26/7/10

VÌ SAO ÍT TRÍ THỨC VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC LÀM VIỆC?



Nguyễn Quốc Vọng *

Việt Nam có một lợi thế hơn hẳn so với các nước láng giềng là có khoảng gần 4 triệu người đang sinh sống khắp năm châu mà trong đó khoảng 300,000 người đã tốt nghiệp đại học và sau đại học. Trong số những trí thức Việt Nam này, có nhiều người là những nhà khoa học tên tuổi, chuyên gia đầu ngành hiện đang làm việc tại các đại học, viện nghiên cứu và công ty nổi tiếng ở Mỹ, Úc, Canada, Anh, Hà Lan, Nhật như các đại học Harvard, Standford, Yale, Tokyo, Sydney… các công ty Microsoft, Monsanto, Mitsubishi...

Tuy nhiên vì nền kinh tế Việt Nam được thoát thai từ chế độ bao cấp, doanh nghiệp tư nhân chưa phải là chủ lực, tính cạnh tranh trong thương mại chưa cao nên mối liên hệ giữa viện nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp chưa được quan tâm. Vai trò của trí thức, nhất là ở đại học và viện nghiên cứu rất mờ nhạt. Chính vì vậy “kho tàng kiến thức” của những nhà khoa học tên tuổi, những chuyên gia đầu ngành Việt kiều ở nước ngoài không được thực sự quan tâm (thậm chí hầu như bị lãng quên).

Có thể khẳng định, nếu có sự hợp tác về giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu của trí thức Việt kiều, dưới bất cứ hình thức nào, cũng sẽ rất có lợi cho công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hoá đất nước.

Nhưng tại sao cho đến nay vẫn có rất ít trí thức Việt kiều trở về nước phục vụ? Qua thực tiễn 2 năm trở về nước được làm việc, tôi thấy có những nguyên nhân chính sau đây:

► Việt Nam chưa thực sự thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế, nên một số chính sách và cơ chế để thu hút trí thức không được nghiêm chỉnh thực hiện. Một khi trí thức trong nước chưa được sử dụng đúng mức thì việc trở về của trí thức Việt kiều sẽ không bao giờ xảy ra vì họ đang được làm việc trong điều kiện tốt nhất của nước sở tại;

► Chưa làm tốt việc cung cấp thông tin về những vấn đề nhạy cảm (ví dụ như biên giới biển đảo, Hoàng Sa Trường Sa, quặng mỏ bauxit Tây Nguyên...) nên trí thức Việt kiều không thấy được Việt Nam đã có sự thay đổi, tiến bộ về mặt dân chủ, phản biện, tự do tôn giáo, từ đó đâm ra hoang mang, lo sợ… không muốn trở về nước;

► Chưa có đầu mối để tìm tòi, liên lạc, mời gọi… do chính trí thức Việt kiều đảm trách vì trong hàng trăm, hàng ngàn công nghệ cao của thế giới, phải là người có kiến thức mới có thể lựa chọn những công nghệ tốt nhất, thích hơp nhất và có lợi nhất cho đất nước;

► Thủ tục giấy tờ về nước phải thông qua nhiều Bộ ngành nên rất rườm rà, mất thời gian;

► Tinh thần “vọng ngoại” của một số ít người trong nước vẫn thích “mắt xanh mũi lõ” dù rằng có nhiều khi “mắt xanh mũi lõ” lại ở trình độ khoa học kỹ thuật thấp hơn, không hiểu Việt Nam hơn trí thức Việt kiều;

► Tính “địa phương” và “trong ngoài” còn khá phổ biến, môi trường làm việc dựa nhiều vào cảm tính nên nhiều khi không công bằng, thiếu tin tưởng làm trí thức Việt kiều trở thành những thứ trang trí, không có thực quyền và cơ hội đóng góp sở trường khoa học kỹ thuật của mình.

Từ những năm 1970 Hàn Quốc đã mạnh dạn triển khai chính sách mời gọi trí thức Hàn kiều ở Mỹ trở về đóng góp. Ba mươi năm sau Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 13 của thế giới. Cũng thế Trung Quốc đã ứng dụng chính sách ưu đãi mời gọi trí thức Hoa kiều, và họ cũng đã tiến rất nhanh trong công cuộc hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước, trở thành nền kinh tế thứ ba trên thế giới. Chỉ có Việt Nam, đã hơn ba mươi năm sau ngày giải phóng, mà vẫn còn loay hoay mãi với câu hỏi về trí thức Việt kiều.
---------------------------------
* Tác giả đang làm việc tại Đại học RMIT, Melbourne Vic 3001, Australia

Ảnh: Các trí thức Việt kiều trong chương trình Vinh danh nước Việt.

Tham khảo
Vì sao ít trí thức Việt kiều về nước làm việc? - Tạp chí Tia sáng

Entries liên quan
SANG CALI ĂN GIỖ
KHI CHẤT VIỆT TRONG NGƯỜI KHÔNG CHẾT
PHẨM GIÁ ĐÀN ÔNG
HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ



48 comments:

Bảo Linh on lúc 08:49 27 tháng 7, 2010 nói...

Càng nghĩ càng buồn, thậm chí có người quyết tâm về nước làm việc nhưng lại bị: cơ chế, con người, quan hệ, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, ... lọ chai vùi dập. Rồi lại thành những người ... như cũ :(

Đỗ on lúc 09:05 27 tháng 7, 2010 nói...

Nếu những nguyên nhân ở trên không được khắc phục, những trí thức Việt kiều có bề dày không có điều kiện trở về đã đành, sợ đám nhỏ đi học những lớp sau cũng sẽ rất khó và rất ít quay trở về làm việc tại quê nhà.

LU on lúc 09:42 27 tháng 7, 2010 nói...

Nếu VN bỏ đi được cách làm việc trì trệ, câu giờ, thì có thể kéo được nguồn lao động trí thức ở nước ngoài về VN làm việc.

Em nghĩ sự va chạm là do khác thói quen làm việc thôi. Thí dụ, bên em làm việc ra làm việc, giờ giấc được đo bằng tiền. Trong giờ làm thì phải hết mình, cấm câu giờ, cấm meeting dài dòng phát biểu linh tinh. Cấm mơ màng bàn chuyện ko thực tế.

Thời gian thử thách qua 6 tháng mà vẫn ko ăn nên làm ra thì...a lê hấp! đi ra cửa dành chỗ cho người khác làm tốt hơn. Ko có việc các bác già cứ ngồi meeting bàn chuyện đời xưa. Lương bổng hợp lý, có thực mới vực được đạo.

Riêng cá nhân em thì...khu vực em làm việc cấm chỉ định trai gái bậy bạ làm lủng đọan nội bộ. Cấm tiệt các em mắt xanh mỏ đỏ vào nơi làm việc như đi hộp đêm, rách việc lém. Phải công bằng cho tất cả mọi nhân viên, có như thế mới ăn nên làm ra được.

Đừng nghĩ đây là cách làm việc không tưởng nha, em đã áp dụng và thành công đấy!

Thuy Dam Minh on lúc 09:51 27 tháng 7, 2010 nói...

Theo anh thì nguyên nhân cơ bản là do môi trường làm việc thôi. Môi trường làm việc của mình hiện tại chưa được chuyên nghiệp, chưa phù hợp với người được đào tạo ở nước ngoài đâu. Khó thế đấy!

Titi on lúc 10:09 27 tháng 7, 2010 nói...

Ồi, trí thức trong nước còn khong chịu nổi, còn muốn bỏ đi làm việc cho nước ngoài, làm sao bắt Việt kiều về đây để chịu khổ mà chưa chắc đã làm được việc, anh?

Vấn đề ở đây không phải cơ chế. Vấn đề là con người không muốn có ai hơn mình. Thấy ai hơn mình thì tưởng như trời đất sắp đổ sụp đến nơi. Và vấn đề nữa là cha chung khong ai khóc. Việc mở đường cho chất xám chảy về đất mẹ hình như không thuộc bộ ngành chủ quản nào nên cứ đề ra thế thôi ròi lại chìm vào bóng tối :-(

Ở ta, nổi nhất là hiện tượng, trong khi, chỉ việc tạo điều kiện để những người giỏi cống hiến thì lại bắt họ nhập gia tùy tục. Mà riêng khoản nhập gia thôi đã đủ khốn đốn ròi :-(

MC3 on lúc 10:11 27 tháng 7, 2010 nói...

1. Việt kiều chưa phải Đảng viên thì làm sao được tín nhiệm làm việc.

2. Việt kiều chắc chắn (90%) có trình độ nghiệp vụ, có sự hiểu biết, quyết đoán về mọi mặt hơn các Sếp nhà ta trong cơ quan - như vậy thì 'hãy đợi đấy'

MC3 on lúc 10:14 27 tháng 7, 2010 nói...

@LU: đề nghị LULU về VN làm việc đê :))

Lana on lúc 10:20 27 tháng 7, 2010 nói...

Lana biết ở RMIT Melbourne có một nhóm những người làm nghiên cứu công nghệ thông tin (trung tâm là một giáo sư gốc Việt) rất thiết tha và muốn làm điều gì đó đóng góp cho đất nước, không biết chú ấy có phải chính là tác giả bài viết này không.
Tất cả những điều trong bài viết là rất thực của người Việt kiều có tâm, và từng tiếp cận 'thê giới khoa học kỹ thuật' ở mình. Không muốn có cái nhìn xám nhưng biết bao giờ thực tế ấy mới thay đổi? Buồn.

LU on lúc 10:30 27 tháng 7, 2010 nói...

MC3 : nếu Lu về VN làm việc thì đầu tiên Lu sẽ chỉnh sửa lại MC3. Lí do, lảng phí tiền bạc. Kêu bằng LU là được rồi, lại còn double LULU. Lảng phí thời gian để kêu tên 2 lần, thời gian là tiền bạc phải biết tiết kiệm, shortcut --> phạt trừ lương! =))

Titi on lúc 10:46 27 tháng 7, 2010 nói...

Ối giời. Thế thì mình phải rút gọn tên TITI thành TI thôi, chống lãng phí cái Lu nhỉ. hi hi...:-D
Mừ bạn Gấu có muốn gọi TI Yêu thì cũng phải xem lại, cẩn thận kẻo bị trừ lương đóa. Hì hì...

Nặc danh nói...

vấn đề cơ bản nhất là lương ở VN không đủ sống thôi. Đang lĩnh 2000 dola 1 thang, về nứoc chưa nổi 200 đô thì chắc it người muốn về, VN còn nghèo nên kéo theo sự khó khăn như thế, hy vọng mặt bằng lương tăng lên để dân tình trở về, VN vẫn là nơi hạnh phúc nhất cho người Việt.

TS.

Vân Lam nói...

Có lần nói chuyện cùng nhau, bố ku Pan tâm sự :

- Anh phải công nhận tụi Tàu bọn nó tinh thần dân tộc cao. Trong lớp thạc sĩ anh học, có mấy mươi đứa người Tàu, tốt nghiệp xong không đứa nào ở lại Ý, và anh được biết không có đứa nào có ý định đi nước ngoài làm việc, bọn nó quay trở lại Trung Quốc hết. Sao hay thế nhỉ?

- Thế còn anh sao không ở lại VN làm, tinh thần dân tộc anh cũng có mà, bằng chứng là anh bảo nếu anh đang ở nước ngoài, nước mình bị nước ngoài xâm lược (chứ không phải là nội chiến), anh sẽ quay về tham gia cứu nước mà - mẹ ku Pan nói.

Bố ku Pan im lặng luôn.
Hôm sau hai vợ chồng em lại nói về chuyện này. Ngồi phân tích lại thì...cũng không khác cái bài này là bao. Thêm cmt của bạn TS đó, lương không đủ sống. Làm cả đời không mua được căn nhà nếu chỉ dựa vào lương. :(

Lana on lúc 16:33 27 tháng 7, 2010 nói...

@TS: bạn TS à, lương quá ít đúng là vấn đề lớn khiến trí thức ở VN khó tận tâm thực sự với nghiên cứu. Nhưng với nhiều trí thức Việt kiều trung tuổi có điều kiện vật chất khá vững rồi, muốn về làm việc ở VN không vì lương thì những vấn đề ở trên mới thực sự là rào cản.

doanh on lúc 16:59 27 tháng 7, 2010 nói...

@Lana: Tác giả, GS Nguyễn Quốc Vọng là chuyên gia về nông nghiệp chị ạ. Hiện ông làm việc chủ yếu ở Việt Nam, cho đại học Nông nghiệp 1 HN. Bác này người Huế, nói chuyện rất lịch thiệp rõ ràng. Vợ bác ấy xinh lắm, và vui vẻ theo chồng về VN sống. Em chưa thấy ông trí thức VK nào nhiệt tình đóng góp cho VN như bác này. Vất vả lắm bác ấy mới về được ạ. Theo chỗ em biết thì GS Vọng là trường hợp hiếm có. Chị google có thể ra nhiều thông tin hơn.

@Ti yêu: đọc kĩ lắm mới thấy Ti nhắc em, hehe, ai dám trừ lương yêu chứ? trừ hết cũng không care :-)

@Bác C: cũng phải còm 1 câu cho chủ nhà chứ: bác ria mép bận quá sao mà đăng lại bài này cũ roài?

Titi on lúc 18:25 27 tháng 7, 2010 nói...

@Gấu: chị lấy một ví dụ tếu để thấy sự khác biệt giữa cách làm việc của ta với nước ngoài thôi. Ở VN, nói về tầm vi mô nhé, cái lý luôn phải đi sau cái tình. ĐIều đó tốt cho tình cảm gia đình, phần nào hướng về tình yêu tổ quốc nhưng gây cản trở cho sự phát triển chung rất nhiều. Trí thức Việt Kiều bị tâm lý tình cảm ấy dẫn dụ về VN, nghĩ rằng sẽ vượt qua mọi khó khăn để cống hiến . Nhưng hóa ra, họ rất muốn cũng chưa chắc cống hiến nổi vì ở VN không ai chịu đặt cái lý lên hàng đầu. Tất cả đều phải có chữ tình ủy mị, sến hù, lù lù chiếm chỗ và bắt ta phải chịu thua bất chấp có hợp lý hay không.

Ví như điển hình là nhà bạn Mecghi đang xây, được phường cho phép xây nhà mái bằng 3 tầng nhưng hàng xóm nhất định không cho, thế là phường phải chịu thua, nhà bạn ấy phải bị dỡ mái đi đấy. Tất cả chỉ vì bán anh em xa, mua láng giềng gần. Không được lòng hàng xóm nên bị họ bắt nạt thôi.

Từ đó, chị mạn phép xiên sang tầm vĩ mô, gọi đó là một dạng xã hội tình cảm tha hóa. Nghĩa là bề ngoài rất đẹp, rất sâu lắng nhưng bên trong thì sụp đổ, mâu thuẫn, tù túng, luôn muốn ngáng nhau chỉ vì cái tình không ưa :-(
Trên blog cũng vậy, một xã hội thu nhỏ ở đây thôi nhưng đã có kẻ chẳng chịu hiểu đang đọc cái gì, hoặc không hiểu nổi, bèn ném đá lung tung chỉ vì ...không thích chủ blog.
Nhiều lúc chị rất muốn tìm ra phương pháp để dung hòa đặc tính tình cảm của dân tộc Việt nam với nhận thức lý tính sáng suốt của xã hội văn minh ngoài kia. Làm sao để tình cảm của người Việt không chặn đứng sự phát triển của người Việt.
Và chị đang nhìn thấy điều ấy ở một số trí thức trẻ như em :-) Hãy thử phát biểu thêm nào, Gấu Yêu :-D

doanh on lúc 19:37 27 tháng 7, 2010 nói...

@Titi: ôi trời ơi, em đang nghĩ mãi xem là từ cái còm ở trên của em có liên quan gì, hoặc gợi si nghĩ gì không mà Titi chơi 1 cái còm dài toàn vấn đề lớn không à. Nghĩ mãi không ra cái điểm liên kết nào, thì phải tự kết luận 1 cách rất lý tính là: việc Titi còm cái vừa rùi là vì cảm hứng mà ra, mà hứng với tình là đi 1 cặp, vậy là rất duy tình nhá, hú hú :-)

Em hay nói chuyện duy lý duy tình rồi mà. Thực ra có thể xây nó lên thành mô hình, bước đi đàng hoàng chứ không nói suông, nhưng từ từ sẽ đi đến cái đó. Vụ này không bàn ở đây được chị ui, đâu phải nói vài câu mà ra vấn đề.

Nói ngắn gọn là, bản năng của con người là duy cảm, nhưng xh văn minh thì không thể được xây bằng bản năng mà phải trên nền tảng hữu lý. Hệ thống hữu lý thì chi phối sự duy lý của các cá nhân. Đi lên hiện đại chính là quá trình lý tính hóa (rationalization), mà em đã nói đến ở bài Lý tính truyền thông tặng Titi đóa :-)

VN sẽ đi theo con đường đó, dù là theo cách nào. Giờ là lúc sự chuyển dịch diễn ra mạnh mẽ, và cả đau đớn. Chúng ta phải thay đổi thói quen 4000 năm nghĩ bằng cái bụng, rằng một bồ cái lí không bằng một tí cái tình...

Nhiều người có tri thức trong chúng ta vẫn thích an toàn với tập quán duy tình - mà ta gọi mỹ miều là văn hóa. Chúng mình duy tình từ trong trứng, từ trong những ứng xử nhỏ nhất, như là: bạn đã vote cho Vịnh Hạ Long chưa? Hay là: dùng hàng VN là yêu nước, thậm chí là: muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy (học thì cứ học, cần đếch gì yêu thằng thầy, yêu rồi chửa chắc đã hay chữ)... Nhiều ví dụ lắm.

Ngay cả đội tinh hoa như xóm blogs chúng mình cũng thế, duy tình cực kì, mà nhiều khi không nhận ra. Thậm chí còn ngại tranh luận vì luôn nghĩ đến hơn-thua và thể diện. Nhưng cũng may đó còn là cái tình thiện. Chứ còn cái tình ác nữa mới khiếp đảm, mới thực sự là ngăn chặn sự phát triển như Titi nói.

Nhưng ngược lại, cũng phải nói là con người không thể sống thiếu bản năng tình cảm. Có điều đó phải là cái tình với bảo đảm và cân nhắc bằng cái lý khỏe mạnh.

Bloggers của chúng mình tuyệt đại đa số là duy tình,dù mọi người có thể nói là viết blog thì tình tính tang cho vui, em cũng thế thôi, hơn thế, còn... nặng tình.

Quá duy tình như xh VN thì có thể cản trở sự phát triển. Nhưng quá duy lý như (phần nào đó) của phương Tây cũng không phải là hay ho gì.

Vấn đề là đúng lúc đúng chỗ. Và để biết lúc nào đúng, lúc nào sai, lúc nào nên dùng tình, lúc nào nên dùng lý: thì rõ ràng là phải suy xét bằng khả năng hữu lý một cách vừa tỉnh táo vừa đam mê!

Tình yêu của một người sống bản năng sẽ cực kì mãnh liệt, nhưng không thể sánh bằng tình yêu của một người BIẾT sống mãnh liệt với cái bản năng của mình! - câu này rút ra từ những lần trao đổi và đọc blog Titi :-D

Sorry bác C em cũng 'hứng tình' mà nói chuyện với chị Ti yêu của em khí dài. Để lúc nào em bứng về blog em ạ.

Titi on lúc 19:59 27 tháng 7, 2010 nói...

Hì hì...cám ơn em. Nhưng nếu chị nói, tình cảm là thứ không đáng tin nhất thì sao? Vì nếu không có lý tính sáng suốt, người ta sẽ nay yêu mai ghét. Việt kiều giỏi mấy cũng không thể làm việc được nếu người trong nước bắt anh ta phải dạ thưa kính cẩn, lỡ quên thì người ta ghét, người ta không làm việc cùng nữa. Cái tình ơ Việt nam, nói rộng ra là sự chấp nhận luật bất thành văn, kiểu như bồi dưỡng ngoài giờ, nếu Việt Kiều mà không chấp nhận hoặc lỡ quên luật này vài lần là coi như tiêu đời :-P
Mà rõ ràng, những người tài giỏi ở nơi khác khó lòng chấp nhận cách làm việc luồn cúi, dấm dúi này lắm :-(

doanh on lúc 20:22 27 tháng 7, 2010 nói...

"Nhưng nếu chị nói, tình cảm là thứ không đáng tin nhất thì sao? Vì nếu không có lý tính sáng suốt, người ta sẽ nay yêu mai ghét." - cái này em đã nói đầy đủ ở trên rồi, Titi à. Tại vì chị đang hỏi vụ duy lý duy tình, nên em nói khái quát chung chung, chị đưa về chuyện VK gấp quá làm em sốc hàng :-P

Vụ VK em không bàn đâu, nhìn thấy là nó đi vào ngõ cụt rồi. Em không thích tranh luận và không thể tranh luận theo cách đặt ra các giả thiết, hay phán đoán rằng, nếu thế này thì sẽ thế này và lại áp vào 1 giá trị tên là VK, trong khi mình chưa định vị khái niệm một cách khả dĩ. Nó là một tập động và độ giao động quá lớn để xét Ti à.

E cứ tưởng chị triển khai tiếp cái câu cuối của em về tình iu, có phải vui hơn mà đúng sở trường của chị hem :-D

Lana on lúc 20:39 27 tháng 7, 2010 nói...

Cảm ơn Gấu nhiều, trước khi còm bài của VMC chị đã vào trang của RMIT để search về staff, ko thấy điều cần tìm nhưng lại ko nghĩ search Google về tác giả bài viết.
Chị biết nhóm RMIT ấy là vì hồi học ở Monash chị đã có lần được dự cuộc gặp của những Việt kiều làm khoa học ở Melbourne với đoàn các 'sếp' ở Viện khoa học Việt Nam. Bữa đó có nhóm nghiên cứu người Việt của RMIT, họ rất nhiệt tình và còn present về một dự án công nghệ (cáp ngầm trên biển) mà theo họ nếu VN áp dụng thì sẽ tiết kiệm so với hiện tại bao nhiêu, bao nhiêu..v.v...
Tiếc là các bác sếp VKH mình bữa đó chả nhiệt tình gì mấy - giống như các bác ấy có chuyến đi cưỡi ngựa xem hoa, thế thôi (mà cũng có thể là nếu có nhiệt tình thì cũng chẳng quyết định được gì) :((

@Ti yêu ơi cái còm của Ti yêu rất hay (ha ha, mình tự cho là mình được ưu tiên hơn Gấu, gọi Ti yêu ko bị trừ lương :))

Nặc danh nói...

LU: vì có thực mới vực được đạo mà bạn, bụng đói, con nheo nhóc thì khó mà làm việc tốt đúng không?

chị Lana: em rất chăm đọc blog của chị đấy, và hình như đã gửi lời khen chị từ lâu về những câu chuyện thắm tình mẹ con, em thích cách chị giãi bày tâm sự rất giản dị mà đằm thắm.Em còn trẻ nên luôn nghĩ phải có xiền để trang trải mới yêu công việc được chị ah, với những người trung tuổi thì họ có thể còn yêu sách hơn ý chứ, như sự tôn trọng này, vị trí công tác này, và càng thêm rào cản với họ. Tuy vậy, nếu thựuc sự biết cách thì làm việc ở VN cũng có thế có thu nhập ổn định đúng không chị, ví dụ như chị và em đang có công việc chấp nhận được đúng không? VIệt kiều nhiều khi họ không hiểu hết và khó hòa nhập lại nên họ nghĩ rất khó về nước, nếu cứ mạnh dạn về, và một thời gian sau đó sẽ thấy: ok, về VN cũng không đến nỗi gian nan, hiiii....

TS.

Titi on lúc 20:44 27 tháng 7, 2010 nói...

@Gấu: Hi hi...triển khai vụ yêu thì mời Gấu sang nhà chị. Chỗ này khí lạc đề :-P
@Lana: em lấy tên mình ra làm ví dụ là để được các chị gọi đới. Hí hí... lãi kinh hoàng à ;-)

Nặc danh nói...

Đọc thấy 1 lỗi chính tả, không muốn đọc tiếp nữa. Sao nhiều người viết nhầm tên trường Stanford thành Standford thế, ngay cả bác Vọng trí thức làm cho Tây mà cũng viết sai, chán thật đấy.

Titi on lúc 21:59 27 tháng 7, 2010 nói...

@ND ngay trên: bạn điển hình cho một người Việt nam, chỉ cần một lỗi nhỏ mà bạn đã chán, bỏ qua cả một loạt các ý kiến đang muốn tìm hiểu :-P

@Gấu: Nhân đây, không sợ lạc đề nữa, bàn tiếp về một điều tưởng như không liên quan đến bài viết. Tình trạng hoạt động xã hội kiểu duy tình của VN gây cản trở cho phát triển mức độ văn minh chung của ta.
Thực ra, hầu hết người mình làm gì cũng duy tình, trong đó dĩ nhiên, tình yêu là duy tình nhất. Có cái gọi là yêu không duy tình không? Có! Nhưng người ta gọi là yêu dựa trên hiểu biết sâu sắc về mọi thứ xugn quanh tình yêu. Gọi tắt là yêu lý tính - rất hay. Hong phải là sự tính toán thiệt hơn trong tình yeu như mọi người vẫn nhầm tưởng đâu.
Tình yêu mới đầu xuất phát từ con tim, sau đó được kiểm soát bằng sự hiểu biết toàn diện, bằng óc phân tích logic qua hàng loạt dữ liệu ăm ắp của cuộc sống. Tình yêu kiểu ấy cần sự linh hoạt của trí não, sự công bằng thánh thiện, không phân biệt đúng sai qua cái vỏ bề ngoài mà qua hàng loạt sự việc, sự vật đã và sẽ xảy ra dựa trên những yêu cầu khẩn thiết nhất và hợp lý nhất cho không chỉ riêng bản thân mà cho cả những cá nhân, tổ chức liên quan.
Tình yêu kiểu lý tính sáng suốt cho ta sự minh mẫn cần thiết để áp chế những định kiến cổ hủ, vượt qua tự ái, vượt qua tư lợi, vượt qua mọi rào cản của đạo đức hà khắc để cùng hướng tới lợi ích cao nhất của những đối tượng liên quan, khiến ta có thêm sức mạnh để làm những gì hiểu biết của ta cho là đúng và có lợi nhất cho mình và cho người mình yêu mến.
Nhưng đôi khi, yêu lý tính làm ta quên đi bản thân vì nghĩ nhiều đến logic và công bằng của đại cục. Nó khác hẳn tình yêu tính toán, so đo hơn thiệt, lấy lợi ích của cá nhân làm đầu.
Tình yêu kiểu lý tính sáng suốt thực dụng nhưng bền vững hơn nhiều kiểu yêu đương bỏng cháy lúc nào cũng lấy tình cảm cá nhân ra, bắt người ta phải yêu lại, quan tâm lại mình bất chấp mọi hoàn cảnh, tình huống, lý do mà hiện nay rất nhiều người Việt nam vướng phải. Lúc nào cũng nghĩ đối phương không xứng với những gì mình đã làm cho cô, anh ấy mà không hề nghĩ đến trách nhiệm cũng như cách để làm thế nào giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh. Đây là hệ quả của giáo dục sai lầm chứ không chỉ tại trách nhiệm của cá nhân đâu.

Trở lại với bài vì sao Việt kiều không về nước làm việc. Ngay cả với cái đáng lẽ là thế mạnh của người Việt là tình yêu, tình cảm thôi, con người chúng ta đã làm không tốt, chỉ toàn gây phiền toái và sở hữu nhau, níu chân nhau như thế, đến những việc đòi hỏi lý chí khác thì biết xoay xở thế nào đây?
Ngoài những ý kiến mọi người nhắc đến mang tính vụ việc, hiện tượng, theo chị, lý do chính yếu nhất vẫn là phong cách tư duy quá khác nhau, Việt nam chậm tiến quá đáng, tụt hậu quá xa nên không thể hấp dẫn những cá nhân quen với môi trường minh bạch và tiện dụng.
Hãy thử bắt đầu bằng sở trường của mình, đó là yêu thương, tình cảm thật lòng nhưng dựa trên những hiểu biết cao nhất, rõ ràng nhất, công bằng nhất từ trong gia đình xem nào. Ít nhất với con cái, đừng bắt chúng phải tuân lệnh mình bằng sự áp đặt mà phải bằng những lý lẽ, giải thích cặn kẽ và tranh luận bình tĩnh. Muôn thế, cha mẹ, nơi khởi nguồn giáo dục đầu tiên phải học hỏi nhiều và học hỏi không ngừng :-)

LU on lúc 22:15 27 tháng 7, 2010 nói...

Việt kiều chưa thật sự hứng thú về bên nhà làm việc đơn giản thôi, vì chính phủ bên nhà vẫn chưa hiểu rõ mình đang muốn gì? và sẽ làm gì? chưa định hướng rõ thì khó lòng kéo chất xám về lắm, ai cũng cần có sự an toàn để phát triển lâu dài.

Trong tình yêu cũng thế, yêu là phải tin tưởng và bảo vệ người mình yêu, đó mới đích thực là mình yêu. Không nên vì một lí do nào đó, trời nắng mưa vui buồn bất chợt, rồi mình lại nở đi đâm sau lưng người mình yêu.

Chén nước có to bao nhiêu nó cũng chỉ là một chén nước, nó cũng chỉ chứa được từng ấy nước.

Hôm nay, mình lở tay đổ đi một tí, chén nước cũng thôi kệ, còn được chút ít trong chén nhâm nhi. Nhưng rồi ngày mai mình lại tiếp tục lở tay đổ thêm tí nữa. Cứ đổ mãi như thế thì có ngày nước cũng cạn, vì nước đã đổ đi ko thể nào hốt lại được. Tình yêu là thế, yêu thì dễ nhưng giử được lửa lâu dài là cả một nghệ thuật.

Ko riêng gì tình yêu và cả tình bạn cũng thế, có thể hiểu lầm một lần để hiểu nhau hơn...nhưng cứ tiếp tục hiểu lầm và xúc phạm nhau một cách hồ đồ thì...tình yêu và tình bạn gì gì cũng sẽ đội nón ra đi!

Nặc danh nói...

Sao chị Titi miệt thị người Việt khiếp thế. Chị thù oán gì người Việt à?
Quay trở lại từ Stanford, mình thấy trong blog của Lu, một người đang ở Mỹ, mà cũng viết sai thành Standford. Lu thì thôi không chấp làm gì vì bạn ấy là dân ăn chơi, còn bác TS Vọng được gọi là trí thức thì không có lý do gì để viết sai tên 1 trường nổi tiếng như thế, mà lại còn viết sai trên báo.
Thu

Titi on lúc 22:25 27 tháng 7, 2010 nói...

@lu: ui, hình như Lu lại có ý giận mình vì lấy ví dụ từ comt của Lu. Hong phải mình có ý gì đâu, chỉ là thấy trong khi anh MC3 rất yêu quí Lu mà gọi chệch thành LULU, thì Lu lại phạt anh ấy tội lãng phí. Thấy đây là một trong những khác biệt của tư duy tình cảm (duy tình) Việt nam với kiểu thực dụng (duy lý) phươgn Tây thì mình chộp lấy thôi. ĐỪng nghĩ sai cho mình nha Lu :-(

LU on lúc 22:29 27 tháng 7, 2010 nói...

Bạn nặc danh : hị hị, Lu là dân ko có học hành gì nên viết sai chính tả như cơm bữa rồi, từ tiếng Ên-Lít đến tiếng Việt mờ.
Nhưng ko nhất thiết người ở Mỹ thì lúc nào cũng phải viết trúng chính tả đâu. Chẳng hạn như Lu ko có đi học hành gì, thì mần sao viết đúng chính tả? cũng như ở VN, người nghèo ko có học thì làm sao biết viết biết đọc mờ chỉnh cho đúng lỗi chính tả đúng ko bạn?
Một bài biết hay chỉ vì một lỗi chính tả, có thể do in ấn sai, mà bạn bảo rằng ko đọc thì...hơi phí phạm đấy.
Vã lại, nobody perfect, tiến sĩ cũng có thể sai, ông trời cũng có thể mắc lỗi... ;))

Titi on lúc 22:29 27 tháng 7, 2010 nói...

@Thu; rất may bạn đã để lại tên. Có lẽ bạn nên đọc từ đầu đến cuối các comt của mình đi nhé. Chưa gì đã kết luận vội vàng là không sáng suốt đâu :-D Mà bạn cũng nên chú ý là nếu hiểu về bài viết thì hãy tranh luận cho sáng rõ vấn đề chứ đừng đứng đó nói chỏm lỏm một câu gây mất hứng của những người đọc và theo dõi nhé.
Tạ ơn :-)

LU on lúc 22:33 27 tháng 7, 2010 nói...

Ti Ti : he he, take it easy, Lu sao lại giận như con nít vì câu còm cho anh MC3 chứ. Lu thấy Ti Ti đang bức xúc còm dài thế nên cũng còm leo vào cho thả lỏng không khí lại thôi mờ :)))

Titi on lúc 22:38 27 tháng 7, 2010 nói...

@Lu: ừ, vì ở ngoài đời làm gì có diễn đàn dư vầy cho mình nói thả sức chứ. Nếu gặp may, một đồng chí làm ở công ty săn đầu người nào vào đây đọc được, lại tuyển mình làm cho chính phủ thì may quớ, kiếm đủ xiền cho Tí đi học nhòe :-D

MC3 on lúc 22:46 27 tháng 7, 2010 nói...

LULU: Gọi bằng âm đơn nghe nó thế nào í, gọi láy dễ thương hơn, bít hông :))

VMC on lúc 23:06 27 tháng 7, 2010 nói...

@Mọi người:
Hóa ra chủ đề này được mọi người thảo luận sôi nổi ghê. Cám ơn Titi và Gấuxx khơi mào cho câu chuyện rôm rả. Mọi người cứ trao đổi cho vui nhé. Gấu có vẻ kết chủ đề "duy tình", vì thấy rất hay bàn về vđ này. Có khi làm một luận án TS về tính "duy tình" của người Việt đi.
Tên "LULU" mà MC3 phát minh nghe cũng hay hay, dễ thương giống như Titi.
Từ nay gọi MC3 là Mumu, hay Cici, hay Baba đi cho nó vui. Hehe.

Titi on lúc 23:21 27 tháng 7, 2010 nói...

Ấy, nên gọi là Minh Minh ạ . Vừa đáng yêu, duy tình, vừa chính xác tên cúng cơm, duy lý ạ :-D

doanh on lúc 05:19 28 tháng 7, 2010 nói...

@Bác C: hé hé, còm của bác là tình tính tang bà thím bà cố lun, em phân tích cho bác thấy: sôi nổi ghê, cảm ơn và rôm rả, cho vui nhé, có vẻ kết, rất hay bàn, có khi, đi, hay hay, dễ thương - toàn là những tính tình từ và rất chi là tương đối, không có quan điểm ở đó tẹo nào.

chưa kể, cái câu kia của bác là câu dập khuôn rồi bác ria mép à. Ví dụ, em cũng có thể bảo Titi là: Ti yêu làm 1 cái luận án TS về tình yêu đi, vì thấy rất hay nói về tình yêu. đó là câu đóng vấn đề.

câu này mới lý nhí này: em vẫn thik ném bọc phá cho bác vui mỗi khi có dịp :-P

VMC on lúc 08:45 28 tháng 7, 2010 nói...

@Titi:
Minh Minh trùng tên với quán ăn rồi, nghĩ tên khác đi Titi.

@Gấu:
Đời mà không có tính từ thì buồn lắm. Blog mà không có tính từ thì chắc mọi người rủ nhau đi đọc xã luận còn hay hơn. Nhất trí với đề xuất về việc Titi làm luận án TS về tình yêu.

Lana on lúc 09:08 28 tháng 7, 2010 nói...

@TS: Ừa, những tên như chị em mình đương nhiên là cần tiền và thu nhập là một trong những yếu tố chính khi lựa chọn công việc. Chị cũng học về một ngành khoa học nghiên cứu nhưng từ bỏ nhánh đó để đi làm ứng dụng chỉ vì sự chênh lệch tiền lương.
Có điều với nhiều việt kiều trí thức thực sự muốn về đóng góp cho đất nước thì họ biết về mức tiền lương trong nước và xác định bỏ qua yếu tố đó. Đấy là lý do vì sao trong bài của GS Vọng ở trên không nhắc đến tiền lương em ạ.
(à, vui khi em nói thường ghé Blog chị Lana, thanks nhé :))

doanh on lúc 10:31 28 tháng 7, 2010 nói...

@bác C: biết là bác hay tránh né, nhưng em cứ nói cho rõ nhẽ nhá: lần trước khi em phê 1 nhân vật trong bài của bác là quá phung phí nỗi bùn, bác nói lại là nếu mà tiết kiệm nỗi bùn thì đời bùn lắm! Giờ em bẩu bác xài quá nhìu tính từ, thì bác bẩu đời mà không có tính từ thì cũng bùn lắm! Trao đổi theo cách phản biện 1 thái cực bằng đưa ra 1 thái cực ngược lại thế nầy thì rõ là không gặp nhau được rồi.

Do đó, em cũng đề nghị bác làm luận án TS về tính từ :-P

Nhưng thui em không phá bác nữa đâu kẻo fan của bác ném đá em :-)

VMC on lúc 11:37 28 tháng 7, 2010 nói...

@Gauxx:
Tiết kiệm nỗi buồn với đời không tính từ chẳng có gì mâu thuẫn nhau, Gấu ạ.

Nặc danh nói...

Gau: Những người có khả năng nhặt sạn và phản biện tốt như bạn chắc không nhiều đâu bạn ạh, kekekeeee...
Chi Lana: Em vẫn cứ băn khoăn hoài nghi liệu có thể có những người làm việc cật lực mà không màng tới thu nhập. EM chỉ biết có nhiều người làm việc không màng địa vị thì có chị ạh, họ chỉ tập trung chuyên môn, và ở các nước phát triển, đời sống của họ được đảm bảo nên họ không quá khổ tâm lo lắng như dân Việt mình, có nghĩa là việc thu nhập của họ là ngẫu nhiễn sẽ đảm bảo nên mình cứ nghĩ họ không cần tiền bạc. Em đang làm việc ở một nước mà báo chí VN ca ngợi là nơi hạnh phúc nhất thé giới, nhưng ở lâu em cũng đã hiểu họ làm việc thật sự và cũng rất nhạy bén trong việc tìm việc để có thu nhập đấy chị ah. Y em là kể cả Việt kiều về nước thì họ cũng sẽ lo lắng là đời sông của họ có đựoc đảm bảo không chứ?

Lana on lúc 15:48 28 tháng 7, 2010 nói...

@ND: Mình xin chỗ nhà VMC nói chuyện riêng tiếp nhỉ? chị đang thấy thú vị nói chuyện với em.

Cái hoài nghi của em có lý. Nhưng câu trả lời chị có là 'phụ thuộc vào người ta đặt mục đích cho công việc định làm là gì?'.

Khi mục đích là để kiếm tiền thì đương nhiên những Việt kiều trí thức sẽ không chọn về Việt nam làm việc. Không thể phủ nhận rằng mức lương (chân chính) ở VN quá thua so với các nước tiên tiến.

Vì thế em sẽ thấy vẫn có những trí thức đang có một công việc tốt ở một môi trường làm việc tốt, vẫn chấp nhận về VN để 'làm một điều gì đó có ích cho đất nước'. Nghe có vẻ to tát và không thực. Nhưng thật sự là có. Em đọc cái còm của Gấu ở trên về GS Vọng - người như ông không nhiều, nhưng có.

Chị có dịp nói chuyện với một số Việt Kiều như vậy và họ trăn trở: Ngoài 50t, con cái đã lớn và tự lập, có tiền trong bank. Kiếm tiền trang trải cuộc sống không còn là ưu tiên số 1 nữa, họ có thể về VN trong vài năm nếu 'làm được điều gì đó' đóng góp cho đất nước. Điều ấy đôi khi là mong muốn được làm điều gì đó có ích nữa (khi bản thân và gia đình đã đầy đủ) nữa.

Vấn đề là những người như GS Vọng họ đã tính rồi em ạ - có thể họ không về hẳn nhập quốc tịch VN, họ vẫn giữ bảo hiểm y tế bên kia và có các nguồn lợi tức để bảo đảm cuộc sống. Theo những gì hạn hữu chị biết thì nhiều người bên đó 50t là đã đủ tiêu chuẩn về hưu và có tiền đủ sống rồi.

Nặc danh nói...

ok, thanks chi cho em them chut hieu biet. chuc chi moi viec tot dep nhe.

Em.

Mecghi on lúc 17:08 28 tháng 7, 2010 nói...

em đọc mãi mới hết comment, mắt nhòe đi vì mỏi. em có 3 đứa bạn đi học ở nước ngoài, sau đó ở lại làm việc và chưa về Việt Nam, chả ai có ý định ở hẳn nước ngoài, nhưng chưa ai có kế hoạch về VN làm việc trong thời gian gần.

Tại VN cũng nhiều nơi mời họ lương cao, tương đương ở nước ngoài, nhưng suy nghĩ 1 hồi họ vẫn không về. Họ đều bảo nghĩ đến con cái và sống ở bển để con cái họ được 1 nền giáo dục tốt hơn.

Vấn đề chả phải vì lương, vấn đề là từ con người và những thói quen xấu của người Việt Nam thôi ạ.

Chị Titi: Vụ ở phường í, sau khi nhà em đập xong, phương đến nghiệm thu nhưng vẫn phải mời nhà bà hàng xóm sang để nhìn đấy ạ. Điều này chứng tỏ, cả ban thanh tra đều vô dụng, họ không thể đại diện cho phát luật hoặc không tự tin làm việc đó. Họ vẫn mời bà hàng xóm nhà em sang xem nhà em bị phá để họ yên tâm không phải chịu trách nhiệm...

Nhà em coi như xong.

Mecghi on lúc 17:09 28 tháng 7, 2010 nói...

chết, em đọc lại mới thấy nhiều lỗi chính tả quá ạ xin lỗi cả nhà

doanh on lúc 17:49 28 tháng 7, 2010 nói...

@Bác C: bác kiệm lời quá, em hiểu là bác không thik tranh luận (với em), nhưng cái câu bác vừa nói hoàn toàn trật ra khỏi í em nhận xét ở trên. Em có nói 2 cái thứ đó mâu thuẫn đâu chứ. Trái lại, tuy là 2 trường hợp riêng lẻ, nhưng lại cho thấy cách mà bác phản biện vấn đề.

Nó như thế này:

A: Sao mày ăn/ngủ nhiều thế, không tốt cho sức khỏe.

B: Đời mà không ăn thì bùn thúi ruột, còn gì là đời!

Cách của B là không đủ khả năng phản biện là tao chưa hề ăn nhiều để mày phải có í kiến. Hoặc không đủ thành thật để nhận là tao có ăn nhiều, và tao sẽ ăn ít đi! Nên B lập tức đưa ra vế phủ định nghịch đảo để bật lại. Cái này ngụy biện ở chỗ: A chỉ phê bình B ăn NHIỀU, chứ không hề bảo B là KHÔNG được ăn!

Bác đừng có bực em nhé, hụ hụ, em không hề có ý làm bác khó chịu đâu (đó, cứ phải duy tình tí cho chắc ăn)

@Lana và ND: Chị Lana nói hoàn toàn đúng suy nghĩ của ông Vọng mà tôi từng có dịp nói chuyện. Chú Vọng cho biết là ông vui vẻ nhận lương 10tr/tháng (cách nay 2 năm), so với khoảng 7000AUD/tháng, cùng thời điểm. Nếu định làm việc lấy tiền để dành thì đã không về VN, ổng nói vậy, nhưng ngược lại, chú ấy cũng đòi hỏi mức lương theo chú là ở mức khá, đủ trang trải khi làm việc tại VN. Theo mình thì đây là trường hợp hiếm có, và cũng đặc biệt, vì những thành quả nghiên cứu nông học của chú ấy có thể phát huy tốt nhất ở VN hơn là ở Úc.

Titi on lúc 21:07 28 tháng 7, 2010 nói...

@Gấu: soi chủ nhà quá! Chị nghĩ hình như anh C chưa có thời gian tranh luận nên chỉ muốn kidding một tí thôi mừ :-D Em khắt khe câu chữ như đang chấm bài cho sinh viên ấy :-P

LU on lúc 21:09 28 tháng 7, 2010 nói...

Còm của Lana trả lời bạn ND là đúng rồi. Nhiều người nghi ngờ tại sao khi thấy Việt Kiều về nước làm việc ko cần tiền, hoặc thấy họ bỏ tiền ra làm từ thiện dễ dàng thì cho là có thực ko?

Lu thấy đó là điều bình thường. Khi cuộc sống con người ta đã đầy đủ, đã hoàn thành xong mọi trách nhiệm với con cái gia đình. Họ ko còn thiéu thốn gì nữa, thì họ sẽ hướng họat động của mình đến những công việc lợi ích cho cộng đồng.

Có thể gọi đây là sự tích phúc cho con cái cũng được.

Vấn đề ít Việt Kiều trẻ chịu từ bỏ xứ người để về bên nhà cũng một phần như Mẹc ghi nói, tính cách sống và làm việc của hai nền văn hóa có sự va chạm.

Người sống quen ở xứ người có cuộc sống thích đèn nhà ai nấy sáng, tôn trọng lẫn nhau. Người mình bên nhà vẫn còn tính quan tâm hơn mức cần thiét vào những việc ko nên biết.

Rồi còn về việc học hành con cái nữa, ai cũng muốn con mình được học trong một môi trường đầy đủ và tiên tiến. Rồi còn về tạo dựng cơ ngơi nữa, ở bên nhà thì cả đời cũng chỉ ăn nhờ ở đậu vào cha mẹ thôi. Chỉ một số ít có khả năng ra riêng tự lực cánh sinh.

Lương làm thì...đủ nuôi thân là mừng. Chỉ một số ít rủng rỉnh ô tô, hàng hiệu. Còn lại đa số vẫn sống chưa đầy đủ với mức lương ko thỏa đáng.

Chính vì ko có thực nên sẽ ko vực được đạo. Đơn giản thía thôi.

MờMờ on lúc 22:54 28 tháng 7, 2010 nói...

TiTi: của em là 2T mà bớt đi một, coi đâu có được :((

VMC: Thôi từ nay kêu bằng: MờMờ đi cho huyền bí :))

doanh on lúc 05:33 29 tháng 7, 2010 nói...

@Titi: hề hề, người nào em hâm mộ thì em hay soi lắm, với Titi em còn soi nhiều hơn í chứ, nhất là vụ 'chàng-nàng' á :-P Em có ném 100 cái còm soi bác C thì cũng chỉ chứng tỏ là em đọc blog bác í 1 cách cẩn thận và thích thú thôi.

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết