21/3/10

Ở TRƯỜNG CÔ DẠY EM THẾ



Trưa nay ngồi với người bạn đã từng đi thi học sinh giỏi quốc gia thời phổ thông trung học, tốt nghiệp đại học xong, ra nước ngoài làm tiến sĩ và trở về nước giảng dạy trong một trường đại học.

Tôi hỏi anh có thấy chương trình học các môn khoa học tự nhiên ở bậc phổ thông của chúng ta quá nặng không. Thậm chí đến quá nửa kiến thức mà chúng ta bắt buộc phải học trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường hoàn toàn không cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người.

Ví dụ: Môn toán hoàn toàn không cần phải học hình học không gian, lượng giác, giải tích, tích phân. Biết giải phương trình, tính toán với số thập phân là OK rồi. Ngay khai căn bậc hai cũng chẳng có cơ hội nào được áp dụng, khi mà máy tính đã trở nên quá phổ biến như hiện nay.

Anh bạn tôi thừa nhận, khi anh đi học nghiên cứu sinh ở nước ngoài thì mới thấy sinh viên năm thứ nhất - năm thứ hai của họ học toán ở trình độ tương đương lớp 10-12 của ta.

Vật lý, hóa học cũng vậy. Vô số kiến thức của những môn này quá chuyên biệt, dành riêng cho những ai có thiên hướng về những môn đó nghiên cứu, chứ không phải dành cho tất cả mọi người.

Trong khi đó có rất nhiều thứ cần phải dạy thì lại không được dạy, có thể liệt kê ra sau đây:

- Chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của đất nước.

- Văn hóa dân tộc. Thanh niên hầu như không biết những giá trị của các bộ môn nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, cải lương, hát bài chòi, dân ca quan họ, hát xoan, hát ghẹo, ca trù... Phong tục tập quán của người Việt, các giá trị tinh thần tạo nên bản sắc dân tộc cũng không được dạy.

- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng thuyết trình một vấn đề, kỹ năng lập luận và nói để người khác hiểu.

- Thái độ trân trọng với thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sống, những quy định và chuẩn mực sống của một xã hội văn minh.

Ngoại ngữ dạy và học lớt phớt. Ở các nước đại đa số học sinh đọc thông viết thạo và giao tiếp thoải mái bằng ít nhất một ngoại ngữ là việc phổ biến và người ta đã hướng tới việc dạy cho học sinh 2 ngoại ngữ. Còn ở ta 6 năm học ngoại ngữ chỉ giúp học sinh chào hỏi vài ba câu thông thường. Tốn tiền, tốn công sức, tốn thời gian.

Tóm lại, chương trình giáo dục phổ thông của chúng ta vừa thừa vừa thiếu. Quá thừa kiến thức tự nhiên và quá thiếu kiến thức xã hội. Mà những kiến thức xã hội thì mới thiết thực cho cuộc sống. Không biết bà con có nghĩ như thế không?





32 comments:

MC3 on lúc 21:55 21 tháng 3, 2010 nói...

Bà con không những chỉ nghĩ như thế, mà còn biết tỏng như thế, nhưng không biết phải làm gì bây giừ?

Góp ý cho hiệu trưởng cùng thầy cô giáo chăng? Chả dám.:-((

Mẹ Cua và Bống on lúc 22:15 21 tháng 3, 2010 nói...

Giá mà ông bộ trưởng BỘ Giáo dục cũng nghĩ được như anh thì chắc chắn lớp Bống Cua nhà em mới bớt vất vả đường học hành mà lại không "thực tế" nhiều. :(

Titi on lúc 22:17 21 tháng 3, 2010 nói...

Oài, giáo dục ở ta thật là giáo điều và chậm tiến. Ai cũng biết nhưng chẳng ai cải tiến. Như hôm nọ em có nói với anh rằng, trường công của Vn hiện giờ rất tệ vì chẳng coi học sinh là quan trọng nhất nữa. Cái quan trọng ở các trường công là thành tích và sĩ diện của thầy cô. Cho nên học trò chẳng có thời giờ sống cho mình mà cứ phải quanh năm suốt tháng cắm mặt vào học thêm. Học những thứ chả có ích gì cho cuộc sống, bỏ toàn bộ tuổi thơ vào sự học đến già cỗi tâm hồn nhưng ra đời thì tẽn tò vì kiến thức lạc hậu và vô tích sự cho cả mình và xã hội. Hic...
Trường tư đang là hướng đi tốt nhất cho VN thời điểm nài. Chính các cô thầy ở trường công sang trường tư dạy cũng đã có liêm sỉ hơn hẳn vì chế độ và quan niệm về giáo dục ở trường tư tiến bộ hơn, nhân văn hơn, dù chưa thực sự là tốt nhất.

lvu on lúc 23:20 21 tháng 3, 2010 nói...

Chính xác đó bác. Những bạn sang bên này học Tiến sĩ Toán kỳ đầu kêu trời nên là chẳng có gì mà học vì họ toàn dậy những thứ sinh viên nhà mình đã học ở VN.

Thời nay là thời cho học sinh làm bài tập, tự đọc sách và cho về nhà làm bài thi luôn. Thời đại công nghệ cộng internet, ai còn dở người bắt tội sinh viên ghi chép học vẹt làm gì nữa.

Nặc danh nói...

Bác ơi, chuyện này thì ai cũng "biết rồi, khổ lắm..." nhưng xem ra Bộ GD càng "cải tiến" thì lại càng "lùi". Thế nên muốn con thành "công dân toàn cầu" thì lại phải cho đi "tị nạn giáo dục" và bố mẹ đành rút kinh nghiệm bản thân, đọc thêm sách vở để về tự dạy con vậy.

LU on lúc 23:54 21 tháng 3, 2010 nói...

Hoàn toàn đồng í với bài viết luôn. Em lấy thí dụ những năm em đi học nè. 4 năm đầu em học engineering thì em mới biết rằng toán lượng giác bên nhà bắt học sớm quá. He he...nhờ thế mà em mới qua lớp 9 bên nhà có thể bơi theo kịp các bạn sinh viên bên nước ngoài. 4 năm học kỹ thuật chỉ tập trung những môn nào khi ra đi làm cần thôi, ko học thừa môn nào cả, lại còn được quyền chọn môn ko cần thiết để học chứ ko "bị" bắt phải học như bên nhà.
Đến 5 năm sau em té sang học art design thì chương trình dạy nó lại khác hoàn toàn, chỉ tập trung học về art, design, và họa thôi. Nói chung là một không khí đúng là art bao trùm. Những môn học phụ cũng ko vô bổ vì nó như là một lớp dạy nghề cho sinh viên. Thí dụ như em học lớp Papermarking, dạy làm giấy nếu muốn em có thể mở một cơ sở nhỏ sản xuất giấy bằng thủ công. Hay là lớp Furniture Design, Lighting Design, Ceramic, đều tạo cho em một nghề nghiệp mới nếu thấy ko thích nghề Interior Design. Đấy là chưa nói đến những năm học art design nó tạo liên kết cho em có thể nhảy sang những lĩnh vực khác mà ko gặp khó khăn hụt hẩng nào như graphic design hay thiết kế thời trang. Nói chung là hệ thống giáo dục của bên em đang ở, Mỹ, nó như một thế chân rết rất hay. Có thể dùng từ vừa học vừa chơi, vì nhà trường cho sinh viên đi thực tế rất nhiều, ko học vẹt, không lý thuyết suông.

Tran Hoa Lan nói...

http://www.youtube.com/watch?v=f1crvvwHYtc

HwangNguyen on lúc 02:47 22 tháng 3, 2010 nói...

I Agree.
Riêng về dạy và học ngoại ngữ, trước HwoangNguyen có làm về cái này, liên quan một ít đến cái này (http://www.quantrimang.com.vn/tintuc/tin-quoc-te/66306_Google-thu-nghiem-may-dich-da-ngon-ngu.aspx) tỷ lệ tham gia 1/1.000.000.000

NgocLan on lúc 06:36 22 tháng 3, 2010 nói...

con gái em sang Mỹ sau khi học xong lớp 4. Cho đến bây giờ, điều em cám ơn các cô ở VN là đã rèn được cho bé viết chữ đẹp :)
Hôm qua mới ngồi nhắc lại, thằng em vào mẫu giáo, qua lớp 1, đến lớp 2, lại vừa bảo "mẹ ơi con làm cái test vào chương trình GATE xong rồi (bài kiểm tra để chọn vào học chương trình dành cho học sinh giỏi)" đều rất nhẹ nhàng, không giống cảm giác hồi họp và lo lắng như khi con chị học ở SG, nó cứ bị chứng đau bụng, sau mới biết ra là đau bụng tâm lý, bởi bài vở nó nhiều quá

Thuy Dam Minh on lúc 09:19 22 tháng 3, 2010 nói...

Com cái này khá mất thời gian, nhưng không thể không com.

Một cuộc gặp gỡ các bạn Việt Nam học giỏi ở nước ngoài về tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, một nhà báo đặt câu hỏi cho một bạn: "Mỗi lần đến đây (Văn Miếu Quốc Tử Giám) bạn có suy nghĩ gì?". Bạn ấy trả lời: "Cứ mỗi lần đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, em lại có 2 luồng suy nghĩ trái ngược nhau. Một là, nước mình nghèo mà sao nhiều tiến sĩ thế. Chứng tỏ là dân mình rất hiếu học. Hai là nước mình nhiều tiến sĩ thế mà sao vẫn nghèo. Chứng tỏ là tiến sĩ của mình đang có vấn đề".

Lời nói của con trẻ có thể thiếu chính xác, nhưng đáng suy nghĩ, vì nó rất vô tư nói ra.

Vế thứ 2, cho ta thấy điều gì? Tiến sĩ ở đây (tôi chỉ nói đến Tiến sĩ thật, Tiến sĩ nghiêm túc, không nói đến nạn mua bằng, mua luận văn Tiến sĩ đâu nhé!) có 2 trường hợp. Thứ nhất là tiến sĩ quá xa rời thực tế cuộc sống. Trí thức tốt, sâu rộng, nhưng không áp dụng được gì vào cuộc sống thường ngày cả. Hai là tiến sĩ lsy thuyết suông. Tức là cái anh am hiểu, rành rẽ, nhưng không được kiểm chứng bởi thực tế, có nghĩa là nó là một đám lý thuyết sáo rỗng với những mỹ từ thật đao to búa lớn.

Đấy là nói về trách nhiệm của người dạy.

Còn người học thì sao? Cũng không thể trách người dạy (ngành giáo dục) hết cả được. Mà ở đây, có trách nhiệm rất lớn của người học.

Các em học sinh bây giờ đi học đâu phải chỉ cho bản thân chúng. Chúng còn phải học vì danh dự của cha mẹ, vì tiếng tăm của dòng họ, vì thói sĩ diện hão của người lớn. Nói khác đi, và trên quan điểm rộng hơn thì chúng đang học vì một nền hiếu học mà chúng ta đang cố tô vẽ cho nó thật đẹp đẽ và thiêng liêng. Chúng đang phải học vì thói xấu ăn thua đủ của người lớn.

Tôi nghĩ, và hoàn toàn đồng ý với VMC và anh bạn được nhắc tới trong bài này. Dạy cho người làm nghiên cứu khác. Dạy cho người bình thường khác. Người bình thường thì phải học lấy cái nghề, và có một cái phông tri thức đáp ứng được yêu cầu về quan hệ xã hội.

Thật khổ thân cho con cháu chúng ta!

Bảo Linh on lúc 10:06 22 tháng 3, 2010 nói...

to Thuy Dam Minh: Bác nói chuẩn quá ạ, chính vì vậy mà nhiều gia đình ở VN bây giờ vẫn muốn gửi con em ra nước ngoài học (không bàn đến các trường hợp gửi ra nước ngoài để "thoát nợ") vừa được giáo dục chuẩn, vừa đỡ đáng "đông tiền bát gạo" :)

Bảo Linh.

HwangNguyen on lúc 10:25 22 tháng 3, 2010 nói...

@ Mr Thụy:
Trích cái headline thôi, đúng ra phải trích dẫn cả bài, vì nó Ok quá nhưng không thể vì như thế dài quá.
"Com cái này khá mất thời gian, nhưng không thể không com."
CHẤT NHÀ BÁO VẪN CÒN ĐẬM ĐẶC! Cố gắng viết báo trở lại đi ông anh, nhiều doanh nhân dù rất bận rộn nhưng họ vẫn viết báo đấy thôi.

Unknown on lúc 10:28 22 tháng 3, 2010 nói...

KHổ thân con cháu chúng ta (và cả chúng ta nữa chứ), phải vời bác Nguyễn Thiện Nhân vào đây xem có thay đổi được gì không.

Ritaduong on lúc 11:29 22 tháng 3, 2010 nói...

Các bác ơi, toàn chuyện ở huyện ý mà. Nói thêm 80 năm nữa, nó vẫn thế. Các bác quản lý toàn đầu to óc trái nho thôi (mà nho khô í, chớ hổng được nho tươi đâu nhá).

Ritaduong on lúc 11:38 22 tháng 3, 2010 nói...

đọc cái com của bác phú, không thể không than, con cháu chúng ta khổ thật

Lana on lúc 12:01 22 tháng 3, 2010 nói...

Nếu làm cái poll trưng cầu dân ý ở Việt nam, chắc 50% dân số nước ta bảo "đúng quá", 50% còn lại bảo "tôi chân lấm tay bùn chả biết gì về giáo dục đâu bác ợ".
Riêng về chuyện học toán, hồi em qua Nga học năm đầu ĐH toàn được ông thày gọi lên bảng chữa bài cho cả lớp. Gần hết kỳ học ông mới ngơ ngác hỏi: - ơ thế ko phải 'bạn' đã làm giáo viên toán trước khi sang đây à? trả lời - không, những cái này 'tôi' học phổ thông ở VN đấy chứ.
:(

Trương Mạnh An on lúc 13:02 22 tháng 3, 2010 nói...

Thời mình học thì đúng là học nặng thật, tuy nhiên hiện nay mình thấy con mình (học cấp 1) chương trình học đã thấy đỡ hơn, tăng cường kỹ năng sống hoặc các hoạt động tập thể hơn.
Hi vọng đến lúc học các lớp cao hơn thì con mình được học nhẹ nhàng và phù hợp hơn so với thời mình đi học :)

Hanhfm on lúc 14:43 22 tháng 3, 2010 nói...

Tôi cũng hoàn toàn đồng ý.
Cũng thật tình cờ sáng nay đi làm, mấy chị em trong cơ quan buôn dưa lê và kể chuyện dạy con học. Có chị còn khai luôn: "Nhiều lúc chị toàn phải làm bài tập về nhà cho con, đi họp phụ huynh hỏi bố mẹ bọn nó mới biết họ cũng làm như vậy". Chị còn nói luôn:" các con đã học ở trường cả ngày rồi, tối còn mang 2-3 tờ bài tập về nhà nữa. Theo quy định của bộ là không có đâu nhé. Vậy nên hôm nào thấy con mệt chị cho nó chơi, rồi bảo nếu ngày mai cô hỏi thì bảo em quên ở nhà" Tôi không biết có đúng hay không, nhưng quả thật thấy tội bọn trẻ quá.

Bản thân tôi cũng thấy những kiến thức về tự nhiên quá nặng, còn về xã hội thì chưa đủ. Giá mà trowng trường còn dạy cả: căm hoa, nấu ăn, văn hóa ứng xử, các bộ môn nghệ thuật, thể thao theo sở thích... thì hay biết mấy.

Vân Lam nói...

Khi em 60 tuổi và anh 70 tuổi, thì may ra.. khá khẩm hơn anh ạ! :D Vậy thì cháu em (con của ku Pan) có quyền hy vọng :D

ntd on lúc 15:45 22 tháng 3, 2010 nói...

Theo tôi có 2 tệ hại nghiêm trọng là bệnh thành tích và làm theo phong trào không chỉ trong ngành giáo dục mà trong cả các lĩnh vực khác của xã hội VN.
Về giáo dục trong trường chỉ dạy lý thuyết suông mà không có thực hành. Học sinh phần lớn chỉ học thuộc lòng mà không được học cách tư duy suy nghĩ. Các bạn đã từng đi học ở nước ngoài đều thấy chúng ta học lý thuyết tốt hơn người bản xứ (sao mà không tốt hơn được khi chúng ta là những người được tuyển chọn) nhưng thực hành hay những kiến thức xã hội thì lại kém hơn họ rất nhiều.
Chúng ta, các ông bố bà mẹ, có chấp nhận con mình chỉ được điểm 7,8 nhưng hiểu được vấn đề hay phải được điểm 10 dù học vẹt hay nhờ bố mẹ làm bài hộ? Liệu chúng ta có bỏ được cái sĩ diện hão như anh Thụy đã viết không?

Nặc danh nói...

http://rauthom.multiply.com/journal/item/67/67 - Đường dẫn đến chủ nhân món quà bài hát Chỉ có mình em thôi!

Nặc danh nói...

Vậy theo các bác, nền giáo dục ở quốc gia nào là tốt nhất?

VMC on lúc 17:02 22 tháng 3, 2010 nói...

@Nặc danh: Phần Lan là nước có nền giáo dục phổ thông tốt nhất thế giới.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/education/4073753.stm

VMC on lúc 17:09 22 tháng 3, 2010 nói...

link 2: http://www.darrenbarefoot.com/archives/2007/09/why-is-finlands-education-system-the-best-in-the-world.html

link 3: http://schoolmatters.knoxnews.com/forum/topics/how-does-finlands-education

Huyen Nga on lúc 18:10 22 tháng 3, 2010 nói...

Oài, sao bài này nói đúng quá vậy. Như trường hợp của E đây này, vào được đại học thì quên sạch những kiến thức phổ thông vì rất ít khi phải dùng đến kiến thức của 12 năm học hành. Và học xong đại học thì phát hiện ra những kiến thức mình học chẳng áp dụng nhiều trong công việc thực tế. Thật là phí thời gian và công sức quá ý! Mà cuối cùng, những gì E có được để phục vụ cho công việc hiện tại lại chính là từ những partime job ;(

QUANG DONG on lúc 20:32 22 tháng 3, 2010 nói...

Đúng thế.Cần học thêm kỹ năng sống trong trường học.

MC3 on lúc 21:08 22 tháng 3, 2010 nói...

@ Hà Phú: Bác NTN chắc k giúp đc gì vì Anh PVL sẽ lên thay (BCT quyết xong rùi)

Mình nghĩ quan trọng chắc phải có một cơ chế để vận hành bộ máy, một cơ chế để Bộ trưởng dám nghĩ, dám quyết, dám làm và sẽ chịu trách nhiệm cao nhất về việc mình đã làm.

Chúng ta cùng tiếp tục bay bổng với những giấc mơ của mình vậy. :))

VMC on lúc 21:38 22 tháng 3, 2010 nói...

@MC3:
Sao mà thạo tin thế Minh ơi? Mình còn chưa biết gì nè.

MC3 on lúc 23:42 22 tháng 3, 2010 nói...

@VMC: Đại K để ý những việc lớn hơn nữa, chứ mấy việc này để bên dưới lo là đủ.

Anh PVL được tín nhiệm cao nhất, khi lấy ý kiến ở tất cả các trường ĐH trong kỳ vừa qua.

Nặc danh nói...

Ông Bộ trưởng bộ Giáo dục cũng biết rất rõ về những điều này. Nhưng nhiệm vụ chính của ông là làm vui lòng một thằng vô học nên cho kẹo ông cũng không dám nói cái gì khác.

Nặc danh nói...

Bao giờ Bộ Giáo dục tìm được người như GS Hồ Ngọc Đại? Đảng đã mất vài chục năm để thừa nhận ông Kim Ngọc, Đảng phải cần bao nhiêu năm để thừa nhận HNĐ? Cần bao nhiêu năm để thay câu "dân GIÀU, nước mạnh, xã hội công bằng VĂN MINH" bằng câu cũ rích của Cụ Phan Chu Trinh "chấn dân KHÍ, khai dân TRÍ, hậu dân SINH"???

Me Hieu on lúc 19:18 17 tháng 11, 2010 nói...

Xin cảm ơn anh VMC vì tình cờ em được nghe lại bài hát Nga hồi xưa ở đây.

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết