện. Vì cốt lõi của nó không ở cánh đồng bất tận (thực ra nếu ra thế giới thì cánh đồng trong phim cũng nhỏ thôi) mà các cảm xúc phải bất tận tận cùng.

Nặc danh nói...

Một cảm giác tiếc tiếc, không trọn vẹn sau khi xem xong phim Cánh Đồng Bất Tận...

Unknown on lúc 23:58 14 tháng 11, 2010 nói...

e là sinh viên, e đang làm đề tài nghiên cứu khoa học về tác phẩm của NNT. Vì thế e có cơ hội tìm hiểu khá sâu về CĐBT. Đồng ý rằng NTS đã hơi nặng lời với bộ phim này, nhưng cá nhân e cũng đồng ý với tất cả những nhận xét đó. Càng hiểu sâu về CĐBT, càng thấy NTS nói đúng. E cũng không hiểu lý do vì sao đạo diễn lại đánh mất vai trò chính của Nương trong phim. Khi đó, trong truyện, Nương là nhân vật chính, Sương chẳng qua chỉ là 1 người(trong số rất nhiều người đàn bà bị ÚT VŨ bỏ rơi) được chọn để .........minh họa, còn trong phim, Nương cũng là nhân vật diễn đạt hơn. Vậy mà, sao chỉ nhắc đến HẢI YẾN, DUSTIN NGUYỄN, TĂNG THANH HÀ? Sao k thấy ai nhắc đến LAN NGỌC, THANH HÒA? Sự thất bại của đạo diễn chẳng phải là ở chính chỗ đó sao?

mo? nhon. nói...

mo? nhon. chi dua ra nhung y kien cua ban than va ko phan biet phim cua ai cung nhu ko nghe theo bat cu dieu gi phan nan o tren , do la
Thu nhat : am nhac dc san xuat rat tot duy co mot dieu cang vao cau chuyen cua phim thi am nhac ko co loi thoat ,va momotone tuc la van vay thoi (ko muon noi nhieu )
Thu 2: Dung phim co van de, vay nen nguoi xem ko the thu gian dc (toi da quan sat khan gia o hanoi khi ra khoi rap xem phim va toi ko thay nhung tin hieu hay trong mat ho ) tuy nhien phim co nhieu canh gay cam giac rat dau xot cung nhu tinh cam, giong nhu ta lang thang ca ngay troi chup anh de mang no ve va khoe voi moi nguoi chien tich cua minh ngay hom do va lam cong viec lap ghep no thanh mot cau chuyen .
That ra toi ko quan tam den dien vien noi tieng hay ko noi tieng , chi co dieu co hoi cua ho dc sang tao nhu the nao trong phim ma thoi .
Con mot dieu nua la phim van roi vao khoang trong cua vo so nhung hinh anh dep my mieu lam cho toc do cua phim ko kich thich suy nghi , chi co cau chuyen nhin thay tren man anh lam nguoi xem cam dong tuc thoi va khong de lai lau , do la ly do ma moi nguoi phan nan chang .
co the toi dung hoac sai dieu do ko quan trong , nhung toi ko thich nhung loi bao chua cua ai do cho nhung gi minh da lam .
Ca nhan toi xin cam on doan lam phim da cho toi mot thoi gian nho hoi hop va hy vong .

Nặc danh nói...

theo quan điểm của tôi bô phim này quá hay .kich bản va đao diễn đã diễn tả tâm lý của nhân vât môt cách xuất sác.chưa có bô phim vn nào cho thấy tâm lý nhân vât sâu sác và thưc tế như thê. nhươc điểm nhỏ là lời thoai chua dc hoàn chỉnh vẫn có thể bỏ qua đc bởi tôi hiểu ngôn ngữ từng vùng .nhưng kich bản này kết thúc ko có hâu làm tôi và ban gái tôi chảy nước mắt.nói chung là hơi thiếu tính nhân văn thui. ai đồng ý với quan điểm của mình thi alo cho mình nha. 0983143435 hihi

Thu Hà nói...

Xem phim xong, đúng là không hài lòng với kết thúc. Nếu cha con Nương dừng lại ở đó, cánh đồng cũng chẳng còn là bất tận nữa. Với lại, cái kết thúc mở theo kiểu của Nguyễn Ngọc Tư vẫn gợi cho người ta nhiều suy nghĩ hơn cả. Có lẽ cứ phải là những nỗi đau như thế, khi ấy, cái hi vọng đầy chua xót (có một đứa con) của Nương mới nói lên được thật nhiều điều...

Nặc danh nói...

em làm khóa luận tốt nghiệp về đề tài CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH. bác nào có tài lieuj về cái này giup em với nhé. cảm ơn các bác nhiều
lethanhminh1405hn@gmail.com

Nặc danh nói...

có đọc truyên của nguyễn ngọc tư mới thấy phim quá dở so với nội dung chị muốn truyền tải trong tác phẩm. đọc truyện cua chị tôi đã khóc nhưng xem phim thì tôi lại bật cười. nhất là diễn xuất vô duyên của hải yến. giọng nói nửa nam nửa bắc nghe thật chói tai

Nặc danh nói...

Hoan toan dong y voi su danh gia cua anh. Bo phim da bi photoshop qua nhieu. Neu bo phim khong dua tren tac pham cua Nguyen Ngoc Tu thi co le nguoi ta khong quan tam nhieu den gia tri van hoc den vay. Ve dien vien, Hai Yen qua "mong" de lam tot vai dien nay.

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết