Khi thi đậu vào Trường Đại học Y khoa, chắc hẳn Jean-Christophe Rufin không nghĩ rằng ông sẽ thành đạt bằng nghề viết lách, chứ không phải bằng con dao mổ. Ngày 6.11.2001 Rufin đã đăng quang lần thứ hai trên văn đàn Pháp. Tác phẩm "Rouge Bresil" (Brazil Đỏ) đoạt giải Goncourt - giải thưởng văn học cao quý nhất nước Pháp.
Rufin còn là một nhà hoạt động xã hội lớn. Ông đã từng giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ không biên giới - tổ chức đoạt giải Nobel Hoà bình năm 1999. Tại vòng bỏ phiếu thứ 10 của giải Goncourt năm nay, Rufin đã chiến thắng nhờ hơn đúng có một phiếu. "Tôi đã khóc như một đứa trẻ khi hay tin này. Tôi đã thuyết phục mình rằng tôi sẽ không đoạt được giải này" - bác sĩ Rufin thổ lộ với kênh truyền hình LCI.
Địa điểm hội đồng giám khảo Goncourt gặp hàng năm để chọn tác phẩm trao giải "lãng mạn theo đúng kiểu Pháp" - đó là nhà hàng Drouant ở Paris. Giá trị vật chất của Goncourt chẳng nhiều nhặn gì - chỉ vẻn vẹn khoảng 7USD, song nó vẫn được coi là giải thưởng văn học danh giá nhất nước Pháp, bởi thu hút được sự chú ý lớn của báo chí và khiến tác giả ngay lập tức trở thành người nổi tiếng, còn tác phẩm được phát hành với số lượng vô cùng lớn.
"Rouge Bresil" là cuốn tiểu thuyết lịch sử thuật lại cuộc chinh phục của Pháp ở Brazil thời kỳ Phục hưng qua con mắt của hai đứa trẻ đi tìm cha mẹ mình. Just, cậu con trai sau trở thành quan chức trong bộ máy thực dân, còn Colombe, cô con gái lại đứng về phía những người da đỏ. Cô là đường dây độc đáo dẫn người đọc đi qua thế giới của người da đỏ mà giờ đây không còn tồn tại nữa. "Đây là loại tiểu thuyết sinh thái học, nếu ta có thể gọi được như vậy. Đó là sự đối đầu giữa hai khái niệm khác nhau về thiên nhiên" - Rufin nhận xét.
Rufin bắt đầu cầm bút năm 1997 và ngay lập tức ông đoạt giải Goncourt cho tác phẩm đầu tay "L'Abyssin" (Người Abyssinia), Abyssinia là tên gọi cũ của Ethiopia. Hai năm sau với tác phẩm "Les Causes perdues" (Những mục tiêu bị đánh mất) kể về những sự mập mờ trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, Rufin đã đoạt một giải thưởng văn học khác. Ngao du nhiều nơi theo các hoạt động của tổ chức Bác sĩ Không biên giới, Rufin đã đưa vào tác phẩm của mình những vùng đất liên quan đến lịch sử nước Pháp.
"Người Abyssinia" đưa người đọc trở về năm 1699, khi Vua Louis XIV cử đại sứ đến yết kiến Negus, Quốc vương Abyssinia với hy vọng sẽ lôi kéo được đất nước này vào quỹ đạo chính trị và tôn giáo của Pháp. Jean-Baptiste Poncet, chàng dược sĩ trẻ chuyên bào chế thuốc cho các tổng trấn ở Cairo được Lãnh sự Pháp chọn dẫn đầu phái đoàn này. Họ đã vượt qua sa mạc Ai Cập và vùng núi hiểm trở của Abyssinia để đến cung điện của Negus, sau đó trở về Versailles, rồi lại quay trở lại. Trên đường đi chàng đã phải lòng con gái viên lãnh sự, chữa chứng bệnh kỳ dị về da cho Negus và tiếp kiến Vua Louis tại Pháp.
Trong phần hai của cuốn tiểu thuyết có tên gọi "The Siege of Isfahan" (Vòng vây ở Isfahan), Rufin đưa Jean-Baptiste Poncet đến những vùng đất huyền bí như Ba Tư, Nga trong bối cảnh 20 năm sau đó. Ngoài mối quan hệ với Vua Louis XIV, Poncet còn trở thành bạn của Quốc vương Ba Tư Shah và Sa hoàng Peter Đại đế. Trong một chuyến đi ở Trung Đông, vợ và con gái ông rơi vào vòng vây của quân đội Afghanistan và trở thành vật mặc cả của Quốc vương Mahmud. Bên cạnh sự hiểu biết uyên bác về Trung Đông và Nga, Rufin đã tiếp tục hoàn thiện phong cách viết lôi cuốn, huyền ảo với bố cục vô cùng chặt chẽ.
Nguồn: Lao Động, 10.11.2001
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,19584)
Rufin còn là một nhà hoạt động xã hội lớn. Ông đã từng giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ không biên giới - tổ chức đoạt giải Nobel Hoà bình năm 1999. Tại vòng bỏ phiếu thứ 10 của giải Goncourt năm nay, Rufin đã chiến thắng nhờ hơn đúng có một phiếu. "Tôi đã khóc như một đứa trẻ khi hay tin này. Tôi đã thuyết phục mình rằng tôi sẽ không đoạt được giải này" - bác sĩ Rufin thổ lộ với kênh truyền hình LCI.
Địa điểm hội đồng giám khảo Goncourt gặp hàng năm để chọn tác phẩm trao giải "lãng mạn theo đúng kiểu Pháp" - đó là nhà hàng Drouant ở Paris. Giá trị vật chất của Goncourt chẳng nhiều nhặn gì - chỉ vẻn vẹn khoảng 7USD, song nó vẫn được coi là giải thưởng văn học danh giá nhất nước Pháp, bởi thu hút được sự chú ý lớn của báo chí và khiến tác giả ngay lập tức trở thành người nổi tiếng, còn tác phẩm được phát hành với số lượng vô cùng lớn.
"Rouge Bresil" là cuốn tiểu thuyết lịch sử thuật lại cuộc chinh phục của Pháp ở Brazil thời kỳ Phục hưng qua con mắt của hai đứa trẻ đi tìm cha mẹ mình. Just, cậu con trai sau trở thành quan chức trong bộ máy thực dân, còn Colombe, cô con gái lại đứng về phía những người da đỏ. Cô là đường dây độc đáo dẫn người đọc đi qua thế giới của người da đỏ mà giờ đây không còn tồn tại nữa. "Đây là loại tiểu thuyết sinh thái học, nếu ta có thể gọi được như vậy. Đó là sự đối đầu giữa hai khái niệm khác nhau về thiên nhiên" - Rufin nhận xét.
Rufin bắt đầu cầm bút năm 1997 và ngay lập tức ông đoạt giải Goncourt cho tác phẩm đầu tay "L'Abyssin" (Người Abyssinia), Abyssinia là tên gọi cũ của Ethiopia. Hai năm sau với tác phẩm "Les Causes perdues" (Những mục tiêu bị đánh mất) kể về những sự mập mờ trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, Rufin đã đoạt một giải thưởng văn học khác. Ngao du nhiều nơi theo các hoạt động của tổ chức Bác sĩ Không biên giới, Rufin đã đưa vào tác phẩm của mình những vùng đất liên quan đến lịch sử nước Pháp.
"Người Abyssinia" đưa người đọc trở về năm 1699, khi Vua Louis XIV cử đại sứ đến yết kiến Negus, Quốc vương Abyssinia với hy vọng sẽ lôi kéo được đất nước này vào quỹ đạo chính trị và tôn giáo của Pháp. Jean-Baptiste Poncet, chàng dược sĩ trẻ chuyên bào chế thuốc cho các tổng trấn ở Cairo được Lãnh sự Pháp chọn dẫn đầu phái đoàn này. Họ đã vượt qua sa mạc Ai Cập và vùng núi hiểm trở của Abyssinia để đến cung điện của Negus, sau đó trở về Versailles, rồi lại quay trở lại. Trên đường đi chàng đã phải lòng con gái viên lãnh sự, chữa chứng bệnh kỳ dị về da cho Negus và tiếp kiến Vua Louis tại Pháp.
Trong phần hai của cuốn tiểu thuyết có tên gọi "The Siege of Isfahan" (Vòng vây ở Isfahan), Rufin đưa Jean-Baptiste Poncet đến những vùng đất huyền bí như Ba Tư, Nga trong bối cảnh 20 năm sau đó. Ngoài mối quan hệ với Vua Louis XIV, Poncet còn trở thành bạn của Quốc vương Ba Tư Shah và Sa hoàng Peter Đại đế. Trong một chuyến đi ở Trung Đông, vợ và con gái ông rơi vào vòng vây của quân đội Afghanistan và trở thành vật mặc cả của Quốc vương Mahmud. Bên cạnh sự hiểu biết uyên bác về Trung Đông và Nga, Rufin đã tiếp tục hoàn thiện phong cách viết lôi cuốn, huyền ảo với bố cục vô cùng chặt chẽ.
Nguồn: Lao Động, 10.11.2001
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,19584)
0 comments:
Đăng nhận xét