Mưa Huế là một cách nói, chứ thực ra, từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, cả ba tỉnh Bình - Trị - Thiên đều có những đợt mưa dai dẵng, dài đến mấy chục ngày đêm. Trừ khi sắp có bão hay ngay trong cơn bão sẽ có mưa như trút nước, còn bình thường, mưa Huế, mưa Bình - Trị - Thiên cứ rỉ rả, như thể nếu mưa lớn quá thì trời sẽ hết nước!
Mưa Huế là một loại mưa dầm dề, ủ ê, thúi trời thúi đất, mà chỉ có ở khúc giữa của miền Trung Việt Nam. Tháng 9, tháng 10 âm lịch chưa phải mùa rét, nhưng khi bắt đầu có mưa thì Huế trở lạnh, đất trời, cảnh quan chìm trong màn nước đùng đục, tà áo dài trắng học trò, tà áo dài tím thiếu nữ, tà áo dài nâu của các o, các mệ phải ủ trong áo choàng, áo len; sông Hương thôi trong xanh mà bàng bạc nước dâng, những con đò như bơi giữa mây mù.
Nếu là những ngày mưa bụi, hạt mưa nhỏ như hạt bụi giăng kín trời kín đất, nếu không phải lo kiếm sống thì có thể đầu trần đi dạo một vòng cho mưa ướt tóc, sẽ thấy như mình được thiên nhiên ấp ủ, tâm hồn nhẹ tênh.
Mưa lất phất kèm gió bấc đầu mùa, dù chưa hun hút, nhưng vào công sở, vào lớp học, cứ xuýt xoa kêu lạnh, cũng là một cái thú. Anh xích lô, chị hàng gánh, bác cày ruộng quen với mưa Huế như là nhu cầu, bởi có mưa Huế khách mới đông, ruộng không thiếu nước.
Mưa Huế làm người ta nhớ nhung, khi thì mông lung, lúc lại rất cụ thể. Như tôi, Thu Đông 1975, lần đầu về Huế hưởng hòa bình, thấy mưa, lại quay quắt nhớ trắng rừng trắng suối mưa giăng trong những năm đánh giặc dọc Trường Sơn; lại bồn chồn hơi ấm của em những đêm chung mưa từ chiến khu vượt quốc lộ 1A, len lỏi giữa các ổ phục kích của quân Đại Hàn, quân Cộng hòa để về đồng bằng Trị - Thiên làm phóng sự chiến tranh.
Nỗi nhớ mưa rừng của em, mà không nói ra, những cô gái ngày nay không hiểu, là nếu không hong bằng than củi thì phơi hằng tháng trời áo quần vẫn không khô, do hơi nước trong lán cũng ngang bằng với mưa lâm thâm ngoài rừng...
Mưa Huế làm ta thèm hơi ấm người thân, thèm hơi ấm ngọn lửa, thèm được quây quần...
Nhu cầu thưởng ngoạn mưa Huế là có thật, nhưng thưởng ngoạn một cách tự nhiên như bấy lâu nay thì đâu có gì đặc biệt. Có phải vì thế mà có người đưa ra ý tưởng lấy mưa Huế làm sản phẩm du lịch, hay nói cách khác, dùng mưa Huế để thu hút du khách.
Nhiều nước trên thế giới đã có loại hình du lịch thiên tai (như du lịch trong bão, lụt), du lịch trách nhiệm (du lịch cứu trợ đồng loại vì thiên tai, địch họa) và du lịch trải nghiệm (du lịch trong không gian bất thường). Mưa Huế chỉ có thể tạo ra sản phẩm du lịch trải nghiệm bởi rất hiếm nơi có hiện tượng thiên nhiên này và bởi nó tạo ra rất nhiều cung bậc cảm xúc tùy tâm trạng con người.
Hãy hình dung... Trong một sảnh mở (có thể có vách kính di động) ở một tầng lầu nào đó, du khách có thể vừa nhâm nhi cà phê và ngắm kinh thành xưa mờ ảo trong mưa bay la đà. Hãy hình dung...
Trong một nhà vườn nào đó ở Kim Long, du khách được thưởng trà pha bằng chính nước mưa đang tý tách ngoài hiên, trên tay là một quyển sách ưa thích. Hãy hình dung...
Trong một ngôi nhà rường bên sông Hương, du khách có thể vừa nghe nhạc, vừa hưởng chiều mưa phố buồn trôi qua khung cửa mà thấm thía sự lẻ loi, cô đơn của con người, để rồi vấn vương hoài với kỷ niệm ấy.
Hãy hình dung... Trên một con đò ngược sông Hương lên bến Tuần, lên nữa, sao cho càng xa phố thị càng tốt, du khách ngồi trên chiếu như ngồi thiền, vừa nghe ca Huế, vừa thả hồn trong mưa sa nước sỉa giăng mờ tỏ đôi bờ, mờ tỏ những đỉnh núi Trường Sơn...
Nhưng bấy nhiêu không đủ làm nên những tour du lịch trải nghiệm. Phải tổ chức cho du khách mặc áo mưa đạp xe đạp ra vùng nông thôn Huế để họ biết thế nào là “mưa thúi trời thúi đất”, để họ có thể cùng nông dân Hương Thủy, Hương Trà trồng rau, đơm cá, cùng ăn với nông dân bữa cơm đạm bạc trong cảnh mưa phùn gió bấc, với bếp lửa củi quyện hơi ấm bên thềm nhà.
Nhà văn Trần Thùy Mai từng đề xuất với ngành du lịch xây dựng những vỉa đường ngắm mưa, có mái che, trên những vỉa đường ấy có quán cà phê, có quán rượu với thức ăn nhẹ, để nếu muốn, du khách tha hồ thong dong với Huế trong những ngày mưa não nề.
Và từ những vỉa đường ngắm mưa ấy, du khách có thể lang thang phố này sang phố khác để biết thêm thế nào là “mưa lá”, mà như một người Huế xa xứ, khi nhớ Huế, đã mô tả: Đang đi dưới những tàn cây xanh, bỗng nghe tiếng gió ào qua biển lá, vô số mảnh nước đọng trên lá sẵn chờ gió lay, ồ ạt rơi xuống phủ lấy con người, phủ lấy mặt đường. Tiếng lá ướt xào xạc kéo dài trong gió, nghe như tiếng thở dài kỳ bí của hồn mưa.
Mưa là đặc sản kỳ thú của Huế. Nhưng làm sao để “đãi khách” món đặc sản này cho khách vừa lòng đây?...
PHƯƠNG HÀ
Nguồn:
Mưa Huế
Mưa Huế là một loại mưa dầm dề, ủ ê, thúi trời thúi đất, mà chỉ có ở khúc giữa của miền Trung Việt Nam. Tháng 9, tháng 10 âm lịch chưa phải mùa rét, nhưng khi bắt đầu có mưa thì Huế trở lạnh, đất trời, cảnh quan chìm trong màn nước đùng đục, tà áo dài trắng học trò, tà áo dài tím thiếu nữ, tà áo dài nâu của các o, các mệ phải ủ trong áo choàng, áo len; sông Hương thôi trong xanh mà bàng bạc nước dâng, những con đò như bơi giữa mây mù.
Nếu là những ngày mưa bụi, hạt mưa nhỏ như hạt bụi giăng kín trời kín đất, nếu không phải lo kiếm sống thì có thể đầu trần đi dạo một vòng cho mưa ướt tóc, sẽ thấy như mình được thiên nhiên ấp ủ, tâm hồn nhẹ tênh.
Mưa lất phất kèm gió bấc đầu mùa, dù chưa hun hút, nhưng vào công sở, vào lớp học, cứ xuýt xoa kêu lạnh, cũng là một cái thú. Anh xích lô, chị hàng gánh, bác cày ruộng quen với mưa Huế như là nhu cầu, bởi có mưa Huế khách mới đông, ruộng không thiếu nước.
Mưa Huế làm người ta nhớ nhung, khi thì mông lung, lúc lại rất cụ thể. Như tôi, Thu Đông 1975, lần đầu về Huế hưởng hòa bình, thấy mưa, lại quay quắt nhớ trắng rừng trắng suối mưa giăng trong những năm đánh giặc dọc Trường Sơn; lại bồn chồn hơi ấm của em những đêm chung mưa từ chiến khu vượt quốc lộ 1A, len lỏi giữa các ổ phục kích của quân Đại Hàn, quân Cộng hòa để về đồng bằng Trị - Thiên làm phóng sự chiến tranh.
Nỗi nhớ mưa rừng của em, mà không nói ra, những cô gái ngày nay không hiểu, là nếu không hong bằng than củi thì phơi hằng tháng trời áo quần vẫn không khô, do hơi nước trong lán cũng ngang bằng với mưa lâm thâm ngoài rừng...
Mưa Huế làm ta thèm hơi ấm người thân, thèm hơi ấm ngọn lửa, thèm được quây quần...
Nhu cầu thưởng ngoạn mưa Huế là có thật, nhưng thưởng ngoạn một cách tự nhiên như bấy lâu nay thì đâu có gì đặc biệt. Có phải vì thế mà có người đưa ra ý tưởng lấy mưa Huế làm sản phẩm du lịch, hay nói cách khác, dùng mưa Huế để thu hút du khách.
Nhiều nước trên thế giới đã có loại hình du lịch thiên tai (như du lịch trong bão, lụt), du lịch trách nhiệm (du lịch cứu trợ đồng loại vì thiên tai, địch họa) và du lịch trải nghiệm (du lịch trong không gian bất thường). Mưa Huế chỉ có thể tạo ra sản phẩm du lịch trải nghiệm bởi rất hiếm nơi có hiện tượng thiên nhiên này và bởi nó tạo ra rất nhiều cung bậc cảm xúc tùy tâm trạng con người.
Hãy hình dung... Trong một sảnh mở (có thể có vách kính di động) ở một tầng lầu nào đó, du khách có thể vừa nhâm nhi cà phê và ngắm kinh thành xưa mờ ảo trong mưa bay la đà. Hãy hình dung...
Trong một nhà vườn nào đó ở Kim Long, du khách được thưởng trà pha bằng chính nước mưa đang tý tách ngoài hiên, trên tay là một quyển sách ưa thích. Hãy hình dung...
Trong một ngôi nhà rường bên sông Hương, du khách có thể vừa nghe nhạc, vừa hưởng chiều mưa phố buồn trôi qua khung cửa mà thấm thía sự lẻ loi, cô đơn của con người, để rồi vấn vương hoài với kỷ niệm ấy.
Hãy hình dung... Trên một con đò ngược sông Hương lên bến Tuần, lên nữa, sao cho càng xa phố thị càng tốt, du khách ngồi trên chiếu như ngồi thiền, vừa nghe ca Huế, vừa thả hồn trong mưa sa nước sỉa giăng mờ tỏ đôi bờ, mờ tỏ những đỉnh núi Trường Sơn...
Nhưng bấy nhiêu không đủ làm nên những tour du lịch trải nghiệm. Phải tổ chức cho du khách mặc áo mưa đạp xe đạp ra vùng nông thôn Huế để họ biết thế nào là “mưa thúi trời thúi đất”, để họ có thể cùng nông dân Hương Thủy, Hương Trà trồng rau, đơm cá, cùng ăn với nông dân bữa cơm đạm bạc trong cảnh mưa phùn gió bấc, với bếp lửa củi quyện hơi ấm bên thềm nhà.
Nhà văn Trần Thùy Mai từng đề xuất với ngành du lịch xây dựng những vỉa đường ngắm mưa, có mái che, trên những vỉa đường ấy có quán cà phê, có quán rượu với thức ăn nhẹ, để nếu muốn, du khách tha hồ thong dong với Huế trong những ngày mưa não nề.
Và từ những vỉa đường ngắm mưa ấy, du khách có thể lang thang phố này sang phố khác để biết thêm thế nào là “mưa lá”, mà như một người Huế xa xứ, khi nhớ Huế, đã mô tả: Đang đi dưới những tàn cây xanh, bỗng nghe tiếng gió ào qua biển lá, vô số mảnh nước đọng trên lá sẵn chờ gió lay, ồ ạt rơi xuống phủ lấy con người, phủ lấy mặt đường. Tiếng lá ướt xào xạc kéo dài trong gió, nghe như tiếng thở dài kỳ bí của hồn mưa.
Mưa là đặc sản kỳ thú của Huế. Nhưng làm sao để “đãi khách” món đặc sản này cho khách vừa lòng đây?...
PHƯƠNG HÀ
Nguồn:
Mưa Huế
5 comments:
Úi, ý tưởng du lịch mưa này hay quá. Ngắm mưa là một thú vui xa xỉ của người có tâm hồn. Mưa là giọt nước mắt thiên nhiên nhỏ xuống ủy mị và cảm thông với tâm trạng ta hay là nhịp điệu hân hoan của tạo hóa ban phát cho trái đất, hòa cùng con tim đang khát cháy của ta ... tùy theo tâm trạng từng người. Chỉ có ai quá vô tình hoặc quá yếu ớt mới không thấy rung cảm gì trước những giọt mưa, nhất là mưa Huế :-)
Dế mèn phiêu lưu kí tới đâu roài, anh? ;))
Đọc bài nghe nhắc đến "mưa rừng" thì em lại nhớ đến thời gian, ngày qua ngày, em cứ ngồi nhìn mưa từ trong rừng đi ra ở cái am tu của bà nội em. Mưa rừng là thứ em thích vì nó mang vẻ cô độc, hoang dã, lạnh lùng, ko có gì cản được nó cả. Khoái!
Anh nhớ Nguyễn Bính có câu "Giời mưa ở Huế sao buồn thế! Cứ kéo dài ra đến mấy ngày". Xem ra mưa ở Huế buồn thật!
Đặc biệt, nhưng chẳng phải là ngắm mưa Huế thường khiến người ta buồn lắm sao.
Vì thế ngành du lịch giả có đầu tư tour 'Mưa Huế' cần thêm cảnh báo 'chỉ phục vụ những du khách đang phơi phới trong lòng' :)
Đăng nhận xét