31/3/10

NHỮNG MẨU CHUYỆN CỦA BỐ (2)



Giới thiệu với mọi người câu chuyện thứ ba của bố tôi:

Sếp Lục

Sau một lần to tiếng với ông Bốn, Quách thiếu phụ đã chuyển sang địa bàn khác, vì tất cả các cụ ông đã đề phòng nàng rồi!

Chiều, đi bộ xong 3 vòng, đến chỗ ghế đá ngồi nghỉ, thấy sếp Lục cùng mọi người đang “hội thảo” về “nhân sự”, ông mới nghỉ hưu. Là giáo sư tiến sĩ (GSTS) người ưa hài hước đọc là “gà sống thiến sót”. Sếp Lục không bị thiến sót mà chẳng có con. Người ông cao ráo, mắt sáng, nụ cười rạng rỡ. Ông giảng bài, huấn thị đâu ra đấy. Cán bộ cỡ thứ trưởng, ông chủ trì công tác chính trị cơ quan, viện nghiên cứu lớn, kiêm lãnh đạo khối văn phòng và chủ tài khoản.

Hàng tuần, ông trực tiếp giao ban khối phục vụ, cắt đặt đâu ra đấy, không ai dám vớ vẩn! Ông luôn dùng các khái niệm học thuật, các phạm trù triết học, đạo đức cách mạng…

Có lần ông chỉ thị cho Tài vụ: để tiết kiệm, từ nay chi tiền đối nội đối ngoại, nên đưa tiền trần để giảm tiền mua phong bì.

Ông nói, ông căm ghét tệ tham ô, đút lót thì có một cậu làm nghề xây dựng nhận làm một số việc sửa chữa lặt vặt cho cơ quan (cậu ta thấp nhỏ, nhưng tên là Trương Bào, một võ tướng thời Tam Quốc), xong việc, hỏi Bào: cậu có phong bì cho ông Lục không? Bào gằn giọng: không thế nào được, 500 đấy! Thế ông ấy có nhận không? Úi giời! Bố đút cốp (ngăn kéo) nhanh lắm!

Là cán bộ khối phục vụ, nhưng ông đi khắp thế giới. Sau chuyến đi Nhật về, ông phê phán sách giáo khoa Việt Nam nói nước ta rừng vàng biển bạc… nên học Nhật, họ luôn dạy học trò Nhật nghèo tài nguyên. Từ chỗ là MỘT BÁN ĐẢO, mà họ phấn đấu thành cường quốc!

Lạ quá. Nhật là đảo chứ sao lại bán đảo! Nhờ con tra từ điển mới biết GSTS Lục sai bét.

Những truyện trên thật 100%, chỉ hư cấu tên người, chả là sếp đang chủ trì hội hưu trí cơ quan.




14 comments:

Hậu Khảo cổ on lúc 22:55 31 tháng 3, 2010 nói...

Uh, chị hình dung ngay ra (lọai người như) ông này :))
Nói thêm về cái phong bì: khi đi họp hành, hội thảo, thấy nhiều người khi nhận phong bì mở ngay ra, rút tiền đếm (chả mấy đồng) và vứt tọet ngay cái phong bì xuống đất. Bất giác nghĩ người ấy ko bằng cái phong bì :)

VMC on lúc 23:14 31 tháng 3, 2010 nói...

@Hậu:
Mấy ông mà chị nói chắc không được bố mẹ dạy dỗ từ bé.
Có chuyện này khiến em phiền lòng là Tết đem lì xì cho trẻ con, thấy các cháu cứ bóc ra lấy tiền xem. Cái bao thì vứt xuống đất. Nhưng bố mẹ các cháu chẳng nói gì.
Mấy cháu này lớn lên chắc cũng cư xử giống các bác trong comment của chị.

Vhlinh on lúc 00:07 1 tháng 4, 2010 nói...

Đ....ầy.

Thuy Dam Minh on lúc 00:39 1 tháng 4, 2010 nói...

Mot hinh mau dien hinh cua cong chuc nha nuoc cap cao hien nay. Noi toan dao to bua lon ma chang can biet nguoi ta co nghe hay khong? Cam ghet nan hoi lo nhung ban than minh thi van...!

Mai nói...

@VMC: trẻ con chỉ làm đúng những gì bố mẹ các cháu làm thôi anh à. Điều này em thấy đc từ chính ... con mình!

Lana on lúc 07:56 1 tháng 4, 2010 nói...

Sếp như thế, theo như Bí và a. Thụy là 'đầy', em lại muốn hỏi sao họ óc nhỏ bi hài nực cười thế mà lại được cất nhắc nhỉ?
Đem cái óc đấy đặt vào chỗ điều hành thì hại cho cả cái đơn vị ấy. Đơn vị ấy thuộc về đất nước, thế là hại đất nước.

Lana on lúc 08:08 1 tháng 4, 2010 nói...

@Mai: khi con nhỏ ít ra ngoài thì chúng nhìn/ học bố mẹ và những người trong nhà. Lớn lên một chút chúng học cả xung quanh nữa - tức là chúng học những gì chúng nhìn thấy.
Không như ở bên đó, Việt nam mình đông đúc, ra cửa một bước là gặp người rồi, chưa kể trong nhà nhiều khi ngoài bố mẹ cũng còn ông bà cô dì chú...sống chung nữa, người Việt lại có tính cộng đồng cao, hay gặp gỡ giao lưu, nên bố mẹ không chỉ làm gương mà còn phải theo dõi, nói chuyện thương xuyên để điều chỉnh con nữa. Thậm chí là chọn môi trường, ví dụ mình thấy nhà ai phong cách khác mình thì hạn chế cho con đến.
Chuyện bóc phong bao lì xì ở nhà cũng vậy Mai ạ, trẻ có thể bắt chước từ những đứa trẻ khác. Mình nhắc và dạy chúng thì chúng sẽ hiểu và thôi.

NADIA on lúc 09:42 1 tháng 4, 2010 nói...

Em nghĩ là ông ý không có con đấy, chứ nếu có thì rồi con ông ý cũng sẽ thăng quan tiến chức rồi thành sếp... "y như" bố anh nhỉ?!

Titi on lúc 10:19 1 tháng 4, 2010 nói...

Ồi, cái tật nói một đằng làm một nẻo này có nhiều người bị lắm chứ hong chỉ người có chức quyền đâu , anh ợ. Văn hóa của mình là văn hóa ứng xử, đòi hỏi sự tinh tế và thông cảm nhiều hơn là lý lẽ hay logic. Nhưng chính vì thế, những người không có sự chân thành trong tâm, không có tự trọng, không có liêm sỉ thường trở nên tráo trở, vô sỉ tự lúc nào không hay.
Em thấy những người theo đạo (Phật, thiên chúa, tin lành...) thường ít bị như thế :-)

LU on lúc 10:32 1 tháng 4, 2010 nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
LU on lúc 10:33 1 tháng 4, 2010 nói...

Hôm nay đọc bài này thích hơn là mấy bài tàu điện ngầm bị phá hoại của anh nè, đi làm về mở blog anh Cường ra thì thấy toàn là khủng bố, thấy sợ... Cái này cơm măng cho bác trai chứ ko phải cho anh Cường. Bác viết nhiều lên bác ha, văn bác có duyên lắm. Đọc bài này cháu học thêm được từ "gà sống thiến sót". Từ BÁN ĐẢO nếu cháu dịch theo ý cháu thì là "half and half"...có nghĩa là nửa nạc nửa mỡ, hay còn gọi là xăng pha nhớt ;))

Vân Lam on lúc 11:23 1 tháng 4, 2010 nói...

À, bây giờ thì cháu hiểu đặc điểm nói ít nhưng hàm ý nhiều mà anh VMC có được là từ đâu rồi. :D

Đỗ on lúc 12:21 1 tháng 4, 2010 nói...

Không phải là mấy đứa nhỏ lớn lên cũng cư xử như các bác đâu mà là mấy đứa còn nhỏ mà đã học được cách của mấy bác.

Lana on lúc 17:47 1 tháng 4, 2010 nói...

@Bác: Bác ơi thời bây giờ thì cháu thấy đa phần các bác sếp không giống như bác trong chuyện đâu. Các bác ấy cũng nhận phong bì nhưng các bác ấy không nói căm ghét tham ô đút lót đâu ạ (trừ khi bắt buộc phải đọc diễn văn).

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết