Chồng tôi từng là một cầu thủ có tiếng của đội tuyển Việt Nam. Ngày tôi gặp anh, anh đang là “ngôi sao” trên sân cỏ, xung quanh anh có rất nhiều cô gái đẹp vây quanh và anh đã có vài mối tình ầm ỹ trên báo chí.
Tôi đã rất hạnh phúc khi được anh yêu và ngỏ lời cầu hôn. Ngày cưới, tôi thấy mình là người chiến thắng vì đã giành được anh - vừa đẹp trai, vừa tài giỏi lại giàu có - từ bao nhiêu cô gái khác. Nhưng chỉ qua tuần trăng mật, tôi đã hiểu vì sao mẹ tôi thở dài khi tôi nhất quyết đòi lấy anh bằng được.
Vừa đặt chân xuống sân bay sau tuần trăng mật tại châu Âu, anh đi thẳng tới nơi tập huấn cách nhà của chúng tôi hơn 60km để chuẩn bị cho giải V-league. Dù đã được báo trước, nhưng tôi vẫn cảm thấy hụt hẫng khi phải về nhà một mình và ngủ một mình trên chiếc giường rộng thênh thang. Tiếp đó là những tháng ngày anh vắng nhà thường xuyên vì phải đi tập huấn, đi thi đấu. Suốt thời gian mang bầu, tôi phải đi khám thai một mình, vì anh chỉ có thể về nhà vào cuối tuần. Ngày tôi vượt cạn, anh đang thi đấu ở Thái Lan. Dù anh gọi điện về nhà động viên thường xuyên, tôi vẫn có cảm giác mình bị bỏ rơi.
Từ khi còn là cậu bé mới lớn, anh đã sống trong môi trường thể thao. Sáng dậy xuống căng tin ăn, sau đó đi giày và xuống sân tập. Trưa lại về căng tin ăn, nghỉ ngơi rồi chiều lại tập. Tối lại về căng tin ăn và nghỉ ngơi, đi chơi với bạn bè. Quần áo thay ra có người lo giặt sạch rồi lại để về chỗ cũ. Phòng ở có người lau dọn… Anh không phải lo bất cứ thứ gì và tôi phải chịu hậu quả của nó. Anh sống bừa bộn và không có ý thức chăm sóc gia đình. Quần áo thay ra ở đâu là vứt ở đó. Khi uống li trà, anh ấy đứng ở cửa là sau đó, li trà sẽ được đặt ở dưới đất, ngay chỗ đi ra đi vào. Anh ấy không biết quét nhà, không biết lau nhà và nấu ăn thì chỉ biết luộc trứng, luộc rau và úp mì tôm. Tất nhiên, chúng tôi có người giúp việc và cả tôi lẫn anh đều không phải làm những việc đó. Nhưng tôi kể những điều này để mọi người hiểu rằng anh không hề có ý thức về một cuộc sống gia đình, và nó gây ra những hậu quả không tốt cho cuộc sống của chúng tôi.
Anh không biết giúp đỡ tôi với tư cách là người chồng, người cha. Anh lúng túng không biết chăm sóc vợ khi tôi ốm, và anh vẫn muốn tôi phải chạy ra cửa đón với nụ cười tươi, miếng nước phải được đưa vào tận tay, đôi giày của anh phải được đánh bóng và xếp vào đúng chỗ… như bình thường.
Khi con quấy khóc, anh không nghĩ là cần phải dỗ dành con. Anh không thấy cần phải về thăm cha mẹ tôi vào mỗi dịp lễ tết… Vì yêu tôi, sau gần 10 năm sống bên nhau, anh đã thay đổi một chút, biết quan tâm tới việc nhà, tới con cái, biết thể hiện nghĩa vụ của con với cha mẹ… nhưng có lẽ anh còn xa mới được bằng những người chồng của bạn bè tôi, những người đàn ông bình thường, không phải “ngôi sao” như anh. Tôi ghi nhận sự cố gắng ấy của anh và hài lòng với người đàn ông trụ cột gia đình của mình.
Điều tôi sợ nhất là những cuộc vui chơi với bạn bè cũng là cầu thủ của anh. Tôi có cảm giác các anh chỉ có thú vui giải trí duy nhất là nhậu. Bởi khi chiến thắng trong các trận đấu, các anh cũng nhậu. Khi nhận được tiền thưởng, các anh cũng rủ nhau đi nhậu. Khi thua trên sân cỏ, giải pháp của các anh vẫn là nhậu. Khi rảnh việc, anh và bạn cũng tìm tới nhậu nhẹt. Thậm chí, những dịp ít ỏi anh ở nhà, tôi chỉ muốn vợ chồng con cái loanh quanh bên nhau, nhưng anh cũng đi nhậu với bạn bè.
Những cuộc nhậu ấy kéo dài từ giữa trưa tới tối mịt, hoặc gần sáng và hóa đơn thanh toán của nó bằng nửa năm lương của tôi. Bởi nó diễn ra trong những vũ trường, những nhà hàng sang trọng. Ở những nơi đó, các anh là khách VIP quen thuộc, có bàn riêng, ô gửi rượu thừa mỗi lần nhậu… Tôi thường nghe thấy giọng con gái gọi “anh à, anh ơi” ướt rượt ở trong điện thoại khi tôi gọi cho anh. Ấy là chưa kể mỗi lần như thế, anh về nhà trong tình trạng say mềm đến mức không phân biệt được cái giường với sàn nhà và không biết tôi, vợ của anh là ai. Mỗi khi tỉnh rượu, tôi có trách thì anh lại xin lỗi, lại tặng tôi những món quà đắt tiền rồi lần sau lại thế.
Chung sống với anh, tôi còn phải đối mặt với nỗi lo một ngày nào đó, anh sẽ bị đứng trước vành móng ngựa vì tham gia cá độ, mua bán tỉ số. Tôi đã chứng kiến nhiều bạn của anh bị pháp luật sờ đến vì không biết giữ mình. Mỗi lần như vậy, tôi lại hoảng sợ, khóc lóc với anh và anh ôm tôi vào lòng, ra sức khẳng định rằng anh không bao giờ tham gia, anh muốn những trận đấu trong sáng, đúng tinh thần “fair play”… Nhưng làm vợ một cầu thủ, tôi hiểu môi trường sống của anh, biết bạn bè của anh, chơi với những cô vợ của bạn anh, nên tôi thấy rất khó tin vào lời hứa của anh. Tôi sợ một ngày nào đó anh yếu lòng, sẽ gật đầu trước một lời đề nghị từ bạn bè và điều tôi lo lắng kia sẽ đến.
Nguồn:
Lấy "sao" sướng không?
Tôi đã rất hạnh phúc khi được anh yêu và ngỏ lời cầu hôn. Ngày cưới, tôi thấy mình là người chiến thắng vì đã giành được anh - vừa đẹp trai, vừa tài giỏi lại giàu có - từ bao nhiêu cô gái khác. Nhưng chỉ qua tuần trăng mật, tôi đã hiểu vì sao mẹ tôi thở dài khi tôi nhất quyết đòi lấy anh bằng được.
Vừa đặt chân xuống sân bay sau tuần trăng mật tại châu Âu, anh đi thẳng tới nơi tập huấn cách nhà của chúng tôi hơn 60km để chuẩn bị cho giải V-league. Dù đã được báo trước, nhưng tôi vẫn cảm thấy hụt hẫng khi phải về nhà một mình và ngủ một mình trên chiếc giường rộng thênh thang. Tiếp đó là những tháng ngày anh vắng nhà thường xuyên vì phải đi tập huấn, đi thi đấu. Suốt thời gian mang bầu, tôi phải đi khám thai một mình, vì anh chỉ có thể về nhà vào cuối tuần. Ngày tôi vượt cạn, anh đang thi đấu ở Thái Lan. Dù anh gọi điện về nhà động viên thường xuyên, tôi vẫn có cảm giác mình bị bỏ rơi.
Từ khi còn là cậu bé mới lớn, anh đã sống trong môi trường thể thao. Sáng dậy xuống căng tin ăn, sau đó đi giày và xuống sân tập. Trưa lại về căng tin ăn, nghỉ ngơi rồi chiều lại tập. Tối lại về căng tin ăn và nghỉ ngơi, đi chơi với bạn bè. Quần áo thay ra có người lo giặt sạch rồi lại để về chỗ cũ. Phòng ở có người lau dọn… Anh không phải lo bất cứ thứ gì và tôi phải chịu hậu quả của nó. Anh sống bừa bộn và không có ý thức chăm sóc gia đình. Quần áo thay ra ở đâu là vứt ở đó. Khi uống li trà, anh ấy đứng ở cửa là sau đó, li trà sẽ được đặt ở dưới đất, ngay chỗ đi ra đi vào. Anh ấy không biết quét nhà, không biết lau nhà và nấu ăn thì chỉ biết luộc trứng, luộc rau và úp mì tôm. Tất nhiên, chúng tôi có người giúp việc và cả tôi lẫn anh đều không phải làm những việc đó. Nhưng tôi kể những điều này để mọi người hiểu rằng anh không hề có ý thức về một cuộc sống gia đình, và nó gây ra những hậu quả không tốt cho cuộc sống của chúng tôi.
Anh không biết giúp đỡ tôi với tư cách là người chồng, người cha. Anh lúng túng không biết chăm sóc vợ khi tôi ốm, và anh vẫn muốn tôi phải chạy ra cửa đón với nụ cười tươi, miếng nước phải được đưa vào tận tay, đôi giày của anh phải được đánh bóng và xếp vào đúng chỗ… như bình thường.
Khi con quấy khóc, anh không nghĩ là cần phải dỗ dành con. Anh không thấy cần phải về thăm cha mẹ tôi vào mỗi dịp lễ tết… Vì yêu tôi, sau gần 10 năm sống bên nhau, anh đã thay đổi một chút, biết quan tâm tới việc nhà, tới con cái, biết thể hiện nghĩa vụ của con với cha mẹ… nhưng có lẽ anh còn xa mới được bằng những người chồng của bạn bè tôi, những người đàn ông bình thường, không phải “ngôi sao” như anh. Tôi ghi nhận sự cố gắng ấy của anh và hài lòng với người đàn ông trụ cột gia đình của mình.
Điều tôi sợ nhất là những cuộc vui chơi với bạn bè cũng là cầu thủ của anh. Tôi có cảm giác các anh chỉ có thú vui giải trí duy nhất là nhậu. Bởi khi chiến thắng trong các trận đấu, các anh cũng nhậu. Khi nhận được tiền thưởng, các anh cũng rủ nhau đi nhậu. Khi thua trên sân cỏ, giải pháp của các anh vẫn là nhậu. Khi rảnh việc, anh và bạn cũng tìm tới nhậu nhẹt. Thậm chí, những dịp ít ỏi anh ở nhà, tôi chỉ muốn vợ chồng con cái loanh quanh bên nhau, nhưng anh cũng đi nhậu với bạn bè.
Những cuộc nhậu ấy kéo dài từ giữa trưa tới tối mịt, hoặc gần sáng và hóa đơn thanh toán của nó bằng nửa năm lương của tôi. Bởi nó diễn ra trong những vũ trường, những nhà hàng sang trọng. Ở những nơi đó, các anh là khách VIP quen thuộc, có bàn riêng, ô gửi rượu thừa mỗi lần nhậu… Tôi thường nghe thấy giọng con gái gọi “anh à, anh ơi” ướt rượt ở trong điện thoại khi tôi gọi cho anh. Ấy là chưa kể mỗi lần như thế, anh về nhà trong tình trạng say mềm đến mức không phân biệt được cái giường với sàn nhà và không biết tôi, vợ của anh là ai. Mỗi khi tỉnh rượu, tôi có trách thì anh lại xin lỗi, lại tặng tôi những món quà đắt tiền rồi lần sau lại thế.
Chung sống với anh, tôi còn phải đối mặt với nỗi lo một ngày nào đó, anh sẽ bị đứng trước vành móng ngựa vì tham gia cá độ, mua bán tỉ số. Tôi đã chứng kiến nhiều bạn của anh bị pháp luật sờ đến vì không biết giữ mình. Mỗi lần như vậy, tôi lại hoảng sợ, khóc lóc với anh và anh ôm tôi vào lòng, ra sức khẳng định rằng anh không bao giờ tham gia, anh muốn những trận đấu trong sáng, đúng tinh thần “fair play”… Nhưng làm vợ một cầu thủ, tôi hiểu môi trường sống của anh, biết bạn bè của anh, chơi với những cô vợ của bạn anh, nên tôi thấy rất khó tin vào lời hứa của anh. Tôi sợ một ngày nào đó anh yếu lòng, sẽ gật đầu trước một lời đề nghị từ bạn bè và điều tôi lo lắng kia sẽ đến.
Nguồn:
Lấy "sao" sướng không?
2 comments:
ak ak...cứ gì Sao? Hễ lấy ai mà không tìm hiểu kỹ như cô này đều vỡ mộng cả thôi?
Cô gái này bảo chồng cô ta "không có ý thức về c/s gia đình" nhưng theo như bài viết thì có vẻ chính cô cũng không hơn gì nhiều.
Lấy chồng cầu thủ chuyên nghiệp thì cô cần biết lịch tập/ thi đấu... là công việc của anh ta, nếu chấp nhận được thì cô hãy làm đám cưới. Cưới rồi còn kêu ca điều đó thì lạ quá.
Câu này tối kỵ với các bà vợ: "anh còn xa mới được bằng những người chồng của bạn bè tôi", sẽ thế nào nếu chồng cô ta cũng nói "cô còn lâu mới bằng người này/ người kia"?
Đăng nhận xét