3/5/11

ĐOẠN CUỐI CỦA OSAMA BIN LADEN


Osama bin Laden đã bị lực lượng tinh nhuệ của Mỹ sát hại rạng sáng 2.5 ở độ tuổi 54. Thủ lĩnh của mạng lưới khủng bố Al Qaeda đã thoát chết trong nhiều chiến dịch truy sát của Mỹ kể từ sau vụ tấn công khủng bố nước Mỹ 11.9.2001. Lực lượng tinh nhuệ và CIA đã tiến hành chiến dịch chớp nhoáng tại nơi ẩn náu của ông ta ở thành phố Abbotabad, Pakistan. Sau khi được nhận diện bằng xét nghiệm ADN, thi thể của ông ta đã được thủy táng ở biển Arab.

Bức ảnh trên của Bin Laden do nhà nhiếp ảnh Rahimullah Yousafzai của hãng AP chụp tại một buổi nói chuyện của ông ta với báo giới ở khu vực miền núi thuộc tỉnh Helmand (Afghanistan) ngày 24.12.1998.

Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo về cái chết của Bin Laden, được phát sóng truyền hình trực tiếp từ Nhà Trắng ngày 1.5.2011 (giờ Mỹ).
Ảnh: Brendan Smialowski/Pool via Bloomberg

Nơi ẩn náu của Bin Laden theo định vị của Google Earth
ở tọa độ (34° 10'09.64"N 73° 14'33.17"E)

Sơ đồ nơi ẩn náu của Bin Laden.

Nơi ẩn náu của Bin Laden bị bốc cháy sau vụ tấn công của đặc nhiệm Mỹ.
Ảnh chụp từ đoạn clip quay bằng điện thoại di động.

Lính Pakistan đi tuần quanh nơi ẩn náu của Bin Laden ở Abbotabad, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, toàn bộ khu vực đã được bao quanh bằng vải đỏ.
Ảnh: Faisal Mahmood/Reuters

Cảnh phòng ngủ, nơi Bin Laden bị sát hại.

Chiếc trực thăng Mỹ bị nạn bên ngoài nơi ẩn náu của Bin Laden.

Một nhóm người ngồi thắp nến ở phố Vesey gần nền zero - nơi trước kia là
tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (New York), sáng sớm 2.5
.
Ảnh: Jason DeCrow/AP

Dionne Layne (phải) ôm Mary Power, sau khi hay tin Bin Laden đã bị sát hại,
hôm 2.5 tại khu vực gần Trung tâm Thương mại Thế giới trước đây ở New York.

Ảnh: Mark Lennihan/AP

Chân dung của những người lính cứu hỏa bị thiệt mạng trong vụ khủng bố
Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 11.9.2001.

Ảnh: Mario Tama/Getty Images

Cảnh sát đứng gác tại Ga Trung tâm New York ngày 2.5.
An ninh được xiết chặt ở Mỹ sau cái chết của Bin Landen.

Ảnh: Stephen Chernin/AP

David Huber và Nicole Lozare tưởng nhớ các nạn nhân vụ 11.9
tại khu tưởng niệm Lầu Năm Góc bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ
ở Arlington (bang Virginia) sáng sớm 2.5.

Ảnh: Alex Wong/Getty Images

Hai người phụ nữ tưởng nhớ cô của họ là bà Cecelia E. Richard,
bị thiệt mạng trong vụ tấn công vào Lầu Năm Góc ngày 11.9.2001.
Họ mang bức ảnh của bà đến gần Nhà Trắng rạng sáng 2.5.

Ảnh: Jonathan Ernst/Reuters

Lính Mỹ đồn trú tại Afghanistan theo dõi Tổng thống Mỹ thông báo tin
Bin Laden đã bị sát hại qua truyền hình.

Ảnh: Bay Ismoyo/AFP/Getty Images

Hai người đàn ông Afghan ôm nhau trong một cửa hàng bán máy thu hình
ở thủ đô Kabul, khi hay tin Bin Laden đã bị sát hại.

Ảnh: Paula Bronstein/Getty Images

Người Ấn Độ đốt ảnh Osama bin Laden trên đường phố Ahmedabad, ngày 2.5.
Ảnh: Stringer/Reuters

Một người sống sót trong vụ Al Qaeda khủng bố Đại sứ quán Mỹ tại Nairobi năm 1998 đứng bên cạnh bức tường tưởng niệm 248 nạn nhân của vụ đánh bom này hôm 2.5.
Ảnh: Thomas Mukoya/Reuters

Ảnh Osama bin Laden được bầy bán trong tiệm tạp hóa ở Quetta ngày 2.5.
Ảnh: Naseer Ahmed/Reuters

Người dân Pakistan đọc báo có dòng tít lớn "Osama bin Laden bị sát hại"
tại một quầy bán báo ở Hyderabad, ngày 2.5.

Ảnh: Pervez Masih/AP

Người dân đến khu tưởng niệm các nạn nhân vụ đánh bom Bali
ở Kuta (đảo Bali - Indonesia) ngày 2.5.

Ảnh: Sonny Tumbelaka/AFP/Getty Images

Người đàn ông Hàn Quốc theo dõi tin Osama Bin Laden bị sát hại trên màn hình lớn ở Ga đường sắt Seoul ngày 2.5.
Ảnh: Lee Jin-man/AP

Người Nhật đọc báo ở Tokyo đưa tin về cái chết của Bin Laden.
Ảnh: Shizuo Kambayashi/AP

Bức tượng cát "Kết cục" của nghệ sĩ Sudarshan Patnaik
trên bãi biển Puri, Ấn Độ ngày 2.5.

Ảnh: Stringer/Reuters

Nguồn:



7 comments:

Thuy Dam Minh on lúc 17:38 3 tháng 5, 2011 nói...

Một trang sử mới của cuộc chiến chống khủng bố được mở ra. Hy vọng là thế giới sẽ bớt đi nhiều đại hoạ!

LU on lúc 19:43 3 tháng 5, 2011 nói...

Hiện tại thì chuẩn bị sợ khủng bố trả thù, police tăng cường an ninh khắp nơi. Tòa nhà Trading của New York vụ 9-11, tới nay vẫn là nổi nhục của nước Mỹ. Năm 2006 em đi fieltrip sang New York, cô giáo dẫn cả lớp chui xuống đường điện ngầm để nhìn sang thì thấy nó lổn nhổn toàn là sắt vụn và đất đá.

MHTL on lúc 22:39 3 tháng 5, 2011 nói...

1. Một câu hỏi mang tính phản biện: cứ coi Bin là quân khủng bố đi, vì tấn công 3000 dân thường Mỹ, vậy 1 số lãnh đạo phương Tây đang hàng ngày tấn công vào dân thường ở Lybi có bị coi là khủng bố không?

2. Câu hỏi mang tính kỹ thuật: Tại sao Bin không biết đào hầm trú ẩn chạy dưới nền nhà, đào hầm ngầm băng qua đường, tạo lối thoát dự phòng nhỉ, kém thật :(

MHTL on lúc 23:04 3 tháng 5, 2011 nói...

"Cái chết của Osama Bin Laden không đồng nghĩa với cái chết của Al-Qaeda. Ý thức hệ Al-Qaeda không phải là một con người cụ thể là một trường phái tư tưởng được nhiều người theo." - Alaa Al-Dardour từ Jordan nói khi trả lời BBC.

Lana on lúc 14:40 4 tháng 5, 2011 nói...

Theo các cụ nhà mình thì Bin Laden chắc phải sinh vào mùng 1 (không làm vua thì làm tướng giặc :)

Giá như ngày 11/9 đó Bin L. không cho máy bay tông ngang tòa nhà trụ sở nhiều dân thường mà phạt ngang tượng Nữ thần Tự do, mình chắc sẽ không thiên về hướng căm ghét ông ta.
(Mình không ghét cũng không yêu nước Mỹ trong chuyện chính trị/ chỉ không chấp nhận cách nhắm vào dân thường vì mục đích khủng bố của Bin L. và Al-Queda).

MHTL on lúc 22:04 4 tháng 5, 2011 nói...

http://giaoduc.net.vn/kham-pha/83-chuyen-la/1543-mt-giao-vien-i-bin-laden-cht-trong-3454-ngay--co-rau.html

Nặc danh nói...

Chữ "sát hại" dùng trong bài này thấy có vẻ không phù hợp. Liệu chúng ta có nói "cảnh sát sát hại khủng bố" không ? Hay là "bộ đội sát hại kẻ thù?" "công an sát hại một tên trùm ma túy" ?

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết