(Trích truyện ngắn của HỒ ANH THÁI)
Ông nhà văn là một người bạn khác của tôi. Thời chiến, ông đi lính sang Việt Nam mười tám tháng, và khi trở về Mỹ ông viết sách chống chiến tranh. Thế rồi cách đây dăm năm, một cựu binh Mỹ tìm đến nhà văn kể câu chuyện của mình. Gần bốn mươi năm trước, người ấy đã bắn chết một chiến sĩ của quân đội nhân dân Việt Nam trong một cuộc chạm trán bất ngờ. Anh ta mang cuốn sổ tay của người lính Việt về Mỹ, cất giữ từ bấy đến nay, bây giờ nhờ nhà văn mang sang Việt Nam trả lại.
Cuộc tìm kiếm gia đình người lính Việt Nam, sau đó là việc đi tìm hài cốt người lính Việt ở nơi chiến trường xưa đã được nhà văn kể lại trong cuốn sách mới nhất của ông. Đám bạn bè Việt chúng tôi cho rằng ông không nên trực tiếp gặp gia đình liệt sĩ. Ông có thể nhờ hội cựu chiến binh chuyển giúp.
Không ai có thể nói trước gia đình liệt sĩ sẽ phản ứng thế nào trước một người đến từ đất nước đã gây ra chiến tranh và giết chết con em mình. Kẻ sát nhân có thể khuất mắt đâu đó. Đằng này hắn ta sẽ hiện diện ngay trong nhà người bị giết. Mặc dù nhà văn chỉ là người đem trả giúp cuốn sổ, nhưng điều đó có thể gây tổn thương trầm trọng cho gia đình.
Đời sống thực có thể làm nên những chuyện lạ lùng. Và kỳ diệu. Nhà văn mang cuốn sổ tìm về quê hương của người đã chết, trả lại cho gia đình. Ba năm sau, ông thu xếp cho người cựu binh Mỹ kia trực tiếp đến. Gia đình người đã hi sinh cho phép kẻ giết con em mình đến. Sau đó lại cho phép đi cùng gia đình lên Tây nguyên tìm mộ liệt sĩ và đưa hài cốt anh về quê.
Khi hai người Mỹ đến làng, dân làng đội khăn tang, đổ ra khóc như làm tang cho một người vừa mới chết hôm qua. Người vợ của liệt sĩ, bây giờ đã đi bước nữa, cũng trở về chịu tang. Anh cưới chị mới được có bốn ngày thì lên đường chiến đấu, rồi không bao giờ trở về nữa.
Gia đình liệt sĩ không hài lòng với người vợ của anh. Đến giờ họ vẫn còn lạnh lẽo với chị. Dạo anh mới nhập ngũ, có lần đơn vị anh đóng không xa. Gia đình gợi ý chị lên thăm chồng, hi vọng chuyến ấy chị sẽ có thai. Đã thúc giục hẳn hoi. Nếu hồi ấy chị đi thăm chồng thì biết đâu bây giờ giọt máu của anh vẫn còn lại với gia đình.
Nhà văn Mỹ có hỏi chuyện chị, bây giờ đã là một người đàn bà hơn sáu mươi tuổi. Lúc cưới nhau, cả hai anh chị mới mười tám. Mới hẹn hò nhau vài ba lần, mới chỉ dám hôn nhau mỗi một lần phía sau cái miếu thành hoàng làng mà đã có người nhìn thấy. Tin đồn lan khắp làng là đôi ấy thế nào cũng phải lấy nhau. Một đồn mười, mười đồn trăm thế nào mà ra chuyện hai anh chị đã ăn cơm trước kẻng, đã hủ hóa với nhau rồi. Thành ra cưới cho anh lên đường nhập ngũ mà như là cưới chạy.
Mấy tháng sau nghe tin đơn vị anh chuyển về đồng bằng. Một chị bạn cùng làng lên đấy thăm chồng về kể chuyện rộn ràng cả lên. Chị ấy một mình đạp xe tám chục cây số lên thăm chồng. Đơn vị có khu nhà tạm dành cho khách hẳn hoi. Khách nào đâu, toàn là vợ lính. Hầu hết toàn chị sồn sồn cưng cứng cả rồi. Mỗi cặp được phân cho một buồng. Buổi tối, chồng ra đấy gặp vợ mà tranh thủ. Tranh thủ. Ngôn ngữ lính thời chiến đấy. Có cả chú lính chưa tròn mười tám, lần đầu hoảng cả lên, nửa đêm phải chạy sang đập cửa nhờ đồng đội chỉ vẽ. Đồng đội ở phòng bên cạnh thì đã có hai con, gái cả, lần này hi vọng vợ lên sẽ có thằng cu.
Nghe chị bạn tả mà khiếp. Cả một dãy nhà khách suốt đêm giường chiếu cứ cót két cọt kẹt râm ran. Mình mà lên đấy, nữ thanh niên mười tám tuổi, nhìn mặt là người ta đã biết lên để xin con. Thì con chồng mình chứ con ai, nhưng thanh niên thời đại mới xã hội chủ nghĩa, nó vẫn cứ thế nào. Chị tự bảo thôi, để hôm nào đấy anh ấy về nghỉ sẽ tranh thủ. Tranh thủ. Lúc ấy thì tha hồ mà con.
Nhưng anh không có dịp nào tranh thủ. Anh đi luôn. Gia đình anh bốn chục năm qua vẫn như là hờn trách chị.
Nhà văn Mỹ sau đó có nói lại chuyện của chị với mấy anh chị em của người liệt sĩ. Bữa giỗ cải táng hài cốt liệt sĩ trở thành bữa cơm hòa giải. Nghĩ mà thương lắm chị dâu, một anh đọc câu thơ (*). Mấy anh em gọi, chị dâu ơi, đàn bà không uống rượu, nhưng chị lên đây nhấp với linh hồn anh, nhấp với chúng em một chút. Chén cay chén đắng chén ngọt chén bùi.
Chuyện thế là có hậu. Nhưng về sau ông nhà văn vẫn đôi lúc băn khoăn tự hỏi. Tại sao? Gia đình liệt sĩ đã có thể bỏ qua hận thù, tha thứ cho người lính Mỹ đã bắn chết con em họ. Vậy mà tại sao mấy thập kỷ họ không thể xua đi sự lạnh lẽo với người vợ của anh?
Nhiều khi giữa đồng bào với nhau lại không hề dễ dàng như dàn xếp với bên ngoài. Có hai ông người Việt định cư ở Mỹ đã lâu, nhất định không nhìn mặt nhau, ác cái họ đều là bạn tốt của nhà văn Mỹ, phải nhờ đến ông Mỹ làm trung gian. Cái sự không dễ với nhau ấy có phải là một trong những điều dai dẳng nhất mà đám ngoại bang đã để lại ở nơi chiến trường xưa.
____
Xem toàn bộ truyện ngắn tại đâyÔng nhà văn là một người bạn khác của tôi. Thời chiến, ông đi lính sang Việt Nam mười tám tháng, và khi trở về Mỹ ông viết sách chống chiến tranh. Thế rồi cách đây dăm năm, một cựu binh Mỹ tìm đến nhà văn kể câu chuyện của mình. Gần bốn mươi năm trước, người ấy đã bắn chết một chiến sĩ của quân đội nhân dân Việt Nam trong một cuộc chạm trán bất ngờ. Anh ta mang cuốn sổ tay của người lính Việt về Mỹ, cất giữ từ bấy đến nay, bây giờ nhờ nhà văn mang sang Việt Nam trả lại.
Cuộc tìm kiếm gia đình người lính Việt Nam, sau đó là việc đi tìm hài cốt người lính Việt ở nơi chiến trường xưa đã được nhà văn kể lại trong cuốn sách mới nhất của ông. Đám bạn bè Việt chúng tôi cho rằng ông không nên trực tiếp gặp gia đình liệt sĩ. Ông có thể nhờ hội cựu chiến binh chuyển giúp.
Không ai có thể nói trước gia đình liệt sĩ sẽ phản ứng thế nào trước một người đến từ đất nước đã gây ra chiến tranh và giết chết con em mình. Kẻ sát nhân có thể khuất mắt đâu đó. Đằng này hắn ta sẽ hiện diện ngay trong nhà người bị giết. Mặc dù nhà văn chỉ là người đem trả giúp cuốn sổ, nhưng điều đó có thể gây tổn thương trầm trọng cho gia đình.
Đời sống thực có thể làm nên những chuyện lạ lùng. Và kỳ diệu. Nhà văn mang cuốn sổ tìm về quê hương của người đã chết, trả lại cho gia đình. Ba năm sau, ông thu xếp cho người cựu binh Mỹ kia trực tiếp đến. Gia đình người đã hi sinh cho phép kẻ giết con em mình đến. Sau đó lại cho phép đi cùng gia đình lên Tây nguyên tìm mộ liệt sĩ và đưa hài cốt anh về quê.
Khi hai người Mỹ đến làng, dân làng đội khăn tang, đổ ra khóc như làm tang cho một người vừa mới chết hôm qua. Người vợ của liệt sĩ, bây giờ đã đi bước nữa, cũng trở về chịu tang. Anh cưới chị mới được có bốn ngày thì lên đường chiến đấu, rồi không bao giờ trở về nữa.
Gia đình liệt sĩ không hài lòng với người vợ của anh. Đến giờ họ vẫn còn lạnh lẽo với chị. Dạo anh mới nhập ngũ, có lần đơn vị anh đóng không xa. Gia đình gợi ý chị lên thăm chồng, hi vọng chuyến ấy chị sẽ có thai. Đã thúc giục hẳn hoi. Nếu hồi ấy chị đi thăm chồng thì biết đâu bây giờ giọt máu của anh vẫn còn lại với gia đình.
Nhà văn Mỹ có hỏi chuyện chị, bây giờ đã là một người đàn bà hơn sáu mươi tuổi. Lúc cưới nhau, cả hai anh chị mới mười tám. Mới hẹn hò nhau vài ba lần, mới chỉ dám hôn nhau mỗi một lần phía sau cái miếu thành hoàng làng mà đã có người nhìn thấy. Tin đồn lan khắp làng là đôi ấy thế nào cũng phải lấy nhau. Một đồn mười, mười đồn trăm thế nào mà ra chuyện hai anh chị đã ăn cơm trước kẻng, đã hủ hóa với nhau rồi. Thành ra cưới cho anh lên đường nhập ngũ mà như là cưới chạy.
Mấy tháng sau nghe tin đơn vị anh chuyển về đồng bằng. Một chị bạn cùng làng lên đấy thăm chồng về kể chuyện rộn ràng cả lên. Chị ấy một mình đạp xe tám chục cây số lên thăm chồng. Đơn vị có khu nhà tạm dành cho khách hẳn hoi. Khách nào đâu, toàn là vợ lính. Hầu hết toàn chị sồn sồn cưng cứng cả rồi. Mỗi cặp được phân cho một buồng. Buổi tối, chồng ra đấy gặp vợ mà tranh thủ. Tranh thủ. Ngôn ngữ lính thời chiến đấy. Có cả chú lính chưa tròn mười tám, lần đầu hoảng cả lên, nửa đêm phải chạy sang đập cửa nhờ đồng đội chỉ vẽ. Đồng đội ở phòng bên cạnh thì đã có hai con, gái cả, lần này hi vọng vợ lên sẽ có thằng cu.
Nghe chị bạn tả mà khiếp. Cả một dãy nhà khách suốt đêm giường chiếu cứ cót két cọt kẹt râm ran. Mình mà lên đấy, nữ thanh niên mười tám tuổi, nhìn mặt là người ta đã biết lên để xin con. Thì con chồng mình chứ con ai, nhưng thanh niên thời đại mới xã hội chủ nghĩa, nó vẫn cứ thế nào. Chị tự bảo thôi, để hôm nào đấy anh ấy về nghỉ sẽ tranh thủ. Tranh thủ. Lúc ấy thì tha hồ mà con.
Nhưng anh không có dịp nào tranh thủ. Anh đi luôn. Gia đình anh bốn chục năm qua vẫn như là hờn trách chị.
Nhà văn Mỹ sau đó có nói lại chuyện của chị với mấy anh chị em của người liệt sĩ. Bữa giỗ cải táng hài cốt liệt sĩ trở thành bữa cơm hòa giải. Nghĩ mà thương lắm chị dâu, một anh đọc câu thơ (*). Mấy anh em gọi, chị dâu ơi, đàn bà không uống rượu, nhưng chị lên đây nhấp với linh hồn anh, nhấp với chúng em một chút. Chén cay chén đắng chén ngọt chén bùi.
Chuyện thế là có hậu. Nhưng về sau ông nhà văn vẫn đôi lúc băn khoăn tự hỏi. Tại sao? Gia đình liệt sĩ đã có thể bỏ qua hận thù, tha thứ cho người lính Mỹ đã bắn chết con em họ. Vậy mà tại sao mấy thập kỷ họ không thể xua đi sự lạnh lẽo với người vợ của anh?
Nhiều khi giữa đồng bào với nhau lại không hề dễ dàng như dàn xếp với bên ngoài. Có hai ông người Việt định cư ở Mỹ đã lâu, nhất định không nhìn mặt nhau, ác cái họ đều là bạn tốt của nhà văn Mỹ, phải nhờ đến ông Mỹ làm trung gian. Cái sự không dễ với nhau ấy có phải là một trong những điều dai dẳng nhất mà đám ngoại bang đã để lại ở nơi chiến trường xưa.
____
(*) Nghĩ mà thương lắm chị dâu/ Chiều mưa, gạo hết, mẹ đau cuối giường (thơ Vương Trọng, trong bài Chị dâu)
Minh họa của Hoàng Tường
3 comments:
Các cụ dỗi vì chị dâu mắc cở không chịu "tranh thủ", nên bi giờ nhà cửa vắng vẻ không có thèng ku con nối dõi.
Nếu chị chịu nghe lời "tranh thủ" thì biết đâu không chỉ một đứa cháu nối dõi, gặp dâu mắn con tốt dòng mỗi năm sòn sòn một cháu, thì bi giờ nhà các cụ đã vui như tết :))
ngoài lề: cứ thấy bài bác C ra là vô thấy bạn Lu, bạn Lu xứng đáng là VIP FAN của bác C roài.
Trong lề: em bị hấp dẫn bởi cái Tít Nội - Ngoại, dù ai cũng biết nhưng cũng cứ đọc xem có giống chiện của nhà mềnh không.
Thông điệp của phần trích này rất đáng suy nghĩ. Ừa đúng vì sao người ta dễ bỏ qua cho 'người ngoài' hơn là người nhà, người thân, người cùng dân tộc...
Có nhiều cách lý giải, Lana thấy có một cách này: Với người thân, người ta thường kỳ vọng hơn về trách nhiệm, về yêu thương, về sự thấu hiểu, nên khi không thì sự thất vọng lớn hơn, khó quên hơn đối với người ngoài.
Đăng nhận xét