NGUYỄN THỊ THANH TRANG
Tôi đọc được trên báo Sài Gòn Tiếp Thị (số ra ngày 9.5.2011) bài viết “Bắt dâu, bắt rể: vì mình hay vì con?”, tôi thấy rất hay. Báo Sài Gòn Tiếp Thị mở ra trang mục này là đáp ứng đúng nguyện vọng của rất nhiều bạn đọc, bởi bài báo nói đúng được những lo lắng của các bậc làm cha làm mẹ đối với con cái.
Tôi đã 40 tuổi, có cả con trai lẫn con gái. Vấn đề các cô dâu hình như luôn là đề tài được quan tâm. Tôi xin kể câu chuyện của mình:
Khi về làm dâu, tôi cũng còn trẻ và được mẹ chiều chuộng. Nhưng về nhà chồng, sau khi đi làm về, tôi nấu cơm, rửa bát, lau nhà và làm mọi công việc không tên khác. Nhà chồng tôi có 5 người, thêm tôi là 6, có một cô em gái đang là sinh viên, một cậu em trai đang học cấp 3. Tôi nhớ rất rõ, sau lễ lại mặt, ngày nào mẹ chồng cũng đưa tôi một món tiền nhỏ, đủ mua thức ăn trong ngày và ngày ngày tôi phải đi chợ, nấu ăn bữa tối cho cả nhà (ban ngày tôi đi làm và ăn trưa ở cơ quan).
Từ khi có tôi về làm dâu, mẹ chồng tôi nhường cho tôi cai quản bếp núc, nhà cửa. Bà không can thiệp và cũng không bao giờ phàn nàn gì. Ngày ấy tôi rất hồn nhiên, tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, có một lần, khi tôi đang có thai con lớn khoảng 5 tháng, nấu bữa trưa chủ nhật xong, sau bữa cơm, tôi rửa bát, thu dọn. Cả nhà chồng ngồi xem tivi, nền nhà bẩn, tôi lom khom lau dọn dưới ghế và phải yêu cầu mọi người xê dịch ghế để lau phòng bếp cũng là phòng ăn. Cô em chồng tôi quay lại nói: "Chị buồn cười thật, mọi người đang xem tivi, sao chị không để tý nữa lau".
Lời nói ấy tôi vẫn nhớ chính xác đến bây giờ. Lúc đó có đủ cả nhà, cả chồng tôi đang xem tivi. Lúc đó tôi chỉ cảm thấy mình sao vất vả thế, chứ tuyệt nhiên không nghĩ rằng có một sự không công bằng với mình. Sau hai năm ở chung, vợ chồng tôi tích cóp được tiền mua một căn hộ, tính cả ban công mới được 24m2 . Nhưng tôi thật sung sướng vì có được căn nhà của mình.
Ra ở riêng, việc nhà đối với tôi nhàn hơn rất nhiều. Nhưng về mặt tự do thì tôi thấy cũng như lúc ở chung thôi. Vì chưa bao giờ tôi thấy mất tự do khi ở nhà chồng. Có lẽ tôi thuộc thế hệ khác, được giáo dục khác. Hằng tuần, chủ nhật tôi vẫn về nhà chồng đi chợ, nấu ăn tươi cho cả nhà.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy phụ nữ Việt Nam đã bị áp đặt tư tưởng trọng nam khinh nữ. Bây giờ nghĩ lại, hóa ra tôi cũng đã hoàn toàn theo thuyết đó, coi việc mình phải làm việc, hầu hạ chồng và nhà chồng là đương nhiên - có lẽ vì thế tôi không thấy việc đó là khổ. Nhưng khi con gái tôi bắt đầu lớn, nghĩ đến con tôi sẽ phải làm những công việc và trải qua những gì mình đã qua mà tôi giật mình xót xa.
Tôi là phụ nữ trí thức, đã tốt nghiệp đại học, có bằng thạc sỹ, còn đang làm nghiên cứu sinh nữa, cũng đã đi vài nước Châu âu. Nhưng về nhà chồng, tôi cũng thực hiện mọi nghĩa vụ và công việc như bất kỳ một phụ nữ khác. Giờ đây con gái tôi bắt đầu là thiếu nữ, tôi chợt nghĩ tới tất cả những điều đó. Những quan niệm về dâu thảo, dâu hiền. Có lẽ xã hội ta đã thật không công bằng với phụ nữ. Phụ nữ luôn phải đẹp, phải hiền dịu, phải chiều chồng, thương con, chăm sóc gia đình, tôn kính hiếu thảo với nhà chồng, phải hoàn thành tốt công việc cơ quan...
Làm sao người phụ nữ có thể gánh nhiều thứ như vậy? Tại sao tan sở làm, đàn ông đi uống bia với bạn, còn phụ nữ về nhà nấu cơm, tắm rửa cho con? Tại sao bố mẹ chồng ốm thì phải có mặt ngay, còn mẹ đẻ ốm, dù xót xa đến mấy cũng phải xếp sau? Tại sao muốn ngủ đến 9 giờ lại không được? Tại sao có nhiều bạn gái muốn ăn gì, làm gì cũng phải nhìn trước, nhìn sau xem chồng và gia đình chồng nói gì?...
Tôi đã không cư xử như một số bạn gái trẻ bây giờ nhưng điều ấy không có nghĩa là tôi chê trách cách sống của các em. Tôi ủng hộ quan điểm: hãy để cho mỗi người được sống cuộc sống của mình, được quyết định làm cái gì mình muốn và không muốn, được chịu trách nhiệm và tự trả giá cho hành động của họ, được sống thành thật với mình.
Cha mẹ sinh ra con cái là để cho con cái hạnh phúc chứ không phải để chờ con sau này hầu hạ lúc tuổi già. Và phụ nữ không phải công dân loại hai. Tôi cũng muốn nói rằng tôi cố gắng cho các con tôi hiểu điều này: "Có anh, em thật hạnh phúc, nhưng nếu không có anh, em vẫn ổn", nghĩa là mình phải biết trân trọng bản thân và sống cho mình. Đừng bao giờ trở thành nô lệ cho bất cứ điều gì. Tôi thực sự rất thông cảm với các bạn gái, các cô dâu trẻ.
Vài lời ngắn gửi đến quý báo để chia sẻ với bài viết. Tôi mong Sài Gòn Tiếp Thị sẽ liên tục có được những bài viết gần gũi với các gia đình và các bậc làm cha mẹ.
Tôi đọc được trên báo Sài Gòn Tiếp Thị (số ra ngày 9.5.2011) bài viết “Bắt dâu, bắt rể: vì mình hay vì con?”, tôi thấy rất hay. Báo Sài Gòn Tiếp Thị mở ra trang mục này là đáp ứng đúng nguyện vọng của rất nhiều bạn đọc, bởi bài báo nói đúng được những lo lắng của các bậc làm cha làm mẹ đối với con cái.
Tôi đã 40 tuổi, có cả con trai lẫn con gái. Vấn đề các cô dâu hình như luôn là đề tài được quan tâm. Tôi xin kể câu chuyện của mình:
Khi về làm dâu, tôi cũng còn trẻ và được mẹ chiều chuộng. Nhưng về nhà chồng, sau khi đi làm về, tôi nấu cơm, rửa bát, lau nhà và làm mọi công việc không tên khác. Nhà chồng tôi có 5 người, thêm tôi là 6, có một cô em gái đang là sinh viên, một cậu em trai đang học cấp 3. Tôi nhớ rất rõ, sau lễ lại mặt, ngày nào mẹ chồng cũng đưa tôi một món tiền nhỏ, đủ mua thức ăn trong ngày và ngày ngày tôi phải đi chợ, nấu ăn bữa tối cho cả nhà (ban ngày tôi đi làm và ăn trưa ở cơ quan).
Từ khi có tôi về làm dâu, mẹ chồng tôi nhường cho tôi cai quản bếp núc, nhà cửa. Bà không can thiệp và cũng không bao giờ phàn nàn gì. Ngày ấy tôi rất hồn nhiên, tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, có một lần, khi tôi đang có thai con lớn khoảng 5 tháng, nấu bữa trưa chủ nhật xong, sau bữa cơm, tôi rửa bát, thu dọn. Cả nhà chồng ngồi xem tivi, nền nhà bẩn, tôi lom khom lau dọn dưới ghế và phải yêu cầu mọi người xê dịch ghế để lau phòng bếp cũng là phòng ăn. Cô em chồng tôi quay lại nói: "Chị buồn cười thật, mọi người đang xem tivi, sao chị không để tý nữa lau".
Lời nói ấy tôi vẫn nhớ chính xác đến bây giờ. Lúc đó có đủ cả nhà, cả chồng tôi đang xem tivi. Lúc đó tôi chỉ cảm thấy mình sao vất vả thế, chứ tuyệt nhiên không nghĩ rằng có một sự không công bằng với mình. Sau hai năm ở chung, vợ chồng tôi tích cóp được tiền mua một căn hộ, tính cả ban công mới được 24m2 . Nhưng tôi thật sung sướng vì có được căn nhà của mình.
Ra ở riêng, việc nhà đối với tôi nhàn hơn rất nhiều. Nhưng về mặt tự do thì tôi thấy cũng như lúc ở chung thôi. Vì chưa bao giờ tôi thấy mất tự do khi ở nhà chồng. Có lẽ tôi thuộc thế hệ khác, được giáo dục khác. Hằng tuần, chủ nhật tôi vẫn về nhà chồng đi chợ, nấu ăn tươi cho cả nhà.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy phụ nữ Việt Nam đã bị áp đặt tư tưởng trọng nam khinh nữ. Bây giờ nghĩ lại, hóa ra tôi cũng đã hoàn toàn theo thuyết đó, coi việc mình phải làm việc, hầu hạ chồng và nhà chồng là đương nhiên - có lẽ vì thế tôi không thấy việc đó là khổ. Nhưng khi con gái tôi bắt đầu lớn, nghĩ đến con tôi sẽ phải làm những công việc và trải qua những gì mình đã qua mà tôi giật mình xót xa.
Tôi là phụ nữ trí thức, đã tốt nghiệp đại học, có bằng thạc sỹ, còn đang làm nghiên cứu sinh nữa, cũng đã đi vài nước Châu âu. Nhưng về nhà chồng, tôi cũng thực hiện mọi nghĩa vụ và công việc như bất kỳ một phụ nữ khác. Giờ đây con gái tôi bắt đầu là thiếu nữ, tôi chợt nghĩ tới tất cả những điều đó. Những quan niệm về dâu thảo, dâu hiền. Có lẽ xã hội ta đã thật không công bằng với phụ nữ. Phụ nữ luôn phải đẹp, phải hiền dịu, phải chiều chồng, thương con, chăm sóc gia đình, tôn kính hiếu thảo với nhà chồng, phải hoàn thành tốt công việc cơ quan...
Làm sao người phụ nữ có thể gánh nhiều thứ như vậy? Tại sao tan sở làm, đàn ông đi uống bia với bạn, còn phụ nữ về nhà nấu cơm, tắm rửa cho con? Tại sao bố mẹ chồng ốm thì phải có mặt ngay, còn mẹ đẻ ốm, dù xót xa đến mấy cũng phải xếp sau? Tại sao muốn ngủ đến 9 giờ lại không được? Tại sao có nhiều bạn gái muốn ăn gì, làm gì cũng phải nhìn trước, nhìn sau xem chồng và gia đình chồng nói gì?...
Tôi đã không cư xử như một số bạn gái trẻ bây giờ nhưng điều ấy không có nghĩa là tôi chê trách cách sống của các em. Tôi ủng hộ quan điểm: hãy để cho mỗi người được sống cuộc sống của mình, được quyết định làm cái gì mình muốn và không muốn, được chịu trách nhiệm và tự trả giá cho hành động của họ, được sống thành thật với mình.
Cha mẹ sinh ra con cái là để cho con cái hạnh phúc chứ không phải để chờ con sau này hầu hạ lúc tuổi già. Và phụ nữ không phải công dân loại hai. Tôi cũng muốn nói rằng tôi cố gắng cho các con tôi hiểu điều này: "Có anh, em thật hạnh phúc, nhưng nếu không có anh, em vẫn ổn", nghĩa là mình phải biết trân trọng bản thân và sống cho mình. Đừng bao giờ trở thành nô lệ cho bất cứ điều gì. Tôi thực sự rất thông cảm với các bạn gái, các cô dâu trẻ.
Vài lời ngắn gửi đến quý báo để chia sẻ với bài viết. Tôi mong Sài Gòn Tiếp Thị sẽ liên tục có được những bài viết gần gũi với các gia đình và các bậc làm cha mẹ.
Nguồn:
Tại sao phụ nữ phải gánh nhiều thứ như vậy?
7 comments:
Vì sao ấy hả ? Vì anh ấy rất đẹp trai, mà chị ấy thì cái nết đánh bẹp cái đẹp, duyên thì ngầm chứ nhìn bên ngoài khó thấy, ví dụ vậy, hoặc vì một tỉ lý do khác khiến chị ấy muốn lấy bằng được anh ấy làm chồng (chiến đấu kịch liệt với nhiều cô khác), chứ nếu không thì cứ đường đường chính chính mà phân chia công việc cho công bằng, hợp lý thôi!
Lana bắt đầu tò mò chủ bút của Sài Gòn Tiếp Thị là đờn ông hay đờn bà :)
Lana đã có lần rinh một bài tương tự mà Lana rất rất thích từ SGTT (Yêu thương đừng là gánh nặng): http://lanoanhblog.blogspot.com/2009/10/yeu-thuong-ung-la-ganh-nang.html
Em là em quyết không giống chị 40 ở trên, công việc gia đình là cả hai vợ chồng cùng phải chia xẻ :D
Em thấy việc này cũng có gì đâu mà gọi là big deal? xã hội bi giờ ko phân biệt ai là người phải đi tìm tiền, ai là người phải ở nhà sinh con nội trợ. Cả hai, ai có khả năng hơn thì nâng đở người kia, và công việc thì cùng chia sẽ với nhau.
Ngày xưa, em thấy các cô các dì làm dâu mới là kinh khiếp kìa. Hay nhất là vợ chồng nên cố gắng sắm một cái mái để ở riêng, cùng nhau đi làm việc, và giúp đở chăm sóc con cái dọn dẹp nhà cửa. Cuối tuần, nên chịu khó nấu ăn cho gia đình, và mời cả cha mẹ ruột cùng cha mẹ chồng ăn.
Bên em, cuối tuần là ngày của gia đình, vợ chồng thường tổ chức ăn uống và mời ba mẹ đôi bên, cùng anh em hoặc bạn bè tới ăn uống chuyện vãn.
Đặc biệt, các cụ đã lớn tuổi, nếu mình chăm sóc được ngày nào thì nên cố gắng làm ngày đó. Con cái sẽ nhìn cách mình đối xử với bố mẹ ra sao thì sau này nó cũng sẽ bắt chước như thế. Người già đôi khi họ cần sự quan tâm của mình chứ ăn uống có là gì đâu?
Như em bi giờ muốn lo cho ba em, muốn ông ấy ăn những thứ ngon nhất, đắt bao nhiêu em ko care...nhưng rồi chỉ có thể cho ông ấy ăn qua nhang đèn hương khói thôi. Ngày ông ấy còn sống thì em lại ko đủ khả năng.
Anh thì bao giờ cũng phản đối việc gia đình là của riêng phụ nữ. Vớ vẩn! Việc gia đình là của cả phụ nữ và đàn ông. Cái gì phụ nữ làm được thì đàn ông phải làm ngon lành chứ. Chỉ riêng việc chửa đẻ là đặc quyền của phụ nữ thôi. Đấy là thiên chức của phụ nữ, và là thiên chức duy nhất thôi. Từ khi đứa con ra đời là cả bố và mẹ phải cùng làm lụng để nuôi con chứ!
Nhưng nói thật, nhiều chị em phụ nữ rất dại dột và ngốc nghếch (ngốc nghếch đáng yêu thôi). Họ cứ tự choàng vào mình cái thiên chức nấu ăn, giặt giũ, cơm nước, lau nhà... và hùng hục làm rồi mình mình gánh chịu sự vất vả.
Cứ yêu thương thực lòng thì luôn cảm thấy nhẹ nhàng trong cuộc sống . Tôi làm dâu 31 năm , nhưng không cảm thấy sự cách biệt nào với những người thân trong gia đình nhà chồng .Cả hai vợ chồng tôi luôn đối xử công bằng với cả hai bên nội ngoại ,ai khó khăn hơn thì giúp đỡ nhiều hơn;gánh vác công việc trong dòng tộc một cách tự nguyện ; luôn nhận phần trách nhiệm cao hơn ...Bây giờ tôi đã có hai con dâu , tôi yêu các con trong sự tôn trọng và công bằng.
Bài này đã có trên VnE từ 2009. Tên tác giả khác nhau nhưng hi vọng là cùng một người. (Đây chỉ là thông tin thêm trong trường hợp mọi người chưa biết, chứ anon không có ý kiến gì)
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/tam-su/2009/07/3ba115a5/
Đăng nhận xét