Hôm qua (29.5), thượng nghị sĩ Philippines, bà Miriam Defensor-Santiago (ảnh trên), một chuyên gia về luật quốc tế nhận định, dường như Trung Quốc sẽ còn gia tăng các hoạt động “bắt nạt” các nước có cùng tranh chấp ở Trường Sa. Đồng thời, bà cũng cảnh báo ASEAN về việc bị lép vế nếu tiến hành hợp tác ở khu vực này.
Theo bà Santiago, thời gian tới Trung Quốc sẽ luôn cố thực hiện các hành động bắt nạt Philippines và các nước ASEAN, nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ ở khu vực quần đảo Trường Sa (vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV).
Trước một siêu cường như Trung Quốc, chính phủ Philippines cần phải thận trọng và khôn ngoan hơn nữa trong việc đàm phán với nước lớn này.
“Trung Quốc, trên thực tế đang cố gắng và bắt nạt chúng ta và cả các nước khác ở ASEAN”, bà Miriam Defensor-Santiago, cựu chủ tịch ủy ban Thượng nghị viện về quan hệ đối ngoại Philippines nói.
Trong số 6 nước và lãnh thổ đang có tranh chấp ở Trường Sa (cùng với Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Việt Nam), Trung Quốc được xem là nước lớn nhất về diện tích, dân số và cả về khả năng quân sự.
Theo bà Santiago, thời gian tới Trung Quốc sẽ luôn cố thực hiện các hành động bắt nạt Philippines và các nước ASEAN, nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ ở khu vực quần đảo Trường Sa (vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV).
Trước một siêu cường như Trung Quốc, chính phủ Philippines cần phải thận trọng và khôn ngoan hơn nữa trong việc đàm phán với nước lớn này.
“Trung Quốc, trên thực tế đang cố gắng và bắt nạt chúng ta và cả các nước khác ở ASEAN”, bà Miriam Defensor-Santiago, cựu chủ tịch ủy ban Thượng nghị viện về quan hệ đối ngoại Philippines nói.
Trong số 6 nước và lãnh thổ đang có tranh chấp ở Trường Sa (cùng với Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Việt Nam), Trung Quốc được xem là nước lớn nhất về diện tích, dân số và cả về khả năng quân sự.
Bà thượng nghị sĩ nhấn mạnh: “Chúng ta không thể dựa vào các nước khác để bảo vệ chủ quyền của mình với Trung Quốc. Ví dụ như Mỹ, họ cũng cẩn trọng vì cũng có lợi ích để bảo vệ. Đó là nguyên tắc của quan hệ quốc tế”.
Đáng chú ý, bà Santiago cảnh báo chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino về việc ký kết thỏa thuận chung về khai thác dầu và các mỏ tự nhiên trong nỗ lực “dàn xếp” tranh chấp ở Trường Sa. Trung Quốc có thể nắm đằng chuôi khi Philippines không thực hiện được việc khai thác dầu vì thiếu khả năng và thiết bị. Và kết cục, Philippines có thể trở thành nước vệ tinh của Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi nhắc đến khả năng Trung Quốc chiếm trọn biển Đông, bà Santiago phủ nhận việc này. Nếu Trung Quốc kiểm soát được nguồn dầu khí và tài nguyên dưới lòng biển Đông, sẽ gây nên sự mất cân xứng về phân bố quyền lực trên thế giới. Đó là điều Mỹ và các nước châu Âu sẽ không để xảy ra.
Nguồn:
Trung Quốc còn muốn bắt nạt ASEAN thêm nữa
Tham khảo:
TRUNG QUỐC XÂY NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN SÁT BIÊN GIỚI VIỆT NAM
CÂU CHUYỆN "CÁI LƯỠI BÒ"
TÀI LIỆU QUÝ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA
TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
HẢI QUÂN VIỆT NAM BẢO VỆ VÙNG LÃNH HẢI VIỆT NAM
3 comments:
Muôn đời cứ thế. Thịt đè người. Ở với hàng xóm tham lam mà lấy chữ nhẫn không thành thì chiến lược sống là gì anh VMC ơi?
Tài nguyên khan hiếm nên có quá nhiều người dòm ngó. Nhìn hình em thấy cái lưỡi bò ko có ở gần TQ một tẹo nào cả.
Mệt đấy!
Chân lý luôn trong tay kẻ mạnh.
Đăng nhận xét