Phần Dominique Strauss-Kahn đã coi như phần nào "yên", được tại ngoại hầu tra tuy là tù giam lỏng, ngồi chờ các luật sư của mình bóp óc tìm cách bào chữa sao cho nhẹ tội. Bây giờ mọi ống kính quay về rình "người đàn bà đáng thương nhất thế giới" trong những ngày này và sắp tới: Anne Sinclair, vợ của Strauss-Kahn.
Vai trò của Anne trong vụ án Strauss-Kahn
Là khuôn mặt được mọi người dân Pháp biết và yêu mến, ngày 20.5, Anne Sinclair đã lên trang nhất của hầu hết báo Pháp và một số báo ngoại, bởi vì số phận Anne gắn mật thiết với Strauss-Kahn, khiến dân Pháp đam mê. Báo Le Monde cho rằng đây chắc chắn là cơn khủng hoảng nghiêm trọng nhất bà phải đối phó... Có báo còn bỏ cả hình ảnh Liên hoan điện ảnh Cannes để đưa Anne lên trang nhất, hay dành cả 6 trang để viết về cuộc đời bà. Trước thảm kịch một tháng, người ta đã tưởng tượng Anne trong vai trò phu nhân số 1 của Pháp. Tờ New York Times cũng ghi chép dài dòng về con đường lập thân của Anne với nhiều lời khen: đẹp, nhà báo tài năng, con nhà giàu sụ, mẹ của các con thành đạt, bây giờ lại rơi vào danh sách những người đàn bà phải chịu đựng các phanh phui bẩn thỉu...
Cho đến giờ, cựu ký giả nữ của mục "7 trên 7" danh tiếng đề cập rất ít về vụ việc này và sống nhờ nhà bạn để tránh phó nhòm luôn rình rập trước nhà mình, không thể cố thủ trong sự im lặng thận trọng lâu dài nữa, bởi sự làm chứng của bà sẽ cho phép bồi thẩm đoàn và ông toà hình dung được về con người thực của Strauss-Kahn. Dày kinh nghiệm truyền thanh, truyền hình cũng như trên mạng, sự can thiệp của Anne Sinclair cho phép lập lại hình ảnh con người bình thường cho Strauss-Kahn và đối đầu với trò "siêu truyền thông" bất lợi trong vụ việc. Ngày 21.5, bà Anne đã gom 5 triệu USD tiền cổ phiếu từ việc bán nhà ở Washington đóng vào khoản thế chân bảo lãnh tại ngoại cho ông chồng, nâng tổng số tiền thế chân này lên 6 triệu USD. Số tiền này được xem là một trong những khoản tiền thế chân tại ngoại lớn nhất trong lịch sử xét xử của Mỹ.
Không ai có thể nói chính xác chuyện gì đã xảy ra giữa Strauss-Kahn và cô làm phòng trong thời gian từ 12 giờ đến 12 giờ 29 ngày 14.5, phải đợi lời tuyên bố chính thức của Strauss-Kahn mà cho đến nay chưa biết. Từ hôm đầu tiên vụ việc, Anne đã khẳng định rằng đây là một cú dàn dựng. Niềm tin đó dựa vào 20 năm hôn nhân, hình ảnh hai vợ chồng luôn hợp nhất qua nhiều sóng gió, nên Anne sẽ mang lại cho chồng sự nâng đỡ quan trọng. Sự chân thật của Anne, được củng cố bằng tính chuyên nghiệp hoàn hảo, có thể sẽ làm công chúng Mỹ không hề biết bà từng là ký giả rung cảm.
Vai trò của Anne trong vụ án Strauss-Kahn
Là khuôn mặt được mọi người dân Pháp biết và yêu mến, ngày 20.5, Anne Sinclair đã lên trang nhất của hầu hết báo Pháp và một số báo ngoại, bởi vì số phận Anne gắn mật thiết với Strauss-Kahn, khiến dân Pháp đam mê. Báo Le Monde cho rằng đây chắc chắn là cơn khủng hoảng nghiêm trọng nhất bà phải đối phó... Có báo còn bỏ cả hình ảnh Liên hoan điện ảnh Cannes để đưa Anne lên trang nhất, hay dành cả 6 trang để viết về cuộc đời bà. Trước thảm kịch một tháng, người ta đã tưởng tượng Anne trong vai trò phu nhân số 1 của Pháp. Tờ New York Times cũng ghi chép dài dòng về con đường lập thân của Anne với nhiều lời khen: đẹp, nhà báo tài năng, con nhà giàu sụ, mẹ của các con thành đạt, bây giờ lại rơi vào danh sách những người đàn bà phải chịu đựng các phanh phui bẩn thỉu...
Cho đến giờ, cựu ký giả nữ của mục "7 trên 7" danh tiếng đề cập rất ít về vụ việc này và sống nhờ nhà bạn để tránh phó nhòm luôn rình rập trước nhà mình, không thể cố thủ trong sự im lặng thận trọng lâu dài nữa, bởi sự làm chứng của bà sẽ cho phép bồi thẩm đoàn và ông toà hình dung được về con người thực của Strauss-Kahn. Dày kinh nghiệm truyền thanh, truyền hình cũng như trên mạng, sự can thiệp của Anne Sinclair cho phép lập lại hình ảnh con người bình thường cho Strauss-Kahn và đối đầu với trò "siêu truyền thông" bất lợi trong vụ việc. Ngày 21.5, bà Anne đã gom 5 triệu USD tiền cổ phiếu từ việc bán nhà ở Washington đóng vào khoản thế chân bảo lãnh tại ngoại cho ông chồng, nâng tổng số tiền thế chân này lên 6 triệu USD. Số tiền này được xem là một trong những khoản tiền thế chân tại ngoại lớn nhất trong lịch sử xét xử của Mỹ.
Không ai có thể nói chính xác chuyện gì đã xảy ra giữa Strauss-Kahn và cô làm phòng trong thời gian từ 12 giờ đến 12 giờ 29 ngày 14.5, phải đợi lời tuyên bố chính thức của Strauss-Kahn mà cho đến nay chưa biết. Từ hôm đầu tiên vụ việc, Anne đã khẳng định rằng đây là một cú dàn dựng. Niềm tin đó dựa vào 20 năm hôn nhân, hình ảnh hai vợ chồng luôn hợp nhất qua nhiều sóng gió, nên Anne sẽ mang lại cho chồng sự nâng đỡ quan trọng. Sự chân thật của Anne, được củng cố bằng tính chuyên nghiệp hoàn hảo, có thể sẽ làm công chúng Mỹ không hề biết bà từng là ký giả rung cảm.
Thân thế người vợ thứ ba của Strauss-Kahn
Sinh năm 1948 ở New York, cháu của Paul Rosenberg (nhà buôn hàng nghệ thuật Do Thái), và con duy nhất của Robert Schwartz (mà Sinclair là bí danh thời kháng chiến, truyền lại cho con gái), Anne được hưởng gia tài kếch sù. Cử nhân luật, Anne tốt nghiệp Sciences-Po Paris. Ly dị với nhà báo truyền thanh Ivan Levai, bà hành nghề nhà báo từ đầu những năm 70, là ngôi sao của màn ảnh nhỏ những năm 90, và được tôn vinh là có tay nghề thành thạo, Anne lập danh cho mình qua chương trình "7 sur 7" của TF1 trong suốt 13 năm.
Bà gặp Strauss-Kahn năm 1989 và tái giá 2 năm sau, đã mang lại cho chồng sự thoải mái vật chất và mở ra cho ông địa chỉ của nhiều chính trị gia và nhà trí thức, kết quả của những năm làm việc nghiêm chỉnh. Đặc biệt năm 1991 đó, Anne Sinclair được Thị trưởng Pháp chọn làm hiện thân cho Marianne (biểu tượng của nước Pháp), nên lễ cưới thân mật được diễn ra dưới bức tượng bán thân của chính cô dâu. Tám năm sau khi Strauss-Kahn làm bộ trưởng Kinh tế, Anne giải nghệ, đóng vai người đàn bà sát cánh trong sự nghiệp của chồng.
Năm 1999, Strauss-Kahn từ chức bộ trưởng Kinh tế sau vụ việc Mnef (*), Anne ở đó nâng đỡ chồng mặc dù có sự nghi ngờ, và việc ông từ chức vội vàng. Hai năm sau mới được thanh minh. Gần 10 năm sau, bà lại hỗ trợ chồng trong vụ lem nhem tình ái với Piroska Nagy. Dù bị lừa, bà vẫn viết trong blog của mình là "chúng tôi vẫn yêu nhau như ngày đầu". Từ nhiều tháng nay, trên blog, Anne đã phát tán nhiều câu ngắn về cuộc bầu cử tổng thống 2012, nâng đỡ tham vọng của chồng. Bây giờ bằng sức lực và lòng tin thẳng thắn, vững chãi của mình, bà sẽ "nhân tính hoá" lại Strauss-Kahn đang bị xem là tội phạm.
Nguy hiểm của truyền thông
Điều buồn cười là bây giờ Strauss-Kahn ngã xuống, nhiều bà lại lên tiếng đã từng bị ông quấy nhiễu. Riêng trường hợp nhà văn Tristane Banon, người kể đã từng là nạn nhân của Strauss-Kahn năm 2002, thì cũng có nguồn tin rằng trong một quyển sách có đoạn cô phỏng vấn Strauss-Kahn, sau bị Strauss-Kahn cho người liên hệ với NXB rút bỏ, Tristane Banon thề sẽ trả thù. Còn các phương tiện truyền thông thì càng ngày càng nguy hiểm, họ tuyên bố nhanh quá, giật gân quá. Họ đã kiểm chứng để biết đâu là sự thực chưa? Tờ Libération đã tự làm kiểm điểm trên trang nhất - chủ biên Nicolas Demorand viết trong “Tính dục, truyền thông và tranh cãi”: “Dù phải lội ngược dòng thời đại và ngược lại các thúc đẩy đó đây, Libération tiếp tục nguyên tắc đầu tiên, là tôn trọng đời tư của quý ông, quý bà chính trị gia. Đó là nguyên tắc đạo đức giả đối với một số người, nhưng nó là chính yếu”.
Trong khi tờ New York Times chê truyền thông Pháp là theo “luật im lặng”, là trộn lẫn các thể loại, là quan hệ loạn luân giữa truyền thông và chính trị.
Từ mấy hôm nay, Twitter hay Les Guignols (**) đều đem vụ Strauss-Kahn ra giễu cợt. Báo Le Canard enchainé (Con vịt bị buộc) chơi chữ, đổi khẩu hiệu “Election, ... piège à cons” (Bầu cử là cái bẫy cho bọn ngu) thời bạo động tháng 5.1968 thành “Erection, piège à cons” (Cương dương là cái bẫy cho bọn ngu).
Bernard Henri Lévy, bạn Strauss-Kahn từ 30 năm, cho rằng những người cứ nói “biết từ lâu” rồi, mà lựa lúc Strauss-Kahn sụp xuống đất, mới mở gói ra, là đáng tởm. Giữa thông tin và đại chúng hoá đời sống chính trị, ranh giới rất mong manh. Nhưng điều 9 luật dân sự không có chỗ cho sự diễn dịch tùy tiện: “mọi người đều có quyền được tôn trọng đời tư”.
Với Strauss-Kahn, sự nghiệp đã nằm sau lưng. Chỉ tội cho Anne, nhiều việc nhiêu khê chỉ mới bắt đầu. Người ta chờ đợi sự can thiệp xứng đáng của bà.
Xuân Sương (Paris, 5.2011)
Sinh năm 1948 ở New York, cháu của Paul Rosenberg (nhà buôn hàng nghệ thuật Do Thái), và con duy nhất của Robert Schwartz (mà Sinclair là bí danh thời kháng chiến, truyền lại cho con gái), Anne được hưởng gia tài kếch sù. Cử nhân luật, Anne tốt nghiệp Sciences-Po Paris. Ly dị với nhà báo truyền thanh Ivan Levai, bà hành nghề nhà báo từ đầu những năm 70, là ngôi sao của màn ảnh nhỏ những năm 90, và được tôn vinh là có tay nghề thành thạo, Anne lập danh cho mình qua chương trình "7 sur 7" của TF1 trong suốt 13 năm.
Bà gặp Strauss-Kahn năm 1989 và tái giá 2 năm sau, đã mang lại cho chồng sự thoải mái vật chất và mở ra cho ông địa chỉ của nhiều chính trị gia và nhà trí thức, kết quả của những năm làm việc nghiêm chỉnh. Đặc biệt năm 1991 đó, Anne Sinclair được Thị trưởng Pháp chọn làm hiện thân cho Marianne (biểu tượng của nước Pháp), nên lễ cưới thân mật được diễn ra dưới bức tượng bán thân của chính cô dâu. Tám năm sau khi Strauss-Kahn làm bộ trưởng Kinh tế, Anne giải nghệ, đóng vai người đàn bà sát cánh trong sự nghiệp của chồng.
Năm 1999, Strauss-Kahn từ chức bộ trưởng Kinh tế sau vụ việc Mnef (*), Anne ở đó nâng đỡ chồng mặc dù có sự nghi ngờ, và việc ông từ chức vội vàng. Hai năm sau mới được thanh minh. Gần 10 năm sau, bà lại hỗ trợ chồng trong vụ lem nhem tình ái với Piroska Nagy. Dù bị lừa, bà vẫn viết trong blog của mình là "chúng tôi vẫn yêu nhau như ngày đầu". Từ nhiều tháng nay, trên blog, Anne đã phát tán nhiều câu ngắn về cuộc bầu cử tổng thống 2012, nâng đỡ tham vọng của chồng. Bây giờ bằng sức lực và lòng tin thẳng thắn, vững chãi của mình, bà sẽ "nhân tính hoá" lại Strauss-Kahn đang bị xem là tội phạm.
Nguy hiểm của truyền thông
Điều buồn cười là bây giờ Strauss-Kahn ngã xuống, nhiều bà lại lên tiếng đã từng bị ông quấy nhiễu. Riêng trường hợp nhà văn Tristane Banon, người kể đã từng là nạn nhân của Strauss-Kahn năm 2002, thì cũng có nguồn tin rằng trong một quyển sách có đoạn cô phỏng vấn Strauss-Kahn, sau bị Strauss-Kahn cho người liên hệ với NXB rút bỏ, Tristane Banon thề sẽ trả thù. Còn các phương tiện truyền thông thì càng ngày càng nguy hiểm, họ tuyên bố nhanh quá, giật gân quá. Họ đã kiểm chứng để biết đâu là sự thực chưa? Tờ Libération đã tự làm kiểm điểm trên trang nhất - chủ biên Nicolas Demorand viết trong “Tính dục, truyền thông và tranh cãi”: “Dù phải lội ngược dòng thời đại và ngược lại các thúc đẩy đó đây, Libération tiếp tục nguyên tắc đầu tiên, là tôn trọng đời tư của quý ông, quý bà chính trị gia. Đó là nguyên tắc đạo đức giả đối với một số người, nhưng nó là chính yếu”.
Trong khi tờ New York Times chê truyền thông Pháp là theo “luật im lặng”, là trộn lẫn các thể loại, là quan hệ loạn luân giữa truyền thông và chính trị.
Từ mấy hôm nay, Twitter hay Les Guignols (**) đều đem vụ Strauss-Kahn ra giễu cợt. Báo Le Canard enchainé (Con vịt bị buộc) chơi chữ, đổi khẩu hiệu “Election, ... piège à cons” (Bầu cử là cái bẫy cho bọn ngu) thời bạo động tháng 5.1968 thành “Erection, piège à cons” (Cương dương là cái bẫy cho bọn ngu).
Bernard Henri Lévy, bạn Strauss-Kahn từ 30 năm, cho rằng những người cứ nói “biết từ lâu” rồi, mà lựa lúc Strauss-Kahn sụp xuống đất, mới mở gói ra, là đáng tởm. Giữa thông tin và đại chúng hoá đời sống chính trị, ranh giới rất mong manh. Nhưng điều 9 luật dân sự không có chỗ cho sự diễn dịch tùy tiện: “mọi người đều có quyền được tôn trọng đời tư”.
Với Strauss-Kahn, sự nghiệp đã nằm sau lưng. Chỉ tội cho Anne, nhiều việc nhiêu khê chỉ mới bắt đầu. Người ta chờ đợi sự can thiệp xứng đáng của bà.
Xuân Sương (Paris, 5.2011)
(*) Vụ MNEF (Mutuelle Nationale des Etudiants de France, quỹ bảo hiểm xã hội của sinh viên Pháp): Strauss-Kahn bị quy kết lấy tiền quỹ do tạo công việc ảo.
(**) Les Guignols de l’info, thường gọi tắt Les Guignols, là chương trình tivi trào phúng với hình con rối, phát trên Canal+ từ 1988. Mô phỏng tin tức truyền hình, đây là chương trình biếm họa thế giới chính trị, và nói chung, xã hội Pháp cũng như thế giới hiện tại.
(**) Les Guignols de l’info, thường gọi tắt Les Guignols, là chương trình tivi trào phúng với hình con rối, phát trên Canal+ từ 1988. Mô phỏng tin tức truyền hình, đây là chương trình biếm họa thế giới chính trị, và nói chung, xã hội Pháp cũng như thế giới hiện tại.
Nguồn:
Nỗi chịu đựng của vợ cựu tổng giám đốc IMF
6 comments:
Em thấy chuyện mấy bà vợ ra mặt bênh chồng như bà này và Hillary, cho dù biết chồng có lỗi, thì cũng là việc bình thuờng. Đó là lí do tại sao các ông lớn ấy chọn lấy các bà làm vợ, lấy phải một người mình vừa mắc lỗi là lăm le đòi đạp thêm phát nữa cho chết, hoặc bao nhiêu bí mật chỉ có vợ chồng hiểu với nhau lại toe toe la lên cho cả thế giới tham khảo thì...các ông chồng này lấy nhằm cáo địa ngục về nhà.
việc các bà nhân tình qua đường đợi ông ấy té rồi tung hê lên là ông ấy tấn công tình dục, thì các bà này tư cách cũng chẳng đáng tin. Sao lúc đó ko la lên? các bà tự nhảy xổ vào các ông có tiền, bánh ích đi bánh quy lại cũng đã sòng phẳng, than van cái chi chi.
Theo em, ông này cũng đã đến lúc retire, mắc lỗi này còn nhẹ có thể ko ảnh hưởng gì đến quyền lợi của số đông. Nhưng, nếu ông ấy tiếp tục tranh đua nắm quyền sinh sát một quốc gia trong tay thì...tuỗi già lầm lẫn lại gây thêm hậu quả nghiêm trọng.
Không hiểu ký giả rung cảm là gì nhỉ?
Em nghĩ thế nài, người vợ thời đại này không chỉ là người vợ, phải còn là người bạn, người đồng minh, người trợ thủ đắc lực của chồng nữa. Cho nên, dù là một âm mưu hay một vụ án thật sự, bà Anne đã hành xử đúng, rất chuẩn trong tư cách là người đáng tin cậy nhất của ông SK lúc này.
Và người chồng thời đại này cũng không chỉ là chồng, phải là người làm được nhiều thứ cùng lúc để giúp vợ, như là đầu bếp tốt khi cần chẳng hạn hi hi...:-D
Bình thường, tình yêu thường được đưa ra để kết tội, đay nghiến, trì triết kẻ phản bội. Trong khi, tình yêu với muôn ngàn kỷ niệm đẹp đẽ và ngọt ngào, với những kết tinh là những đứa con thiên thần , đáng lẽ phải làm cho bất kỳ ai bao dung và dang tay hơn mới phải :-)
Những người phụ nữ đứng sau những người đàn ông nổi tiếng hẳn phải là những người phi thường, Anne Sinclair cũng vậy.
Ở còm men trước mình dùng từ 'phi thường' có lẽ nên dùng 'có tầm' hoặc 'không tầm thường' thì hay hơn.
Bà Anne Sinclair làm nhớ đến cách sử xự của Hillary Clinton khi ông Clinton dính vào vụ bê bối Lewinsky. Titi nói đúng, bà (và Hillary) đã hành xử đúng, hơn thế là có tầm vì dù biết đúng cũng không nhiều người vượt qua được bản thân để hành xử được như thế.
Đăng nhận xét