Anne Frank là người Hà Lan, Luong Ung là người Campuchia. Họ sống ở hai thời đại, hai lục địa, nhưng những cuốn nhật ký của họ đã gây chấn động thế giới về những nỗi đau mà trẻ em phải trải qua khi dân tộc của họ gặp thảm hoạ.
Điểm khác biệt duy nhất là Anne Frank đã chết trong trại tập trung của phátxít Đức, còn Luong Ung đã vượt qua được những cánh đồng chết ở Campuchia. Còn lại cả hai người đều cảm nhận được nỗi sợ hãi và sống trong nỗi sợ hãi. 5 dịch giả Campuchia đang khẩn trương hoàn tất việc dịch "Nhật ký" của Anne Frank và "Họ giết cha tôi trước" của Luong Ung ra tiếng Khmer để phát hành đồng thời ở Campuchia.
Nhật ký của Anne Frank ghi lại cuộc sống của một bé gái Do Thái sống ẩn náu ở Hà Lan trong thời gian chiếm đóng của phát xít Đức. Kể từ lần xuất bản đầu tiên năm 1947, cuốn sách đã được dịch ra 55 thứ tiếng và bán được hơn 20 triệu bản. Ba mươi năm sau, ở bên này trái đất, Luong Ung phải hứng chịu thảm hoạ tương tự.
Cha mẹ Luong Ung là những trí thức cao cấp dưới chế độ cũ đưa 9 đứa con chạy về nông thôn Campuchia ngay sau khi Khmer Đỏ nắm quyền ở Phnom Penh tháng tư 1975. Với con mắt của đứa bé 5 tuổi, Luong Ung đã thuật lại những tháng ngày khủng khiếp khi mà bố em, rồi tiếp đó đến mẹ em và hai chị gái lần lượt bị hành hình như thế nào.
Luong Ung may mắn sống sót, được đưa sang Việt Nam và sau đó sang Mỹ. Năm 2000 cô cho xuất bản cuốn sách và được các nhà phê bình đánh giá cao, coi đó là lời cảnh tỉnh đối với những bất trắc trong thế giới hiện đại.
Cuốn sách không chỉ miêu tả những tội ác kinh hoàng mà chế độ Pol Pot gây ra ở Campuchia, mà còn khắc hoạ những hình ảnh đậm nét về những người phụ nữ Khmer. Đó là mẹ của Luong Ung, một phụ nữ nghèo vượt qua những định kiến xã hội để kết hôn với người đàn ông mà mình yêu, tận tụy với chồng con.
Đó là Kim, một cô bé 12 tuổi một mình chăm sóc mẹ và các chị em gái qua cơn hoạn nạn. Đó cũng chính là Luong Ung, một bé gái 5 tuổi đã trở thành người tự lập, không chỉ lo cho mình mà còn biết lo cho Chou, người chị luôn rụt rè và nhút nhát.
Luong Ung đã dành những trang cuối cùng trong cuốn sách thuật lại những cảm giác nồng ấm và hạnh phúc mà cô có được ở Việt Nam sau khi chạy trốn khỏi cánh đồng chết. Điều này đã khiến một nhà phê bình văn học Mỹ phải thốt lên: "Trong khi ở Mỹ chúng ta luôn cho rằng Việt Nam là ví dụ về một đất nước bị nạn đói tàn phá và bị cộng sản đàn áp, thì cuốn sách của Luong Ung đã khiến tôi phải thay đổi những định kiến bị nhồi nhét. Và cô đã làm điều đó nhiều lần".
Trong số các dịch giả có Sayana Ser và Norng Lina, những người cũng đã từng sống qua thời kỳ Pol Pot, nhưng bị mất những người thân như ông bà, và nhiều bà con họ hàng thân cận. "Bọn Đức quốc xã muốn giết chết người Do Thái, còn Pol Pot thì muốn giết người Khmer", Sayana Ser nói - "Học sinh và sinh viên phải biết Anne Frank và dân tộc của cô đã bị đối xử như thế nào. Thế hệ trẻ phải mở to mắt nhìn vào quá khứ để không cho phép tội ác lặp lại".
Nguồn: Lao Động ngày 9.3.2002
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,28949)
Điểm khác biệt duy nhất là Anne Frank đã chết trong trại tập trung của phátxít Đức, còn Luong Ung đã vượt qua được những cánh đồng chết ở Campuchia. Còn lại cả hai người đều cảm nhận được nỗi sợ hãi và sống trong nỗi sợ hãi. 5 dịch giả Campuchia đang khẩn trương hoàn tất việc dịch "Nhật ký" của Anne Frank và "Họ giết cha tôi trước" của Luong Ung ra tiếng Khmer để phát hành đồng thời ở Campuchia.
Nhật ký của Anne Frank ghi lại cuộc sống của một bé gái Do Thái sống ẩn náu ở Hà Lan trong thời gian chiếm đóng của phát xít Đức. Kể từ lần xuất bản đầu tiên năm 1947, cuốn sách đã được dịch ra 55 thứ tiếng và bán được hơn 20 triệu bản. Ba mươi năm sau, ở bên này trái đất, Luong Ung phải hứng chịu thảm hoạ tương tự.
Cha mẹ Luong Ung là những trí thức cao cấp dưới chế độ cũ đưa 9 đứa con chạy về nông thôn Campuchia ngay sau khi Khmer Đỏ nắm quyền ở Phnom Penh tháng tư 1975. Với con mắt của đứa bé 5 tuổi, Luong Ung đã thuật lại những tháng ngày khủng khiếp khi mà bố em, rồi tiếp đó đến mẹ em và hai chị gái lần lượt bị hành hình như thế nào.
Luong Ung may mắn sống sót, được đưa sang Việt Nam và sau đó sang Mỹ. Năm 2000 cô cho xuất bản cuốn sách và được các nhà phê bình đánh giá cao, coi đó là lời cảnh tỉnh đối với những bất trắc trong thế giới hiện đại.
Cuốn sách không chỉ miêu tả những tội ác kinh hoàng mà chế độ Pol Pot gây ra ở Campuchia, mà còn khắc hoạ những hình ảnh đậm nét về những người phụ nữ Khmer. Đó là mẹ của Luong Ung, một phụ nữ nghèo vượt qua những định kiến xã hội để kết hôn với người đàn ông mà mình yêu, tận tụy với chồng con.
Đó là Kim, một cô bé 12 tuổi một mình chăm sóc mẹ và các chị em gái qua cơn hoạn nạn. Đó cũng chính là Luong Ung, một bé gái 5 tuổi đã trở thành người tự lập, không chỉ lo cho mình mà còn biết lo cho Chou, người chị luôn rụt rè và nhút nhát.
Luong Ung đã dành những trang cuối cùng trong cuốn sách thuật lại những cảm giác nồng ấm và hạnh phúc mà cô có được ở Việt Nam sau khi chạy trốn khỏi cánh đồng chết. Điều này đã khiến một nhà phê bình văn học Mỹ phải thốt lên: "Trong khi ở Mỹ chúng ta luôn cho rằng Việt Nam là ví dụ về một đất nước bị nạn đói tàn phá và bị cộng sản đàn áp, thì cuốn sách của Luong Ung đã khiến tôi phải thay đổi những định kiến bị nhồi nhét. Và cô đã làm điều đó nhiều lần".
Trong số các dịch giả có Sayana Ser và Norng Lina, những người cũng đã từng sống qua thời kỳ Pol Pot, nhưng bị mất những người thân như ông bà, và nhiều bà con họ hàng thân cận. "Bọn Đức quốc xã muốn giết chết người Do Thái, còn Pol Pot thì muốn giết người Khmer", Sayana Ser nói - "Học sinh và sinh viên phải biết Anne Frank và dân tộc của cô đã bị đối xử như thế nào. Thế hệ trẻ phải mở to mắt nhìn vào quá khứ để không cho phép tội ác lặp lại".
Nguồn: Lao Động ngày 9.3.2002
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,28949)
0 comments:
Đăng nhận xét