Chiều nay tình cờ bật TV đúng vào chương trình VTV3 giới thiệu bộ phim "Crash" đoạt Oscar năm ngoái. Chết nỗi, em biên tập viên khá xinh (hay chỉ là MC nhỉ?) lại dịch tên phim là "Vụ đụng xe", nên thoạt đầu cứ ngỡ ngàng, tưởng rằng em này giới thiệu nhầm.
Hoá ra đúng là nhà đài giới thiệu phim "Crash" thật, nhưng dịch là "Vụ đụng xe" thì thật tầm thường hoá bộ phim.
Trong phim quả có vụ đụng xe, nhưng đó chỉ là một loại crash cụ thể thôi. Bộ phim đề cập nhiều crash khác: Đó là sự va đập giữa các nền văn hoá, giữa các tôn giáo, giữa các chủng tộc.
Nếu chỉ dịch đơn thuần là "Vụ đụng xe" thì không ổn một chút nào.
Dường như dịch tên phim đang trở thành một vấn nạn. Chẳng hạn, phim "King Arthur" khi phát hành ở xứ ta được chuyển thành "Hoàng đế Arthur". King chỉ là vua thôi, chứ làm sao mà là Hoàng đế được nhỉ?
Ngoài sự hiểu biết ngôn ngữ không đến nơi, đến chốn, các nhà phát hành phim còn đặt cho phim những tên giật gân, câu khách khác xa với tựa ban đầu, thoạt nghe đã hãi.
Bạn hãy đóng góp cho tôi vài ví dụ nhé.
Hoá ra đúng là nhà đài giới thiệu phim "Crash" thật, nhưng dịch là "Vụ đụng xe" thì thật tầm thường hoá bộ phim.
Trong phim quả có vụ đụng xe, nhưng đó chỉ là một loại crash cụ thể thôi. Bộ phim đề cập nhiều crash khác: Đó là sự va đập giữa các nền văn hoá, giữa các tôn giáo, giữa các chủng tộc.
Nếu chỉ dịch đơn thuần là "Vụ đụng xe" thì không ổn một chút nào.
Dường như dịch tên phim đang trở thành một vấn nạn. Chẳng hạn, phim "King Arthur" khi phát hành ở xứ ta được chuyển thành "Hoàng đế Arthur". King chỉ là vua thôi, chứ làm sao mà là Hoàng đế được nhỉ?
Ngoài sự hiểu biết ngôn ngữ không đến nơi, đến chốn, các nhà phát hành phim còn đặt cho phim những tên giật gân, câu khách khác xa với tựa ban đầu, thoạt nghe đã hãi.
Bạn hãy đóng góp cho tôi vài ví dụ nhé.
0 comments:
Đăng nhận xét