21/6/11

VỀ "MUỐI" CỦA THIỆP



Một tranh cãi nho nhỏ đã xảy ra xung quanh kết của trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia hôm qua, khi thí sinh giành chiến thắng (Ngọc Oanh) rất có thể sẽ không giành được vòng nguyệt quế chung cuộc, nếu cô không được Ban cố vấn “cứu” trong câu hỏi cuối cùng của vòng tăng tốc.

1. Cụ thể, BTC đưa ra câu hỏi: “Đây là gì”? Với các gợi ý theo thứ tự như sau: 1 - Đây là hợp chất vô cơ; 2- Cấu trúc mạng tinh thể, liên kết ion ; 3- ..?.. của rừng (tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp); 4- Một loại gia vị; 5- Salt.

Ngọc Oanh đã trả lời là “muối ăn”, trong khi đáp án được công bố là “muối”. Lẽ ra Ngọc Oanh không được điểm ở câu hỏi này, nhưng Ban cố vấn cho rằng câu trả lời “Muối ăn” vẫn chấp nhận được, nên Ngọc Oanh đã được thêm 30 điểm.

Trên báo Tuoitre Online, có bạn đọc bày tỏ ý kiến, nếu chấp nhận đáp án là “Muối ăn” thì chẳng lẽ Nguyễn Huy Thiệp viết Muối ăn của rừng?

Một lập luận rất logic về mặt câu chữ. Rõ ràng nếu coi điều kiện thứ 3 là một dạng ô chữ, thì từ “Muối ăn” đã phạm quy, vì Nguyễn Huy Thiệp chỉ viết Muối của rừng.

Một cuộc thi thiên về kiến thức, có lẽ tiểu tiết trên không phải là điều quá quan trọng. Kết quả chung cuộc cũng đã công bố, nó giống như một giải bóng đá, khi nhà vô địch đã lên ngôi, thì kết quả đã thuộc về lịch sử, không nên “hồi tố” lại các tình tiết đã diễn ra hòng làm thay đổi kết quả.

2. Nhưng cũng dưới góc độ tri thức, một câu hỏi thú vị đặt ra: Liệu tên gọi “Muối ăn của rừng” có thể thay thế cho “Muối của rừng”?

Theo tôi, hai từ này khác nhau một trời một vực. Trong thiên truyện ngắn của mình, Nguyễn Huy Thiệp không viết về diêm dân hay nghề làm muối ở nơi rừng rú. Trái lại, thông qua câu chuyện về người đàn ông vào rừng đi săn, bắt con khỉ, và rồi thả nó, và rồi chấp nhận mất tất cả (kể cả quần áo) để tồng ngồng trở về nhà. Bỏ qua, những ý nghĩa sâu xa (mỗi người có thể hiểu một cách), ở đây tôi chỉ nhấn mạnh hình ảnh “Muối của rừng” không phải là hạt muối ăn (với các đặc điểm như cuộc thi nêu ra), mà là tên một loài hoa.

Xin được trích nguyên văn: “Ông Diểu dừng lại sững sờ. Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc”.

Chẳng hiểu loài hoa trên là có thực, hay chỉ là cách “hình tượng hóa” của ông nhà văn nhiều lăn lội với miền ngược này. Tôi nghĩ, có lẽ, ông xây dựng hình tượng “muối của rừng” có lẽ cũng xuất phát từ phong tục “đầu năm mua muối” của người miền xuôi. Các nhà phê bình văn học nhận định rằng, thông qua cuộc đi săn, câu chuyện mang thông điệp về cuộc kiếm về với bản ngã, về thiên lương chính mình của mỗi con người.

Ở đây tôi không dám bàn đến những nội dung to lớn ấy. Nhưng dù chưa thấy ở đâu tác giả giảng giải, nhưng tôi đồ rằng Nguyễn Huy Thiệp dùng chữ “Muối của rừng” hẳn liên hệ lời dạy “Muối của đất” trong sách kinh: “Các con là muối của đất. Muối đã mất mặn rồi thì lấy chi cho mặn lại được?” Trong lời dạy này, dĩ nhiên “muối của đất” không có ý nghĩa cụ thể là chất NaCl.

Rõ ràng, dù kết quả cuộc thi thế nào, thì cũng chớ ai nghĩ rằng Nguyễn Huy Thiệp viết “Muối ăn của rừng”, kẻo sẽ sai một ly đi một dặm về tác phẩm văn học lừng danh này.

ĐÔNG KINH

Nguồn:
“Muối” của Thiệp và “Muối ăn” của “đỉnh Olympia”


10 comments:

Nặc danh nói...

không thể cho 30 điểm với câu trả lời sai toét của cô thí sinh HP. Chính vì BGK cho điểm cô ở câu hỏi này làm tôi thấy cuộc thi năm nay gượng ép, có phần nhạt nhẽo. Thôi thì hãy cho cô ta là người may mắn, sau này khi trưởng thành cô ấy sẽ nghĩ lại và chắc cũng thấy mình đã quá may mănz khi trả lời sai hoàn toàn mà vẫn được điểm. Hic!!!!

TS.

Kha Cát on lúc 16:03 21 tháng 6, 2011 nói...

Em là cựu học sinh của Quốc Học Huế nè, tuy nhiên, em vẫn thấy bạn gái về nhất là xứng đáng, còn Ngọc Huy của QH thực ra vẫn thua một chút.

Em cũng đồng ý với anh là "Muối ăn" là câu trả lời sai. Ban cố vấn ở đây là giáo sư về hóa học đã quên hoặc không biết gì đến gợi ý văn học nên dễ dàng chấp nhận đáp án "Muối ăn".

Sau đó ban cố vấn cũng cứu Ngọc Huy một câu trong phần về đích, em thấy cứu câu ấy cũng chẳng đúng luôn

Chỉ có phần nhận xét của giáo sư Lê Văn Lan là thuyết phục thôi.

Nói chung, ban cố vấn làm việc lủng củng, ai lo việc nấy chứ không bàn bạc gì với nhau hay sao ấy. Mà Đường lên đỉnh Olympia là chương trình về kiến thức tổng hợp chứ có đi sâu vào chuyên ngành gì đâu. 11 năm rồi mà năm nào cũng hy vọng lần sau BTC rút kinh nghiệm :(

An Thảo on lúc 20:36 21 tháng 6, 2011 nói...

Nhân dịp này em bắt đầu lẫn lộn. Tin rằng nhiều người bỗng dưng cũng thế.

LU on lúc 20:42 21 tháng 6, 2011 nói...

À, thì ra đây là lí do em thấy anh treo status trên FB Nguyễn Huy Thiệp có tác phẩm nào là "Muối ăn của rừng" không?

Từ bé cho đến già, em chỉ xem các cuộc thi trí tuệ thôi, xem chơi cho zui chứ ko có nhiệt tình máu lửa nghĩ rằng sẽ có ngày can đảm đi thi. Vì, em tự biết óc em có hạn, IQ hơi bị thấp, nên hem chơi dại đi tìm chiến thắng trong mấy vụ thi thố này :))

Titi on lúc 07:13 22 tháng 6, 2011 nói...

Cái này chỉ là vì bánh khảo mỏi quá, muốn kết thúc nhanh chóng để ra ngoài hút thuốc thôi mà anh :-P

Thuy Dam Minh on lúc 17:38 22 tháng 6, 2011 nói...

Đáp án là đáp án. Nó phải là Muối mới đúng. Và như thế không được 30 điểm đâu!

Nặc danh nói...

Gợi ý của ban giám khảo thiếu chính xác chứ không phải thí sinh Oanh trả lời không đúng.

Trừ gợi ý số 3, các gợi ý khác đều hoặc có thể hoặc chắc chắn dẫn đến đáp án "muối ăn". Hơn nữa, tính chất khu biệt của các gợi ý cũng tăng dần từ 1 đến 5.
1 - Đây là hợp chất vô cơ; 2- Cấu trúc mạng tinh thể, liên kết ion ; 3- ..?.. của rừng (tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp); 4- Một loại gia vị; 5- Salt.

@Thuy Dam Minh: Không đồng ý với anh. Đáp án là đáp án, nhưng chưa chắc đã là câu trả lời chính xác. Việc điều chỉnh đáp án vẫn là điều thường xuyên xảy ra trong các cuộc thi, từ thi vui chơi đến thi chính thống.

Nghệ Nghệ

Nặc danh nói...

Mình cũng đồng ý với bạn Nghệ Nghệ, gợi ý của ban giám khảo là không chính xác. Vì chữ "muối" trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp không mang nghĩa đen như đáp án, nên gợi ý này là không hợp lý. Còn nếu dựa vào các gợi ý trước của ban giám khảo thì việc trả lời là "muối ăn" là hoàn toàn chính xác.

Nặc danh nói...

Ngọc Oanh trả lời k sai vì các gợi ý chỉ tập trung vào muối ăn (như gợi ý 4: 1 loại gia vị, và 5: salt - ai biết tiếng Anh đều biết đó là muối ăn chứ k fải muối hoá học). Cho nên lỗi ở đây là thuộc về ban tổ chức vì đã đưa ra 1 gợi ý k tương thích với các gợi ý khác.

Còn truyện 'Muối của rừng', xin lỗi, em cho là một kiểu tư duy rối rắm. Dùng một danh từ chỉ một sự vật rất quen thuộc để giải thích cho một thông điệp về bản ngã, về thiên lương... dài dòng và k thích hợp. Thế thì đừng trách người khác hiểu nhầm khi mới đọc qua hoặc như chưa hiểu hết nội dung. Mà sự tiếp thu, nhận thức từng người là khác nhau, làm sao bắt ai cũng hiểu khi mọi thứ k rõ ràng.

Em đã học và làm việc tại Úc. Khi học về văn hóa, ngôn ngữ của phương Đông mang tính trừu tượng và có nhiều ẩn ý trong khi ngôn ngữ phương Tây rõ ràng, rành mạch, viết rất nhiều trên văn bản để giải thích mọi chuyện liên quan. Vì thế mọi thứ đều có thể cân đong đo đếm, chi tiết, tỉ mỉ. Người đọ có thể hình dung, hiểu k lệch đi được.

Bây giờ em đọc văn phương Đông như truyện Việt, Tàu, Hàn, Nhật là chịu thua vì khó mà hiểu liền và tính thông tin, mở mang kiến thức không cao. Trong khi đọc truyện Tây, học rất nhiều từ cách sống (vì sống sao viết vậy và viết rõ ràng), văn hoá và lối suy nghĩ. Điều mà định hướng sự phát triển của xã hội phương Tây.

Em k phải sính ngoại mà khoe khoang và chê bai nhưng có những cái hay mà k nói thì mọi người sẽ k biết.

D

Mẹ Bông Mít on lúc 16:22 23 tháng 6, 2011 nói...

Dẫu như thế. Đêm ấy miền quê yên ả của Tiêng Lãng ( Hải Phòng) quê em cũng khác những ngày thường anh ạ. Ngọc Oanh là một cô gái rất thông minh,giản dị...

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết