NGUYỄN CHÍNH TÂM
Chủ quyền trên khu vực Biển Đông là một cuộc đấu tranh lâu dài trên nhiều mặt trận. Theo tác giả, ngoại giao nhân dân kết hợp với ngoại giao nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Hiện nay, cơ chế “sức mạnh cứng” thông qua so sánh khả năng quân sự, tiềm lực hải quân hay cân bằng lực lượng đang chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận. Ngoại giao phòng ngừa hay ngoại giao liên kết – phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây – cũng thường nhấn mạnh tính “vĩ mô” của tác nhân nhà nước trong vai trò giải quyết. Với quan điểm cho rằng, chủ quyền trên khu vực Biển Đông là một cuộc đấu tranh lâu dài trên nhiều mặt trận mà mỗi cấu trúc cần mỗi hình thức nguồn lực khác nhau, quan điểm về ngoại giao nhân dân hứa hẹn mở thêm những tiếp cận chính sách bổ sung.
Từ quốc tế hoá
Đầu tiên hãy bàn về xu hướng “quốc tế hoá”. Bên cạnh việc đưa vấn đề ra thế giới chủ yếu thông qua các biện pháp cân bằng chiến lược và ngoại giao, quốc tế hoá về mặt học thuật đang là lãnh vực đóng vai trò tiên yếu. Khẳng định này dựa trên hai lý do. Một mặt, tranh luận trước tiên phải dựa vào lý lẽ, lý lẽ bắt nguồn từ một khuôn khổ nghiên cứu và dữ liệu có hệ thống.
Trong quan hệ quốc tế, một sức mạnh thường được các học giả nêu ra như một vũ khí, đó là tính “hợp lý hơn” của lập luận. Một lập luận có tính hợp lý hơn không những tạo sự chính đáng cho các quan điểm, mà còn là một tiền đề quan trọng góp phần xây dựng kiến thức chung về vấn đề tranh cãi ("common knowledge").
Từ tranh chấp lãnh hải, đàm phán biến đổi khí hậu đến quản trị thị trường tài chính quốc tế – các chủ đề chính trị quốc tế ngày càng trở nên phức tạp. Trên bàn đàm phán, điểm đầu tiên của mọi câu chuyện là phải làm sao định nghĩa lại những khái niệm cần giải quyết. Vì thế, trước khi trình bày hay bảo vệ lợi ích riêng, việc chuyển hoá quan điểm hay cách tiếp cận của mình thành kiến thức chung được đông đảo chấp nhận sẽ là một lợi thế lớn.
Thí dụ điển hình là tranh luận về đổi tên từ “Biển Nam Trung Hoa” thành “Biển Đông Nam Á”. Rõ ràng, đây không phải chỉ là vấn đề cái tên, mà là một khẳng định về danh từ chung đang và sẽ được dùng trong việc xác định một khu vực đang tranh chấp. Tên gọi nội hàm sự chính danh, yếu tố không lan toả sức mạnh, nhưng là cầu nối dẫn đến tính hợp pháp của sức mạnh.
Đến dân sự hoá
Bên cạnh đó, nếu “học thuật hoá” từ bên ngoài mang lại lý lẽ trên mặt trận thương thuyết, thì từ bên trong, nó là nguồn khơi của những đồng thuận. Gần đây công tác tuyên truyền biển đảo được đánh giá như một bước đi cần thiết để mang các đề tài phức tạp trở thành đơn giản đến quần chúng số đông. Tuyên truyền, tuy vậy, chỉ giới hạn ở mức độ phát động từ trên xuống, và cần tiếp lực bằng những hỗ trợ theo chiều rộng từ các sáng kiến từ dưới lên. Vì thế, “học thuật hoá” đi trước, “dân sự hoá” cần phải tiếp bước theo sau.
Bài học lịch sử tại đàm phán Paris 1973 nhấn mạnh tính “nhân dân” đóng vai trò rất quan trọng trong thắng lợi ngoại giao chung, như trưởng đoàn chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình khẳng định: “Đặc điểm lớn nhất của ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp giữa ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân. Ngoại giao nhà nước có chiến lược chiến thuật rất tốt nhưng đối ngoại nhân dân cũng là vũ khí khá sắc bén để chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với cuộc kháng chiến”.
Qua nhận định trên có thể thấy, nếu ngoại giao nhân dân đã từng là lưỡi liềm đỏ trong chiến tranh Việt Nam, thì ở thế kỷ 21, nó cũng là một tiếng vọng lương tri quy lòng người về một mối. Hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết của bài toán Biển Đông đang nằm ở việc làm sao phải mổ xẻ tiếp những điểm còn khúc mắc, tìm ra được cái “hợp lý hơn” của lý lẽ.
Điều này không chỉ là nhiệm vụ của nhà hoạch định chính sách, học giả mà còn là trách nhiệm của mỗi người con đất Việt. Từ gia đình chài lưới ở Lý Sơn với công hàm còn lưu của chúa Nguyễn, đến người chiến sĩ đang đứng gác tuổi xuân ở vọng đảo Trường Sa. Từ em học sinh thắp đèn cặm cụi “Thư cho hải đảo”, đến bà mẹ thầm lặng ầu ơ con bằng ca dao lịch sử nước nhà. Đặc biệt, khi câu chuyện càng phức tạp, càng nhạy cảm thì sức hậu thuẫn của toàn dân tộc nhịp theo từng bước chính sách mới càng mang giá trị.
Xin khép lại bài viết bằng hai nhận xét. Thứ nhất, sẽ ảo tưởng, nếu nghĩ rằng chỉ bằng những câu chuyện hấp dẫn sẽ giải quyết hết mọi xung đột vũ trang. Cũng sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng, lan toả từ những cá nhân, lý lẽ và lập luận ví như chiếc đũa thần biến mọi khác biệt trở nên đồng thuận. Nhưng nếu đồng ý rằng chính trị quốc tế như một ván bài, thì việc các nhà đại diện quốc gia cần làm là tích luỹ cho mình nhiều quân bài chiến lược nhất có thể. Trên mặt trận thương thuyết, hiểu và sử dụng đúng lúc những nguồn lực “vi mô” này sẽ là chìa khoá đầu tiên mở ra cánh cửa “vĩ mô”. Thứ hai, đi tìm một giải pháp hiện tại vừa cần cái nhìn phía trước, vừa cần tìm lại “túi khôn” thể hiện trong lịch sử dân tộc.
Như lời trối “Thả sức cho dân” của Hưng Đạo Vương với vua Trần Anh Tông khi lâm chung, câu thơ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân“ trong Cáo Bình Ngô của anh hùng Nguyễn Trãi, hay căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: “Nếu xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được. Dựa chắc vào dân thì không kẻ địch nào tiêu diệt được ta”. Đó là gì, nếu không phải xây dựng nội lực từ nhân dân, dựa vào quần chúng để tạo dựng cơ đồ? Nay chúng ta chỉ bước tiếp con đường mà ông cha đã đi…
Chủ quyền trên khu vực Biển Đông là một cuộc đấu tranh lâu dài trên nhiều mặt trận. Theo tác giả, ngoại giao nhân dân kết hợp với ngoại giao nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Hiện nay, cơ chế “sức mạnh cứng” thông qua so sánh khả năng quân sự, tiềm lực hải quân hay cân bằng lực lượng đang chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận. Ngoại giao phòng ngừa hay ngoại giao liên kết – phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây – cũng thường nhấn mạnh tính “vĩ mô” của tác nhân nhà nước trong vai trò giải quyết. Với quan điểm cho rằng, chủ quyền trên khu vực Biển Đông là một cuộc đấu tranh lâu dài trên nhiều mặt trận mà mỗi cấu trúc cần mỗi hình thức nguồn lực khác nhau, quan điểm về ngoại giao nhân dân hứa hẹn mở thêm những tiếp cận chính sách bổ sung.
Từ quốc tế hoá
Đầu tiên hãy bàn về xu hướng “quốc tế hoá”. Bên cạnh việc đưa vấn đề ra thế giới chủ yếu thông qua các biện pháp cân bằng chiến lược và ngoại giao, quốc tế hoá về mặt học thuật đang là lãnh vực đóng vai trò tiên yếu. Khẳng định này dựa trên hai lý do. Một mặt, tranh luận trước tiên phải dựa vào lý lẽ, lý lẽ bắt nguồn từ một khuôn khổ nghiên cứu và dữ liệu có hệ thống.
Trong quan hệ quốc tế, một sức mạnh thường được các học giả nêu ra như một vũ khí, đó là tính “hợp lý hơn” của lập luận. Một lập luận có tính hợp lý hơn không những tạo sự chính đáng cho các quan điểm, mà còn là một tiền đề quan trọng góp phần xây dựng kiến thức chung về vấn đề tranh cãi ("common knowledge").
Từ tranh chấp lãnh hải, đàm phán biến đổi khí hậu đến quản trị thị trường tài chính quốc tế – các chủ đề chính trị quốc tế ngày càng trở nên phức tạp. Trên bàn đàm phán, điểm đầu tiên của mọi câu chuyện là phải làm sao định nghĩa lại những khái niệm cần giải quyết. Vì thế, trước khi trình bày hay bảo vệ lợi ích riêng, việc chuyển hoá quan điểm hay cách tiếp cận của mình thành kiến thức chung được đông đảo chấp nhận sẽ là một lợi thế lớn.
Thí dụ điển hình là tranh luận về đổi tên từ “Biển Nam Trung Hoa” thành “Biển Đông Nam Á”. Rõ ràng, đây không phải chỉ là vấn đề cái tên, mà là một khẳng định về danh từ chung đang và sẽ được dùng trong việc xác định một khu vực đang tranh chấp. Tên gọi nội hàm sự chính danh, yếu tố không lan toả sức mạnh, nhưng là cầu nối dẫn đến tính hợp pháp của sức mạnh.
Đến dân sự hoá
Bên cạnh đó, nếu “học thuật hoá” từ bên ngoài mang lại lý lẽ trên mặt trận thương thuyết, thì từ bên trong, nó là nguồn khơi của những đồng thuận. Gần đây công tác tuyên truyền biển đảo được đánh giá như một bước đi cần thiết để mang các đề tài phức tạp trở thành đơn giản đến quần chúng số đông. Tuyên truyền, tuy vậy, chỉ giới hạn ở mức độ phát động từ trên xuống, và cần tiếp lực bằng những hỗ trợ theo chiều rộng từ các sáng kiến từ dưới lên. Vì thế, “học thuật hoá” đi trước, “dân sự hoá” cần phải tiếp bước theo sau.
Bài học lịch sử tại đàm phán Paris 1973 nhấn mạnh tính “nhân dân” đóng vai trò rất quan trọng trong thắng lợi ngoại giao chung, như trưởng đoàn chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình khẳng định: “Đặc điểm lớn nhất của ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp giữa ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân. Ngoại giao nhà nước có chiến lược chiến thuật rất tốt nhưng đối ngoại nhân dân cũng là vũ khí khá sắc bén để chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với cuộc kháng chiến”.
Qua nhận định trên có thể thấy, nếu ngoại giao nhân dân đã từng là lưỡi liềm đỏ trong chiến tranh Việt Nam, thì ở thế kỷ 21, nó cũng là một tiếng vọng lương tri quy lòng người về một mối. Hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết của bài toán Biển Đông đang nằm ở việc làm sao phải mổ xẻ tiếp những điểm còn khúc mắc, tìm ra được cái “hợp lý hơn” của lý lẽ.
Điều này không chỉ là nhiệm vụ của nhà hoạch định chính sách, học giả mà còn là trách nhiệm của mỗi người con đất Việt. Từ gia đình chài lưới ở Lý Sơn với công hàm còn lưu của chúa Nguyễn, đến người chiến sĩ đang đứng gác tuổi xuân ở vọng đảo Trường Sa. Từ em học sinh thắp đèn cặm cụi “Thư cho hải đảo”, đến bà mẹ thầm lặng ầu ơ con bằng ca dao lịch sử nước nhà. Đặc biệt, khi câu chuyện càng phức tạp, càng nhạy cảm thì sức hậu thuẫn của toàn dân tộc nhịp theo từng bước chính sách mới càng mang giá trị.
Xin khép lại bài viết bằng hai nhận xét. Thứ nhất, sẽ ảo tưởng, nếu nghĩ rằng chỉ bằng những câu chuyện hấp dẫn sẽ giải quyết hết mọi xung đột vũ trang. Cũng sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng, lan toả từ những cá nhân, lý lẽ và lập luận ví như chiếc đũa thần biến mọi khác biệt trở nên đồng thuận. Nhưng nếu đồng ý rằng chính trị quốc tế như một ván bài, thì việc các nhà đại diện quốc gia cần làm là tích luỹ cho mình nhiều quân bài chiến lược nhất có thể. Trên mặt trận thương thuyết, hiểu và sử dụng đúng lúc những nguồn lực “vi mô” này sẽ là chìa khoá đầu tiên mở ra cánh cửa “vĩ mô”. Thứ hai, đi tìm một giải pháp hiện tại vừa cần cái nhìn phía trước, vừa cần tìm lại “túi khôn” thể hiện trong lịch sử dân tộc.
Như lời trối “Thả sức cho dân” của Hưng Đạo Vương với vua Trần Anh Tông khi lâm chung, câu thơ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân“ trong Cáo Bình Ngô của anh hùng Nguyễn Trãi, hay căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: “Nếu xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được. Dựa chắc vào dân thì không kẻ địch nào tiêu diệt được ta”. Đó là gì, nếu không phải xây dựng nội lực từ nhân dân, dựa vào quần chúng để tạo dựng cơ đồ? Nay chúng ta chỉ bước tiếp con đường mà ông cha đã đi…
Nguồn:
Ngoại giao nhân dân cho bài toán Biển Đông
Entry liên quan:
TÀU TRUNG QUỐC NGANG NGƯỢC VI PHẠM LÃNH HẢI VIỆT NAM
TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
HẢI QUÂN VIỆT NAM BẢO VỆ VÙNG LÃNH HẢI VIỆT NAM
TRUNG QUỐC CÒN MUỐN BẮT NẠT ASEAN THÊM NỮA
4 comments:
"Bài học lịch sử tại đàm phán Paris 1973", theo ý kiến rất chủ quan của mình: vừa đàm-vừa đánh. Anh nào đàm phán cứ đàm phán, anh nào ở mặt trận, đánh cứ đánh, không thì hãy... đợi đấy!!!
(nếu bạn VMC thấy có vấn đề về chính trị, có thể ko post nhé, đừng ngại. À mà sao nguyenxuandien thấy im lìm, ko hiểu có chuyện gì? :))
Bài viết đúng nhưng ngây thơ quá thể :-(
Nếu người đứng đầu chính phủ, bộ ngành mà không bật đèn xanh, đố tàu nào của TQ dám đi xa và ngang ngược đến vậy. Vì thế, chỉ có hoặc thuyết phục, hoặc cưỡng chế bằng luật quốc tế ở cấp cao, buộc lãnh đạo TQ phải thừa nhận sai lầm, rút bỏ phong cách diều hâu... thì bên dưới tự khắc trật tự.
Lời của trái tim nơi đảo xa
http://www.youtube.com/watch?v=XpvZrAiL8i4&feature=player_embedded#at=24
Thật ra thì chỉ thị uy thế thôi, ko có chiến tranh xảy ra đâu. Thời bi giờ khác xa thời mấy chục năm về trước rồi. Loài người kẹt lắm mới giải quyết vấn đề bằng vủ khí, chứ thông thường thì đàm phán trừng phạt nhau bằng kinh tế thôi. TQ ko dám làm gì quá tới mức cả thế giới tẩy chay đâu. Chỉ là rảnh rỗi lại gảy, lại đờn, lại oánh trống, để VN và các nước chung quanh biết rằng ở đây còn có ta.
Đã ì xèo tranh chấp lãnh thổ cũng hơn 20 năm rồi còn gì. Lúc lắng lúc nỗi rồi lại lắng, 20 năm nữa cũng vẫn thế và ko có câu giải đáp.
Đăng nhận xét