"Một đất nước không có diện mạo" - đó là điều mà đạo diễn Iran Mohsen Makhmalbaf muốn nói đến trong bộ phim truyện mang tên "Kandahar". Chỉ với địa danh này, bạn có thể dễ dàng đoán ra đất nước mà bộ phim đề cập. Vâng, đó chính là Afghanistan.
Ai cũng biết dưới chế độ hà khắc của Taliban, Afghanistan bị cô lập hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài: Không chiếu bóng, không truyền hình, không tranh ảnh, không sách vở... Đạo diễn Makhmalbaf đã bí mật xâm nhập vào Afghanistan và làm được một bộ phim rất hiếm bên trong Afghanistan dưới thời Taliban. Đây đồng thời cũng là bộ phim có tính chất chiến đấu nhất của ông.
Bộ phim kể câu chuyện về Nafas, nữ nhà báo Canada gốc Afghan, người quyết định trở lại Kandahar để cứu cô em gái của mình. Sống rên xiết dưới ách thống trị của Taliban, cô này tìm cách liên lạc với chị và báo rằng có thể cô sẽ quyên sinh trước kỳ nhật thực cuối cùng của thế kỷ 20. Cốt truyện của phim dựa trên câu chuyện có thật: Nhà báo Nelofer Pazira trở về Afghanistan để cứu cô bạn thân từ thời học phổ thông. Chính chị đã thể hiện vai Nafas trong phim.
Burqa là vật tượng trưng cho sự đàn áp ngột ngạt đối với phụ nữ ở Afghanistan - nhóm người vô hình ở đất nước không có diện mạo. Nhưng bằng ngôn ngữ điện ảnh, burqa trở thành phương cách bày tỏ thái độ thách thức của phụ nữ Afghan đối với sự đàn áp ấy. Chiếc mạng của Nafas không giống với những bộ burqa màu xanh da trời mà ta hay nhìn thấy trong những tấm ảnh về Afghanistan thời gian qua. Nó dệt bằng những sợi chỉ màu hồng và xanh lá cây.
Cuộc trở về Kandahar mạo hiểm chỉ được phép gói gọn trong ba ngày và Nafas phải bằng mọi cách cứu được cô em gái. Điều đó đã tạo cho phim một tiết tấu căng thẳng trong nhịp điệu chậm rãi gần như dừng lại của cuộc sống ở Afghanistan. Không may Nafas bị ốm trên đường đi và buộc phải tìm một bác sĩ.
Do các bác sĩ nam không được phép nhìn những người phụ nữ không phải là thành viên trong gia đình, nên giữa bác sĩ (kỳ lạ, lại là một người Mỹ da đen) và bệnh nhân là chiếc bình phong bằng vải. Bác sĩ "khám" cho bệnh nhân thông qua một cậu bé đi kèm. Bộ phim còn tố cáo chính sách ngu dân tàn ác của chính quyền Taliban thông qua nhân vật cậu bé đi kèm Nafas.
Trong một trường đoạn ấn tượng nhất của bộ phim ta thấy đoàn người một chân, nạn nhân của mìn, chạy giành giật mấy cặp chân giả mà máy bay trực thăng của Chữ thập Đỏ Quốc tế thả xuống. Cảnh tượng này khiến ta nhớ lại những bộ phim kinh điển của Fellini, đạo diễn Italia nổi tiếng. Nhưng đó lại là thực tế mà không đạo diễn tài ba nào có thể nghĩ ra được.
Mặc dù đây là bộ phim truyện, song Kandahar mang nhiều màu sắc thời sự tài liệu. Nhiều nhân vật trong phim không phải do diễn viên đóng, mà là những người tị nạn mà đạo diễn gặp trên đường làm phim. Bộ phim được quay khá lâu trước khi Afghanistan được giải phóng đã khắc hoạ được hình ảnh chân thực về một dân tộc với những bản năng đẹp đẽ bị tàn phá bởi nỗi sợ hãi, tham nhũng và cuộc đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt.
Nguồn: Lao Động 15.12.2001
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,22647)
Ai cũng biết dưới chế độ hà khắc của Taliban, Afghanistan bị cô lập hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài: Không chiếu bóng, không truyền hình, không tranh ảnh, không sách vở... Đạo diễn Makhmalbaf đã bí mật xâm nhập vào Afghanistan và làm được một bộ phim rất hiếm bên trong Afghanistan dưới thời Taliban. Đây đồng thời cũng là bộ phim có tính chất chiến đấu nhất của ông.
Bộ phim kể câu chuyện về Nafas, nữ nhà báo Canada gốc Afghan, người quyết định trở lại Kandahar để cứu cô em gái của mình. Sống rên xiết dưới ách thống trị của Taliban, cô này tìm cách liên lạc với chị và báo rằng có thể cô sẽ quyên sinh trước kỳ nhật thực cuối cùng của thế kỷ 20. Cốt truyện của phim dựa trên câu chuyện có thật: Nhà báo Nelofer Pazira trở về Afghanistan để cứu cô bạn thân từ thời học phổ thông. Chính chị đã thể hiện vai Nafas trong phim.
Burqa là vật tượng trưng cho sự đàn áp ngột ngạt đối với phụ nữ ở Afghanistan - nhóm người vô hình ở đất nước không có diện mạo. Nhưng bằng ngôn ngữ điện ảnh, burqa trở thành phương cách bày tỏ thái độ thách thức của phụ nữ Afghan đối với sự đàn áp ấy. Chiếc mạng của Nafas không giống với những bộ burqa màu xanh da trời mà ta hay nhìn thấy trong những tấm ảnh về Afghanistan thời gian qua. Nó dệt bằng những sợi chỉ màu hồng và xanh lá cây.
Cuộc trở về Kandahar mạo hiểm chỉ được phép gói gọn trong ba ngày và Nafas phải bằng mọi cách cứu được cô em gái. Điều đó đã tạo cho phim một tiết tấu căng thẳng trong nhịp điệu chậm rãi gần như dừng lại của cuộc sống ở Afghanistan. Không may Nafas bị ốm trên đường đi và buộc phải tìm một bác sĩ.
Do các bác sĩ nam không được phép nhìn những người phụ nữ không phải là thành viên trong gia đình, nên giữa bác sĩ (kỳ lạ, lại là một người Mỹ da đen) và bệnh nhân là chiếc bình phong bằng vải. Bác sĩ "khám" cho bệnh nhân thông qua một cậu bé đi kèm. Bộ phim còn tố cáo chính sách ngu dân tàn ác của chính quyền Taliban thông qua nhân vật cậu bé đi kèm Nafas.
Trong một trường đoạn ấn tượng nhất của bộ phim ta thấy đoàn người một chân, nạn nhân của mìn, chạy giành giật mấy cặp chân giả mà máy bay trực thăng của Chữ thập Đỏ Quốc tế thả xuống. Cảnh tượng này khiến ta nhớ lại những bộ phim kinh điển của Fellini, đạo diễn Italia nổi tiếng. Nhưng đó lại là thực tế mà không đạo diễn tài ba nào có thể nghĩ ra được.
Mặc dù đây là bộ phim truyện, song Kandahar mang nhiều màu sắc thời sự tài liệu. Nhiều nhân vật trong phim không phải do diễn viên đóng, mà là những người tị nạn mà đạo diễn gặp trên đường làm phim. Bộ phim được quay khá lâu trước khi Afghanistan được giải phóng đã khắc hoạ được hình ảnh chân thực về một dân tộc với những bản năng đẹp đẽ bị tàn phá bởi nỗi sợ hãi, tham nhũng và cuộc đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt.
Nguồn: Lao Động 15.12.2001
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,22647)
0 comments:
Đăng nhận xét