Cái ngày cô con gái cưng nhận được visa đi du học Mỹ cũng là cái ngày mà hai vợ chồng anh cảm thấy hẫng hụt.
Anh ngoài 60, đã ở nhà giúp vợ nấu cơm giặt quần áo được vài năm. Chị còn một năm nữa thì đến tuổi nghỉ hưu. Cuộc sống bình lặng trôi qua với tất cả mối quan tâm và âu lo dành cho cô con gái duy nhất.
Cả đời anh chẳng quen nhờ vả ai, nhưng cũng không nề hà nhấc điện thoại gọi cho chú này cô kia nhờ giúp cháu gái những chuyện liên quan đến học hành. Cũng may các thuộc cấp cũ của anh đều vui vẻ giúp đỡ.
Cô gái nhận được visa vui mừng khôn xiết. Một chân trời mới thênh thang mở ra trước mắt. Tiễn con ra phi trường về đến nhà, vợ chồng ngồi lặng trong căn nhà nhỏ bỗng trở nên rộng rãi và hoang vắng.
Cũng may mà có Internet. Hai con người đã ở tuổi xế chiều bỗng chốc thành thạo với các kỹ năng chat, messenger, skype... Một ngày nọ, sau khi dừng cuộc chat kéo dài với con gái, chị đứng dậy ngồi xuống mâm cơm đã dọn ra từ lâu và buông một câu quả quyết:
- Đi, mình sẽ đi Mỹ anh à.
- Ừ, cũng nên đi thăm con một chuyến, anh nhớ nó quá à.
- Không, đi thăm là thế nào? Mình sẽ đi hẳn.
Anh giật mình, buông bát cơm xuống bàn:
- Sao? Đi hẳn là sao?
- Là qua đó ở luôn. Con bé sẽ không về nữa đâu, nó nói vậy. Em cũng thấy nó không cần về. Mà ở đây không có nó cuộc đời vợ chồng mình còn gì! Đi thôi anh. Sang bên đó làm gì cũng được, miễn là được ở gần con.
Anh thở dài. "Dạ cổ hoài lang" hai vợ chồng đi xem đã khóc như mưa như gió rồi, giờ còn đòi qua bển là sao? Ngoài lục tuần mới sang, hoà nhập cuộc sống sao đây. Người ta đi chán chê bây giờ còn về để gửi nắm xương già. Mình tầm này mới sang nghe kỳ quá.
Chị như hiểu được suy nghĩ của anh. Chị chống đũa, nhìn thẳng vào mặt anh nói cương quyết: "Nếu anh không đi, em sẽ đi một mình. Mình ly dị luôn để khỏi ai vướng ai!".
Ôi chao, nghe mà chua chát. Anh thấy thương chị quá. Việc gì phải doạ như vậy? Anh sẽ đi, không phải vì sợ áp lực vừa rồi mà thấy rằng mình cần phải có mặt bên cạnh người phụ nữ đang hoang mang này.
Chị làm đơn xin nghỉ việc ở cơ quan. Quyết định của họ khiến bạn bè, người thân xôn xao. Họ không thể ngờ hai con người nghiêm túc và khá thành đạt ấy lại có thể quyết định ra đi một cách nhanh chóng và dễ dàng như vậy.
Họ đi và những người ở lại lo âu phỏng đoán về tiến trình hội nhập muộn màng này. Bẵng đi mấy tháng người ta thấy chị trở về một mình. Chị bán nhà, làm thủ tục nghỉ hưu, và lại ra đi. Lần này mọi người thở phào, vì cho rằng thế là họ đã tìm thấy cuộc sống ở miền đất mới.
Rồi lại vài tháng nữa trôi qua. Đột ngột người ta thấy hai vợ chồng anh chị trở lại Sài Gòn. Nhà đã bán, họ thuê một căn phòng rộng 16 mét vuông tại nhà khách của một cơ quan. Cũng may nó ở trung tâm nên loanh quanh đi bộ cũng tiện.
Từ nước Mỹ trở về nhưng gương mặt họ lại như sương gió hơn. Anh hấp háy cười dưới cái nắng chói chang của Sài Gòn. Một nụ cười có chút gì đó bỡ ngỡ nhưng hàm chứa hài lòng. Làm lại ở xứ mình dẫu sao cũng dễ hơn làm lại ở xứ người. Cũng may mà hành trình tha phương của họ không kéo dài và họ đã trở về đúng lúc.
Anh ngoài 60, đã ở nhà giúp vợ nấu cơm giặt quần áo được vài năm. Chị còn một năm nữa thì đến tuổi nghỉ hưu. Cuộc sống bình lặng trôi qua với tất cả mối quan tâm và âu lo dành cho cô con gái duy nhất.
Cả đời anh chẳng quen nhờ vả ai, nhưng cũng không nề hà nhấc điện thoại gọi cho chú này cô kia nhờ giúp cháu gái những chuyện liên quan đến học hành. Cũng may các thuộc cấp cũ của anh đều vui vẻ giúp đỡ.
Cô gái nhận được visa vui mừng khôn xiết. Một chân trời mới thênh thang mở ra trước mắt. Tiễn con ra phi trường về đến nhà, vợ chồng ngồi lặng trong căn nhà nhỏ bỗng trở nên rộng rãi và hoang vắng.
Cũng may mà có Internet. Hai con người đã ở tuổi xế chiều bỗng chốc thành thạo với các kỹ năng chat, messenger, skype... Một ngày nọ, sau khi dừng cuộc chat kéo dài với con gái, chị đứng dậy ngồi xuống mâm cơm đã dọn ra từ lâu và buông một câu quả quyết:
- Đi, mình sẽ đi Mỹ anh à.
- Ừ, cũng nên đi thăm con một chuyến, anh nhớ nó quá à.
- Không, đi thăm là thế nào? Mình sẽ đi hẳn.
Anh giật mình, buông bát cơm xuống bàn:
- Sao? Đi hẳn là sao?
- Là qua đó ở luôn. Con bé sẽ không về nữa đâu, nó nói vậy. Em cũng thấy nó không cần về. Mà ở đây không có nó cuộc đời vợ chồng mình còn gì! Đi thôi anh. Sang bên đó làm gì cũng được, miễn là được ở gần con.
Anh thở dài. "Dạ cổ hoài lang" hai vợ chồng đi xem đã khóc như mưa như gió rồi, giờ còn đòi qua bển là sao? Ngoài lục tuần mới sang, hoà nhập cuộc sống sao đây. Người ta đi chán chê bây giờ còn về để gửi nắm xương già. Mình tầm này mới sang nghe kỳ quá.
Chị như hiểu được suy nghĩ của anh. Chị chống đũa, nhìn thẳng vào mặt anh nói cương quyết: "Nếu anh không đi, em sẽ đi một mình. Mình ly dị luôn để khỏi ai vướng ai!".
Ôi chao, nghe mà chua chát. Anh thấy thương chị quá. Việc gì phải doạ như vậy? Anh sẽ đi, không phải vì sợ áp lực vừa rồi mà thấy rằng mình cần phải có mặt bên cạnh người phụ nữ đang hoang mang này.
Chị làm đơn xin nghỉ việc ở cơ quan. Quyết định của họ khiến bạn bè, người thân xôn xao. Họ không thể ngờ hai con người nghiêm túc và khá thành đạt ấy lại có thể quyết định ra đi một cách nhanh chóng và dễ dàng như vậy.
Họ đi và những người ở lại lo âu phỏng đoán về tiến trình hội nhập muộn màng này. Bẵng đi mấy tháng người ta thấy chị trở về một mình. Chị bán nhà, làm thủ tục nghỉ hưu, và lại ra đi. Lần này mọi người thở phào, vì cho rằng thế là họ đã tìm thấy cuộc sống ở miền đất mới.
Rồi lại vài tháng nữa trôi qua. Đột ngột người ta thấy hai vợ chồng anh chị trở lại Sài Gòn. Nhà đã bán, họ thuê một căn phòng rộng 16 mét vuông tại nhà khách của một cơ quan. Cũng may nó ở trung tâm nên loanh quanh đi bộ cũng tiện.
Từ nước Mỹ trở về nhưng gương mặt họ lại như sương gió hơn. Anh hấp háy cười dưới cái nắng chói chang của Sài Gòn. Một nụ cười có chút gì đó bỡ ngỡ nhưng hàm chứa hài lòng. Làm lại ở xứ mình dẫu sao cũng dễ hơn làm lại ở xứ người. Cũng may mà hành trình tha phương của họ không kéo dài và họ đã trở về đúng lúc.
0 comments:
Đăng nhận xét