N. MOISEEV - Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga
Hiện nay không phải chính phủ và nhà nước mà chính là giới trí thức chịu trách nhiệm chính trong nhận thức về tình thế hiện nay, trong việc so sánh đối chiếu những lựa chọn cho sự phát triển. Chính giới trí thức có nhiệm vụ tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra và tại sao lại xảy ra, xem cái gì của quá khứ nên gìn giữ bởi lẽ chủ nghĩa hư vô tổng thể rất nguy hiểm, nó làm cho tầm hồn nhân dân khô héo, khiến cho mọi người trở nên hung bạo, nó tước đoạt mất của họ một trong những đặc tính tuyệt vời nhất của con người là khả năng biết tha thứ. Và trong bối cảnh như vậy chúng ta cần phải xem xét lại một cách có phê phán nhiều luận điểm về đạo đức mà trong suốt ba phần tư thế kỷ đã trở thành những chuẩn mực.
Cũng như nhiều người, tôi cho rằng sự tồn tại vật chất là có trước. Nhưng đó chỉ là luận điểm triết học chung chung. Trong thực tế, yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần gắn liền khăng khít với nhau bằng nhiều mối liên hệ gián tiếp. Và chúng mang tính chất không đơn nghĩa và đôi khi còn mang tính chất mâu thuẫn.
Văn minh và đạo đức hoàn toàn không đồng nghĩa với nhau. Và đồng thời chúng cũng không tách biệt khỏi nhau. Đạo đức là cốt lõi của văn minh. Có thể đồng ý hoặc không đồng ý với điều đó. Nhưng đối với tôi thì đó là định lý, là định đề khởi thuỷ, bởi vì tôi tin tưởng sâu sắc rằng bất cứ một nền văn minh nào nếu đánh mất đạo đức, đánh mất phẩm chất tinh thần của mình hoặc làm suy yếu cơ sở đạo đức thì đều bị thoái hoá và sẽ phải rời khỏi vũ đài lịch sử. Lịch sử đã cung cấp cho chúng ta không ít dẫn chứng để xác nhận điều đó. Chỉ cần nhớ lại lịch sử Cổ La Mã.
Văn minh cũng không đồng nhất với khái niệm "văn hoá". Đó cũng là một trong những cái tạo nên các nền văn minh và chính nó xác định những chuẩn mực trong cách ứng xử của con người. Văn hoá gắn chặt với đạo đức và là một trong những phương thức, có lẽ thậm chí là phương thức quan trọng nhất, để ngăn chặn thói man rợ và sự gây hấn do các bậc tổ tiên xa xưa của chúng ta truyền lại cho chúng ta, và, thật đáng tiếc, đã thâm nhập vào gen di truyền của chúng ta như những quy luật của sinh học xã hội mà tổ tiên là những người tạo nên chúng.
Không bao giờ được quên rằng ông tổ chung của tất cả những người đang sống hiện nay, người Cro-Magnon, về mặt sinh học đã được hình thành cách đây hàng chục nghìn năm, khi họ sống giữa các loài thú rừng hùng mạnh và cấu tạo tâm lý của họ đã hầu như thích nghi với cuộc sống dã thú của những thời kỳ xa xưa ấy. Và sự hoàn thiện của con người đã chấm dứt chính khi đó, ở giai đoạn cuối của thời đại đồ đá cổ đại. Như thế có nghĩa là những đặc điểm tâm lý và sinh lý của con người nằm trong gen di truyền của chúng ta, những cái mà ngày nay chúng ta thừa hưởng, không thể là gì khác mà chính là kết quả của sự thích nghi với những điều kiện của cuộc sống thời kỳ tiền băng hà. Và chúng hoàn toàn không phù hợp với những điều kiện hiện nay của sự siêu hùng mạnh về kỹ thuật, của sự phát triển nhanh như vũ bão những kiến thức trong các lãnh vực rất khác nhau. Con người cần phải biết kịp thời điều chỉnh các quy luật xã hội sinh học vốn đã chi phối cuộc sống ở thời kỳ nguyên thuỷ và hiện nay không còn phù hợp với những điều kiện đã thay đổi của cuộc sống, bằng những quy tắc của sự chung sống, bằng đạo đức mới. Nếu làm khác là sẽ xảy ra tai hoạ, nếu làm khác sẽ xảy ra thảm hoạ! Đó chính là ý nghĩa của giai đoạn mang tính chất xã hội của sự tiến hoá xã hội mà cần phải biết đưa những người săn ma mút vào thời đại nguyên tử. Bởi thế xã hội ngày nay không thể sống thiếu "văn minh tinh thần", thiếu văn hoá, thiếu nghệ thuật, bởi thế con người mới cần đến những quy tắc của cách ứng xử văn minh, những quy tắc này bao gồm toàn bộ những điều cấm kỵ hoặc tabu như chúng được gọi ở buổi bình minh của đời sống văn minh hoặc những chuẩn mực pháp lý và đạo đức như chúng ta quen gọi hiện nay. Và vai trò của tất cả những nhân tố phi kinh tế, mang tính chất "thượng tầng kiến trúc" trong số phận của nhân loại sẽ gia tăng không kém phần nhanh chóng so với sự gia tăng của sự phức tạp trong cuộc sống chúng ta, sự phức tạp vì dung lượng của cái mà chúng ta quen gọi là hạ tầng cơ sở.
***
Văn minh và những bộ phận cấu thành của nó - đạo đức, văn hoá, những quy tắc (những chuẩn mực pháp lý) đảm bảo sự kế thừa của các thế hệ, sự kế thừa của cách ưng xử và nếp tư duy của con người. Đó là ký ức đặc thù của con người, ký ức về kinh nghiệm tích cực mà nhân loại đã tích luỹ được từ những thời đại cổ xưa. Và ký ức này bao giờ cũng mở ngỏ đối với tương lai. Tất cả của cải văn minh không cho chúng ta những chế định chặt chẽ trong khi lựa chọn những hành động của chúng ta. Về phương diện này chúng tác động khác hẳn so với những phản xạ có điều kiện. Nhưng chúng bao giờ cũng là cội nguồn của sự tìm tòi trong việc khắc phục những khó khăn ập đến. Đó là những cái mốc chỉ rõ chiều hướng của chỗ nông trong dòng các sự kiện vốn được gọi là lịch sử.
Văn minh đồng thời cũng là màng lọc, tách sự dối trá đủ loại ra khỏi chân lý mà chúng ta không phải bao giờ cũng biết nhưng rất cần thiết cho con người như khí trời. Dấu hiệu đầu tiên về sự suy đồi của văn minh và sự thoái hoá của nhân dân - đó là sự truyền bá cái giả dối. Trở thành chuẩn mực của xã hội, cái giả dối, giống như bệnh di căn, bắt đầu thâm nhập vào cách ứng xử xã hội và vào ý thức xã hội, làm nó mất đi sức mạnh, niềm hy vọng, tinh thần lạc quan, làm nó mất đi niềm tin vào con người, vào khả năng của nó đối với những hành động tập thể có tính mục đích.
Tôi đã nhiều năm làm việc phân tích những hậu quả có thể xảy ra của chiến tranh hạt nhân. Tôi thử nghĩ rằng chuyện gì có thể xảy ra do những thảm hoạ sinh thái khác. Rút cục ở tôi nảy sinh một quan niệm về mệnh lệnh sinh thái và về người bạn đường không thể thiếu được của nó là mệnh lệnh đạo đức. Và tôi đã đi tới một nhận định rằng sự đoạn tuyệt giữa quá khứ và hiện tại đối với từng dân tộc riêng lẻ cũng như đối với cả loài người là một mối nguy vong không kém phần khủng khiếp như sự huỷ hoại mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên. Những suy nghĩ như vậy buộc tôi phải hiểu, nói đúng hơn là thậm chí buộc tôi phải cảm nhận rằng văn minh, văn hoá, đạo đức là những cấu trúc tế nhị và mỏng manh. Không bao giờ được quên rằng đó là những cái màng mỏng ngăn cản dòng tình cảm sôi sục của con người và đôi khi dường như chỉ cần mình cử động nhẹ là cái dòng đó sẽ cuốn trôi những tấm chắn mỏng manh của văn minh và làm lộ ra cái bản chất nguyên thuỷ của con người.
Văn minh không bao giờ là vô bản sắc. Nó bao giờ cũng có gốc rễ dân tộc và lịch sử sâu sắc - trong ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo và trong những nguyên tắc đạo đức. Nếu những tư tưởng mới và những giáo điều mới không phù hợp với chúng thì những thứ này sẽ bị nhân dân bác bỏ.
***
Người đại diện cho văn hoá là giới trí thức. Nhưng không nên đồng nhất những người lao động trí óc, những người phụng sự văn hoá và giới trí thức. Tôi biết nhiều người ở ta cũng như ở nước ngoài đang nghiên cứu vô tuyến điện tử, đang lập trình hoá, những nghệ nhân xuất sắc, những người có trí tuệ rất đáng kính nhưng đồng thời tôi không dám gọi họ là những nhà trí thức. Ngày nay sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đang dần dần xoá nhoà ranh giới giữa những người mặc áo cổ xanh và những người mặc áo cổ trắng. Nếu căn cứ theo lối sống, theo tính chất y phục và theo sự sung túc về mặt vật chất thì những loại người khác nhau bây giờ ít có những nét khác biệt.
Song điều đó hoàn toàn không có nghĩa là số lượng trí thức gia tăng một cách đáng kể, mặc dầu ý nghĩa của nó đối với số phận loài người gia tăng rất nhanh.
Người trí thức là người bao giờ cũng tìm tòi, không bó hẹp trong phạm vi chuyên môn của mình hoặc trong khuôn khổ những lợi ích có tính chất nhóm phái thuần tuý. Người trí thức luôn suy nghĩ đến số phận của dân tộc mình trong sự so sánh đối chiếu với những giá trị toàn nhân loại. Anh ta có khả năng vượt ra khỏi chân trời hạn hẹp của sự hạn chế về nghề nghiệp hoặc lối sống phàm tục. Theo tôi, một trong những người trí thức đầu tiên của Nga mà chúng ta biết tới là đại giáo chủ Avvakum: Vả lại, bất cứ một dân tộc nào bao giờ cũng có những nhà trí thức của mình.
Vào nửa sau thế kỷ XIX ở Nga đã xuất hiện một tầng lớp trí thức khá nổi bật với thế giới tinh thần, với những truyền thống, với chỗ mạnh và chỗ yếu của họ. Gần với tầng lớp này là sự cất cánh bay bổng kỳ diệu của nền văn hoá Nga vốn đã từng cung cấp cho thế giới những nhà văn, những hoạ sĩ, những nhạc sĩ và tất nhiên cả những nhà bác học trứ danh. Trong số trí thức có những người thuộc các đẳng cấp khác nhau: những nhà quý tộc, những quan chức cao cấp, những thương gia, tỷ như Tretjakov hoặc Mamontov. Còn giới trí thức khoa học - kỹ thuật Nga thì đại bộ phận của nó được hình thành từ những lớp người dân chủ bình dân.
Và cho dù gốc gác nhân dân có ăn sâu đến mấy đi nữa thì giới trí thức ở mức độ đáng kể bị tách khỏi nhân dân, giữa nhân dân và họ bao giờ cũng có một rào chắn nhất định. Rào chắn đó không thể không có. Thiên hạ có nhiều loại khác nhau và do bản chất và số phận nên không phải ai cũng có khả năng trừu tượng hoá khỏi những công việc bận bịu hàng ngày để suy nghĩ về cái "không trực tiếp liên quan đến họ". Và trình độ học vấn cũng không phải là đặc tính thừa! Bởi thế cho nên mới nảy sinh sự thoát ly dần dần của người trí thức.
Tuy thế, giới trí thức là máu thịt của nhân dân nước mình. Hơn nữa, sự hưng thịnh chung của văn hoá của dân tộc, lối sống dân tộc, những chuẩn mực tư duy của nó, tính chất của lợi ích và cái chủ yếu là sự bộc lộ tiềm năng về sáng tạo, về tinh thần và đạo đức trước hết phụ thuộc vào giới trí thức. Và tất cả những cái mới và hữu ích, kể cả cảm xúc về cái đẹp, về sự hài hoà, thậm chí nếu nó nảy sinh trong quần chúng nhân dân, đều được truyền bá qua giới trí thức như thấm qua tấm lọc rồi chỉ sau đó mới trở thành sở hữu chung của toàn dân. Vai trò đó của giới trí thức được đặc biệt thấy rõ qua sự tiến hoá của lối sống, của tính cách và những tập quán của nhân dân.
Sự biến mất của giới trí thức hay cuộc loại trừ nó ra khỏi đời sống tinh thần của xã hội - đó là tấn bi kịch của cả dân tộc. Điều đó có thể sẽ kết thúc bằng sự tiêu vong đạo đức của dân tộc đó. Dù sao chăng nữa thì đó là sự rút lui dần dần của dân tộc khỏi tiền đài của lịch sử để lui về phía hậu đài. Việc phục hồi giới trí thức đòi hỏi nhiều thế hệ. Không thể nói đến "việc đào tạo giới trí thức". Sự phát triển của giới trí thức, sự hình thành của nó là một quá trình khác biệt về chất so với việc đào tạo một công nhân lành nghề, một kỹ sư hay một nhà vật lý hạt nhân. Đó là quá trình tự nhiên về sự tự phát triển của dân tộc.
Người ta thường gọi giới trí thức là tầng lớp trung gian vì không xếp được nó vào một giai cấp nào cả. Mặc dù tồn tại những câu nói "giới trí thức tư sản", "giới trí thức vô sản" v.v…, tuy nhiên những cách nói như vậy không mang một ý nghĩa đặc biệt, bởi lẽ những lợi ích và mục đích của giới trí thức hoàn toàn không gắn với những lợi ích của một giai cấp này hay một giai cấp khác. Có thể dẫn ra nhiều thí dụ khi những người đại diện của cái gọi là giới trí thức quý tộc hay giới trí thức tư sản là những người biểu hiện lợi ích của giai cấp vô sản. Và ngược lại, những người xuất thân từ tầng lớp công nhân có thể đóng vai thầy cãi cho giai cấp tư sản. Việc sản sinh ra giới trí thức - đó là đặc tính của một dân tộc, đặc tính của bản chất xã hội và sinh học của nó, mặc dầu, lẽ dĩ nhiên là mỗi một người trí thức tuỳ thuộc vào tính chất giáo dục của mình và con đường đời của mình phản ánh những quan điểm này hay những quan điểm khác, những truyền thống này hay những truyền thống khác mang tính chất giai cấp, tính chất dân tộc...
Giới trí thức còn có thêm một đặc điểm nữa. Đó là việc nó hướng tới chủ nghĩa quốc tế, đó là tính chất thế giới của nó, nếu có thể nói như vậy. Người trí thức, xét theo bản chất của anh ta, có năng lực suy nghĩ về những vấn đề toàn nhân loại, cho dù anh ta thuộc về một dân tộc nào, theo bất cứ một tín ngưỡng nào, thuộc về bất cứ một đảng phái nào và có bất cứ một màu da nào. Tất nhiên không nên hình dung người trí thức bên ngoài dân tộc, thậm chí nếu anh ta có tự xưng là "công dân của thế giới" đi nữa. Tuy vậy những người trí thức của các nước khác nhau dễ dàng tìm ra được ngôn ngữ chung và lợi ích chung. Tôi đã có dịp nói chuyện với một người Nhật về âm nhạc Nga, với một người Mỹ La-tinh về chủ nghĩa chính thống của đạo Hồi. Chúng tôi rất khoái nhau và nếp tư duy của chúng tôi té ra là khá giống nhau. Dù sao tôi cũng hiểu người trí thức Nhật Bản hơn là hiểu người cán bộ đảng hoặc nhà kinh doanh trẻ tuổi hiện đại!
Trong một trăm năm gần đây trên thế giới chúng ta có nhiều thay đổi, và cuối thế kỷ này hoàn toàn không giống phần đầu của nó. Vai trò của yếu tố trí tuệ trong số phận nhân loại đã gia tăng rất mạnh, do đó vai trò của giới trí thức, ý nghĩa của văn hoá, của yếu tố tinh thần và nhân bản cũng gia tăng.
Nhưng cái chủ yếu nhất mà giới trí thức cuối thế kỷ XX đã hiểu ra, như tôi hy vọng, là không bao giờ có thể tiêu diệt hoàn toàn bất cứ một cái gì: chỉ có sự tiến triển dần dần và rất thận trọng mới có khả năng bảo vệ được một tác phẩm đẹp nhất và mỏng manh nhất của thiên tài nhân loại - đó là văn minh và văn hoá, mà như thế cũng nghĩa là bảo vệ niềm hy vọng về "sự tồn tại của loài người".
Nền văn hoá và khoa học Nga vào những năm 20 và đầu những năm 30 đã bị mất cả một lớp người đại diện ưu tú của nó như: Chichibabin, Ipat'ev, Gamov, Kandinski, Shagal, Benua, Shaljapin, Rakhmaninov và nhiều người khác... Lunacharski, Bukharin và các nhà hoạt động trí óc khác của đảng ở thời tiền Stalin không thể hiểu và cảm nhận được rằng cái khẩu hiệu "Ai hôm nay không hát cùng với chúng ta tức là kẻ đó chống lại chúng ta" mà vào những năm đó từng được căng trên mặt tiền của toà nhà Viện bảo tàng Lenin và việc áp dụng triệt để nó vào cuộc sống - đó là một trong những nguyên nhân sâu xa của sự lạc hậu ngày nay của chúng ta không chỉ vè mặt văn hoá mà cả về mặt công nghệ học so với những nước phát triển!
Có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận chủ nghĩa tiên phong đa dạng và sự "kỳ cục" của những hoạ sĩ và thi sĩ của những năm 20. Họ có thể được ưa chuộng hoặc không được ưa chuộng, và trong số họ có thể có không chỉ những thiên tài lên tiếng ca ngợi tổ quốc mình. Trong số đó chắc chắn cũng sẽ có những kẻ bất tài và những kẻ đầu cơ về "mốt" - tôi sẵn sàng thừa nhận rằng họ nhiều vô thiên lủng. Nhưng đồng thời tôi cũng tin sâu sắc rằng lớp váng bọt đó sẽ nhanh chóng trôi qua. Nhìn chung, tất cả những cái "tiên phong chủ nghĩa" là tiền đề tất yếu của sự đi tìm đường cho sự phát triển hợp lý. Nếu không có những sự tìm tòi như vậy thì xã hội và nền văn hoá của nó nhất định sẽ có lúc bế tắc. Và tiên đoán một cách chính xác xem con đường nào trong số đó sẽ là con đường duy nhất cần thiết cho chúng ta - điều này khó hơn nhiều so với việc đoán trước thời tiết một tháng. Tôi khẳng định điều đó với tư cách là một người chuyên nghiệp biết được rằng tạo ra một sự dự báo như vậy thật khó khăn biết chừng nào!
Rõ ràng là việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và kỹ sư giỏi không khó khăn cho lắm. Và ở đây chúng ta khá thành công. Cuộc chiến tranh vệ quốc, thời kỳ khôi phục hậu chiến và lịch sử xây dựng tiềm năng tên lửa hạt nhân đã cho thấy điều đó. Còn sự hình thành các nhà tư tưởng, tức là giới trí thức - những triết gia, như người Pháp ở thế kỷ XVIII đã gọi họ, lại đòi hỏi nhiều thế hệ.
***
Như vậy là giới trí thức là một trong những bảo đảm quan trọng hạng nhất cho sức sống của xã hội. Nhờ có giới trí thức mà xã hội có khả năng đón nhận cái mới và cái chưa được biết đến với cuộc sống chúng ta, có khả năng đem thích nghi với những điều kiện mới không chỉ cơ sở vật chất mà còn cả nếp tư duy và đạo đức. Và mức độ gia tăng sự lạc hậu về kỹ thuật của chúng ta trên ngưỡng cửa của sự biến đổi nhanh chóng về cơ sở công nghệ của sự phát triển xã hội, những khó khăn mà chúng ta gặp trong công cuộc cải tổ cách tư duy, cách nhận thức về yêu cầu công nghệ và về sự cần thiết của đạo đức mới phần nhiều là hậu quả của sự hạ thấp "tiềm năng trí tuệ".
Nhưng cho dù lịch sử của chúng ta có nặng nề đến đâu chăng nữa, cho dù chúng ta phải chịu những tổn thất như thế nào chăng nữa thì mối liên hệ về thời gian không bao giờ bị đứt đoạn. Chúng ta không phải là những anh chàng Ivan vô thừa nhận không nhớ tổ tiên dòng giống của mình. Chúng ta đã giữ gìn mình với tư cách là những người kế thừa nền văn hoá vĩ đại. Và ký ức của nhân dân, ký ức của giới trí thức được bảo tồn nhờ những bậc vĩ nhân như Vernadski hoặc Timofeev, Rezovski nhờ những chiến sĩ đấu tranh quên mình như Sakharov, Losev. Và nhờ nhiều người khác đã duy trì được "những cây nến đã thắp sáng" và chuyển giao cho cuộc chạy tiếp sức. Bây giờ chỉ cần tạo ra bầu không khí để ngọn lửa leo lét lại cháy bùng lên thành một đống lửa, như điều đó đã hơn một lần xảy ra trong lịch sử chúng ta sau những thời kỳ rối loạn. Và về chuyện này giới trí thức phải có trách nhiệm. Tôi muốn hy vọng rằng thay vì cuộc đấu tranh để giành "ghế" mà trong đó giới trí thức đằng nào cũng thất bại, nó sẽ chuyên tâm làm những công việc thực sự là đặc trưng của nó!
Vào những năm gần đây giới trí thức bắt đầu dần dần được phục hồi. Ngọn gió ấm áp đã thổi, sự trói buộc đã được nới lỏng và "sự cựa quậy của trí tuệ" đã bắt đầu. Hiện nay mới chỉ cựa quậy thôi! Còn sự vận động thực sự thì sẽ phải xuất hiện. Nhưng chất đất đã khác rồi. Tôi nghĩ rằng văn hoá nông thôn và cái nền văn minh đặc biệt mà Toynbee từng suy nghĩ, đã vĩnh viễn bị phá huỷ. Đang nảy sinh một cái gì mới. Cái gì từ quá khứ sẽ nhập vào nền văn hoá đó? Đó là những câu hỏi hết sức hóc búa, nhưng cần phải trả lời chúng. Nếu không thì sẽ bắt đầu những cuộc thí nghiệm mới và những sự phá huỷ mới.
Và sau hết, còn một điều cuối cùng. Đang diễn ra sự tiến triển rất nhanh chóng của toàn xã hội. Cuộc luận chiến càng ngày càng gay gắt. Nhưng tôi cảm thấy rằng hiện nay nó còn mang tính chất rất tư biện và trừu tượng. Không thể chỉ nói về cuộc sống của xã hội nói chung. Tổ chức của xã hội, sự ổn định của nó, phúc lợi của nhân dân, những triển vọng được mở ra cho mọi người - tất cả những cái đó gắn bó khăng khít với toàn bộ lịch sử. Và mỗi dân tộc, mỗi nước, thậm chí mỗi khu vực đều có con đường riêng của mình. Tuy nhiên cũng tồn tại những quy luật phát triển chung, nhất là ở thế kỷ chúng ta trước ngưỡng cửa của cuộc khủng hoảng sinh thái, của sự tăng nhanh lực lượng sản xuất và sự tăng cường mạnh mẽ mối quan hệ qua lại của con người.
Đã đến lúc giới trí thức phải thôi là những người "sùng bái phương Tây" và những người "sùng bái Slavo" và cần phải nhìn thẳng vào những đặc điểm thực tế của cuộc sống hiện nay. Đã đến lúc phải khước từ những nguyên tắc của "những không tưởng vĩ đại", khước từ thái độ ngạo mạn chính trị riêng tư hoặc "sự khao khát phục thù" và phải hiểu rằng trên thế giới cũng như trong con sông chảy ở vùng núi có luồng chính và thật bất hạnh cho kẻ bơi lội nào không muốn đi theo luồng nước đó.
Lê Sơn dịch (theo báo "Культура" của Nga)
Hiện nay không phải chính phủ và nhà nước mà chính là giới trí thức chịu trách nhiệm chính trong nhận thức về tình thế hiện nay, trong việc so sánh đối chiếu những lựa chọn cho sự phát triển. Chính giới trí thức có nhiệm vụ tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra và tại sao lại xảy ra, xem cái gì của quá khứ nên gìn giữ bởi lẽ chủ nghĩa hư vô tổng thể rất nguy hiểm, nó làm cho tầm hồn nhân dân khô héo, khiến cho mọi người trở nên hung bạo, nó tước đoạt mất của họ một trong những đặc tính tuyệt vời nhất của con người là khả năng biết tha thứ. Và trong bối cảnh như vậy chúng ta cần phải xem xét lại một cách có phê phán nhiều luận điểm về đạo đức mà trong suốt ba phần tư thế kỷ đã trở thành những chuẩn mực.
Cũng như nhiều người, tôi cho rằng sự tồn tại vật chất là có trước. Nhưng đó chỉ là luận điểm triết học chung chung. Trong thực tế, yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần gắn liền khăng khít với nhau bằng nhiều mối liên hệ gián tiếp. Và chúng mang tính chất không đơn nghĩa và đôi khi còn mang tính chất mâu thuẫn.
Văn minh và đạo đức hoàn toàn không đồng nghĩa với nhau. Và đồng thời chúng cũng không tách biệt khỏi nhau. Đạo đức là cốt lõi của văn minh. Có thể đồng ý hoặc không đồng ý với điều đó. Nhưng đối với tôi thì đó là định lý, là định đề khởi thuỷ, bởi vì tôi tin tưởng sâu sắc rằng bất cứ một nền văn minh nào nếu đánh mất đạo đức, đánh mất phẩm chất tinh thần của mình hoặc làm suy yếu cơ sở đạo đức thì đều bị thoái hoá và sẽ phải rời khỏi vũ đài lịch sử. Lịch sử đã cung cấp cho chúng ta không ít dẫn chứng để xác nhận điều đó. Chỉ cần nhớ lại lịch sử Cổ La Mã.
Văn minh cũng không đồng nhất với khái niệm "văn hoá". Đó cũng là một trong những cái tạo nên các nền văn minh và chính nó xác định những chuẩn mực trong cách ứng xử của con người. Văn hoá gắn chặt với đạo đức và là một trong những phương thức, có lẽ thậm chí là phương thức quan trọng nhất, để ngăn chặn thói man rợ và sự gây hấn do các bậc tổ tiên xa xưa của chúng ta truyền lại cho chúng ta, và, thật đáng tiếc, đã thâm nhập vào gen di truyền của chúng ta như những quy luật của sinh học xã hội mà tổ tiên là những người tạo nên chúng.
Không bao giờ được quên rằng ông tổ chung của tất cả những người đang sống hiện nay, người Cro-Magnon, về mặt sinh học đã được hình thành cách đây hàng chục nghìn năm, khi họ sống giữa các loài thú rừng hùng mạnh và cấu tạo tâm lý của họ đã hầu như thích nghi với cuộc sống dã thú của những thời kỳ xa xưa ấy. Và sự hoàn thiện của con người đã chấm dứt chính khi đó, ở giai đoạn cuối của thời đại đồ đá cổ đại. Như thế có nghĩa là những đặc điểm tâm lý và sinh lý của con người nằm trong gen di truyền của chúng ta, những cái mà ngày nay chúng ta thừa hưởng, không thể là gì khác mà chính là kết quả của sự thích nghi với những điều kiện của cuộc sống thời kỳ tiền băng hà. Và chúng hoàn toàn không phù hợp với những điều kiện hiện nay của sự siêu hùng mạnh về kỹ thuật, của sự phát triển nhanh như vũ bão những kiến thức trong các lãnh vực rất khác nhau. Con người cần phải biết kịp thời điều chỉnh các quy luật xã hội sinh học vốn đã chi phối cuộc sống ở thời kỳ nguyên thuỷ và hiện nay không còn phù hợp với những điều kiện đã thay đổi của cuộc sống, bằng những quy tắc của sự chung sống, bằng đạo đức mới. Nếu làm khác là sẽ xảy ra tai hoạ, nếu làm khác sẽ xảy ra thảm hoạ! Đó chính là ý nghĩa của giai đoạn mang tính chất xã hội của sự tiến hoá xã hội mà cần phải biết đưa những người săn ma mút vào thời đại nguyên tử. Bởi thế xã hội ngày nay không thể sống thiếu "văn minh tinh thần", thiếu văn hoá, thiếu nghệ thuật, bởi thế con người mới cần đến những quy tắc của cách ứng xử văn minh, những quy tắc này bao gồm toàn bộ những điều cấm kỵ hoặc tabu như chúng được gọi ở buổi bình minh của đời sống văn minh hoặc những chuẩn mực pháp lý và đạo đức như chúng ta quen gọi hiện nay. Và vai trò của tất cả những nhân tố phi kinh tế, mang tính chất "thượng tầng kiến trúc" trong số phận của nhân loại sẽ gia tăng không kém phần nhanh chóng so với sự gia tăng của sự phức tạp trong cuộc sống chúng ta, sự phức tạp vì dung lượng của cái mà chúng ta quen gọi là hạ tầng cơ sở.
***
Văn minh và những bộ phận cấu thành của nó - đạo đức, văn hoá, những quy tắc (những chuẩn mực pháp lý) đảm bảo sự kế thừa của các thế hệ, sự kế thừa của cách ưng xử và nếp tư duy của con người. Đó là ký ức đặc thù của con người, ký ức về kinh nghiệm tích cực mà nhân loại đã tích luỹ được từ những thời đại cổ xưa. Và ký ức này bao giờ cũng mở ngỏ đối với tương lai. Tất cả của cải văn minh không cho chúng ta những chế định chặt chẽ trong khi lựa chọn những hành động của chúng ta. Về phương diện này chúng tác động khác hẳn so với những phản xạ có điều kiện. Nhưng chúng bao giờ cũng là cội nguồn của sự tìm tòi trong việc khắc phục những khó khăn ập đến. Đó là những cái mốc chỉ rõ chiều hướng của chỗ nông trong dòng các sự kiện vốn được gọi là lịch sử.
Văn minh đồng thời cũng là màng lọc, tách sự dối trá đủ loại ra khỏi chân lý mà chúng ta không phải bao giờ cũng biết nhưng rất cần thiết cho con người như khí trời. Dấu hiệu đầu tiên về sự suy đồi của văn minh và sự thoái hoá của nhân dân - đó là sự truyền bá cái giả dối. Trở thành chuẩn mực của xã hội, cái giả dối, giống như bệnh di căn, bắt đầu thâm nhập vào cách ứng xử xã hội và vào ý thức xã hội, làm nó mất đi sức mạnh, niềm hy vọng, tinh thần lạc quan, làm nó mất đi niềm tin vào con người, vào khả năng của nó đối với những hành động tập thể có tính mục đích.
Tôi đã nhiều năm làm việc phân tích những hậu quả có thể xảy ra của chiến tranh hạt nhân. Tôi thử nghĩ rằng chuyện gì có thể xảy ra do những thảm hoạ sinh thái khác. Rút cục ở tôi nảy sinh một quan niệm về mệnh lệnh sinh thái và về người bạn đường không thể thiếu được của nó là mệnh lệnh đạo đức. Và tôi đã đi tới một nhận định rằng sự đoạn tuyệt giữa quá khứ và hiện tại đối với từng dân tộc riêng lẻ cũng như đối với cả loài người là một mối nguy vong không kém phần khủng khiếp như sự huỷ hoại mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên. Những suy nghĩ như vậy buộc tôi phải hiểu, nói đúng hơn là thậm chí buộc tôi phải cảm nhận rằng văn minh, văn hoá, đạo đức là những cấu trúc tế nhị và mỏng manh. Không bao giờ được quên rằng đó là những cái màng mỏng ngăn cản dòng tình cảm sôi sục của con người và đôi khi dường như chỉ cần mình cử động nhẹ là cái dòng đó sẽ cuốn trôi những tấm chắn mỏng manh của văn minh và làm lộ ra cái bản chất nguyên thuỷ của con người.
Văn minh không bao giờ là vô bản sắc. Nó bao giờ cũng có gốc rễ dân tộc và lịch sử sâu sắc - trong ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo và trong những nguyên tắc đạo đức. Nếu những tư tưởng mới và những giáo điều mới không phù hợp với chúng thì những thứ này sẽ bị nhân dân bác bỏ.
***
Người đại diện cho văn hoá là giới trí thức. Nhưng không nên đồng nhất những người lao động trí óc, những người phụng sự văn hoá và giới trí thức. Tôi biết nhiều người ở ta cũng như ở nước ngoài đang nghiên cứu vô tuyến điện tử, đang lập trình hoá, những nghệ nhân xuất sắc, những người có trí tuệ rất đáng kính nhưng đồng thời tôi không dám gọi họ là những nhà trí thức. Ngày nay sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đang dần dần xoá nhoà ranh giới giữa những người mặc áo cổ xanh và những người mặc áo cổ trắng. Nếu căn cứ theo lối sống, theo tính chất y phục và theo sự sung túc về mặt vật chất thì những loại người khác nhau bây giờ ít có những nét khác biệt.
Song điều đó hoàn toàn không có nghĩa là số lượng trí thức gia tăng một cách đáng kể, mặc dầu ý nghĩa của nó đối với số phận loài người gia tăng rất nhanh.
Người trí thức là người bao giờ cũng tìm tòi, không bó hẹp trong phạm vi chuyên môn của mình hoặc trong khuôn khổ những lợi ích có tính chất nhóm phái thuần tuý. Người trí thức luôn suy nghĩ đến số phận của dân tộc mình trong sự so sánh đối chiếu với những giá trị toàn nhân loại. Anh ta có khả năng vượt ra khỏi chân trời hạn hẹp của sự hạn chế về nghề nghiệp hoặc lối sống phàm tục. Theo tôi, một trong những người trí thức đầu tiên của Nga mà chúng ta biết tới là đại giáo chủ Avvakum: Vả lại, bất cứ một dân tộc nào bao giờ cũng có những nhà trí thức của mình.
Vào nửa sau thế kỷ XIX ở Nga đã xuất hiện một tầng lớp trí thức khá nổi bật với thế giới tinh thần, với những truyền thống, với chỗ mạnh và chỗ yếu của họ. Gần với tầng lớp này là sự cất cánh bay bổng kỳ diệu của nền văn hoá Nga vốn đã từng cung cấp cho thế giới những nhà văn, những hoạ sĩ, những nhạc sĩ và tất nhiên cả những nhà bác học trứ danh. Trong số trí thức có những người thuộc các đẳng cấp khác nhau: những nhà quý tộc, những quan chức cao cấp, những thương gia, tỷ như Tretjakov hoặc Mamontov. Còn giới trí thức khoa học - kỹ thuật Nga thì đại bộ phận của nó được hình thành từ những lớp người dân chủ bình dân.
Và cho dù gốc gác nhân dân có ăn sâu đến mấy đi nữa thì giới trí thức ở mức độ đáng kể bị tách khỏi nhân dân, giữa nhân dân và họ bao giờ cũng có một rào chắn nhất định. Rào chắn đó không thể không có. Thiên hạ có nhiều loại khác nhau và do bản chất và số phận nên không phải ai cũng có khả năng trừu tượng hoá khỏi những công việc bận bịu hàng ngày để suy nghĩ về cái "không trực tiếp liên quan đến họ". Và trình độ học vấn cũng không phải là đặc tính thừa! Bởi thế cho nên mới nảy sinh sự thoát ly dần dần của người trí thức.
Tuy thế, giới trí thức là máu thịt của nhân dân nước mình. Hơn nữa, sự hưng thịnh chung của văn hoá của dân tộc, lối sống dân tộc, những chuẩn mực tư duy của nó, tính chất của lợi ích và cái chủ yếu là sự bộc lộ tiềm năng về sáng tạo, về tinh thần và đạo đức trước hết phụ thuộc vào giới trí thức. Và tất cả những cái mới và hữu ích, kể cả cảm xúc về cái đẹp, về sự hài hoà, thậm chí nếu nó nảy sinh trong quần chúng nhân dân, đều được truyền bá qua giới trí thức như thấm qua tấm lọc rồi chỉ sau đó mới trở thành sở hữu chung của toàn dân. Vai trò đó của giới trí thức được đặc biệt thấy rõ qua sự tiến hoá của lối sống, của tính cách và những tập quán của nhân dân.
Sự biến mất của giới trí thức hay cuộc loại trừ nó ra khỏi đời sống tinh thần của xã hội - đó là tấn bi kịch của cả dân tộc. Điều đó có thể sẽ kết thúc bằng sự tiêu vong đạo đức của dân tộc đó. Dù sao chăng nữa thì đó là sự rút lui dần dần của dân tộc khỏi tiền đài của lịch sử để lui về phía hậu đài. Việc phục hồi giới trí thức đòi hỏi nhiều thế hệ. Không thể nói đến "việc đào tạo giới trí thức". Sự phát triển của giới trí thức, sự hình thành của nó là một quá trình khác biệt về chất so với việc đào tạo một công nhân lành nghề, một kỹ sư hay một nhà vật lý hạt nhân. Đó là quá trình tự nhiên về sự tự phát triển của dân tộc.
Người ta thường gọi giới trí thức là tầng lớp trung gian vì không xếp được nó vào một giai cấp nào cả. Mặc dù tồn tại những câu nói "giới trí thức tư sản", "giới trí thức vô sản" v.v…, tuy nhiên những cách nói như vậy không mang một ý nghĩa đặc biệt, bởi lẽ những lợi ích và mục đích của giới trí thức hoàn toàn không gắn với những lợi ích của một giai cấp này hay một giai cấp khác. Có thể dẫn ra nhiều thí dụ khi những người đại diện của cái gọi là giới trí thức quý tộc hay giới trí thức tư sản là những người biểu hiện lợi ích của giai cấp vô sản. Và ngược lại, những người xuất thân từ tầng lớp công nhân có thể đóng vai thầy cãi cho giai cấp tư sản. Việc sản sinh ra giới trí thức - đó là đặc tính của một dân tộc, đặc tính của bản chất xã hội và sinh học của nó, mặc dầu, lẽ dĩ nhiên là mỗi một người trí thức tuỳ thuộc vào tính chất giáo dục của mình và con đường đời của mình phản ánh những quan điểm này hay những quan điểm khác, những truyền thống này hay những truyền thống khác mang tính chất giai cấp, tính chất dân tộc...
Giới trí thức còn có thêm một đặc điểm nữa. Đó là việc nó hướng tới chủ nghĩa quốc tế, đó là tính chất thế giới của nó, nếu có thể nói như vậy. Người trí thức, xét theo bản chất của anh ta, có năng lực suy nghĩ về những vấn đề toàn nhân loại, cho dù anh ta thuộc về một dân tộc nào, theo bất cứ một tín ngưỡng nào, thuộc về bất cứ một đảng phái nào và có bất cứ một màu da nào. Tất nhiên không nên hình dung người trí thức bên ngoài dân tộc, thậm chí nếu anh ta có tự xưng là "công dân của thế giới" đi nữa. Tuy vậy những người trí thức của các nước khác nhau dễ dàng tìm ra được ngôn ngữ chung và lợi ích chung. Tôi đã có dịp nói chuyện với một người Nhật về âm nhạc Nga, với một người Mỹ La-tinh về chủ nghĩa chính thống của đạo Hồi. Chúng tôi rất khoái nhau và nếp tư duy của chúng tôi té ra là khá giống nhau. Dù sao tôi cũng hiểu người trí thức Nhật Bản hơn là hiểu người cán bộ đảng hoặc nhà kinh doanh trẻ tuổi hiện đại!
Trong một trăm năm gần đây trên thế giới chúng ta có nhiều thay đổi, và cuối thế kỷ này hoàn toàn không giống phần đầu của nó. Vai trò của yếu tố trí tuệ trong số phận nhân loại đã gia tăng rất mạnh, do đó vai trò của giới trí thức, ý nghĩa của văn hoá, của yếu tố tinh thần và nhân bản cũng gia tăng.
Nhưng cái chủ yếu nhất mà giới trí thức cuối thế kỷ XX đã hiểu ra, như tôi hy vọng, là không bao giờ có thể tiêu diệt hoàn toàn bất cứ một cái gì: chỉ có sự tiến triển dần dần và rất thận trọng mới có khả năng bảo vệ được một tác phẩm đẹp nhất và mỏng manh nhất của thiên tài nhân loại - đó là văn minh và văn hoá, mà như thế cũng nghĩa là bảo vệ niềm hy vọng về "sự tồn tại của loài người".
Nền văn hoá và khoa học Nga vào những năm 20 và đầu những năm 30 đã bị mất cả một lớp người đại diện ưu tú của nó như: Chichibabin, Ipat'ev, Gamov, Kandinski, Shagal, Benua, Shaljapin, Rakhmaninov và nhiều người khác... Lunacharski, Bukharin và các nhà hoạt động trí óc khác của đảng ở thời tiền Stalin không thể hiểu và cảm nhận được rằng cái khẩu hiệu "Ai hôm nay không hát cùng với chúng ta tức là kẻ đó chống lại chúng ta" mà vào những năm đó từng được căng trên mặt tiền của toà nhà Viện bảo tàng Lenin và việc áp dụng triệt để nó vào cuộc sống - đó là một trong những nguyên nhân sâu xa của sự lạc hậu ngày nay của chúng ta không chỉ vè mặt văn hoá mà cả về mặt công nghệ học so với những nước phát triển!
Có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận chủ nghĩa tiên phong đa dạng và sự "kỳ cục" của những hoạ sĩ và thi sĩ của những năm 20. Họ có thể được ưa chuộng hoặc không được ưa chuộng, và trong số họ có thể có không chỉ những thiên tài lên tiếng ca ngợi tổ quốc mình. Trong số đó chắc chắn cũng sẽ có những kẻ bất tài và những kẻ đầu cơ về "mốt" - tôi sẵn sàng thừa nhận rằng họ nhiều vô thiên lủng. Nhưng đồng thời tôi cũng tin sâu sắc rằng lớp váng bọt đó sẽ nhanh chóng trôi qua. Nhìn chung, tất cả những cái "tiên phong chủ nghĩa" là tiền đề tất yếu của sự đi tìm đường cho sự phát triển hợp lý. Nếu không có những sự tìm tòi như vậy thì xã hội và nền văn hoá của nó nhất định sẽ có lúc bế tắc. Và tiên đoán một cách chính xác xem con đường nào trong số đó sẽ là con đường duy nhất cần thiết cho chúng ta - điều này khó hơn nhiều so với việc đoán trước thời tiết một tháng. Tôi khẳng định điều đó với tư cách là một người chuyên nghiệp biết được rằng tạo ra một sự dự báo như vậy thật khó khăn biết chừng nào!
Rõ ràng là việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và kỹ sư giỏi không khó khăn cho lắm. Và ở đây chúng ta khá thành công. Cuộc chiến tranh vệ quốc, thời kỳ khôi phục hậu chiến và lịch sử xây dựng tiềm năng tên lửa hạt nhân đã cho thấy điều đó. Còn sự hình thành các nhà tư tưởng, tức là giới trí thức - những triết gia, như người Pháp ở thế kỷ XVIII đã gọi họ, lại đòi hỏi nhiều thế hệ.
***
Như vậy là giới trí thức là một trong những bảo đảm quan trọng hạng nhất cho sức sống của xã hội. Nhờ có giới trí thức mà xã hội có khả năng đón nhận cái mới và cái chưa được biết đến với cuộc sống chúng ta, có khả năng đem thích nghi với những điều kiện mới không chỉ cơ sở vật chất mà còn cả nếp tư duy và đạo đức. Và mức độ gia tăng sự lạc hậu về kỹ thuật của chúng ta trên ngưỡng cửa của sự biến đổi nhanh chóng về cơ sở công nghệ của sự phát triển xã hội, những khó khăn mà chúng ta gặp trong công cuộc cải tổ cách tư duy, cách nhận thức về yêu cầu công nghệ và về sự cần thiết của đạo đức mới phần nhiều là hậu quả của sự hạ thấp "tiềm năng trí tuệ".
Nhưng cho dù lịch sử của chúng ta có nặng nề đến đâu chăng nữa, cho dù chúng ta phải chịu những tổn thất như thế nào chăng nữa thì mối liên hệ về thời gian không bao giờ bị đứt đoạn. Chúng ta không phải là những anh chàng Ivan vô thừa nhận không nhớ tổ tiên dòng giống của mình. Chúng ta đã giữ gìn mình với tư cách là những người kế thừa nền văn hoá vĩ đại. Và ký ức của nhân dân, ký ức của giới trí thức được bảo tồn nhờ những bậc vĩ nhân như Vernadski hoặc Timofeev, Rezovski nhờ những chiến sĩ đấu tranh quên mình như Sakharov, Losev. Và nhờ nhiều người khác đã duy trì được "những cây nến đã thắp sáng" và chuyển giao cho cuộc chạy tiếp sức. Bây giờ chỉ cần tạo ra bầu không khí để ngọn lửa leo lét lại cháy bùng lên thành một đống lửa, như điều đó đã hơn một lần xảy ra trong lịch sử chúng ta sau những thời kỳ rối loạn. Và về chuyện này giới trí thức phải có trách nhiệm. Tôi muốn hy vọng rằng thay vì cuộc đấu tranh để giành "ghế" mà trong đó giới trí thức đằng nào cũng thất bại, nó sẽ chuyên tâm làm những công việc thực sự là đặc trưng của nó!
Vào những năm gần đây giới trí thức bắt đầu dần dần được phục hồi. Ngọn gió ấm áp đã thổi, sự trói buộc đã được nới lỏng và "sự cựa quậy của trí tuệ" đã bắt đầu. Hiện nay mới chỉ cựa quậy thôi! Còn sự vận động thực sự thì sẽ phải xuất hiện. Nhưng chất đất đã khác rồi. Tôi nghĩ rằng văn hoá nông thôn và cái nền văn minh đặc biệt mà Toynbee từng suy nghĩ, đã vĩnh viễn bị phá huỷ. Đang nảy sinh một cái gì mới. Cái gì từ quá khứ sẽ nhập vào nền văn hoá đó? Đó là những câu hỏi hết sức hóc búa, nhưng cần phải trả lời chúng. Nếu không thì sẽ bắt đầu những cuộc thí nghiệm mới và những sự phá huỷ mới.
Và sau hết, còn một điều cuối cùng. Đang diễn ra sự tiến triển rất nhanh chóng của toàn xã hội. Cuộc luận chiến càng ngày càng gay gắt. Nhưng tôi cảm thấy rằng hiện nay nó còn mang tính chất rất tư biện và trừu tượng. Không thể chỉ nói về cuộc sống của xã hội nói chung. Tổ chức của xã hội, sự ổn định của nó, phúc lợi của nhân dân, những triển vọng được mở ra cho mọi người - tất cả những cái đó gắn bó khăng khít với toàn bộ lịch sử. Và mỗi dân tộc, mỗi nước, thậm chí mỗi khu vực đều có con đường riêng của mình. Tuy nhiên cũng tồn tại những quy luật phát triển chung, nhất là ở thế kỷ chúng ta trước ngưỡng cửa của cuộc khủng hoảng sinh thái, của sự tăng nhanh lực lượng sản xuất và sự tăng cường mạnh mẽ mối quan hệ qua lại của con người.
Đã đến lúc giới trí thức phải thôi là những người "sùng bái phương Tây" và những người "sùng bái Slavo" và cần phải nhìn thẳng vào những đặc điểm thực tế của cuộc sống hiện nay. Đã đến lúc phải khước từ những nguyên tắc của "những không tưởng vĩ đại", khước từ thái độ ngạo mạn chính trị riêng tư hoặc "sự khao khát phục thù" và phải hiểu rằng trên thế giới cũng như trong con sông chảy ở vùng núi có luồng chính và thật bất hạnh cho kẻ bơi lội nào không muốn đi theo luồng nước đó.
Lê Sơn dịch (theo báo "Культура" của Nga)
Nguồn:
Nhà nước, nhân dân, trí thức
3 comments:
Trí thức muôn năm! :)
Ai sao hem biết, riêng em thì vẫn thích người hay chử. Em thà buôn tần bán tảo nuôi một anh thầy đồ đi học, hơn là ngồi không đếm tiền cho một anh chặt thịt.
Tiền? có cơ hội thì vài chốc thành giàu, nhưng trí thức phải qua đào luyện. Học là việc phải làm cả đời, học để có được sự tự tin và lòng tự trọng.
Toi nghi rang : kiem duoc tien nhieu trong sach la ban linh . Van de con lai la nhan cach cua anh thay do va anh chat thit de ...chon lua ! Hi hi .
Lu thì ko chịu đựng nổi anh chặt thịt, lúc cần yên tỉnh mờ anh í cứ bầm thịt ầm ầm, chuyện trong nhà anh í cứ bô bô ra đầu ngõ...xí hổ với làng xóm lắm. ;))
Đăng nhận xét