Thêm một lần nữa, cả thế giới lại có dịp biết đến những di hại tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam, khi bức ảnh chụp nạn nhân chất độc da cam - dioxin tại Đà Nẵng của nhiếp ảnh gia Ed Kashi (Hoa Kỳ) được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố là “bức ảnh của năm 2010”.
Hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam của VN hiện nay là hơn 3 triệu thân phận hẩm hiu, có cuộc sống luôn bị đày đoạ bởi nỗi đau thân thể lẫn tâm hồn từng giờ, là gánh nặng của người thân, xã hội... Nhân vật trong “bức ảnh của năm 2010” - cháu Nguyễn Thị Ly - không chỉ đại diện về sự bất hạnh của những nạn nhân da cam-dioxin, mà còn mang theo những khát vọng cháy bỏng về cuộc sống, tương lai...
Nửa tối...
Mới 8 giờ sáng, nhà bà Lê Thị Thu đã im ỉm cửa đóng then cài. Cô cán bộ Hội Chữ thập Đỏ phường Hoà Quý, (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) chép miệng: “Thôi rồi, mình không hẹn trước, chắc anh chị đi ra đồng hết”. Nhưng hoá ra, bà Thu nằm tho ló trong chiếc giường ọp ẹp sau nhà. “Hôm nay chuyển trời, tôi đau nhức cả đầu, người ê ẩm nên sợ tiếng ồn” - bà Thu giải thích. Gần bốn mươi năm nay, nỗi đau thân xác do di hại chất độc da cam đã theo hành hạ cơ thể bà. Khuôn mặt nhàu nát, dị dạng khiến người lạ không thể đoán được tuổi của bà Thu.
Nhưng đấy là bằng chứng, là lời giải thích vì sao cháu Nguyễn Thị Ly - con bà Thu - nhân vật trong “bức ảnh của năm 2010” bị nhiễm chất độc da cam. Bà Thu như biết trước mục đích của chúng tôi: Bé Ly giờ thành người nổi tiếng rồi các cô chú à. Bây giờ nó không có nhà. Cô giáo mới điện về, báo Ly thở không được nhưng không chịu bỏ học, cô giáo phải đưa Ly vào phòng y tế để tạm nghỉ...
Bé Ly ốm nheo như con mèo con ở cái tuổi lên 9. Mà không gầy đét sao được, khi mới 6 tháng tuổi đã rời bụng mẹ, chào đời. Hơn 2 tháng nằm lồng kính không làm cơ thể 1,7kg của nó khá thêm. Ngoài khuôn mặt bị dị dạng, mũi tẹt, mắt lồi..., lồng ngực của Ly cũng bị bó hẹp. Xương sườn cong quắp vào trong, chèn ép quả tim bé bỏng của nó. Ly phải khó nhọc, cố tìm cho mình từng hơi thở. Những hôm trái gió trở trời, ngực nó đau nhói, vật vã, thoi thóp.
Bà Thu kể, nó nằm bất động và phải uống thuốc triền miên 5 năm, đến 6 tuổi mới biết nói, 7 tuổi mới chập chững những bước đi đầu tiên. Tôi lam lũ với ruộng vườn, heo quéo, chồng làm nghề phụ hồ nên quanh năm rong ruổi theo các công trình xây dựng để kiếm tiền thuốc thang cho cháu. Nó mới biết đi là chúng tôi gửi trẻ. Nhưng Ly rất cố gắng. Chỉ thời gian ngắn đã biết đọc, viết chữ đẹp nên cô giáo xin cho vào lớp 1.
Đến bé Ly, gia đình bà Thu đã 3 đời bị nhiễm, truyền chất độc da cam-dioxin. Từng mảng tối cuộc đời trong câu chuyện kể mệt nhoà được bà chắp nối. Khi anh trai của bà Thu - ông Lê Duy Tình - sinh ra, cả nhà bà mới phát hiện người bố - ông Lê Duy Tính - bị nhiễm chất độc da cam. Ông Tính là người lính, đi qua cả 2 cuộc kháng chiến, từng đóng quân nhiều năm tại chiến trường Quảng Trị hồi chống Mỹ. Người con cả - Lê Duy Tình đã mất sớm sau khi nằm liệt tại chỗ, chống chọi với nỗi bất hạnh da cam 8 năm. Người thứ hai Lê Duy Hậu “thoát”. Nhưng bây giờ, đứa con gái của anh - Lê Thị Hiền đã thay cha, gánh nỗi đau da cam truyền kiếp. Hiền bị sứt môi, khiếm thính, dị dạng mặt...
Riêng bà Thu thì không có khoảng cách thế hệ. Bà cũng sinh ra giống tình cảnh cháu Ly. Dị thường, dị dạng, 6 tuổi mới biết nói biết cười... rồi dặt dẹo cả một đời. Năm 20 tuổi, bà rời quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, vào Đà Nẵng phụ bán “cơm bụi”, rồi se duyên cùng anh phụ hồ Nguyễn Quang Dương. Kinh tế gia đình chỉ dựa vào những ngày công lao động rẻ mạt của anh, lại gánh thêm 2 nạn nhân da cam nên tả tơi nghèo. Nó giống như cái mảng tối trong bức ảnh mà nhiếp ảnh gia Ed Kashi chụp bé Ly. Đó cũng chính là thân phận, cuộc sống bi thương của hơn 5 ngàn nạn nhân chất độc da cam-dioxin ở Đà Nẵng và hơn 3 triệu nạn nhân khác của toàn quốc.
...và nửa sáng trong “bức ảnh của năm 2010”
Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam-dioxin Đà Nẵng cho biết, vợ chồng nhiếp ảnh gia Ed Kashi (Hoa Kỳ) đã sang VN, chụp ảnh nạn nhân chất độc da cam-dioxin theo chương trình của Tổ chức “Vì trẻ em VN” trong tháng 7.2010. Họ đã ở lại, ăn ngủ và đi theo từng bước sinh hoạt của Ly trong 4 ngày để thực hiện những bức ảnh của mình.
Thực ra, với bất cứ một góc ảnh, một khoảnh khắc nào chụp nạn nhân da cam đều có thể gây sốc đối với mọi người. Đời sống của các nạn nhân qua ảnh có thể làm nhói đau, gây phẫn nộ người xem... và có tác dụng mạnh mẽ cho việc lên án chiến tranh, tố cáo tội ác. Những bức ảnh như thế không ai có can đảm để ngắm nhìn lâu. Nhưng bức ảnh chụp bé Ly không giống vậy. Tất cả sự khốc liệt của nỗi đau da cam như đã dồn nén, giấu vào sau mảng nửa tối của bức ảnh. Nỗi buồn như lắng sâu, nhưng da diết hơn. Không rõ, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã dựa vào tiêu chí nào để chấm chọn bức ảnh này để nó vượt lên gần 1.300 bức ảnh khác toàn thế giới, thành “bức ảnh của năm 2010”, nhưng riêng cảm nhận của tôi, có lẽ vì nửa mảng sáng kia trong bức ảnh.
Nửa mảng sáng ấy là những phút giây nhảy nhót, vui đùa cùng bạn bè, say sưa học tập của Ly thường ngày. Nửa mảng sáng ấy, là những cố gắng bản thân Ly, vượt qua bệnh tật, ốm đau để đến trường, để luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến 3 năm liền... Ly còn tỏ ra có năng khiếu hơn chúng bạn trang lứa ở môn tiếng Anh. Tôi nhìn những bức ảnh mà vợ chồng nhiếp ảnh gia Ed Kashi lưu tặng gia đình bà Thu, thấy Ly ngây thơ chơi với mấy con gà con, đùa vui cùng mấy đứa trẻ nhà quê bên bờ ruộng... rõ ràng nó không khác gì những đứa trẻ bình thường. Nhưng lại nghẹn lòng khi biết được, đó là những phút giây khoẻ mạnh hiếm hoi mỗi ngày của cháu. Ly phải luôn đối mặt với những cơn đau thắt toàn thân.
Đặc biệt là đứt quãng từng hơi thở. Ly phải luôn tự chiến đấu, giành từng hơi thở để sinh tồn. Cố nén nỗi đau để hít thở được như các bạn, để không bị bỏ dù 1 tiết học. Rồi từng đêm về, nó vật vã ôm ngực. Nửa mảng sáng ấy cũng chính là những nỗ lực của gia đình bà Thu, của cả triệu gia đình nạn nhân da cam khác ở VN đang cố gắng vượt qua đau thương, khó nhọc từng ngày để sống, hy vọng vào tương lai... Mọi sinh linh sống đều phải hít thở. Sự cần thiết tất yếu đến mức... bình thường, chẳng mấy ai để ý đến hơi thở từng giây của mình trong suốt cuộc đời. Nhưng với Ly: “Cháu chỉ ước được thở bình thường như các bạn”.
Thời gian gần đây, thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Đạo tràng làng Mai (Pháp) đã đi khắp thế giới, mở những khoá tu ngắn hạn về cười và thở. Dạy cho môn sinh, phật tử biết cách điều chỉnh những ái, ố, hỉ, nộ... qua từng hơi thở, biết tìm an lạc ngay chính từng nụ cười, hơi thở thường ngày của mình... Nhưng không biết, thầy có phương cách màu nhiệm nào để giúp bé Ly tìm được hơi thở rất đỗi bình thường cho cháu. Mẹ cháu - bà Thu - không giấu được nỗi buồn khi gia đình đã một lần đánh mất cơ hội phẫu thuật dị thường lồng ngực cho Ly. Lần ấy cũng nhờ nhà hảo tâm người Anh tài trợ, nhưng sức khoẻ của Ly không đảm bảo cho ca mổ kéo dài. Tuy vậy, niềm hy vọng của gia đình bà vẫn còn đấy, theo sự cố gắng, lớn lên từng ngày của cháu Nguyễn Thị Ly.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam-dioxin Đà Nẵng cho biết, vợ chồng nhiếp ảnh gia Ed Kashi (Hoa Kỳ) đã sang VN, chụp ảnh nạn nhân chất độc da cam-dioxin theo chương trình của Tổ chức “Vì trẻ em VN” trong tháng 7.2010. Họ đã ở lại, ăn ngủ và đi theo từng bước sinh hoạt của Ly trong 4 ngày để thực hiện những bức ảnh của mình.
Thực ra, với bất cứ một góc ảnh, một khoảnh khắc nào chụp nạn nhân da cam đều có thể gây sốc đối với mọi người. Đời sống của các nạn nhân qua ảnh có thể làm nhói đau, gây phẫn nộ người xem... và có tác dụng mạnh mẽ cho việc lên án chiến tranh, tố cáo tội ác. Những bức ảnh như thế không ai có can đảm để ngắm nhìn lâu. Nhưng bức ảnh chụp bé Ly không giống vậy. Tất cả sự khốc liệt của nỗi đau da cam như đã dồn nén, giấu vào sau mảng nửa tối của bức ảnh. Nỗi buồn như lắng sâu, nhưng da diết hơn. Không rõ, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã dựa vào tiêu chí nào để chấm chọn bức ảnh này để nó vượt lên gần 1.300 bức ảnh khác toàn thế giới, thành “bức ảnh của năm 2010”, nhưng riêng cảm nhận của tôi, có lẽ vì nửa mảng sáng kia trong bức ảnh.
Nửa mảng sáng ấy là những phút giây nhảy nhót, vui đùa cùng bạn bè, say sưa học tập của Ly thường ngày. Nửa mảng sáng ấy, là những cố gắng bản thân Ly, vượt qua bệnh tật, ốm đau để đến trường, để luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến 3 năm liền... Ly còn tỏ ra có năng khiếu hơn chúng bạn trang lứa ở môn tiếng Anh. Tôi nhìn những bức ảnh mà vợ chồng nhiếp ảnh gia Ed Kashi lưu tặng gia đình bà Thu, thấy Ly ngây thơ chơi với mấy con gà con, đùa vui cùng mấy đứa trẻ nhà quê bên bờ ruộng... rõ ràng nó không khác gì những đứa trẻ bình thường. Nhưng lại nghẹn lòng khi biết được, đó là những phút giây khoẻ mạnh hiếm hoi mỗi ngày của cháu. Ly phải luôn đối mặt với những cơn đau thắt toàn thân.
Đặc biệt là đứt quãng từng hơi thở. Ly phải luôn tự chiến đấu, giành từng hơi thở để sinh tồn. Cố nén nỗi đau để hít thở được như các bạn, để không bị bỏ dù 1 tiết học. Rồi từng đêm về, nó vật vã ôm ngực. Nửa mảng sáng ấy cũng chính là những nỗ lực của gia đình bà Thu, của cả triệu gia đình nạn nhân da cam khác ở VN đang cố gắng vượt qua đau thương, khó nhọc từng ngày để sống, hy vọng vào tương lai... Mọi sinh linh sống đều phải hít thở. Sự cần thiết tất yếu đến mức... bình thường, chẳng mấy ai để ý đến hơi thở từng giây của mình trong suốt cuộc đời. Nhưng với Ly: “Cháu chỉ ước được thở bình thường như các bạn”.
Thời gian gần đây, thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Đạo tràng làng Mai (Pháp) đã đi khắp thế giới, mở những khoá tu ngắn hạn về cười và thở. Dạy cho môn sinh, phật tử biết cách điều chỉnh những ái, ố, hỉ, nộ... qua từng hơi thở, biết tìm an lạc ngay chính từng nụ cười, hơi thở thường ngày của mình... Nhưng không biết, thầy có phương cách màu nhiệm nào để giúp bé Ly tìm được hơi thở rất đỗi bình thường cho cháu. Mẹ cháu - bà Thu - không giấu được nỗi buồn khi gia đình đã một lần đánh mất cơ hội phẫu thuật dị thường lồng ngực cho Ly. Lần ấy cũng nhờ nhà hảo tâm người Anh tài trợ, nhưng sức khoẻ của Ly không đảm bảo cho ca mổ kéo dài. Tuy vậy, niềm hy vọng của gia đình bà vẫn còn đấy, theo sự cố gắng, lớn lên từng ngày của cháu Nguyễn Thị Ly.
Nguồn:
Con chỉ mong được thở bình thường
9 comments:
Bất kể một câu chuyện nào liên quan đến những nạn nhân da cam đều cho ta một nỗi xúc cảm mãnh liệt. Anh nhớ, có anh nhiếp ảnh nào còn có cả bộ sưu tập về những nạn nhân dam cam, xem cũng xúc động lắm!
Bỗng nghẹn theo.
Bởi trong gia đình cũng có 1 cô em bị bệnh tim và mỗi ngày vẫn phải cố gắng để níu kéo từng hơi thở nên biết!
Nghẹn ngào!
"Thời gian gần đây, thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Đạo tràng làng Mai (Pháp) đã đi khắp thế giới, mở những khoá tu ngắn hạn về cười và thở. Dạy cho môn sinh, phật tử biết cách điều chỉnh những ái, ố, hỉ, nộ... qua từng hơi thở, biết tìm an lạc ngay chính từng nụ cười, hơi thở thường ngày của mình... Nhưng không biết, thầy có phương cách màu nhiệm nào để giúp bé Ly tìm được hơi thở rất đỗi bình thường cho cháu."
Em thích đoạn này! em thấy thế giới thần linh siêu thực ko tồn tại nên thực tế lại. Nên hướng những việc làm mơ màng lý thuyết vào những việc cần thiết và có ích cho xã hội thì tốt hơn.
Tụng kinh mô phật hướng tới những điều cao siêu...chỉ để đó ngửi hương khói thì phí phạm thời gian lắm.
Em từ bé đã tụng, đã niệm, đã cầu khấn, xin xỏ đủ thứ gần 8, 9 năm mà chẳng có phật nào ra tay cứu độ đâu. Bây giờ, đối với em tín ngưỡng hướng thiện là thực tế, nên làm hành động có ích.
Nhìn hình con bé thấy thương quá, blog và báo nên đăng tải thường xuyên những nơi cần sự đóng góp của xã hội, để mọi người cùng biết mà chung sức một ít vào.
Nhưng, em ghét nhất những nơi dùng con nít để làm cần câu cơm. Làm như thế là nhẫn tâm và ác độc với trẻ em.
Các nhiếp ảnh gia VN thật kém khi không đem được nhiều hình ảnh cần được thế giới biết đến ra ngoài. Lại để Tây làm việc này.
Em có làm 1 bài presentation về nạn nhân da cam trong lớp long-term care, cô em khóc, bạn em khóc, nhưng em được 82 điểm thôi, không biết tại sao luôn.
Những bức ảnh/ tư liệu về nạn nhân chất độc da cam bao giờ cũng gây xúc động mạnh.
Nhưng cũng có một sự thật là bà con nông dân rất nhiều vùng ở VN bây giờ sử dụng thuốc diệt cỏ tràn lan. Thuốc nhập từ TQ không thể kiểm soát đựợc thành phần độc hại ra sao chỉ biết tác dụng diệt cỏ rất mạnh. Như Lana biết ở quê Hưng Yên bây giờ nông dân không bao giờ phải đi làm cỏ lúa như trước kia vì không hề có cỏ mọc, các loại tôm cua cá đồng vắng bóng vì không sống nổi, số người bị ung thư gia tăng cực kỳ nhanh và trẻ hóa.
Liệu các loại thuốc diệt cỏ bà con hiện dùng có phải một dạng của 'chất độc màu da cam' không? Sao không thấy nhiều báo chí lên tiếng về những điều này nhỉ?
Phải nói thực, dù đau lòng, là trong rất nhiều những bức ảnh về dị tật của nạn nhân da cam thì bức hình cô bé Ly là khả dĩ nhìn được.
Bài viết đang hay tự dưng lọt vào đoạn về Thiền sư Nhất Hạnh vừa không ăn nhập, vừa có vẻ như ác ý. Không ăn nhập vì một đằng là tật bệnh về thể chất do di chứng chất độc, một bên là vị Thiền sư khả kính nỗ lực dạy con người những cách thức tập luyện về tinh thần, làm chủ ý chí... Chính vì không ăn nhập nên câu hỏi mà tác giả đưa ra ở khúc này thành ra ác ý.
Nếu em là biên tập, em cắt bỏ đoạn này. Chuyện nào đi chuyện đó, đừng có tranh thủ ngoắt ngoéo, đá giò người khác thế chứ. Nhiều người làm những việc giúp ích cho đời theo những cách khác nhau. Nói như tác giả trong bài có phần xách mé, nặng là xúc phạm người khác.
Nhìn tấm ảnh này, lại nhớ bài viết Ánh sáng và sự ngọt ngào bên blog GâuXX. Cùng trong nỗi đau, những khối óc sáng suốt, bình tĩnh, những trái tim tràn ngập tình yêu sẽ nhìn thấy hy vọng nhiều hơn là những số phận đang bấn loạn và khủng hoảng. Bi giờ thì em đã hiểu tại sao quĩ phòng chống HIV, chữ thập đỏ quốc tế làm việc hiệu quả hơn cũng những quĩ ấy ở trong nước. Hic...
Ôi thôi, tội các bé thật.
Đăng nhận xét