Cho đến giờ phút này, phần lớn công tác nghiên cứu tập trung mô tả những cá nhân coi việc sử dụng Internet là tập quán không thể thiếu. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa trả lời được câu hỏi về sự phổ biến của loại hoạt động này và liệu nó có “đủ tiêu chuẩn” để lọt vào danh sách những “rối loạn chức năng tâm lý” hay không.
Bạn có thể bị coi là “nghiện Internet” nếu có các triệu chứng sau:
- sử dụng Internet thường xuyên
- cảm thấy các quan hệ cá nhân của mình bị tổn thương vì lên Net quá nhiều
- giấu diếm vào Net khi không thực sự có nhu cầu
- thấy đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến Net khi không online
- cảm thấy khó ở nếu không được vào Net vài ngày liền
- lên Net để chạy trốn các vấn đề hoặc giải toả bực tức
- đã định giảm thời gian lên Net, nhưng chưa có hiệu quả
- luôn ở trên Net nhiều hơn thời gian trù định
Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã gửi SMS những câu hỏi này đến 2.500 người. Và họ thấy hoảng khi hầu hết người trả lời đều nói “có” với 1 trong 8 câu hỏi trên. Nhìn chung, Internet đã trở thành thuốc để người ta tự chữa bệnh cho mình – đó là nhận xét của ông Aboujaoude, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của ĐH Y khoa Standford (Mỹ).
Họ đã vẽ lên hình ảnh của con nghiện Internet là “độc thân, có bằng đại học, từ 30 tuổi trở lên, mỗi tuần sử dụng Net hơn 30 giờ vào những mục tiêu không thực sự cần thiết”.
Người nghiện Internet thường làm gì? Họ không nhất thiết phải đánh bạc hay vào các website khiêu dâm. Mối quan tâm chủ yếu của họ là chat, shopping, vào những website phù hợp với sở thích; viết blog (ái chà, tất cả những người viết blog cẩn thận nhé), gửi và nhận email...
Nghiện Internet tưởng chừng như vô hại, song nó có thể khiến người ta bị suy nhược cơ thể, mất ngủ, khô mắt, mất dần khả năng giao tiếp xã hội, bị chấn thương về bàn tay và ngón tay... Viết đến đây thì thấy đau ngón tay lắm rồi... Đành dừng vậy, kẻo bị nghiện thì chết.
0 comments:
Đăng nhận xét