Đọc sách, trong chừng mực nào đó, là một công việc dũng cảm. Thừa nhận rằng bạn mua, và tệ hơn, đọc tiểu thuyết lại cần nhiều dũng cảm hơn.
Phần lớn bạn bè tôi có nhiều sở thích khác nhau: chụp ảnh, lái xe caravan, câu cá, chơi tennis, sưu tầm đồ kỹ thuật số. Bạn chụp ảnh say sưa chụp ảnh mọi người, mọi vật, mỗi khi có dịp hội họp lại thấy bạn với một lô ống kính, chân đế, lăng xăng chạy tới chạy lui. Bạn chơi tennis gặp ai cũng thao thao bất tuyệt về Nadal, về Federer, về các giải to và nhỏ. Bạn đi thi tennis cấp phường, cấp quận, cấp công ty mình và công ty khác. Giống như vậy là tình yêu của bạn mê câu cá, bạn lái xe caravan, bạn chơi đồ kỹ thuật số. Các bạn có thể thoải mái huyên thuyên về tình yêu của mình giữa đám đông.
Giữa đám đông, chưa bao giờ tôi dám thú nhận mình mê tiểu thuyết. Ai căn vặn tôi thích gì, tôi làm gì trong thời gian rảnh, tôi cười cười, hoặc hạ giọng, à, mình đọc. Vâng, đọc nói chung nghe còn được, vì nó bao hàm đọc báo, đọc sách pháp luật, và kinh tế. Kinh tế thì tốt, chứng khoán thậm chí còn tốt hơn, mà nếu làm cho người ta nghĩ rằng mình chỉ đọc về bí mật các quốc gia thì tốt hơn nữa. Nhưng, tôi biết rất rõ rằng chớ nên nói đam mê của mình là đọc tiểu thuyết, vì tôi hoàn toàn không muốn được người ta nhìn thương hại, như thể tôi là kẻ lạc hậu, yếu ớt, hay chán ốm. Nếu không thế thì cuộc trò chuyện cũng sẽ rơi vào khoảng lặng, gượng gạo, không lối thoát.
Khi chuyển sang căn hộ mới, tôi gọi thợ đóng một loạt kệ sách, để chất tất cả sách của tôi lên, phần lớn trong đó là tiểu thuyết. Anh trưởng nhóm mộc, khi nhìn thấy đống sách của tôi, không ngừng bình luận, a, anh có nhiều sách quá, anh đọc hết chưa, anh có nhớ hết không. Anh chỉ ngớt hỏi khi nhìn thấy cuốn Rừng Na Uy: A, em biết cuốn này. Ít ra tiểu thuyết của Murakami cũng phổ biến đến tận thợ mộc ở Việt Nam.
Trước đó, tôi đã trải qua một quãng thời gian dài không gặp mặt những cuốn tiểu thuyết của mình. Khi chuẩn bị chuyển nhà, chúng tôi cho đi những kệ sách cũ, nên phải đóng thùng hầu hết sách. Những trục trặc trong khi chuẩn bị cho căn hộ mới khiến đống sách ấy nằm yên trong thùng cáctông gần hai tháng. Kệ sách được đóng xong, khi mở thùng ra, tôi hớn hở. Bìa những cuốn sách ấy, những tác giả này, bao lâu rồi tôi không nhìn thấy. Và mùi của chúng. Khi sách đã sắp hết lên kệ, tôi đi lại thư thái trong phòng, cảm thấy ổn thoả, cảm giác đây là nhà.
Khi đọc một tiểu thuyết, cùng với việc đọc tôi cũng thu vào mình thời tiết, cảnh vật xung quanh, ghi nhận lại vị trí, thời gian khi đọc. Rồi sau, khi tôi giở lại đúng cuốn tiểu thuyết đó, mùi dậy về. Chẳng hạn bây giờ, mỗi khi mở lại cuốn Hội hè miên man (*) tôi sẽ nhớ cái ngày chủ nhật mưa từ sáng sớm, bầu trời xám, mùi không khí ẩm, và tôi thấy tôi ngồi co ro trong phòng khách của căn hộ cũ, nơi giấy dán tường đã đầy những nét màu sáp nguệch ngoạc và bắt đầu bong ra. Còn khi mở cuốn Phía núi bên kia (**) lập tức trí óc tôi trôi về căn nhà gỗ của ba mẹ tôi ở Đơn Dương, và thấy tôi ngồi vắt vẻo trên khung cửa sổ gỗ thông mục, bên ngoài có mùi hăng hắc của hoa dong riềng.
Tôi nhớ Mario Vargas Llosa có viết rằng ông không ưa sách điện tử. Tôi không nhớ rõ ông không ưa vì lý do nào, nhưng với tôi, trên máy tính hoặc các thiết bị đọc điện tử khác, tôi chỉ có thể đọc sách tham khảo. Riêng với tiểu thuyết, tôi phải đọc sách in, vì tôi có nhu cầu sờ vào trang giấy, hít thở mùi của chúng, cùng mùi của khoảng không gian và thời điểm khi tôi đọc, và khi đọc xong, tôi muốn nhìn thấy cuốn sách ấy hiện diện trong nhà.
Làm sao trong đám đông, hoặc trong những câu chuyện xã giao, tôi có thể nói rằng, trong thời gian rảnh của tôi, tôi thích đọc tiểu thuyết, vì những lý do hết sức riêng tư ấy?
Lâm Vũ Thao
Phần lớn bạn bè tôi có nhiều sở thích khác nhau: chụp ảnh, lái xe caravan, câu cá, chơi tennis, sưu tầm đồ kỹ thuật số. Bạn chụp ảnh say sưa chụp ảnh mọi người, mọi vật, mỗi khi có dịp hội họp lại thấy bạn với một lô ống kính, chân đế, lăng xăng chạy tới chạy lui. Bạn chơi tennis gặp ai cũng thao thao bất tuyệt về Nadal, về Federer, về các giải to và nhỏ. Bạn đi thi tennis cấp phường, cấp quận, cấp công ty mình và công ty khác. Giống như vậy là tình yêu của bạn mê câu cá, bạn lái xe caravan, bạn chơi đồ kỹ thuật số. Các bạn có thể thoải mái huyên thuyên về tình yêu của mình giữa đám đông.
Giữa đám đông, chưa bao giờ tôi dám thú nhận mình mê tiểu thuyết. Ai căn vặn tôi thích gì, tôi làm gì trong thời gian rảnh, tôi cười cười, hoặc hạ giọng, à, mình đọc. Vâng, đọc nói chung nghe còn được, vì nó bao hàm đọc báo, đọc sách pháp luật, và kinh tế. Kinh tế thì tốt, chứng khoán thậm chí còn tốt hơn, mà nếu làm cho người ta nghĩ rằng mình chỉ đọc về bí mật các quốc gia thì tốt hơn nữa. Nhưng, tôi biết rất rõ rằng chớ nên nói đam mê của mình là đọc tiểu thuyết, vì tôi hoàn toàn không muốn được người ta nhìn thương hại, như thể tôi là kẻ lạc hậu, yếu ớt, hay chán ốm. Nếu không thế thì cuộc trò chuyện cũng sẽ rơi vào khoảng lặng, gượng gạo, không lối thoát.
Khi chuyển sang căn hộ mới, tôi gọi thợ đóng một loạt kệ sách, để chất tất cả sách của tôi lên, phần lớn trong đó là tiểu thuyết. Anh trưởng nhóm mộc, khi nhìn thấy đống sách của tôi, không ngừng bình luận, a, anh có nhiều sách quá, anh đọc hết chưa, anh có nhớ hết không. Anh chỉ ngớt hỏi khi nhìn thấy cuốn Rừng Na Uy: A, em biết cuốn này. Ít ra tiểu thuyết của Murakami cũng phổ biến đến tận thợ mộc ở Việt Nam.
Trước đó, tôi đã trải qua một quãng thời gian dài không gặp mặt những cuốn tiểu thuyết của mình. Khi chuẩn bị chuyển nhà, chúng tôi cho đi những kệ sách cũ, nên phải đóng thùng hầu hết sách. Những trục trặc trong khi chuẩn bị cho căn hộ mới khiến đống sách ấy nằm yên trong thùng cáctông gần hai tháng. Kệ sách được đóng xong, khi mở thùng ra, tôi hớn hở. Bìa những cuốn sách ấy, những tác giả này, bao lâu rồi tôi không nhìn thấy. Và mùi của chúng. Khi sách đã sắp hết lên kệ, tôi đi lại thư thái trong phòng, cảm thấy ổn thoả, cảm giác đây là nhà.
Khi đọc một tiểu thuyết, cùng với việc đọc tôi cũng thu vào mình thời tiết, cảnh vật xung quanh, ghi nhận lại vị trí, thời gian khi đọc. Rồi sau, khi tôi giở lại đúng cuốn tiểu thuyết đó, mùi dậy về. Chẳng hạn bây giờ, mỗi khi mở lại cuốn Hội hè miên man (*) tôi sẽ nhớ cái ngày chủ nhật mưa từ sáng sớm, bầu trời xám, mùi không khí ẩm, và tôi thấy tôi ngồi co ro trong phòng khách của căn hộ cũ, nơi giấy dán tường đã đầy những nét màu sáp nguệch ngoạc và bắt đầu bong ra. Còn khi mở cuốn Phía núi bên kia (**) lập tức trí óc tôi trôi về căn nhà gỗ của ba mẹ tôi ở Đơn Dương, và thấy tôi ngồi vắt vẻo trên khung cửa sổ gỗ thông mục, bên ngoài có mùi hăng hắc của hoa dong riềng.
Tôi nhớ Mario Vargas Llosa có viết rằng ông không ưa sách điện tử. Tôi không nhớ rõ ông không ưa vì lý do nào, nhưng với tôi, trên máy tính hoặc các thiết bị đọc điện tử khác, tôi chỉ có thể đọc sách tham khảo. Riêng với tiểu thuyết, tôi phải đọc sách in, vì tôi có nhu cầu sờ vào trang giấy, hít thở mùi của chúng, cùng mùi của khoảng không gian và thời điểm khi tôi đọc, và khi đọc xong, tôi muốn nhìn thấy cuốn sách ấy hiện diện trong nhà.
Làm sao trong đám đông, hoặc trong những câu chuyện xã giao, tôi có thể nói rằng, trong thời gian rảnh của tôi, tôi thích đọc tiểu thuyết, vì những lý do hết sức riêng tư ấy?
Lâm Vũ Thao
Nguồn:
Mùi của tiểu thuyết
14 comments:
- Lý do của người viết với tiểu thuyết có lẽ hơi lãng mạn (lãng mạn là điều ít nhiều có ở những người mê tiểu thuyết).
- Cháu k thích tiểu thuyết, phần vì nó... dài quá!
- Chú thích tiểu thuyết?
Còn em, thú vui của em là cuối tuần được lên thư viện thành phố San Jose, lượn lờ trên 8 tầng lầu để tìm đọc sách...giáo khoa.
Thú thật, đôi khi nghe người ta tám về tiểu thuyết này nọ đang ăn khách, em nghe mà rất chi là dửng dưng. Thú vui của em từ ngày sang Mỹ chỉ là đọc sách giáo khoa, thích tìm cảm giác bay bổng thì em nhặt sách art, hư hỏng hơn thì em nghía sang sách vẽ nude, đàng hoàng chững chạc mơ màng thì em lượm sách nhạc, máy móc dao búa thì em nhặt sách kỹ thuật hoặc kiến trúc. Cuối cùng, máu sì-lốc-hôm em mờ nổi lên thì em tìm ngay mấy cuốn lịch sử thời xưa, em xem hình xác ướp.
Nói chung thì trong đầu em toàn chứa linh tinh ko có gì gọi là cao siêu cả. Ngay như tiểu thuyết em đọc ở VN trước đây thì cũng chỉ có nhâm nhi Quỳnh Dao, vài ba cuốn của Tự Lực Văn Đoàn. Ờ, em cũng trí tuệ được một xí, nhơi được hết Tam Quốc Chí và Đông Chu Liệt Quốc nhe.
Nhưng chến nhất và hãnh diện nhất của em, là em đã từng nhơi hết các thể loại truyện tranh nhé, hãnh diện vì lúc đó em già đầu rồi mờ vẫn xem truyện tranh. Cở nào em cũng sưu tầm và xem qua, tiếc là mấy thùng truyện bằng tranh đó đã nằm lại ở VN :))
À, đọc sách và ngắm mưa rơi rồi suy nghĩ xem mình đang suy nghĩ cái gì là thú vui tao nhã đó anh ;))
Tội nghiệp cho sở thích đọc tiểu thuyết của bác Gỗ Mun, cao quý một cách âm thầm, hihi.
Làm sao để ai cũng có đam mệ như bác Gỗ Mun nhỉ. Trong trường hợp của cu nhà em thì sách kiến thức thực sự là cứu cánh.
Đọc tiểu thuyết đúng là một thử thách, nhất là với những người bận rộn:
1. Ngay cả cuốn tiểu thuyết hay nhất cũng có khá nhiều đoạn văn chán.
2. Trong rất nhiều tiểu thuyết bình thường có những đoạn văn xuất thần, đọc rất đã. Nhưng để có được những đoạn văn đó, đôi khi phải đọc qua rất nhiều đoạn văn chán phèo :-P
2. Bạn Gỗ đọc được tiểu thuyết gốc , cho nên đam mê của bạn không bị vớ phải sạn như những người không đọc được nguyên bản như em . Mờ em từ lâu đã ít đọc tiểu thuyết Việt nam òi :-P
Thái Anh: Chú thì lại ngược lại, chỉ thích đọc tiểu thuyết vì nó thường là dài. Hì!
@Thái Anh:
Nếu cháu bỏ thời gian đọc các cuốn như "Anna Karenina", "Sông Đông êm đềm", "Suối nguồn", thì chú tin là cháu sẽ thay đổi quan điểm.
@LU:
Có lời khuyên giống như với Thái Anh.
@L2C:
Nếu có một cuốn tiểu thuyết lý giải tường tận vấn đề mà em quan tâm, thì chắc là em sẽ đọc đấy.
@Titi:
"Sông Côn mùa lũ" là cuốn tiểu thuyết Vn rất hay. Nhưng nó dài những 4 tập, gần bằng "Chiến tranh và hòa bình".
@A Thụy:
Thế hệ của anh không đọc tiểu thuyết mới lạ.
Nếu ở nước ngoài thì sở thích đọc tiểu thuyết sẽ thành xa xỉ (dĩ nhiên tiểu thuyết tiếng Việt)...với kinh nghiệm 7 lần chuyển nhà với 5 thùng to toàn sách và cứ sau mỗi lần đó phát hiện ra thất lạc vài quyền đến thì đến gọi là rầu đời.
Anh Cường : "Anna Karenina", mười mấy năm trước ở VN em có đọc, nhưng lâu quá nên quên mất đi nhiều rồi. Sang bên này tranh thủ đọc sách nghành nên ko có thời gian nhơi tiểu thuyết. Vài năm nữa em retire thì em sẽ chén lại tiểu thuyết.
Bi giờ, em vẫn khoái đọc truyện cười. Lí do, cần cười mỗi ngày để giảm stress của công việc, và có thêm sự lạc quan can đảm túm sao trên trời :))
@Thuy Dam Minh: - Vì thế nên lúc cháu còn học, môn Văn học Phương Tây là khổ sở nhất ạ. VH nước ngoài và phương tây nói chung phần lớn chỉ đánh giá sự thành công của tác giả (văn xuôi) qua tiểu thuyết. Vì học trong khoảng thời gian ngắn nên may mà thầy cô cũng chỉ bắt đọc những trích đoạn. Cách dạy bằng bắt đọc trích đoạn và cách đọc của bọn cháu, cũng chỉ là đối phó.
@VMC: Chắc đến già quá ạ :))
còn cháu cũng thix đọc tiểu thuyết nữa...nhất là những quyển trinh tham'....và càng dài càng tốt....
Đăng nhận xét