Trước kia chúng ta đã từng có một Trần Bình Trọng thà làm ma nước Nam còn hơn sống cuộc đời ô nhục trong hoa gấm. Một Triệu Thị Trinh dám đạp cơn sóng mạnh chém cá kình chứ quyết không chịu an phận làm tỳ thiếp trong cung vua phủ chúa. Xin đừng đổ thừa vào lòng tin.
Thật giả lẫn lộn
Có lẽ là người Việt hầu hết mọi người đều biết câu: nhân tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vượng thì thế nước mới vượng. Cả xã hội cùng nhìn vào những “tấm gương” của các sỹ phu, các nhà lãnh đạo, những con người này định hướng, dẫn dắt xã hội, cả hành vi và tư tưởng của xã hội cũng sẽ bị họ chi phối.
Ngày nay giới trí thức rất đa dạng, thật giả lẫn lộn. Bằng cấp thời xưa thực tài và được mọi người thừa nhận thì ngày nay nạn bằng cấp giả tràn ngập, trong cả ngành pháp luật, những người đại diện cho pháp quyền. Đáng sợ hơn khi người ta “bình thường hóa” nạn bằng cấp giả.
Có một vị cán bộ đầu ngành văn hóa, thông tin một tỉnh nọ còn cho rằng mình… không may nên mới bị phát hiện bằng cấp giả. Đáng sợ hơn người ta bàng quan, xơ cứng, thơ ơ với liêm sỷ, với danh dự.
Thế nên Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Điện có lý khi muốn nói con người mất phương hướng không biết đi lối nào. Cái tư tưởng dễ dãi, cái bản năng lười biếng của con người lại trỗi dậy mách bảo “người ta thế cả mình cũng phải giống họ”, không chỉ là những người ít học thức mà tôi đã gặp những con người làm nghề trồng người vẫn nói lên những lời như thế.
Bây giờ nói đến đạo Khổng, đạo Nho, nhiều người chê là lạc hậu, nhưng sao không chắt lọc cái tinh hoa để kế thừa. Thời xưa người ra làm quan, làm lãnh đạo, luôn phải trau dồi đạo làm người.
Dạy dỗ bằng chính tấm gương của mình
Vậy định hướng cho xã hội ai sẽ làm? có người cho rằng cứ để tự nó, vì xã hội phát triển chậm nên cứ để 100 năm nó tư khắc đâu vào đấy. Thực là buồn cười vì ý nghĩ ngây thơ này, nhưng tôi chắc chắn với các bạn rằng không ít cha mẹ quan niệm rằng: trẻ con con bé chưa biết gì, cứ để nó lớn nó khắc hiểu, trong khi từ ngàn xưa ông cha ta đã cho rằng “dậy con từ thủa còn thơ”.
Trong quyển “Con cái chúng ta đều giỏi”(Tác giả :Adam Khoo&Gary Lee) để tạo nên những đứa trẻ thông minh, sáng tạo, một trong những quan niêm đúng đắn là cha mẹ trước tiên phải là những người dám chịu trách nhiệm, không đổ thừa cho hoàn cảnh, cho con cái v v …
Ngày xưa trong câu hát ru của các bà mẹ “ Con ơi nhớ lấy câu này: cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Mặc dù bà mẹ ấy có khi không được đến trường nhưng việc dạy con:Trung, hiếu, lễ, tín, nghĩa. Bà mẹ ấy có bao giờ dạy con mình: người ta “cướp ngày” thì việc nhặt vài quả dưa hấu, vài lon bia thì đáng gì ?
Bà mẹ ấy luôn dạy con mình đạo lý của con người “cái gì không do mồ hôi nước mắt mình làm ra thì không bao giờ đụng vào”. Nếu mọi người có cặp mắt nghiêm khắc với chính mình, tôn trọng việc xếp hàng và cương quyết cho ra rìa những kẻ chen ngang thì văn hóa xếp hàng được duy trì và ngay cả người bán cương quyết không bán cho kẻ chen ngang.
Người làm cha làm mẹ thời xưa luôn nhắc nhở cho con cháu tự hào về truyền thống của cha ông rằng cha con, ông con ngày xưa học giỏi, nghĩa khí. Tiếc thay, bây giờ không ít các ba mẹ có học thức, thậm chí có bằng cấp tiến sỹ nhưng họ bảo nhau nhắc nhau :cha ông tôi giàu có, nhiều tiền, lắm của.
Thế nên chả trách người ta tranh nhau làm giàu, làm giàu bằng mọi cách, bất chấp thủ đoạn, bất chấp đạo đức sản xuất và lưu thông những thực phẩm kém chất lượng nguy hại đến sức khỏe của cộng đồng.
Nếu mỗi người đều có ý muốn xây dựng hình ảnh đẹp, đáng tự hào trong mắt bạn bè quốc tế và niềm tự hào dân tộc luôn luôn được kế thừa thì việc đầu tiên bản thân chúng ta là dạy dỗ con cháu mình bằng chính tấm gương của mình không bị cám dỗ về vật chất. Không chờ ngành giáo dục, không chờ các vị lãnh đạo, mà mỗi người Việt nam chúng ta cảm thấy xấu hổ về “định kiến xấu của dư luận về một nhóm người, một cộng đồng” mà chung tay góp sức để vực dậy niềm tự hào về dân tộc chúng ta. Tất cả nhờ vào ý thức của mỗi người chúng ta.
Bây giờ “trồng người”, may ra 100 năm nữa sẽ được hái quả ngọt. Để nguyên khí của quốc gia thêm vững chãi và hưng thịnh chúng ta cần sự góp sức của cả xã hội. Đầu tiên từ gia đình mình, xóm làng mình nhân rộng trên toàn xã hội. Ngành giáo dục và văn hóa, truyền thông vào cuộc thì tốt quá, các vị lãnh đạo cũng vào cuộc thì còn gì bằng.
Trước kia chúng ta đã từng có một Trần Bình Trọng thà làm ma nước Nam còn hơn sống cuộc đời ô nhục trong hoa gấm. Một Triệu Thị Trinh dám đạp cơn sóng mạnh chém cá kình chứ quyết không chịu an phận làm tỳ thiếp trong cung vua phủ chúa. Xin đừng đổ thừa vào lòng tin.
Bích Thủy
Thật giả lẫn lộn
Có lẽ là người Việt hầu hết mọi người đều biết câu: nhân tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vượng thì thế nước mới vượng. Cả xã hội cùng nhìn vào những “tấm gương” của các sỹ phu, các nhà lãnh đạo, những con người này định hướng, dẫn dắt xã hội, cả hành vi và tư tưởng của xã hội cũng sẽ bị họ chi phối.
Ngày nay giới trí thức rất đa dạng, thật giả lẫn lộn. Bằng cấp thời xưa thực tài và được mọi người thừa nhận thì ngày nay nạn bằng cấp giả tràn ngập, trong cả ngành pháp luật, những người đại diện cho pháp quyền. Đáng sợ hơn khi người ta “bình thường hóa” nạn bằng cấp giả.
Có một vị cán bộ đầu ngành văn hóa, thông tin một tỉnh nọ còn cho rằng mình… không may nên mới bị phát hiện bằng cấp giả. Đáng sợ hơn người ta bàng quan, xơ cứng, thơ ơ với liêm sỷ, với danh dự.
Thế nên Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Điện có lý khi muốn nói con người mất phương hướng không biết đi lối nào. Cái tư tưởng dễ dãi, cái bản năng lười biếng của con người lại trỗi dậy mách bảo “người ta thế cả mình cũng phải giống họ”, không chỉ là những người ít học thức mà tôi đã gặp những con người làm nghề trồng người vẫn nói lên những lời như thế.
Bây giờ nói đến đạo Khổng, đạo Nho, nhiều người chê là lạc hậu, nhưng sao không chắt lọc cái tinh hoa để kế thừa. Thời xưa người ra làm quan, làm lãnh đạo, luôn phải trau dồi đạo làm người.
Dạy dỗ bằng chính tấm gương của mình
Vậy định hướng cho xã hội ai sẽ làm? có người cho rằng cứ để tự nó, vì xã hội phát triển chậm nên cứ để 100 năm nó tư khắc đâu vào đấy. Thực là buồn cười vì ý nghĩ ngây thơ này, nhưng tôi chắc chắn với các bạn rằng không ít cha mẹ quan niệm rằng: trẻ con con bé chưa biết gì, cứ để nó lớn nó khắc hiểu, trong khi từ ngàn xưa ông cha ta đã cho rằng “dậy con từ thủa còn thơ”.
Trong quyển “Con cái chúng ta đều giỏi”(Tác giả :Adam Khoo&Gary Lee) để tạo nên những đứa trẻ thông minh, sáng tạo, một trong những quan niêm đúng đắn là cha mẹ trước tiên phải là những người dám chịu trách nhiệm, không đổ thừa cho hoàn cảnh, cho con cái v v …
Ngày xưa trong câu hát ru của các bà mẹ “ Con ơi nhớ lấy câu này: cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Mặc dù bà mẹ ấy có khi không được đến trường nhưng việc dạy con:Trung, hiếu, lễ, tín, nghĩa. Bà mẹ ấy có bao giờ dạy con mình: người ta “cướp ngày” thì việc nhặt vài quả dưa hấu, vài lon bia thì đáng gì ?
Bà mẹ ấy luôn dạy con mình đạo lý của con người “cái gì không do mồ hôi nước mắt mình làm ra thì không bao giờ đụng vào”. Nếu mọi người có cặp mắt nghiêm khắc với chính mình, tôn trọng việc xếp hàng và cương quyết cho ra rìa những kẻ chen ngang thì văn hóa xếp hàng được duy trì và ngay cả người bán cương quyết không bán cho kẻ chen ngang.
Người làm cha làm mẹ thời xưa luôn nhắc nhở cho con cháu tự hào về truyền thống của cha ông rằng cha con, ông con ngày xưa học giỏi, nghĩa khí. Tiếc thay, bây giờ không ít các ba mẹ có học thức, thậm chí có bằng cấp tiến sỹ nhưng họ bảo nhau nhắc nhau :cha ông tôi giàu có, nhiều tiền, lắm của.
Thế nên chả trách người ta tranh nhau làm giàu, làm giàu bằng mọi cách, bất chấp thủ đoạn, bất chấp đạo đức sản xuất và lưu thông những thực phẩm kém chất lượng nguy hại đến sức khỏe của cộng đồng.
Nếu mỗi người đều có ý muốn xây dựng hình ảnh đẹp, đáng tự hào trong mắt bạn bè quốc tế và niềm tự hào dân tộc luôn luôn được kế thừa thì việc đầu tiên bản thân chúng ta là dạy dỗ con cháu mình bằng chính tấm gương của mình không bị cám dỗ về vật chất. Không chờ ngành giáo dục, không chờ các vị lãnh đạo, mà mỗi người Việt nam chúng ta cảm thấy xấu hổ về “định kiến xấu của dư luận về một nhóm người, một cộng đồng” mà chung tay góp sức để vực dậy niềm tự hào về dân tộc chúng ta. Tất cả nhờ vào ý thức của mỗi người chúng ta.
Bây giờ “trồng người”, may ra 100 năm nữa sẽ được hái quả ngọt. Để nguyên khí của quốc gia thêm vững chãi và hưng thịnh chúng ta cần sự góp sức của cả xã hội. Đầu tiên từ gia đình mình, xóm làng mình nhân rộng trên toàn xã hội. Ngành giáo dục và văn hóa, truyền thông vào cuộc thì tốt quá, các vị lãnh đạo cũng vào cuộc thì còn gì bằng.
Trước kia chúng ta đã từng có một Trần Bình Trọng thà làm ma nước Nam còn hơn sống cuộc đời ô nhục trong hoa gấm. Một Triệu Thị Trinh dám đạp cơn sóng mạnh chém cá kình chứ quyết không chịu an phận làm tỳ thiếp trong cung vua phủ chúa. Xin đừng đổ thừa vào lòng tin.
Bích Thủy
Nguồn:
Khi con người bàng quan với danh dự!
2 comments:
Ai cũng bẩu học làm gì? học nhiều sẽ bị điên, blah blah blah...nhưng em thấy ko có học thì ra đi làm việc như thế nào? chẳng lẽ cả đời cứ làm việc chân tay ko cần xử dụng đầu óc?
Cả một đất nước mờ giặc dốt đầy thì có khác gì trở về thời tiền sử ăn lông ở lỗ đâu? cha mẹ ko chịu học, ko coi trọng việc học, xem nó như một thứ trang sức lòe chơi, thì làm sao dạy con mình được?
Ít học thì thì dân trí thấp, dân trí thấp thì ứng xử cũng lùn theo trình độ. Đó là chưa nói ko chịu học thì ra đi làm cơ hội giử việc làm và thăng tiến sẽ bị thua thiệt hơn người có học.
Ví dụ điển hình em đã chạm trán tuần qua nè, trong công ti phải cho nghỉ việc gần 50 người. Thế là, tiêu chuẩn duyệt xét những ai có trình độ tốt nghiệp cao hơn thì được ưu tiên giử lại. Một số làm lâu năm nhưng ko có bằng cấp thì bị thất thế hơn. Thật sự, khi mình training một người, có đào tạo bài bản ở trường, vẫn dễ hơn là người ko có học.
Em thật sự ko nghĩ ra được một xã hội, mà trí thức ko cần thiết, loài người lớn lên như cây cỏ, ăn, chơi, sinh đẻ như thời xưa thì xã hội dó sẽ đi đến đâu?
Chắc có lẽ giống như trong film hài, "thượng đế cũng mĩm cười". Anh chàng da đen sống hoang dã lâu ngày đã quen, đụng vào máy móc mờ kêu cái "đùng" thì anh í nhảy cửng lên la toáng như gặp phù thủy :))
Anh ơi, em nói điều này lại phật ý nhiều người, nhưng có lẽ không nói cũng khó. "Một con én không làm nên mùa xuân". Khi cả xã hội đã ngập ngụa trong tư tưởng "bỏ mặc" thì một vài cá nhân làm sao quật dậy nổi mọi thứ?
Ngay như vợ chồng em đây, ở chốn này, nuôi dạy con theo kiểu khác, về đến Việt Nam, ngay trong gia đình với sự can thiệp quá tay, quá đà của các bà thì việc dạy con đã trở nên biến chất (vì nếu không theo các bà, gia đình không yên ấm!). Thì tự hỏi : làm sao có được một thế hệ tốt đẹp hơn trong tương lai? Đó là chưa kể nhìn ngắm chung quanh mình, vô tình với cách nuôi dạy đó, mình hoá ra là kẻ lập dị ! :-|
Nói về việc to tát hơn thì em nghĩ rất là khó. Khi gánh nặng cơm áo quá đè nặng con người, xã hội không đảm bảo cho an toàn của người dân, bè trên thờ ơ với những nhiễu loạn xảy ra cho con dân, thì làm sao mong giữ được cái gọi là "nguyên khí".
Nói những lời có cánh về tinh thần tự hào dân tộc, về trách nhiệm của cha mẹ, về ý thức cá nhân thì ai cũng nói được. Nhưng làm cách nào để từng cá nhân trong một xã hội hiểu được và làm giống như mình mới là điều khó. Rất khó anh ạ!
"Thượng bất chính, hạ tắc loạn". Em đang nghĩ nhiều, rất nhiều về điều này...!
Đăng nhận xét