4/3/10

CHUYÊN NGHIỆP VÀ CHẢNH



1. Anh gọi điện cho tôi, tự xưng là thư ký tòa soạn của một ấn phẩm khá nổi tiếng. Anh nói có một chuyên đề rất hay muốn cộng tác để đăng tải trên báo tôi. Tôi hỏi tên của chuyên đề, anh nói chủ đề rồi sốt ruột: "Đấy, vấn đề rất hot đúng không? Tư liệu rất oách, nguồn tin độc quyền, phân tích sâu, đảm bảo đăng rất hợp trên báo anh".

Tôi nói: "Vâng, anh cứ gửi đến đây. Tôi xem rồi sẽ trả lời anh sau."

Người đàn ông có vẻ phật ý: "Anh không thể quyết ngay được à?"

Tôi trả lời: "Tôi chưa được đọc thì không thể có ý kiến gì được. Có những bài báo rất hay, nhưng có khi lại không hợp với báo tôi, thì cũng không sử dụng được anh ạ".

Anh bực bội: "Thế anh cho tôi cái địa chỉ email".

Tôi đọc cho anh địa chỉ của tôi.

Một ngày, hai ngày, một tuần trôi qua... Tôi không nhận được email nào của anh.

Ít lâu sau tôi gặp phó tổng biên tập của ấn phẩm đó và hỏi thăm. Đúng người đàn ông đã nói chuyện với tôi làm ở đó. Tôi thuật lại chuyện cú điện thoại. Chị cười: "Hắn có nói với mình chuyện ấy, hắn bảo ông ấy làm gì mà chảnh thế. Người ta mang bài đến cho mà còn chê!"...

2. Chị liên lạc với tôi, đặt vấn đề muốn mời tôi tham gia giảng dạy về truyền thông. Tôi đề nghị chị gửi chương trình đào tạo, đề xuất hợp tác.

Khá nhanh chị gửi các văn bản cần thiết qua email. Tôi thấy chương trình đào tạo phù hợp với những vấn đề mà tôi biết, nên nhận lời.

Những ngày sau từng vấn đề bắt đầu được đào xới khá bài bản. Tôi gửi cho chị CV, lời giới thiệu về bản thân, chị hiệu đính và gửi lại.

Tiến trình chuẩn bị khiến tôi hài lòng.

Một ngày chúng tôi hẹn gặp nhau ở cty của chị để test chương trình.

Lòng vòng mãi tôi mới tìm được địa chỉ cty chị trong một khu dân cư đông đúc với đường sá lắt léo. Công ty tọa lạc ở một ngôi nhà ống 4 tầng.

Chị mời tôi vào phòng khách rộng chừng 15 mét vuông đặt ở tầng 1, bàn ghế kiểu nhà Minh, khá nhiều vật dụng khiến không gian có vẻ chật chội.

Chị giới thiệu đây là nhà chị, công ty đặt ở tầng 1 - tầng 2 để đỡ phải bỏ tiền đi thuê. Gia đình chị ở 2 tầng trên.

Chúng tôi ngồi nói chuyện một lúc, chị bảo: "Bây giờ anh test cái slide bài giảng của anh nhé."

Chị lôi trong tủ ra một cái máy projector, nối máy tính của tôi vào, chỉnh hình lên khoảng tường trắng đối diện.

Tôi hỏi: "Khóa đào tạo sẽ diễn ra ở đâu hả chị?"

Chị nói: "Ở đây!"

Tôi đưa mắt nhìn khắp căn phòng. Cái phòng khách này khéo ngồi thì được 10 người. Người sẽ ngồi trên ghế thời nhà Minh, người sẽ ngồi trên ghế nhựa. Sách vở ghi chép chắc để lên đùi. Lổn nhổn chứ không ra một không khí phòng học. Đã thế lại còn cái cầu thang từ tầng hai đâm thẳng xuống. Bất kể lúc nào cũng có người trong gia đình hoặc công ty chị hay khách hàng đi lên hoặc đi xuống.

Đây không thể là môi trường có tính sư phạm để đào tạo những kỹ năng giúp người ta kinh doanh tốt hơn, mà nhất là công việc đó lại thu tiền.

Tôi vẫn test slide cho chị xem, nhưng khi về đến nhà tôi gửi cho chị một email thông báo tôi không thể tham gia chương trình đào tạo của chị và gửi lời xin lỗi.

Chị gửi lại một email: "Lâu nay vẫn nghe tiếng anh chảnh, bây giờ mới biết là chảnh thật".

3. Tôi nghĩ cả hai người đều dùng nhầm từ. Đó không phải là chảnh, mà là thói quen làm việc một cách chuyên nghiệp mà thôi.



47 comments:

Thanh nói...

Tôi đã nghe về nhiều trường đào tạo 3, 4 số 0. Bây giờ thêm một số 0 nữa là không chuyên nghiệp nhỉ. Chán cho cái cách làm ăn kiểu chộp giật ở VN mình.

Nặc danh nói...

Trường hợp thứ nhất thì đúng là làm việc không chuyên nghiệp chút nào. Nhưng trường hợp thứ hai thì ... cá nhân em, học tại ngôi nhà đấy hay học tại một phòng họp của khách sạn 5 sao thì kiến thức thu về là như nhau (với điều kiện là ngoài phòng ốc như anh nói, các điều kiện khác không đổi).
Loe Loe Loe

lvu on lúc 23:42 4 tháng 3, 2010 nói...

Ung gho quyet dinh cua bac.

Vhlinh on lúc 00:20 5 tháng 3, 2010 nói...

Có vẻ hùa theo ý kiến của em 3 Loe.

Một chuyện khác mà VMC biết rõ nè:

Club tài năng trẻ của tập đoàn kinh tế có tiếng VN mời 2 chuyên gia đầu ngành thực hiện một cuộc tọa đàm KH với các lãnh đạo trẻ của tập đoàn đó nhằm nâng cao thêm kiến thức đa ngành. Tôn trọng tài năng và danh tiếng của các nhà lãnh đạo trẻ trong tương lai, hai nhà khoa học đã đầu tư nhiều công sức hơn bình thường trước khi thực hiện bài giảng của mình.

Kết thúc buổi tọa đàm, người chịu trách nhiệm thanh toán khoản tiền chi phí giảng dạy cho 2 chuyên gia đưa ra một phong bì nhỏ. Con số trong phong bì làm hai chuyên gia kia ngã ngửa. Nó chỉ bằng giá của hai cổ phiếu mang tên tập đoàn nọ trong thời kỳ chỉ số VNIndex có xu hướng tụt dốc.

Lắc đầu ngao ngán, hai nhà khoa học kiên quyết nhủ thầm rằng lần sau sẽ phải rất thẳng thắn trong các thỏa thuận, không sĩ diện hão với những người được coi là quen biết và giàu có như các nhân viên kiêm lãnh đạo trẻ của tập đoàn đó nữa và nhất định là sẽ không "chảnh" với những cơ sở đào tạo có vẻ ngoài không mấy bắt mắt nhưng có những người nghe hiểu và đánh giá đúng công sức của thầy. "Trông mặt mà bắt hình dong" có vẻ hoàn toàn không đúng trong trường hợp này.

Giận những người tổ chức tọa đàm làm mất hình ảnh đẹp của tập đoàn thì ít mà thương cho cái thương hiệu của tập đoàn đó thì nhiều. Nhưng thôi, 2 chuyên gia tặc lưỡi không để bụng. Có lẽ sai sót là ở mấy cô lo hậu cần.

Mình nghĩ, không biết có đúng lắm không, nhưng hình như cách chi tiền thanh toán cho đối tác tiết lộ tương lai của một con người hoặc một doanh nghiệp.
Lan man, lạc đề chưa ý nhỉ?

Nặc danh nói...

Uiz, merci chị Bí. Nhân tiện em kể luôn ví dụ bên em. Bên em thuê một chuyên gia tư vấn, là giám đốc một trung tâm khá nổi tiếng để tập huấn cho các nhà báo địa phương. Phòng ốc rất ok, nhưng kết quả thì ... phải tập huấn lại cho họ, tất nhiên chắc chắn sẽ không thuê chuyên gia đấy nữa. Và một tập huấn khác về truyền thông cho 10 cán bộ, chuyên gia là giảng viên báo chí, tổ chức ngay tại văn phòng (điều kiện thì chỉ là một nhà ống 2 tầng thôi), nhưng kết quả rất tốt.

Thuy Dam Minh on lúc 09:02 5 tháng 3, 2010 nói...

Mình cũng thỉnh thoảng đi nói chuyện (vui là chính thôi) ở chỗ này chỗ kia. Khi thì theo lời mời, lúc thì mình tình nguyện. Có vài ý kiến như thế này:

1. Môi trường là quan trọng lắm các bạn ạ! Trước mình học, có một môn gọi là "Tổ chức nơi làm việc". Các thày dạy là nơi làm việc, môi trường làm việc cũng là một trong những quyền lợi được thụ hưởng của người lao động. Khỏi cần nói nó ảnh hưởng thế nào đến chất lượng công việc, chắc mọi người cũng biết.

Vì thế, thời còn bao cấp, chưa có điều kiện như ngày trước, bàn ghế, trường lớp có thể lôm côm một tí, vẫn học được, vẫn giảng được. Giờ thì chẳng nên thế một tí nào đâu các bạn ạ!

2. Cái xu thế sử dụng nhà riêng, căn hộ chung cư... nói tóm lại là nhà ở làm văn phòng không được đâu các bạn ạ! Mở cửa công ty mình ra, chợt thấy một bố mặc quần đùi bà bô đang đi dép lê loẹt quẹt ra đổ rác; một em o-sin đang ra rả cho em bé ăn cơm... những hình ảnh đó chẳng có gì xấu, nhưng nó tạo một môi trường rất thiếu nghiêm túc cho công việc của một công ty.

3. Chúng ta nói nhiều đến chuyên nghiệp. Cái này thì mình thấm nhuần lắm, và nói thật là cũng đang phải cố gắng cao nhất cho mục tiêu chuyên nghiệp, nhưng muốn thế, có lẽ phải hiểu chuyên nghiệp từ những yếu tố nhỏ nhất, hành động nhỏ nhất là từ cái bàn cái ghế, quầy lễ tân, phòng tiếp khách, cách ăn nói, xưng hô trong công ty... đã, đúng không các bạn?

4. Thế cho nên, là tôi, tôi cũng hành động như VMC thôi!

VMC on lúc 09:26 5 tháng 3, 2010 nói...

@3Loe:
Cá nhân em học thì có thể không sao. Nhưng người thực hiện training thì thấy không thể làm tốt được công việc của mình trong môi trường như vậy, nhất là dạy để lấy tiền.

VMC on lúc 09:32 5 tháng 3, 2010 nói...

@Vhlinh: Riêng cái sự trả tiền (trả thù lao) cho diễn giả ở xứ ta thì quả là siêu luộm thuộm. Không biết có phải là rơi rớt của chế độ bao cấp không? Người ta cứ tận dụng hồn nhiên chất xám của người khác theo kiểu như Bí nói đấy.

VMC on lúc 09:34 5 tháng 3, 2010 nói...

ND: Anh nghĩ trong trường hợp này có thể có cả lỗi của bên em. Lẽ ra phải dự thính trước khóa học của chuyên gia đó, phải yêu cầu ông ấy trình plan các bài giảng, thì mới ký hợp đồng. Chứ chỉ nghe danh mà đã mời thì...

Titi on lúc 09:34 5 tháng 3, 2010 nói...

Chưa có phòng ốc tốt thì nên mời những chiên gia tầm tầm thôi. Đã có ý mời chiên gia xịn thì phải có cơ sở vật chất tương ứng. Đây là em nói những trường hợp bình thường, trường hợp đặc biệt như kiểu từ thiện, phi lợi nhuận lại là chiện khác :-)

Bi giờ, com bên nhà anh em phải rào trước đón sau . Com vắn tắt quá có người thắc mắc ngay cho mà xem :-P

VMC on lúc 09:34 5 tháng 3, 2010 nói...

@Thụy: Nhất trí với ý kiến của bác.
@Lvu: Thank you.

Unknown on lúc 09:57 5 tháng 3, 2010 nói...

Ui em chỉ thấy vài trường hợp - thương hiệu đào tạo nước ngoài chẳng hạn, phòng ốc chật chội, tuy không đến nỗi như case anh VMC đến. Có điều giá cả khá đẹp với người Việt chúng mình.
Nhưng thế quái nào tất cả dự án qui hoạch đô thị vẫn dành đất xây dựng trường học cơ sở khang trang mừ vẫn vắng hoe vắng hoét?
Chào ơi, chiện chuyên nghiệp ở ta thành sản phẩm kinh doanh đủ loại từ tây đến ta,
Nhưng em cũng chảnh như anh VMC thôi, mọi người có thể thế này thế nọ nhưng mình vẫn phải là mình chứ,

LU on lúc 10:43 5 tháng 3, 2010 nói...

Trường hợp thứ nhất ko phải anh chảnh là là người đòi đăng bài chảnh. Chưa biết bài viết như thế nào mà đòi hỏi tiền, chưa biết làm ăn khả năng thế nào mà đòi hỏi lương. Cho dù là tài thánh thì lở như có hôm thánh viết bậy cũng cho đòi lĩnh lương à? Nhân viên đi xin việc chưa chứng minh cho em thấy khả năng làm việc mà đòi hỏi kiểu này thì em mời ra cửa ngay.

Còn người thứ nhì thì làm ăn kiểu chụp giựt lôm côm, anh chê ko nhận là đúng rồi. Nếu như đó là một nơi nghèo xa xôi thiếu điều kiện vật chất thì dạy free cũng ko thành vấn đề. Còn đây là ra mở cửa làm ăn mà bê bối thế thì khách hàng tới có tin tưởng nổi làm nên được cái gì? Công ti em và những công ti khác bên đây họ làm ăn có quy cũ đâu ra đó lắm. Nơi làm việc phải giử gìn cho đẹp mỹ quan, mỗi tuần có người đi kiễm tra, mọi nơi phải sạch sẽ ngăn nắp và đúng tiêu chuẩn chuyên nghiệp của goverment đưa ra.

Lana on lúc 11:01 5 tháng 3, 2010 nói...

Ai cũng nên có những nguyên tắc riêng (trong công việc/ cuộc sống) và khi được quyền tôn trọng bản thân thì nên theo nguyên tắc của mình, cho dù ai nói chảnh cũng chẳng sao. Lana nghĩ thế.
Thật ra, từ 'chảnh' này cũng rất tương đối mà. Như VMC đang đặt dấu hỏi - làm việc chuyên nghiệp với những người 'không quen' không chuyên nghiệp cũng bị gọi là chảnh.
Lana thích ví dụ của Bí - đấy cũng là một dạng làm việc không chuyên nghiệp của cả hai bên - Lana không bắt lỗi nguyên bên B đâu nhé. Đúng ra, ngay khi thỏa thuận, mức thù lao của buổi nói chuyện đã phải được thống nhất rồi chứ. Người give talk nên từ chối luôn những kiểu hợp đồng mà bên kia lờ không rõ ràng mức phí - nói chảnh thì cũng kệ thôi.

VMC on lúc 11:09 5 tháng 3, 2010 nói...

@Lana: Rất đồng ý với ý kiến của Lana. Anh cũng đã từng vài lần đề nghị bên mời làm rõ trước khoản thù lao, nhưng đối tác lại có vẻ phật ý: Sao ông này lại đặt vấn đề tiền ra nhỉ?

Nặc danh nói...

Trong trường hợp thứ 2, em nghĩ chắc anh cũng thử nói với chị đối tác đổi địa điểm (nhưng không kể lại ở đây) rồi mới từ chối, đúng không ạ, chứ không chị ấy đã chuẩn bị lớp học cả rồi mà anh từ chối thì khó cho chị ấy và học viên quá.
Nhân tiện nói chuyện tiền, em thấy cái mức lương thường hay áp dụng cho chuyên gia tư vấn người Việt ở đây (trang 11), để ai chưa biết mà cần thì tham khảo
http://www.delvnm.ec.europa.eu/eu_vn_relations/development_coo/pdf_file/UN_EU_Cost_norms_2009_en.pdf

Unknown on lúc 12:45 5 tháng 3, 2010 nói...

Ở VN không nhiều người hiểu hai chữ "chuyên nghiệp" đâu anh. Ủng hộ anh cái

Thuy Dam Minh on lúc 12:58 5 tháng 3, 2010 nói...

Thấy các bạn nói về mức phí (thù lao) cho diễn giả, tôi cũng muốn góp thêm vài lời:

1- Hôm trước, đi một show giao lưu với VTV. Đang ở cánh gà, thấy một em kéo ra hành lang, dẫn vào phòng thay đồ của diễn viên (không có diễn viên nào đang thay đồ đâu nha!) nói: "Anh điền cho em cái biên nhận". Điền xong, cô ấy đưa phong bì, nói rõ là 300 ngàn VND tiền thù lao.
Nói thật là tiền thì ít, nhưng chưa bao giờ vui thế! Lâu nay, Nhà Đài thường cho qua khoản này, thậm chí với nhiều người ở Đài (sorry Titi nhé!) thì người đối tác được mời, đôi khi phải phong bì lại cho người Nhà Đài nữa. Giờ được nhận tiền của Nhà Đài, không vui sao được.
Nhưng vui nhất là thấy tư duy của các bạn Bên Đài thay đổi.

2.Nhà Đài lâu nay vẫn mang tiếng là chậm thay đổi mà còn nhanh như thế, huống hồ mấy đơn vị làm event chuyên nghiệp mà lờ khoản thù lao của diễn giả thì thật đáng chê trách.

3. Tôi có một kinh nghiệm, với tư cách là người hay tổ chức và phải trả thù lao, đó là khi mời ai, mình nên đưa trước chương trình, đề xuất của mình muốn diễn giả nói gì, chủ đề nào, bao nhiêu lâu và lúc nào thì bắt đầu? Và kèm theo đó, là khoản thu lao rõ ràng. Ví dụ, anh chị, vui lòng nhận khoản thù lao 500 ngàn VND, 1 triệu VND... và nhất là phải xác nhận rằng khoản này không phải nộp thuế thu nhập, vì công ty tổ chức đã nộp rồi.
Nếu cảm thấy ít so với thị trường, nên có vài lời thuyết minh (mà ta vẫn quen nói vui là trình bày hoàn cảnh). Làm như thế, chẳng mấy chuyên gia khước từ hoặc chê trách.
Họ chỉ buồn phiền nhất là: Không biết trước chương trình cụ thể gồm những gì? Họ cần phải nói gì? Bao lâu? Bắt đầu khi nào? Và được nhận bao nhiêu thù lao?
"Bao nhiêu tiền không quan trọng bằng cách đưa tiền" là như vậy!

NLVD nói...

@ ND: Tớ nghĩ ai trong trường hợp này cũng đều từ chối như anh VMC cả. Trừ trường hợp chị ấy là người nhà may ra được giúp đỡ cho qua buổi đầu lập nghiệp. Nói đổi cái gì? công ty chị ấy ở đấy, đổi đi đâu, từ chối như vậy chị ấy tự ái nhưng đúng ra là đem đến một cơ hội thay đổi tư duy. Một cá nhân có thể giản dị đến mức xuyềnh xoàng ở chỗ này nhưng lại phải cực kỳ trang trọng ở một chỗ khác. Làm truyền thông thì chị ấy phải biết như vậy chứ nhỉ.

NLVD nói...

@ Thuy Dam Minh: à anh ơi cái sô diễn mà có anh tham gia í sẽ phát trên tivi vào lúc nào ạ, nếu không thẹn thì anh có thể tiết lộ trên đây được không, để em còn xem với, một ngày xem tivi có bao nhiêu ngừi xa lạ tự nhiên có một người có tý..biết biết em thấy oai ghê lắm, thật đấy ạ. Hôm trước nghe nói anh VMC cũng lên hình mà em chả biết mà xem.

Nặc danh nói...

NLVD ơi, mình nghĩ là đổi địa điểm công ty thì khó, nhưng đổi địa điểm lớp học thì có thể chứ? Theo mình thì không phải là sợ chị ấy tự ái, mà là tổ chức một khóa học hay tập huấn thì liên quan đến nhiều người, ví dụ nhiều học viên vì muốn được nghe giảng viên mình yêu thích, đã lên kế hoạch đi học rồi, giờ không được học thì hụt hẫng lắm.
Với lại nếu không nói lý do là cái phòng đó không phù hợp nên anh VMC từ chối giảng, thì chị ấy làm sao mà biết để thay đổi tư duy?

Vhlinh on lúc 14:46 5 tháng 3, 2010 nói...

Hoan hô Nặc danh. Đúng là có từ chối người ta thì cũng nên nêu lý do thẳng thắn. Góp thêm một phiếu chê anh VMC vì đã "tế nhị quá" trong trường hợp này.

Thuy Dam Minh on lúc 14:48 5 tháng 3, 2010 nói...

NLVD: Đọc com của em khoái quá! Lâu lâu quá rồi mới thấy có người dùng chữ "thẹn" với mình. Chết không cơ chứ!
Anh già rồi, thẹn gì nữa chứ! Đấy là show ca nhạc và giao lưu em ạ. Phát sóng tối 8-3 đấy. Trên VTV3. Giờ chính xác thì anh không biết. Chương trình dài 90 phút luôn.
Ca nhạc thì Hồ Hoài Anh hát Ngày Em Đến. Kasim Hoàng Vũ hát Điều Giản Dị...
Giao lưu thì có anh, bác Lê Cảnh Nhạc, Tổng Biên tập Báo Gia Đình Xã Hội, chị Diễm My và chị Hồng Vân.
Anh Nhạc đọc thơ nhiều và hay lắm. Chị Hồng Vân thì tâm sự vui. Chị Diễm My thì khỏi nói rồi. Diễn viên điện ảnh có hạng mà.
Mỗi anh là chán nhất! Hu hu!

NLVD nói...

@ND: Tớ nghĩ bạn có tham gia vào truyền thông nên bạn hiểu những khó khăn của những người làm, chứ một người mù tịt truyền thông như tớ thì nghĩ thế này:
- Nếu tớ được thuê để đến dạy. Tớ sẽ chỉ có dạy, only, công ty này không phải của tớ nên tớ tất nhiên không thay đổi nó được.
- Không phải cái phòng đó không phù hợp mà cả công ty đó không chuyên nghiệp trong tổ chức sự kiện, đúng ra là chưa xứng tầm. Vì vậy không cần nói chị ấy tự hiểu. Mọi điều to tát đều bắt đầu từ những việc nhỏ. Còn chị ấy không hiểu thì thôi, đó không phải việc của tớ.
- Bạn rất thông cảm với những người đi học, những người phải trả tiền mà không được học thày giỏi. Nhưng bạn thấy đấy nhiều khi phòng ốc xịn cũng chắc có thày xịn đâu, nữa là...
- Tớ mạo muội thế:)

VMC on lúc 16:58 5 tháng 3, 2010 nói...

@ALL:
- Nếu các bạn đọc kỹ thì sẽ thấy tôi viết là "Đây không thể là môi trường có tính sư phạm". Tôi không đòi hỏi phải có phòng ốc xịn, mà chỉ là một căn phòng có môi trường sư phạm mà thôi. Phải có môi trường đó thì người giảng bài mới có hứng mà truyền thụ kiến thức.
- Các bạn góp ý rất đúng, tôi đã không nói rõ lý do từ chối cho người tổ chức lớp học. Nhưng quả thực, tôi thấy nếu có đề nghị thì chị ấy cũng không thay đổi địa điểm.

VMC on lúc 16:59 5 tháng 3, 2010 nói...

@Thụy:
Đài tiến bộ lâu rồi anh ơi. Em cộng tác với Đài nên em biết. Họ vẫn trả tiền để mời anh lên hình đấy, tất nhiên là không nhiều. Cách mà các bạn bên Đài đưa tiền cũng trân trọng lắm.

Bí Ngô NZ on lúc 17:57 5 tháng 3, 2010 nói...

Hehe chảnh cũng ko sao anh ạ. Đẹp trai thì có quyền chảnh :D

Tran Hoa Lan nói...

Vietbao.vn/...Moi-truong-lanh-manh.../181/ - Đã lưu trong bộ nhớ cache -

LanA11 nói...

Thấy mọi người sôi nổi com và lực lượng có vẻ tương quan quá nhỉ.Ở đây chỉ nêu quan điểm về sự chảnh và tính chuyên nghiệp thôi không có ý phán xét đúng sai đâu nhé nên mình cũng đưa ra một lá phiếu thế này:
-Trường hợp thứ nhất anh bạn kia mới chính là người vừa chảnh lại còn thể hiện sự không chuyên nghiệp nữa (vì nếu chuyên nghiệp thì đã biết trình tự các bước khi đăng một bài báo)
-Trường hợp thứ 2 thì lại là VMC vừa chảnh vừa không chuyên nghiệp.Vì:nếu chuyên nghiệp thì ở môi trường nào chất lượng giảng dạy của VMC cũng phải ổn định chứ không được để những thứ khác làm ảnh hưởng đến mình,miễn là VMC nhận được thù lao xứng đáng và đầy đủ.Tiền thù lao trong trường hợp bình thường thì trả theo thương hiệu của khách mời và thời gian giảng,và nếu môi trường làm việc không tốt thì được cộng thêm phí cho cái gọi là "môi trường độc hại".
-Còn điều kiện chỗ học thế nào phụ thuộc vào người học trả cho buổi học bao nhiêu (vì tiền nào của nấy mà.Ai cũng mong muốn mọi thứ tốt nhất nhưng điều đó đồng nghĩa phải có đủ tiền.Khi đã thiếu tiền thì phải lựa chọn thứ tự ưu tiên.Ở đây theo tôi là nhà tổ chức đã đúng (hay là để câu khách thì không biết) khi chọn ưu tiên số 1 là chất lượng bài giảng (mời thương hiệu lớn VMC rồi còn gì). Còn điều kiện phòng ốc không được hoàn hảo nhưng cũng không ở mức không thể chấp nhận được trong điều kiện nước nghèo như VN.Còn VMC chỉ thích dạy trong môi trường "hoàn hảo" mà từ chối trong trường hợp này thì vẫn phải gọi là chảnh rồi còn gì nữa hả VMC ơi

VMC on lúc 22:38 5 tháng 3, 2010 nói...

@LanA11: Bạn nói thế thì mình đành phải chịu thôi. Mình có thể viết báo trong bất kỳ môi trường nào, nhưng giảng dạy thì phải có những điều kiện tối thiểu. Mình không thể duy trì chất lượng giảng dạy khi có người nhà hoặc nhân viên đi lên đi xuống. Làm việc để lấy tiền như thế là không được.
Chúng ta đang nói đến việc tổ chức khóa học về truyền thông ở giữa Hà Nội, chứ không phải ở vùng xa xôi hẻo lánh gì. Ở HN kiếm một cái phòng có bàn ghế đầy đủ cho học viên ngồi, có màn hình, máy chiếu không khó khăn gì.
Mình không hề nói đến môi trường hoàn hảo để dạy, mà mình chỉ nói đến "môi trường có tính sư phạm" thôi.

Nặc danh nói...

Anh chang thu nhat, voi y nghi "bai ta viet thi tat nhien phai duoc dang"←chanh!
Ba chi thu hai thi em thay day o cho do cung duoc nhung chi y phai thu xep phong day dang hoang hon, bao dam duoc su tap trung cho lop hoc. That ra em nghi anh cung khong nen tu choi thang thung vay, ma nen dua ra yeu cau cua minh ve dieu kien moi truong day do thi co le anh se khong phai nhan cai mail mia mai cua chi y.
@Aia

MC3 on lúc 01:38 6 tháng 3, 2010 nói...

Nói nhanh cho nó vuông: VOTE VMC.

doanh on lúc 12:23 6 tháng 3, 2010 nói...

"Lâu nay vẫn nghe tiếng anh chảnh, bây giờ mới biết là chảnh thật". Em vote câu này, hè hè.

Chọc bác tí. Okie với bác, em ủng hộ bác từ chối. Nhưng lần sau bác cũng nên chuyên nghiệp hơn 1 tí. Bằng việc check những điều kiện cơ bản, trong đó có phòng ốc, địa điểm cho tử tế.

Bác hơi tế nhị thừa thành ra mới chỉ 1/2 chuyên nghiệp khi mà "Tôi vẫn test slide cho chị xem, nhưng khi về đến nhà tôi gửi cho chị một email thông báo tôi không thể tham gia chương trình đào tạo của chị và gửi lời xin lỗi."

Nếu lúc đó bác đã thấy cái phòng đó không ổn, thì nên trao đổi thẳng thắn. Duy lý thì nên duy lý đến cùng. Trong và sau lúc bác chiếu slide, chị kia vẫn tin là bác nhận lời. Đến tới mới vỡ lẽ là không phải. Nếu là em, em chửi đấy, kè kè.

Nói không để khoe, nhưng em gặp vụ này mấy lần. Xưa được mời đi giảng, họ thu nhiều tiền, nhưng ăn gian tiền thuê địa điểm, rất xập xệ. Nhưng vì em không có big brand name như bác, nên tốt nhất là thương lượng mọi thứ từ đầu cho rõ ràng.

Titi on lúc 17:06 6 tháng 3, 2010 nói...

@Gấu; Chiên nghiệp nó cũng phải có dấu ấn cá nhận chớ. Dấu ấn của em là Nham nhở, của Bí là Sâu sắc còn Tế nhị là thương hiệu của anh VMC òi, em có muốn xóa bỏ cũng hong được đâu :-D

doanh on lúc 17:30 6 tháng 3, 2010 nói...

Hehe, chị em mình cùng share vụ Nham nhở nhé :) bằng chứng là chuẩn bị ủn qua ủn lại cướp diễn đàn của bác VMC.

Em đâu bẩu bác í xóa gì mô. Tại vì bác C đang nói chiện chiên nghịp nên em thò vô phán tí cho vui. Theo em hỉu, mún chin nghiệp thực sự thì phải duy lý, còn tế nhị, nhất là tế nhị hơi dư thì lại thuộc về duy cảm roài, 2 thứ hơi mâu thuẫn, nên em nói bác C rụt lại tí thôi mờ :-)

Titi on lúc 17:45 6 tháng 3, 2010 nói...

È, chẳng chịu đọc kỹ rì. Bác í nhận lỗi ở trên ròi mờ. Nếu bác í không tế nhị thì giờ này đã làm cốp to lắm lắm ròi. CHị em mình chẳng được mon men lại gần thế nài đâu, Gấu xí xớn nhá :-D

doanh on lúc 18:09 6 tháng 3, 2010 nói...

uả, em vưỡn tưởng bác í to lắm rồi chứ :-)

LanA11 nói...

Thì bọn mình mỗi khi đọc các bài viết của VMC vẫn thốt lên: đúng là nhà báo chuyên nghiệp có khác chứ có nói là thày giáo chuyên nghiệp đâu.

Hanhfm on lúc 14:21 19 tháng 3, 2010 nói...

(Xin phép được xưng tôi) Đầu tiên tôi xin nhắc lại điều mà nhiều người vẫn ca thán: đến cả "Cảnh Diều Vàng" còn chưa chuyện nghiệp.

Lúc đầu đọc tôi lại thấy chị trong bài viết chuyên nghiệp, nhưng kết bài viết thật bất ngờ vì VMC lại cho là không chuyên nghiệp. Tôi không nói là bạn sai, nhưng trong hoàn cảnh này thì không hoàn toàn đúng. Tôi thấy chị ấy chuyên nghiệp là đằng khác: Chuyên nghiệp ở chỗ chị ấy làm việc với những gì mình có trong tay. Chị ấy chưa có nhiều tiền để thuê văn phòng riêng, nhưng có nhà, và nhà có thể làm văn phòng thì tại sao lại không. Số tiền đầu tư vào thuê văn phòng có thể đầu tư vào những cái khác như: máy chiếu, máy tính,...

Trong sản xuất thì "cơ sở vật chất" cụ thể là "máy móc" sẽ thể hiện tính "chuyên nghiệp hóa". Còn trong công việc thì "sản phẩm" mới là yếu tố "chuyên nghiệp".

Nặc danh nói...

Hanhfm, tôi thấy bạn nói đúng.

Unknown on lúc 15:04 19 tháng 3, 2010 nói...

@Hanhfm: hi hi, chị ơi, "sản phẩm" ở đây là "dịch vụ", là "quy trình cung cấp dịch vụ" trong đó sản phẩm, giá cả, kênh cung ứng, quảng bá, cơ sở vật chất, người cung ứng dịch vụ, quy trình là 7 yếu tố cần thiết để tạo nên "chất lượng" và "tính chuyên nghiệp".

Hanhfm on lúc 15:05 19 tháng 3, 2010 nói...

Xin bổ sung thêm ý kiến cuối cùng: Trong công việc thì không chỉ "sản phẩm" mà còn cả tác phong làm việc, sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp.

Xin lấy 1 ví dụ về Cánh Diều Vàng, bản thân tôi thấy không tính 1 số phim không chuyên nghiệp khác, thì nhiều phim Việt Nam cũng rất chuyên nghiệp, chỉ có điều các ngôi sao là diễn viên, ca sỹ... nhiều người còn chưa thể hiện tính chuyên nghiệp của mình trong cách thể hiện lời nói.

Cung Việt Xô và nhà hát Kodak khác xa nhau về "chất lượng", nhưng tôi nghĩ "Cánh Diều Vàng" có bay đến Hollywood, thì nhiều Sao của VN có trong những trang phục lộng lẫy nhất, đứng trên một sân khấu hoành tráng nhất, và với phong cách giới thiệu, mở phong bì, rồi xướng tên người đoạt giải như bây giờ thì cũng không thể nâng được tính chuyên nghiệp của Cánh Diều Vàng.

Hanhfm on lúc 15:11 19 tháng 3, 2010 nói...

@ Lan: cảm ơn bạn đã góp ý, tôi cũng thấy mình dùng từ chưa chuẩn xác, vì thú thật là đôi khi tôi không biết diễn đạt theo một số từ mang tính chuyên ngành. Nhưng hy vọng là mọi người hiểu được ý kiến của tôi.

Bản thân tôi đánh giá con người bên trong qua cử chỉ, lời nói chứ không ở bộ quần áo anh ta mặc.

Unknown on lúc 16:24 19 tháng 3, 2010 nói...

Vâng, để kinh doanh một ngành gọi là "đào tạo" thì cơ sở trường lớp như nơi học, bàn ghế, trang thiết bị là yêu cầu tối thiểu để được cấp giấy hành nghề. Nhưng thực tế, cơ quan quản lý của mình đã hạ thấp quá đáng yêu cầu này, thành ra nhà trẻ tiêu chuẩn mỹ nhưng yêu cầu an toàn không có, không có không gian cho trẻ chơi, em ví dụ là như thế,

Unknown on lúc 16:35 19 tháng 3, 2010 nói...

Chị có thể nghĩ như thế, nhưng các học viên nếu họ đến một môi trường học tập bàn ghế không đủ, người nọ ngồi vẹo sang người kia, ánh sáng đèn chiếu không đảm bảo tầm nhìn, phòng thông sang các tầng không đảm bảo sự tập trung? Họ sẽ phải chịu và có thể cũng sẽ nghĩ như chị chất lượng là ở cái họ nhận được. Nhưng cái gọi là chất lượng đào tạo không chỉ là cái lõi của buổi học - kiến thức mà còn là trải nghiệm - họ thấy được từ cách thức chị tổ chức một buổi học, cách học viên nhìn nhận vấn đề, làm việc nhóm, trao đổi thực tiễn, thêm thày giáo chỉ giữ vai trò đường hướng

Unknown on lúc 16:39 19 tháng 3, 2010 nói...

Hơn nữa, nếu đã là khóa đào tạo PR thì càng phải rất chú trọng bề ngoài - nhiều khi ví dụ thực tiễn là cái học viên rút ra giá trị nhiều nhất. Họ có thể học từ chính cơ sở tổ chức đào tạo

Hanhfm on lúc 23:38 19 tháng 3, 2010 nói...

@ Lan: Bạn nói không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Ví dụ: nhà giầu cơ sở vật chất tốt hơn nhà nghèo, nhưng con nhà giàu chưa chắc đã học giỏi hơn con nhà nghèo. Nhiều trường quảng cáo là "tiêu chuẩn Mỹ" nhưng cơ sở vật chất lại Việt Nam, phải chăng ý họ muốn nói là "giáo trình tiêu chuẩn Mỹ" :D
Có lẽ nhân vật Chị có "cơ sở vật chất tiêu chuẩn VN", nhưng lại muốn nhập “giáo trình tiêu chuẩn Mỹ” thôi mà *.*

Thật sự lúc đọc từ đầu đến giữa tôi nghĩ là VMC muốn so sánh sự chuyên nghiệp giữa nhân vật Chị và nhân vật Gọi điện ban đầu. Vì VMC có viết: "Tiến trình chuẩn bị khiến tôi hài lòng." Nhưng hình như VMC muốn so sánh sự chuyên nghiệp giữa nhân vật Chị và VMC, thì đương nhiên là Chị không chuyên nghiệp bằng rồi.
Tóm lại anh chàng gọi điện là không chuyên nghiệp, còn Chị thì bán chuyên nghiệp :D

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết