24/3/10

SANG CALI ĂN GIỖ



Trước Tết, anh chị hẹn với tôi, Tết này sang ăn Tết với anh chị em bên Cali, ra Giêng anh chị ra Bắc mình làm một chuyến đi Tây Bắc nhé. Nghe nói Tây Bắc đẹp lắm, rất nhiều người khen, mà chưa đi lần nào. Mới chỉ đi Đông Bắc, Hạ Long, Móng Cái thôi. Giờ phải đi Mộc Châu, Sơn La, Điện Biên, xem phong cảnh hùng vĩ và những địa danh lịch sử của vùng đất này.

Hai người đi Cali ăn Tết, rồi về. Và không thấy nhắc nhở gì đến chuyến đi Tây Bắc cả.

Đợi hết tháng Giêng, tôi gọi điện hỏi thăm. Đồng thời hỏi xem ý định đi Tây Bắc thế nào. Anh nói: "Không đi được rồi, em ơi. Chắc phải để đến dịp khác".

Tôi hỏi nguyên nhân, anh nói: "Tháng Sáu tới nhà anh có cái giỗ, anh chị phải sang Cali ăn giỗ. Giờ mà xin nghỉ đi Tây Bắc thì không ổn với công ty!".

Sang Cali ăn giỗ. Cụm từ đó nghe thật lạ tai.

Trước đây, người Việt ở Cali về quê (tức về Việt Nam) ăn giỗ. Nay người Việt ở Sài Gòn sang Cali ăn giỗ.

Đó là cả một sự thay đổi lớn.

Nhà anh chẳng hạn. Mọi người đều lần lượt qua đó định cư. Người đi trước bảo lãnh cho người đi sau. Cả họ chỉ còn vợ chồng anh ở lại Việt Nam. Những năm trước các anh chị em nhân dịp nghỉ hè đều thu xếp về Viêt Nam ăn giỗ. Nhưng Tết vừa rồi ngồi với nhau, họ thấy anh chị nên qua Cali ăn giỗ thì thuận lợi hơn. Mua vé bay vượt đại dương, thu xếp nơi ăn chốn ở cho hai người đơn giản hơn, và tiết kiệm hơn so với cho gần hai chục người.

Lý do chỉ đơn giản có thế.

Với lại, ở đâu quen thì ở đó là nhà. Anh chị sang Cali lần đầu ăn Tết, nhưng cũng thấy thích cái không khí Việt Nam ở đó. Hầu như ở đâu cũng được ăn món Việt, nói tiếng Việt, nên không có cảm giác xa lạ nơi đất khách quê người.

Sang Cali ăn giỗ. Thế giới thay đổi thật. Làm điều đó đã trở nên dễ dàng với không ít người như từ Sài Gòn đi miền Tây (Nam bộ) ăn giỗ vậy.

Ảnh: Bánh chưng, bánh tét tại một cửa hàng ở Little Saigon (California).


49 comments:

LU on lúc 21:18 24 tháng 3, 2010 nói...

Thì đúng rồi, book vé cho người từ VN bay sang Cali ăn giỗ vẫn rẻ hơn người từ Cali về VN ăn giỗ ấy chứ. Cali gạo trắng nước trong cái gì cũng có, ra đường ko cần nói tiếng ên-lít vẫn có police nói tiếng Việt với mình nếu lở bị đi lạc. Ở Cali tháng nóng bên nhà, rồi vài tháng nhơ nhớ lại book vé bay về lượn lờ bên nhà cho có không khí. Shopping Cali có lúc on sale đồ hiệu rẻ kinh khủng nên có những người từ VN sang chơi thì mua cả mấy Valise mang dìa nhà làm quà cho bà con :)

Thời bi giờ phải thay đổi tư duy lên tí tí mới công bằng, cứ bắt người từ nước ngoài dìa bên nhà hoài, mà người bên nhà ko chịu bay sang thì ko có fair cho lắm....khi nào anh sang ăn giỗ em book vé cho bay héng ;))

Vhlinh on lúc 21:21 24 tháng 3, 2010 nói...

Entry này của VMC rất tuyệt. Chẳng hiểu sao mình bỗng thấy ấm áp trong lòng.

Thuy Dam Minh on lúc 21:25 24 tháng 3, 2010 nói...

Anh mất mẹ lâu rùi, vì thế, hơn ai hết, hiểu cái giỗ là dịp để anh em đang làm ăn khắp đất nước tìm về. Về để nhắc đến mẹ ngày nào vất vả nuôi mình. Về để anh em nhìn mặt nhau biết nhau khỏe mạnh, nhiều may mắn. Về để giúp đỡ nhau nếu thấy ai đó khó khăn.

Vượt cả ngàn cây số ăn giỗ, thêm một lần nữa, minh chứng cho lòng thành tâm của người Việt mình với đấng sinh thành, với cha ông mình.

Titi on lúc 21:34 24 tháng 3, 2010 nói...

Ui, phát hiện của anh hay thật. Thảo nào, mẹ em nhất định đòi đi sang bển chơi với thằng em chứ nhất quyết hong cho nó về chơi VN :-D

Lana on lúc 22:06 24 tháng 3, 2010 nói...

Sang Cali ăn giỗ, đúng là em nghe hơi lạ.
Nhưng đúng, người Việt đi đâu cũng muốn mang theo tập tục quê mình cũng là một cách để cảm thấy ấm áp cội nguồn, nhất là những ngày lễ có ý nghĩa tâm linh. Bên Úc cũng vậy, chợ người Việt ngày Tết có đủ cả hương trầm và bánh chưng bánh tét.

lvu on lúc 22:21 24 tháng 3, 2010 nói...

Trời, dần dần còn sang Cali mà ăn Tết với xem múa Lân nữa bác vờ mờ cờ ạ :)))

E thấy dân Việt bên này giữ được nhiều nét đẹp truyền thống.

VMC on lúc 22:31 24 tháng 3, 2010 nói...

@LU:
"khi nào anh sang ăn giỗ em" - trời, nói gì mà gở quá vậy???? :)
Thêm dấu phẩy trước chữ "em" mới là đúng.
@Vhlinh: Ấm áp là đúng rồi. Đại gia và chân dài từ hai lục địa còn hẹn ở tận trời tây kia mà. Hèhè.

VMC on lúc 22:33 24 tháng 3, 2010 nói...

@Thụy:
Bác chả chịu nói sai "đường lối chính sách" bao giờ nhỉ?
@Titi:
Cho u đi đi. Biết đâu u ở lại, bảo lãnh cho mẹ con em sang đó. Lúc đó, nếu anh tình cờ qua bển, sẽ lượn một vòng thăm LU, Titi và Tiến sĩ Lừng.

VMC on lúc 22:35 24 tháng 3, 2010 nói...

@Lana: Giờ đi nước nào có người Việt cũng thấy dựng chùa. Đẹp lắm.
@Lvu: Ông Hồ Anh Thái kể, muốn nghe giọng Hà Nội chuẩn giờ phải sang Cali.

Lana on lúc 23:41 24 tháng 3, 2010 nói...

@VMC: Ở Melbourne Lana cũng đi Chùa Quang Minh (Chùa người Việt), còn làm công quả cho nhà Chùa nữa. Hồi mới qua có cô bạn định cư bên đó bằng tuổi, tự nhiên quý nhau, cô ấy độc thân, chủ nhật ngày lễ thường đến Chùa làm công quả cho nhà Chùa, thấy Lana buồn nên rủ theo cùng. Lana được tham gia vào một góc c/s người Việt mình bên đó, thấy thích.
Chùa Quanh Minh và một số chùa Việt ở Melbourne thường rộng và không giống lắm những ngôi Chùa ở VN về cách bài trí trong Chùa. Cảm giác linh thiêng cũng ít hơn (chỉ là cảm giác thôi). Tuy nhiên, cái rất hay là Chùa còn là nơi kết nối cộng đồng người Việt: ngoài việc đến Chùa lễ Phật, nhiều người còn đến Chùa như là một nơi để gặp gỡ đồng hương.

VMC on lúc 23:46 24 tháng 3, 2010 nói...

@Lana: Hồi tháng 11.2008, qua Richmond (Virginia - Mỹ), anh đến một cái chùa ở đó. Trong chùa có một lớp học tiếng Việt dạy 2 ca sáng chiều cho các cháu bé. Líu ríu vui lắm.

HwangNguyen on lúc 00:01 25 tháng 3, 2010 nói...

Entry của bác rất thực tế và đời thường vô cùng, quả là những chuyện như thế này ngày càng phổ biến, rất nhiều người từ Việt Nam đi ăn giỗ, ăn cưới ở nước ngoài. Người anh bà con bên Cabramatta cũng đang muốn HwoangNguyen sang đó một chuyến.

VMC on lúc 00:12 25 tháng 3, 2010 nói...

Hwoang: Thế thì đi đi thôi, còn chần chừ gì nữa. Nhưng sang đó cẩn thận kẻo... nghiện nhé. Cabramatta là điểm nóng ma túy đấy.

HwangNguyen on lúc 00:14 25 tháng 3, 2010 nói...

"Nhưng sang đó cẩn thận kẻo... nghiện nhé."
Bác vui tính quá. Dù sao cũng cám ơn bác đã nhắc nhở!

Mai nói...

Hiểu là thu xếp 2 người - cứ cho là cả một gia đình đi - sang Cali còn đơn giản hơn thu xếp cho một dòng họ về VN, nhưng mà vẫn thấy "chạnh" sao đó.
Công nhận là Tết nhất xứ người cũng không khí lắm, bánh chưng, cành đào, có nơi cả pháo nữa, tưng bừng. Có lẽ vì xa ngoài tầm với, nên người ta ý thức giữ gìn, không vì mình thì cũng vì con cái.
Nhưng đọc bài này em lại thấy buồn buồn ... Cali cuốn hút với người lạ hay quê hương nhạt nhòa với người xa?

Lana on lúc 06:34 25 tháng 3, 2010 nói...

@VMC: À đúng rồi anh nói Lana mới nhớ ra Chùa Quang Minh Melbourne cũng có lớp dạy tiếng Việt, dạy võ vào cuối tuần cho trẻ em người Việt. Đấy cũng là việc rất ý nghĩa và đáng trân trọng của các Chùa người Việt ở nước ngoài.

doanh on lúc 06:53 25 tháng 3, 2010 nói...

Chị Mai trăn trở cũng có lý, nhưng mà cuộc sống thay đổi chị ạ, có thể chưa thành xu hướng, nhưng mà ý bác C phát hiện thú vị ở chỗ giờ đây sự hội tụ xảy ra cả hai chiều một cách dễ dàng. Chị Mai yên tâm, có gia đình đi về, có gia đình thì đi qua. Tùy hoàn cảnh thôi mà.

Bác C: hehe. Dân Cabra mà nghe bác nói câu đó thì họ ném còm vào blog đấy. Hix. Cabra hết (hoặc bớt) nóng nhiều rồi bác. Nhưng ví dụ như phá blog thì dám lắm.

Titi on lúc 08:59 25 tháng 3, 2010 nói...

@Mai: Chị Mai nhạy cảm quớ. Chị yên tâm, quê hương kiểu gì vẫn là nơi muốn chối cũng không được. Nhưng người Việt đặc biệt cần phải biết mở rộng tầm mắt hơn chị ơi. Tín hiệu có thể đi về thoải mái như anh C phát hiện ra là tuyệt lắm í. Nó cho thấy dân mình không chỉ bo bo ở lũy tre làng mà còn có thể thoải mái vi vu, sung sướng ở nhiều nơi hơn nữa chị à :-)

Unknown on lúc 09:29 25 tháng 3, 2010 nói...

@Anh Cường: Cảm ơn anh vì bài này hay quá, mở ra nhiều suy nghĩ. Người VN ở đâu thì cũng là người VN thôi.

@Mai: Nhạy cảm quá. Quê hương, dù thế nào cũng không mất ý nghĩa thiêng liêng của nó đâu.

Thuy Dam Minh on lúc 09:41 25 tháng 3, 2010 nói...

VMC: Hì! Đường lối nó thế, nói sai để chít à? Nhưng thực sự là anh cảm động vì bài này, vì cái tính tiết sang Cali ăn giỗ ấy em ạ! Nó làm anh vui lắm!

http://lusanjose.blogspot.com/ nói...

Thì đúng rồi, book vé cho người từ VN bay sang Cali ăn giỗ vẫn rẻ hơn người từ Cali về VN ăn giỗ ấy chứ. Cali gạo trắng nước trong cái gì cũng có, ra đường ko cần nói tiếng ên-lít vẫn có police nói tiếng Việt với mình nếu lở bị đi lạc. Ở Cali tháng nóng bên nhà, rồi vài tháng nhơ nhớ lại book vé bay về lượn lờ bên nhà cho có không khí. Shopping Cali có lúc on sale đồ hiệu rẻ kinh khủng nên có những người từ VN sang chơi thì mua cả mấy Valise mang dìa nhà làm quà cho bà con :)

Thời bi giờ phải thay đổi tư duy lên tí tí mới công bằng, cứ bắt người từ nước ngoài dìa bên nhà hoài, mà người bên nhà ko chịu bay sang thì ko có fair cho lắm....khi nào anh sang ăn giỗ, em book vé cho bay héng ;))

Nặc danh nói...

Chuẩn bị tới ngày giỗ các cụ, các cụ đi xin VISA vào Mỹ, nhân viên tòa nhà Vườn Hồng hỏi "con cái ông bà bên đó hết, lấy gì làm bằng chứng là con cháu giỗ ông bà xong, ông bà sẽ quay lại Việt Nam.?" Không biết các cụ trả lời sao, nói không khéo là mất ăn hương ăn hoa luôn!

LU on lúc 11:34 25 tháng 3, 2010 nói...

anh Cường : ặc...ha ha...tiếng Việt mà cẩu thả dấu chấm phẩy thì đọc lại buồn cười quá. Thế mà em vừa mới nổ ầm ĩ với anh Thụy rằng : bài essay sắp tới của em sẽ chấm phẩy rất điệu nghệ, bài viết sẽ li kỳ rùng rợn...rùng rợn thật nếu em ko chịu bỏ dấu phẩy vào câu --> khi nào anh sang ăn giỗ em =))

hà...nặc danh nào lấy link của Lu mà post đấy ?_?

LU on lúc 11:39 25 tháng 3, 2010 nói...

Chị Mai : Mai lại mít ướt rồi. Bi giờ đi lại giữa 2 nước như đi qua cái ao sau nhà thôi mà. Có nhiều người một năm đi tới đi lui cả 3...4 lần như đi chợ vậy mà. Chỉ cần book vé trước vài ngày, lên máy bay ngủ khò khè một tí là có thể bay dìa Hanoi uống cafe đúng giờ hẹn luôn đấy. Rồi lại lên máy bay ngủ khò khè một tí, ngày hôm sau thức dậy lại té vào công ti dự meeting đúng giờ hẹn với boss luôn đó chị. :)

VMC on lúc 11:52 25 tháng 3, 2010 nói...

@Nặc danh:
Đã được cấp visa một lần rồi, thì lần sau không khó nữa bạn ạ.

VMC on lúc 11:54 25 tháng 3, 2010 nói...

@Mai:
Sang đó ăn giỗ với tình yêu tổ quốc là hai khái niệm rất khác nhau. Bằng chứng là anh chị ấy vẫn sinh sống, làm việc ở đây, mặc dù các anh chị em đã sang hết bên đó. Và mặc dù năm nay họ làm giỗ bên đó, nhưng điều đó không có nghĩa là những anh chị em đó sẽ không bao giờ trở lại VN nữa.

VMC on lúc 11:56 25 tháng 3, 2010 nói...

@Gauxx: Thì chính dân Cabra kể anh mới biết, chứ Gẫu có kể vụ này đâu? Nếu có dân Cabra vào đây "ném đá", thì chắc là do Gấu phím rồi...

VMC on lúc 11:57 25 tháng 3, 2010 nói...

@LU: Chắc người nào đó hâm mộ LU, sửa lại cho rõ nghĩa ấy mà.

Nặc danh nói...

Anh nói "Bằng chứng là anh chị ấy vẫn sinh sống, làm việc ở đây", làm chạnh lòng đồng bào ở xa tổ quốc quá!

VMC on lúc 12:18 25 tháng 3, 2010 nói...

@Nặc danh: Ồ, xin lỗi bạn và những bạn khác đang ở xa tổ quốc. Tôi chỉ nói tới trường hợp này, chứ không có ý định nói chung.

Nặc danh nói...

Ủng hộ Mai, thấy buồn buồn mà sao mọi người lại hoan hỉ thế nhỉ?
Câu chuyện anh Cường kể thể hiện một quy luật: đất lành chim đậu. Cali đất lành là nơi quy tụ con cháu của một dòng họ, chỉ lẻ loi một cặp vợ chồng chốn quê nghèo xa mù tắp...
Nhưng nó cũng làm cho người ta chạnh lòng, buồn tủi bởi cái nỗi một ngày nào đó máu sẽ loãng như nước lã. Ngày giỗ năm nào là cái cớ cho những người sống ở Cali quay về VN, giờ thì mất hẳn cái cớ đó.

Câu chuyện này chẳng khác gì câu chuyện của những người sống ở Hà Nội, TP HCM hôm nay. Nhiều người cho biết, khi bố mẹ còn sống thì họ rất chăm về quê, nhưng từ khi các cụ khuất núi thì quê hương chỉ còn là nỗi niềm lẩn khuất đâu đó trong ký ức.

Nghệ Nghệ.

VMC on lúc 12:28 25 tháng 3, 2010 nói...

@Nghệ Nghệ:
Điều bạn tâm sự có lẽ chỉ đúng với thế hệ người Việt thứ nhất ở Mỹ thôi. Thế hệ thứ hai, thứ ba coi Mỹ là quê hương rồi (quê hương thực sự của họ). Vậy nên, nếu gầy dựng văn hóa Việt cho thế hệ thứ hai, thứ ba... trên đất Mỹ và cả những nước khác là tốt chứ bạn. Trong trường hợp đó thì máu sẽ không bị loãng đi, mà ngược lại. Những ai thấy vui và ấm lòng là vì điều đó, bạn ạ.
Còn nỗi buồn của bạn Mai cũng chính đáng thôi. Bọn mình ở HN vẫn luôn mong Mai về thăm và tụ tập, vì xin visa vào Czech khó hơn vào Mỹ nhiều.

LU on lúc 12:32 25 tháng 3, 2010 nói...

Bây giờ việc sống trong hay ngoài nước đâu có gì là xa cách như ngày trước đâu mà phải lo lắng. Người ở nước ngoài thấy nhớ nhà thì cứ book vé mà về, có 18 giờ bay thôi mà. Người trong nước muốn rộng chân thì cứ book vé mà bay đi du lịch thư giản. Con bạn em làm cho chi nhánh bán vé máy bay, một năm nó về VN cả chục lần và lần nào cũng chỉ 1 tuần ko hơn. Bay đi bay về mất 3 ngày, ở chơi với mẹ nó mất 2 ngày, lo công việc thêm ngày nữa là nó lại bay về Mỹ. Em coi thế mà còn rộng thời gian hơn nó. Mỗi lần em bay về cũng được hít hà 2 tuần...kẹt việc công ti nên ko ở lâu hơn 2 tuần được, thật ra nếu thích thì cho dù bay về 1 tuần em cũng bay láng luôn ấy chứ. ;))

Nặc danh nói...

@VMC: Hãy để cho thế hệ thứ hai, thứ ba... vui với niềm vui của họ. Còn chúng ta, những người Việt sống trên đất Việt, hãy vui buồn với những vui buồn của chính mình.

Nhưng cái câu chuyện của anh đâu phải nói về thế hệ thứ hai, thứ ba. Theo như tôi hiểu, những nhân vật chính trong câu chuyện này cùng lứa với cặp vợ chồng nọ. Như vậy, họ chính là thế hệ thứ nhất đấy thôi.

Nói như bạn Lu cũng không ổn. Vấn đề có phải là gần hay xa, thuận tiện đi lại hay không thuận tiện, mà là ở quan niệm của người trong cuộc, rằng nó quan trọng hay không quan trọng.

Như tôi đã nói ở trên, ngày giỗ là một cái cớ để người tay thấy cần phải về quê, nay cái cớ đó cũng không còn thì mối liên hệ với quê hương chỉ còn là sợi chỉ mong manh trong tâm thức những người xa quê. Rồi đến một ngày nào đó, nó cũng đứt nốt bởi vô vàn lý do chính đáng...

Và tôi cũng đã nói, nó là một quy luật, là một sự thật mà tất cả chúng ta ở đây đều chấp nhận. Nhưng hoan hỉ vì điều đó (với ngay F1 và ngay cả với những người đang sống trên đất nước Việt Nam) thì tôi thấy lạ.

Nghệ Nghệ

VMC on lúc 13:05 25 tháng 3, 2010 nói...

@Nghệ Nghệ:
Tôi thấy cái lý trong điều bạn nói. Trong câu chuyện của tôi, thì thế hệ thứ nhất đang làm cho thế hệ thứ hai, thứ ba đấy.

Lu's Friend on lúc 13:39 25 tháng 3, 2010 nói...

"hà...nặc danh nào lấy link của Lu mà post đấy ?_?"
"Chắc người nào đó hâm mộ LU, sửa lại cho rõ nghĩa ấy mà."
@ VMC: Bạn thôi chứ không phải người hâm mộ đâu bác, bởi vì Lu không phải là Sao - Star mà. Nếu Lu là Sao - Star sẽ không có bạn đúng nghĩa đâu. Hơn thế nữa nếu là Sao - Star thì trước khi muốn làm gì cũng phải hỏi ý kiến của Sao - Star đã, xem là Sao - Star có đồng ý hay không, không hỏi ý kiến mà tự tiện làm là mệt đấy ;))

Vhlinh on lúc 14:02 25 tháng 3, 2010 nói...

Nên nhìn mọi thứ thoáng một chút thì dễ sống.

Entry của VMC dễ sống. Mình thấy ấm lòng khi đọc nó.

Tại sao ta lại không thể sang Cali ăn giỗ được nhỉ nếu bên đó có gia đình ta, anh chị em ta? Suy cho cùng, gắn kết con người với nhau không gì hơn tình máu mủ ruột rà. Năm nào thấy thuận tiện làm giỗ ở Việt Nam thì làm ở Việt Nam cho cả nhà có dịp về thăm quê hương. Năm nào thấy tiện làm ở Cai thì làm ở Cali. Đơn giản vậy thôi. Làm giỗ ở Cali dứt khoát không phải là cái cớ để con người có thể quên đi cội nguồn của mình. Ngược lại, thiếu gì người đang sống lù lù ở Việt Nam mà cứ mở mồm ra là Cali dù chưa biết Cali cụ thể nó ra làm sao. Cali cũng chẳng nên chứa chấp các đồng chí đó làm gì cho chật đất, mệt lòng người.

Với mình, entry này quí giá ở chỗ nó làm mình bỗng thấy Cali và những đồng hương Việt của mình ở đó trở nên gần gũi hơn, khoảng cách địa lý và tâm lý bỗng trở nên mờ nhạt.

Đỗ on lúc 14:03 25 tháng 3, 2010 nói...

Được đọc một bài viết thoáng, cám ơn bạn.

ntd on lúc 15:01 25 tháng 3, 2010 nói...

Theo tôi nên phân biệt ăn giỗ với ví dụ ăn Tết. Ăn giỗ là lúc họ hàng tập trung để nhớ tới người đã mất. Thành ra nơi đâu tập trung nhiều họ hàng, nhất là ở đó có để bàn thờ thì mọi người ở chỗ khác phải về đấy thôi. Mà có từ HN vào SG hay sang Cali thì có khác là bao. Còn nếu ăn Tết thì vẫn nên về VN, vì Tết không chỉ có trong gia đình mà còn trong xã hội. Như Mai nói, bên này Tết cũng có đầy đủ mọi thứ nhưng vẫn không thể có cái không khí Tết như ở VN.
Ở đâu cũng vậy, chúng ta vẫn phải cố gắng giữ gìn, xây dựng bản sắc văn hóa của mình. Nhưng điều đáng buồn là vẫn có nhiều gia đình bố mẹ là người Việt mà con cái (thế hệ thứ 2) không nói sõi được tiếng Việt.

Titi on lúc 15:32 25 tháng 3, 2010 nói...

Việc gì cũng có thể nhìn nhiều chiều. Chiều nào có tính tích cực hơn sẽ được ủng hộ nhiều hơn, phát huy hơn. Si nghĩ nào buồn buồn sâu xa như chị Mai nói chắc chỉ để cảnh báo thôi vậy :-)

Unknown on lúc 18:52 25 tháng 3, 2010 nói...

Từ chuyện sang Cali ăn giỗ mà mở rộng gớm héng.

@ ntd: Ăn giỗ là lúc họ hàng tập trung để nhớ tới người đã mất. - ĐÚNG NHƯNG MÀ THIẾU.
Thành ra nơi đâu tập trung nhiều họ hàng, - CHỈ ĐÚNG TRONG TRƯỜNG HỢP GIỖ HỌ.
nhất là ở đó có để bàn thờ thì mọi người ở chỗ khác phải về đấy thôi. - SAI HOÀN TOÀN.

Đã nói đến giỗ, tết là nói đến phong tục tập quán, nói đến cái gốc gác con dân đất Việt. Vậy nên phải nói cho đúng (nói sai người ta bảo là đồ mất gốc):
Câu hỏi: Vậy tổ chức giỗ ở đâu cho đúng?
Câu trả lời: Phần mộ của người đã khuất ở đâu thì làm giỗ ở đó là đúng nhất, vì sao: "Dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên vào ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp người thân trong gia đình, trong chi họ, dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong."
Câu hỏi: Bàn thờ có bài vị của người đã khuất đặt ở đâu?
Câu trả lời: Con cháu của người đã khuất sinh sống ở đâu thì bàn thờ đặt ở đó. Đó là lý do tại sao ở mỗi gia đình người Việt Nam đều có bàn thờ Tổ Tiên.
Mở rộng: Con trưởng là người lãnh trọng trách đứng ra tổ chức làm giỗ, tuy vậy bổn phận làm giỗ là của tất cả con cái, cháu chắt trong gia đình.
Thế nên: Việc về Việt Nam hay sang Cali ăn giỗ là tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình, từng người. Không cứng nhắc: Phải thế này hay Phải thế khác.
Nhưng có một điều phải nhớ và phải làm, đó là: Thăm mộ phần, bày biện đồ cúng, thắp nhang và sửa sang phần mộ cho đẹp đẽ, vững chắc. Nếu không có điều kiện phải nhờ người khác trông nom (mọi thành viên trong dòng họ đều có trách nhiệm làm việc này, thay cho người bà con của mình đang ở xa), nếu không muốn phiền người khác thì gửi vô chùa, nhờ nhà chùa chăm sóc giùm.

Việc thế hệ thứ 2, 3 không nói sõi tiếng việt không liên quan gì đến việc giỗ chạp. Có một thực tế là thế hệ thứ 2, 3 ngày càng sử dụng tiếng việt nhiều hơn. Rất tích cực học, tìm hiểu về văn hóa truyền thống Việt Nam, ngày càng hướng về cội nguồn.

Unknown on lúc 18:55 25 tháng 3, 2010 nói...

"Việc gì cũng có thể nhìn nhiều chiều. Chiều nào có tính tích cực hơn sẽ được ủng hộ nhiều hơn, phát huy hơn." - Đây là một ý kiến hay.

LU on lúc 20:11 25 tháng 3, 2010 nói...

Hây dà, chỉ có chuyện anh chị bạn của anh Cường thích đi ăn giỗ và du lịch thôi mà, mỗi người có một ý thích họ muốn đi đâu làm gì là tùy họ. Người Việt Nam bây giờ đi qua Mỹ chơi ở cả mấy tháng lại về là chuyện thường tình. Cũng như Lu ở Mỹ một năm về Việt Nam 2..3 lần cũng ko có gì lạ. Có gì đâu mà ầm ĩ chứ? chỉ có việc nhớ người thân đi chơi thôi thì ko gọi là mất gốc đâu à.
Thậm chí nếu họ ở định cư luôn để đoàn tụ vợ chồng hay gia đình thì cũng ko nói họ mất gốc được, họ chỉ đi tìm về với tổ ấm của họ thôi.

Bạn Nghệ Nghệ nói cách của Lu ko ổn là ko có cơ sở đâu nhá. Ko ổn với bạn nhưng biết đâu ổn với Lu và người Lu muốn gặp thì sao? Ở đâu cũng ko sợ mất gốc nếu mình biết trân trọng và giử gìn. Bên San Francisco bây giờ còn chuẩn bị mở hẳn một trường Việt Ngữ do chính những giáo sư Hà Nội giảng dạy đấy. Như anh Cường đã nói, người xa xứ có thể nhân rộng văn hóa quê hương để ko làm nó biến mất, điều này đôi khi chính những người đang sống ở bên nhà lại coi nhẹ và ko thích giử bản sắc Việt nữa ấy chứ. Ở đâu mang đến cuộc sống tốt thì ta chọn thôi, đặc biệt nếu nơi đó có tình cảm, gia đình, và tương lai con cái. Thời bây giờ đi về hai nước ko còn là sự khó khăn nữa, thích thì cứ book vé bay về thăm quê hương, bạn bè vài hôm là chuyện quá dễ dàng mà. Đồng í quê hương là nơi ta ko thể quên được, nhưng cuộc sống và ý thích của ta vẫn phải được ưu tiên do chính ta chọn lựa.

Về phần giỗ, theo Lu biết được thì đa số mộ phần cha mẹ ông bà ở VN đều bị kêu bốc mộ lên mang đi nơi khác chôn (SaiGong). Lý do này mà có nhiều người bạn làm chung phải xin nghỉ phép bay về VN lo việc đem cốt người thân đi đốt rồi mang sang Mỹ đưa vào chùa mà thờ. Lý do này mà ngày nay nhiều gia đình đã đi định cư thường bảo lảnh cho những người còn lại bên VN sang chơi du lịch và thăm nom lại chút tro cốt của ông bà cha mẹ.

Unknown on lúc 20:50 25 tháng 3, 2010 nói...

"Ko ổn với bạn nhưng biết đâu ổn với Lu và người Lu muốn gặp thì sao?" ai là người mà Lu sẽ gặp nhỉ?

LU on lúc 20:53 25 tháng 3, 2010 nói...

Pigeon : hà, bạn này có tính tò mò nha. Gặp ai là quyền của Lu có cần khai ra ko? gia đình Lu đều lập nghiệp ở VN cả, bạn còn cần biết gì thêm ;))

Unknown on lúc 21:17 25 tháng 3, 2010 nói...

À mình có dịch vụ đón tiễn ở sân bay mà, có gói VIP mời bạn dùng thử. :)
Còn cần biết gì hay không ấy hả? Phải gặp rồi mời bạn đi uống Cà phê thì mới biết được. ;))

VMC on lúc 22:03 25 tháng 3, 2010 nói...

@LU & Pigeon:
Hay quá, LU sử dụng dịch vụ của bạn Pigeon đi. Khách hàng đặc biệt như LU, bạn Pigeon sẽ miễn phí. Nếu dịch vụ của bạn ấy đáng đồng tiền bát gạo thì LU chỉ cần viết bài post ảnh lên blog của LU để PR giúp là huề rồi.
Còn chuyện càphê thì chắc chắn được mời rồi.

LU on lúc 09:58 26 tháng 3, 2010 nói...

anh Cường : chắc bạn Pigeon làm nghề tài xế taxi nên đang muốn quảng cáo dịch vụ gói VIP. Anh là nhà báo thì thử tiện hơn. :)
Bạn Pigeon vác xe tới nhà anh Cường chở anh í miễn phí đi mần việc mỗi ngày, theo kiểu VIP (là phải có tài xế mở cửa xe, rồi mồi cho anh Cường điếu xì gà, giống như Nguyễn Ngọc Ngạn lên Las Vegas ấy). Anh Cường sẽ viết báo PR cho tha hồ mà đắt hàng nhá. ;))

T.A nói...

BÀi này hay chú ạ

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết