Cuối tháng Tư vừa qua, việc Dàn nhạc Philadelphia tuyên bố sẽ nộp đơn xin phá sản đã trở thành một trong những sự kiện đáng buồn của đời sống văn hóa.
Tình hình tài chính của dàn nhạc danh tiếng được thành lập từ năm 1900 này đã xấu đi từ lâu trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu. Họ phải vật lộn với tình trạng giảm sút khán giả và nguồn tài trợ. Các nghệ sĩ và nhân viên bị cắt lương, và nhiều hợp đồng thu âm của dàn nhạc bị mất hiệu lực. Giống như với một công ti, việc chấp nhận bảo hộ phá sản sẽ là một cơ hội cho dàn nhạc cơ cấu lại, giảm nợ và tránh một số nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, tác động tâm lí của sự kiện này không khỏi gây chấn động trong giới hâm mộ nhạc cổ điển.
Thế kỉ 20 không chỉ có những bất ổn về kinh tế, chính trị mà thêm vào đó là những lo ngại trước sự xuống cấp của văn hóa. Những dàn nhạc lớn như Philadelphia đã trở thành biểu tượng, như một thành trì bảo vệ các kiệt tác âm nhạc cổ điển vốn vẫn được coi là thuộc đẳng cấp cao nhất của nghệ thuật. Nhưng nay họ không còn trụ vững. Dù các buổi hòa nhạc đã lên lịch sẽ vẫn được tiến hành, nhưng dàn nhạc có nguy cơ mất đi những nghệ sĩ tài năng nhất, và hơn thế, là những di sản tinh thần quý báu đã tồn tại suốt 111 năm.
Dàn nhạc Philadelphia là đơn vị nghệ thuật lớn đầu tiên của Mỹ đối mặt với sự sụp đổ, nhưng không phải là dàn nhạc duy nhất gặp khó khăn tài chính từ nhiều năm qua. Một trong những lí do cho cuộc khủng hoảng này là tiền chi cho các hoạt động nghệ thuật ngày càng ít hơn. Để dành ngân sách cho những nhu cầu xã hội cấp bách, Chính phủ Mỹ cũng như nhiều nước khác đã chọn cắt giảm chi tiêu dành cho văn hóa.
Nhưng theo một số nhà phê bình âm nhạc Mỹ, vấn đề thực sự nằm ở chỗ tuy những chương trình biểu diễn của các dàn nhạc lớn không còn chỉ dành cho người giàu như cách đây 40 năm, nhưng đối với giới trẻ nó vẫn bị coi là lạc hậu, không thay đổi và chẳng liên quan tới thị hiếu của họ.
Các dàn nhạc bị mắc kẹt trong mô hình tồn tại từ thế kỉ 19 tới nay. Họ có xu hướng biểu diễn tác phẩm của các nhạc sĩ nhất định, trong đó phổ biến nhất là Beethoven, Brahms và Tchaikovsky.
Số lượng của các dàn nhạc và các buổi hòa nhạc cũng đang dần trở thành gánh nặng. Một số chuyên gia cho rằng các “viện bảo tàng âm nhạc” này nhiều quá mức cần thiết. Nhạc trưởng danh tiếng người Anh Colin Davis cũng là một trong số đó - theo ông, giá trị các kiệt tác âm nhạc sẽ giảm đi nếu cứ biểu diễn liên tục hàng tuần vì những thứ được cung cấp quá thường xuyên cuối cùng có thể mất đi ý nghĩa.
Nhiều dàn nhạc lớn đã tăng thời lượng biểu diễn lên 52 tuần mỗi năm. Thoạt nhìn có vẻ như họ sẽ tự động có thêm thu nhập. Nhưng thực tế mỗi buổi hòa nhạc là một lần thâm hụt tài chính, và nó diễn ra ngày càng trầm trọng. Dàn nhạc Philadelphia phải dùng tới 46 triệu USD chi trả cho các hoạt động, trong khi doanh thu chỉ có 31 triệu USD.
Dàn nhạc Philadelphia sẽ phải tiến hành chiến dịch gây quỹ lớn nhất trong lịch sử, mong đạt được 214 triệu đô la từ những người ủng hộ. Nhưng gốc rễ của vấn đề là các dàn nhạc lớn cần kết nối nhiều hơn với cộng đồng. Cách biệt với giới trẻ là nguy cơ thực sự của họ vì giới trẻ ngày nay nghĩa là khán giả trong tương lai.
VY KHANH
Tình hình tài chính của dàn nhạc danh tiếng được thành lập từ năm 1900 này đã xấu đi từ lâu trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu. Họ phải vật lộn với tình trạng giảm sút khán giả và nguồn tài trợ. Các nghệ sĩ và nhân viên bị cắt lương, và nhiều hợp đồng thu âm của dàn nhạc bị mất hiệu lực. Giống như với một công ti, việc chấp nhận bảo hộ phá sản sẽ là một cơ hội cho dàn nhạc cơ cấu lại, giảm nợ và tránh một số nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, tác động tâm lí của sự kiện này không khỏi gây chấn động trong giới hâm mộ nhạc cổ điển.
Thế kỉ 20 không chỉ có những bất ổn về kinh tế, chính trị mà thêm vào đó là những lo ngại trước sự xuống cấp của văn hóa. Những dàn nhạc lớn như Philadelphia đã trở thành biểu tượng, như một thành trì bảo vệ các kiệt tác âm nhạc cổ điển vốn vẫn được coi là thuộc đẳng cấp cao nhất của nghệ thuật. Nhưng nay họ không còn trụ vững. Dù các buổi hòa nhạc đã lên lịch sẽ vẫn được tiến hành, nhưng dàn nhạc có nguy cơ mất đi những nghệ sĩ tài năng nhất, và hơn thế, là những di sản tinh thần quý báu đã tồn tại suốt 111 năm.
Dàn nhạc Philadelphia là đơn vị nghệ thuật lớn đầu tiên của Mỹ đối mặt với sự sụp đổ, nhưng không phải là dàn nhạc duy nhất gặp khó khăn tài chính từ nhiều năm qua. Một trong những lí do cho cuộc khủng hoảng này là tiền chi cho các hoạt động nghệ thuật ngày càng ít hơn. Để dành ngân sách cho những nhu cầu xã hội cấp bách, Chính phủ Mỹ cũng như nhiều nước khác đã chọn cắt giảm chi tiêu dành cho văn hóa.
Nhưng theo một số nhà phê bình âm nhạc Mỹ, vấn đề thực sự nằm ở chỗ tuy những chương trình biểu diễn của các dàn nhạc lớn không còn chỉ dành cho người giàu như cách đây 40 năm, nhưng đối với giới trẻ nó vẫn bị coi là lạc hậu, không thay đổi và chẳng liên quan tới thị hiếu của họ.
Các dàn nhạc bị mắc kẹt trong mô hình tồn tại từ thế kỉ 19 tới nay. Họ có xu hướng biểu diễn tác phẩm của các nhạc sĩ nhất định, trong đó phổ biến nhất là Beethoven, Brahms và Tchaikovsky.
Số lượng của các dàn nhạc và các buổi hòa nhạc cũng đang dần trở thành gánh nặng. Một số chuyên gia cho rằng các “viện bảo tàng âm nhạc” này nhiều quá mức cần thiết. Nhạc trưởng danh tiếng người Anh Colin Davis cũng là một trong số đó - theo ông, giá trị các kiệt tác âm nhạc sẽ giảm đi nếu cứ biểu diễn liên tục hàng tuần vì những thứ được cung cấp quá thường xuyên cuối cùng có thể mất đi ý nghĩa.
Nhiều dàn nhạc lớn đã tăng thời lượng biểu diễn lên 52 tuần mỗi năm. Thoạt nhìn có vẻ như họ sẽ tự động có thêm thu nhập. Nhưng thực tế mỗi buổi hòa nhạc là một lần thâm hụt tài chính, và nó diễn ra ngày càng trầm trọng. Dàn nhạc Philadelphia phải dùng tới 46 triệu USD chi trả cho các hoạt động, trong khi doanh thu chỉ có 31 triệu USD.
Dàn nhạc Philadelphia sẽ phải tiến hành chiến dịch gây quỹ lớn nhất trong lịch sử, mong đạt được 214 triệu đô la từ những người ủng hộ. Nhưng gốc rễ của vấn đề là các dàn nhạc lớn cần kết nối nhiều hơn với cộng đồng. Cách biệt với giới trẻ là nguy cơ thực sự của họ vì giới trẻ ngày nay nghĩa là khán giả trong tương lai.
VY KHANH
Nguồn:
Một thành trì của nhạc cổ điển sụp đổ
BONUS: Don Quixote Philadelphia Orchestra conducted by Christoph Eschenbach
2 comments:
Khủng hoảng thừa ạ. CÁi này được bọn em bàn tán suốt tuần qua, người cho là vì "nhạc miễn phí trên mạng", người cho là "cái gì không phù nữa thì nên chết", người lại nói chỉ là "đáy của hình sin phát triển", ròi sẽ lại có dàn nhạc khác năng động hơn tạo nên đỉnh khác...
Nhưng, quả thật tin này rất rất buồn nhất là đối với nền kinh tế số một thế giới :-(
Lúc này kinh tế khó khăn, việc làm bị mất nhiều nên chính phủ cắt giảm tài trợ nhiều.
Đăng nhận xét