28/4/11

QUÝ VỊ ĐANG HẠI CON MÌNH



“Tôi chỉ có một số suy nghĩ như sau, cần "Tôn sư - Trọng đạo", đó là quan điểm của bạn đọc N.K.C sau khi đọc bài "Chép phạt: đòn roi vô hình”đăng trên SGTT. Dưới đây là ý kiến của bạn đọc N.K.C.

Tôi không cho rằng cổ xúy cho việc phạt roi, bắt chép phạt là đúng. Nhưng quý vị hãy suy nghĩ việc phạt roi, hay chép phạt cũng chưa hẳn hoàn toàn là phản giáo dục, không mang tính sư phạm.

Quan trọng là người dạy bảo rầy la các em như thế nào, hành động rầy la các em có thái quá, hay hiềm khích cá nhân với các em hay không? Hay chỉ là một chủ tâm tốt cho các em.

Thầy cô cũng là cha mẹ, cũng mong muốn học trò mình nên người. Tôi không phủ nhân có những giáo viên biến chất, có thể có suy nghĩ chèn ép học trò vì lý do nào đó. Nhưng quý vị hãy suy nghĩ xưa kia quý vị học như thế nào, cư xử với thầy cô mình ra sao? Tại sao ông bà ta lại có câu “nghề gõ đầu trẻ”?

Thời buổi hiện nay, cuộc sống vật chất đầy đủ, gia đình ai cũng chỉ có một hoặc hai con, nên việc thương yêu chăm sóc con cái đầy đủ là đúng. Nhưng có một số gia đình chiều chuộng con thái quá, quên đi trách nhiệm giáo dục tư cách đạo đức cho con mình.

Có những phụ huynh luôn cho rằng con mình đúng, luôn bảo vệ cả những thói hư tật xấu của con mình, cuối cùng chính quý vị đang hại con mình. Chính bản thân quý vị, không tôn trọng nhà trường, giáo viên. Quý vị không đồng tình, cảm thấy xốn mắt khi hình ảnh một người thầy, người cô cầm roi phạt học sinh, vậy là sẵn sàng chửi rủa, kiện tụng, thậm chí hăm dọa và đánh cả giáo viên, người mang cái chữ đến cho con mình.

Thậm chí có những bậc phụ huynh thấy con nói chuyện với mình trống không, chửi tục… nhưng cũng không nhắc nhở giáo dục, còn coi đó là niềm hãnh diện. Có những phụ huynh vỗ tay, khi trẻ bập bẹ nói chưa rành, nhưng chửi thề thì quá sỏi. Trong khi nếu thầy cô phạt roi, phạt chép bài thì lên án, cho rằng đó là phản giáo dục.

Ở trong gia đình chính quý vị, để giải quyết mâu thuẫn gia đình, có khi chồng vợ chửi đánh nhau, hay đánh con mình, chửi thề khi giao tiếp... Qua hình ảnh đó, quý vị đã giáo dục gì được cho con quý vị? Quý vị đã làm gương, sống tốt để con mình noi theo được chưa?

Tất cả mọi thứ đều đổ lên đầu giáo viên, nhà trường. Quý vị có khi nào suy nghĩ lại trách nhiệm của mình vứt ở đâu trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho trẻ? Tại sao chúng ta lại quan tâm đến bạo lực học đường, nguyên do xuất phát từ đâu? Vai trò của người lớn, gia đình ở đâu trong vấn nạn đó? Tại sao theo thống kê tội phạm, an ninh trật tự xã hội, đối tượng vi phạm pháp luật ngày càng trẻ hóa? …

Tôn trọng quyền của trẻ em là đúng, áp dụng phương pháp đổi mới trong giáo dục hoàn toàn chính xác. Nhưng quyền của trẻ em không phải chỉ riêng bản thân của thầy cô, nhà trường tôn trọng mà là toàn xã hội bắt buộc phải tôn trọng. Tiếc là có rất nhiều gia đình không cần biết, vứt luôn vai trò trách nhiệm trong khi bắt người khác phải tôn trọng mình, con mình. Đó là một trong lý do trẻ dần mất nhân cách, đánh lộn, bạo lực với bạn bè, vô lễ với thầy cô...

Có ý kiến còn nói, phạt vạ trong giáo dục là không thể chấp nhận? Tôi cho rằng trong xã hội nào cũng vậy, để quản lý một xã hội tốt thì đôi lúc phải có phạt vạ để giữ kỹ cương. Khó có thể giáo dục một đứa trẻ hư bằng cách năn nỉ.

Xin thưa quý vị, ý của tôi nhiều, nhưng có lẽ cách trình bày chưa trôi chảy, mong quý vị đọc kỹ và bỏ qua những sai sót.

N. K. C (Email: mien_la_ta_yeu_nhau@yahoo.com)

Nguồn:
Đừng đổ lỗi hết cho giáo viên!



4 comments:

Thuy Dam Minh on lúc 22:08 28 tháng 4, 2011 nói...

Nói chung, anh không ủng hộ việc dùng hình phạt với trẻ con. Có nhiều cách để dạy chúng tốt hơn là hình phạt chứ!

LU on lúc 13:06 29 tháng 4, 2011 nói...

Em đồng í với còm của anh Thụy. Mình có thích bị ăn đòn ko? ai nói nặng mình thì mình có tự ái ko? nếu mình ko thích thì đừng làm thế với người khác, cho dù đó là con của mình.

Em thấy cách dạy trẻ hay nhất là tôn trọng trẻ, cùng học, sinh hoạt và giải trí cùng con mình. Con bạn của em nó nói rằng, từ bé nó sì-tú-pịt lắm, thuộc dạng trẻ em chậm phát triển. Nhưng, nhờ bà mẹ của nó kiên nhẫn, ko la mắng, ko oánh nó, ko nổi giận, nên bi giờ nó phát triển thông minh thế, và tính nó cũng rất là cool và tốt bụng. Bằng chứng, nó dám tẹng cho em con ngựa sắt, mà lòng ko hề nuối tiếc :))

Chép phạt? em thấy vô ích. Bằng chứng, lúc bé em cũng hay bị chép phạt vì phá phách trong lớp hoặc bài làm cẩu thả. Thầy bắt em chép phạt 1 câu lập đi lập lại tới những 2 cho đến 3 trăm lần.
Lúc đó, thầy đã dạy cho em tính đối phó. Em dìa deal với đứa em gái, nếu em chịu khó chép bài phạt cho chị thì chị sẽ làm bài cho em.
Thế là nó khoái chí ngồi chép cả ngày mà rất chi là sung sướng nhé. Em hỏi tại sao lại thích làm công việc boring đó? nó bẩu rằng, em chỉ cần viết thôi, ko cần suy nghĩ gì cả, có chị làm bài cho em mai đi nộp rồi.

Suy ra, thầy em đang phạt em gái của em chứ hem phải phạt em :))

Mecghi on lúc 14:37 29 tháng 4, 2011 nói...

em tán thành ý kiến bác Thuy, bản thân em, tuy đôi lúc có hình phạt khi con sai quấy nhưng chưa dùng đòn roi hay nhiếc móc bao giờ. Mình đã từng bị bố mẹ đánh, nên hiểu cái cảm giác uất ức tuổi thơ đó vô cùng

Bí Ngô NZ on lúc 22:42 30 tháng 4, 2011 nói...

Con ng chu co phai con vat dau ma can day bang don roi?

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết