V.S Naipaul, nhà văn người Anh gốc Ấn Độ, sinh tại Trinidad, được Viện Hàn lâm Thuỵ Điển trao giải Nobel Văn chương 2001. Ông được xem là một trụ cột của nền văn hoá Anh hiện đại, đồng thời là biểu tượng của niềm đau đáu hướng về cội nguồn.
Trong bản công bố trao giải, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển cho hay Naipaul "đã ép chúng ta phải chứng kiến sự hiện diện của những trang sử bị đàn áp". Gọi ông là "người chu du hàng hải trên văn đàn với giọng văn không thể bắt chước được", Viện này nhận xét: "Không bị ảnh hưởng bởi những thứ văn chương thời thượng, ông đã nhào nặn các thể loại hiện có thành một phong cách của riêng ông, nơi mà sự độc đáo thông thường giữa hư cấu và không hư cấu chỉ có giá trị thứ yếu".
Con trai của một công chức Ấn Độ (ÂĐ), sinh trưởng tại Trinidad, Naipaul rời đất nước này năm ông 18 tuổi để đến Anh học văn học Anh tại ĐHTH Oxford và chọn Anh làm nơi cư ngụ của mình từ đó đến nay. Bị ám ảnh bởi những ký ức về cội nguồn thông qua người cha, ông đã dành phần lớn thời gian trong cuộc đời mình để quay trở lại ÂĐ, đồng thời chu du đến nhiều nước khác ở Châu á như Iran, Pakistan, Indonesia, Malaysia. Phần lớn tác phẩm của ông đều phân tích, mổ xẻ những tổn thương ở các nước này trong thời kỳ hậu thuộc địa. Ông đã tự đặt mình thành người trong cuộc và khám phá những điều ấy với tình cảm bị tổn thương sâu sắc.
Trong tác phẩm "Ngôi nhà cho ông Biswas" (A House for Mr. Biswas), Naipaul đã dũng cảm nhìn vào những thách thức quay quắt của người nhập cư ÂĐ ở vùng Caribbe trong quá trình hội nhập vào cộng đồng, mà vẫn cố gắng duy trì những giá trị văn hoá của mình. Sự tức giận của ông trải dài từ tệ nạn tham nhũng ở ÂĐ đến cách đối xử đầy yếm thế của phương Tây đối với các thuộc địa cũ được mô tả kỹ lưỡng trong "Sự trở lại của Eva Peron" (The Return of Eva Peron). Viện Hàn lâm Thuỵ Điển đã lựa chọn tác phẩm "Điều bí ẩn của đến" (The Enigma of Arrival) ông viết năm 1987 để nhận xét "tác giả đã tạo nên hình ảnh không thương xót về sự sụp đổ lặng lẽ của nền văn hoá thuộc địa kiểu cũ".
Các nhà phê bình văn học đã nói nhiều về cảm giác "bị chuyển chỗ bẩm sinh" của ông: Sinh ra đã là người nước ngoài ở một hòn đảo thuộc địa, sau đó lại trở thành công dân của một cộng đồng lưu vong. "Sức mạnh của Naipaul là sự chua cay của Naipaul - sự chua cay của con người lang bạt lúc nào cũng cố trở về nhà, nhưng không bao giờ được đón tiếp mà chỉ được chấp nhận ở một ngôi nhà khác lâu đến nỗi ông phải thừa nhận rằng ông là người thuê nhà ở đó" - một nhà phê bình viết. Tuy nhiên, năm ngoái ông đã trút giận dữ lên "ngôi nhà ở thuê", khi phê phán Chính phủ Anh có thái độ tầm thường với văn hoá.
Thời trẻ, Naipaul có nhiều năm dài phải chống đỡ với sự nghèo túng và cô đơn. Ông gặp Pat, người vợ đầu tiên tại Oxford và cưới bà vào năm 1955. Naipaul thú nhận rằng ông đã phản bội vợ nhiều lần. Năm 1996, Pat qua đời và cùng năm đó Naipul cưới Nadira Khannum Alvi. Naipaul nổi tiếng là người khắc nghiệt và khinh khỉnh. Ông không tham gia vào những "nghi lễ" văn học như chiêu đãi ra mắt sách, hoặc viết những dòng giới thiệu sơ sài cho các đồng nghiệp. Trong "Chiếc bóng của Ngài Vidia" - cuốn sách rất không bợ đỡ xuất bản năm 1998, người bạn cũ của ông là Paul Theroux viết: "Ông đã nâng sự gàn dở của mình lên thành tiêu chuẩn cho tính nghệ sĩ của mình".
Là tác giả của hơn 20 cuốn sách, trong đó có các tiểu thuyết lừng danh như "Ngôi nhà cho ông Biswas" và "Khúc quanh của dòng sông" (A Bend in the River), được tặng Booker - giải thưởng văn chương cao quý nhất của Anh từ năm 1971 cho tác phẩm "Tại quốc gia tự do" (In A Free State), Naipaul có một sự nghiệp văn chương không mệt mỏi. Năm 1990, ông được Nữ hoàng Anh phong tước hiệu Hiệp sĩ.
Nguồn: Lao Động ngày 13.10.2001
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,17068)
Trong bản công bố trao giải, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển cho hay Naipaul "đã ép chúng ta phải chứng kiến sự hiện diện của những trang sử bị đàn áp". Gọi ông là "người chu du hàng hải trên văn đàn với giọng văn không thể bắt chước được", Viện này nhận xét: "Không bị ảnh hưởng bởi những thứ văn chương thời thượng, ông đã nhào nặn các thể loại hiện có thành một phong cách của riêng ông, nơi mà sự độc đáo thông thường giữa hư cấu và không hư cấu chỉ có giá trị thứ yếu".
Con trai của một công chức Ấn Độ (ÂĐ), sinh trưởng tại Trinidad, Naipaul rời đất nước này năm ông 18 tuổi để đến Anh học văn học Anh tại ĐHTH Oxford và chọn Anh làm nơi cư ngụ của mình từ đó đến nay. Bị ám ảnh bởi những ký ức về cội nguồn thông qua người cha, ông đã dành phần lớn thời gian trong cuộc đời mình để quay trở lại ÂĐ, đồng thời chu du đến nhiều nước khác ở Châu á như Iran, Pakistan, Indonesia, Malaysia. Phần lớn tác phẩm của ông đều phân tích, mổ xẻ những tổn thương ở các nước này trong thời kỳ hậu thuộc địa. Ông đã tự đặt mình thành người trong cuộc và khám phá những điều ấy với tình cảm bị tổn thương sâu sắc.
Trong tác phẩm "Ngôi nhà cho ông Biswas" (A House for Mr. Biswas), Naipaul đã dũng cảm nhìn vào những thách thức quay quắt của người nhập cư ÂĐ ở vùng Caribbe trong quá trình hội nhập vào cộng đồng, mà vẫn cố gắng duy trì những giá trị văn hoá của mình. Sự tức giận của ông trải dài từ tệ nạn tham nhũng ở ÂĐ đến cách đối xử đầy yếm thế của phương Tây đối với các thuộc địa cũ được mô tả kỹ lưỡng trong "Sự trở lại của Eva Peron" (The Return of Eva Peron). Viện Hàn lâm Thuỵ Điển đã lựa chọn tác phẩm "Điều bí ẩn của đến" (The Enigma of Arrival) ông viết năm 1987 để nhận xét "tác giả đã tạo nên hình ảnh không thương xót về sự sụp đổ lặng lẽ của nền văn hoá thuộc địa kiểu cũ".
Các nhà phê bình văn học đã nói nhiều về cảm giác "bị chuyển chỗ bẩm sinh" của ông: Sinh ra đã là người nước ngoài ở một hòn đảo thuộc địa, sau đó lại trở thành công dân của một cộng đồng lưu vong. "Sức mạnh của Naipaul là sự chua cay của Naipaul - sự chua cay của con người lang bạt lúc nào cũng cố trở về nhà, nhưng không bao giờ được đón tiếp mà chỉ được chấp nhận ở một ngôi nhà khác lâu đến nỗi ông phải thừa nhận rằng ông là người thuê nhà ở đó" - một nhà phê bình viết. Tuy nhiên, năm ngoái ông đã trút giận dữ lên "ngôi nhà ở thuê", khi phê phán Chính phủ Anh có thái độ tầm thường với văn hoá.
Thời trẻ, Naipaul có nhiều năm dài phải chống đỡ với sự nghèo túng và cô đơn. Ông gặp Pat, người vợ đầu tiên tại Oxford và cưới bà vào năm 1955. Naipaul thú nhận rằng ông đã phản bội vợ nhiều lần. Năm 1996, Pat qua đời và cùng năm đó Naipul cưới Nadira Khannum Alvi. Naipaul nổi tiếng là người khắc nghiệt và khinh khỉnh. Ông không tham gia vào những "nghi lễ" văn học như chiêu đãi ra mắt sách, hoặc viết những dòng giới thiệu sơ sài cho các đồng nghiệp. Trong "Chiếc bóng của Ngài Vidia" - cuốn sách rất không bợ đỡ xuất bản năm 1998, người bạn cũ của ông là Paul Theroux viết: "Ông đã nâng sự gàn dở của mình lên thành tiêu chuẩn cho tính nghệ sĩ của mình".
Là tác giả của hơn 20 cuốn sách, trong đó có các tiểu thuyết lừng danh như "Ngôi nhà cho ông Biswas" và "Khúc quanh của dòng sông" (A Bend in the River), được tặng Booker - giải thưởng văn chương cao quý nhất của Anh từ năm 1971 cho tác phẩm "Tại quốc gia tự do" (In A Free State), Naipaul có một sự nghiệp văn chương không mệt mỏi. Năm 1990, ông được Nữ hoàng Anh phong tước hiệu Hiệp sĩ.
Nguồn: Lao Động ngày 13.10.2001
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,17068)
0 comments:
Đăng nhận xét