Cựu tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali cùng vợ con đã lên trực thăng hôm 14.1 tẩu thoát sang Arập Xê-út, để lại một đất nước hỗn loạn và nghèo đói. Với sự tiếp tay của chính tổng thống, cái hệ quả kinh tế thảm hại của Tunisia phần lớn chính nhờ công cướp bóc của gia đình đệ nhất phu nhân.
Leila Trabelsi (sinh 1957) là con gái một trong gia đình 11 người con. Leila đào trúng mỏ vàng khi bắt đầu quan hệ tình ái với ngài tổng thống tương lai Ben Ali trong những năm 1980. Ben Ali khi đó là Thủ tướng Tunisia dưới quyền Tổng thống Habib Bourguiba còn Leila chỉ là một thợ uốn tóc ít học ở Marsa.
Khi Ben Ali lật đổ Bourguiba trong cuộc đảo chánh không đổ máu năm 1986, Leila sợ bị bỏ rơi bèn nói với tân tổng thống rằng đã có thai con trai. Vì người vợ đầu của Ben Ali chỉ sanh liền ba con gái, Ben Ali ly dị và cưới Leila. Hoá ra Leila nói dối, đứa con đầu của họ là con gái và mãi đến đứa thứ ba Leila mới sanh con trai.
Leila điều hành việc gia đình theo kiểu nửa mafia nửa người mai mối. Ý thức về xuất thân khiêm nhường của dòng họ, bà củng cố các quan hệ đồng minh bằng cách gả cưới người thân cho những dòng họ danh giá trong giới doanh nghiệp Tunisia và giai cấp tư sản.
Mưu đồ đế chế
Cả gia đình dòng họ Trabelsi của bà phất lên chỉ nhờ duy nhất là quan hệ thân cận với tổng thống Ben Ali. Gia đình Trabelsi đã hưởng lợi trắng trợn từ việc tư hữu hoá nhiều công ty nhà nước mà không hề có đấu thầu cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp, toàn bộ nhiều ngành kinh tế độc quyền nhà nước được chuyển cho sở hữu tư nhân mới và vẫn duy trì giá độc quyền. Một trong những ngành này là độc quyền cấp phép nhập khẩu xe hơi.
Bằng cách đó, Belhassan Trabelsi, anh cả của Leila, đã thâu tóm cả một đế chế, thao túng thị trường chứng khoán, bất động sản và một ngân hàng lớn. Sử dụng những khoản vay ngân hàng không có thời hạn thanh toán, gia đình Trabelsi lập ra hãng hàng không tư nhân Carthago Airlines vơi sự ưu ái đặc quyền của hãng hàng không quốc gia Tunis Air. Phụ tùng từ máy bay quốc gia được tháo dỡ để bổ sung cho những máy bay của Carthago. Thương hiệu này sau đó mở rộng sang cả một chuỗi khách sạn và một hãng du lịch.
Leila Trabelsi (sinh 1957) là con gái một trong gia đình 11 người con. Leila đào trúng mỏ vàng khi bắt đầu quan hệ tình ái với ngài tổng thống tương lai Ben Ali trong những năm 1980. Ben Ali khi đó là Thủ tướng Tunisia dưới quyền Tổng thống Habib Bourguiba còn Leila chỉ là một thợ uốn tóc ít học ở Marsa.
Khi Ben Ali lật đổ Bourguiba trong cuộc đảo chánh không đổ máu năm 1986, Leila sợ bị bỏ rơi bèn nói với tân tổng thống rằng đã có thai con trai. Vì người vợ đầu của Ben Ali chỉ sanh liền ba con gái, Ben Ali ly dị và cưới Leila. Hoá ra Leila nói dối, đứa con đầu của họ là con gái và mãi đến đứa thứ ba Leila mới sanh con trai.
Leila điều hành việc gia đình theo kiểu nửa mafia nửa người mai mối. Ý thức về xuất thân khiêm nhường của dòng họ, bà củng cố các quan hệ đồng minh bằng cách gả cưới người thân cho những dòng họ danh giá trong giới doanh nghiệp Tunisia và giai cấp tư sản.
Mưu đồ đế chế
Cả gia đình dòng họ Trabelsi của bà phất lên chỉ nhờ duy nhất là quan hệ thân cận với tổng thống Ben Ali. Gia đình Trabelsi đã hưởng lợi trắng trợn từ việc tư hữu hoá nhiều công ty nhà nước mà không hề có đấu thầu cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp, toàn bộ nhiều ngành kinh tế độc quyền nhà nước được chuyển cho sở hữu tư nhân mới và vẫn duy trì giá độc quyền. Một trong những ngành này là độc quyền cấp phép nhập khẩu xe hơi.
Bằng cách đó, Belhassan Trabelsi, anh cả của Leila, đã thâu tóm cả một đế chế, thao túng thị trường chứng khoán, bất động sản và một ngân hàng lớn. Sử dụng những khoản vay ngân hàng không có thời hạn thanh toán, gia đình Trabelsi lập ra hãng hàng không tư nhân Carthago Airlines vơi sự ưu ái đặc quyền của hãng hàng không quốc gia Tunis Air. Phụ tùng từ máy bay quốc gia được tháo dỡ để bổ sung cho những máy bay của Carthago. Thương hiệu này sau đó mở rộng sang cả một chuỗi khách sạn và một hãng du lịch.
Luôn luôn mưu đồ để đạt mục đích, Leila buộc anh trai Belhassan phải ly dị vợ để cưới con gái của Hedi Jilani, chủ tịch một hiệp hội doanh nhân có nhiều ảnh hưởng. Nhưng chiến thắng của bà ta chính là gả con gái mình cho Sakhr al-Materi, thuộc dòng dõi đầy quyền lực trong giới kinh doanh Tunisia.
Al-Materi là chủ một ngân hàng và cũng sở hữu luôn Radio Mosaique – đài phát thanh tư nhân duy nhất của Tunisia. Al-Materi khi đó đang đeo đuổi một cô gái khác nhưng cô gái ấy buộc phải bỏ trốn sang Pháp sau khi bị cảnh sát khủng bố và Al-Materi trở thành con rể tổng thống. Al-Materi đã được Leila nhắm trước là người sẽ kế vị chồng bà.
Hoàng hậu nhiếp chính
Leila trở thành trung tâm thu hút bất mãn của xã hội Tunisia. Khi sức khoẻ bắt đầu suy yếu trong những năm gần đây, có tin đồn vị tổng thống bị ung thư, Ben Ali ngày càng nóng nảy và thường chỉ trích thói tham lam của nhà vợ. Nhưng quyền lực của Leila đã mạnh đến mức bà có thể ra lệnh cho các bộ trưởng.
Nicolas Beau và Catherine Graciet, hai nhà báo Pháp đã xuất bản cuốn La Regente de Carthage (tạm dịch: Hoàng hậu nhiếp chính) năm 2009 vạch trần mưu đồ quyền lực của đệ nhất phu nhân Tunisia. Theo các tác giả này, bà đã yêu cầu ngoại trưởng và trợ lý tổng thống chuyển mọi thông tin cần báo cáo cho bà để “bảo vệ sức khoẻ cho tổng thống” và bà “biết cách trình bày” với ông chồng.
Những thông tin qua bộ lọc Leila chính là nguyên nhân khiến Ben Ali không nhanh chóng nhận ra mức nghiêm trọng của tình hình Tunisia. Ngay cả khi chính quyền sụp đổ, bà vẫn nắm quyền chủ động và kịp lấy đi 1,5 tấn vàng (1/4 lượng vàng dự trữ quốc gia) từ ngân hàng Trung ương Tunisia.
Trần Ngọc Đăng
Al-Materi là chủ một ngân hàng và cũng sở hữu luôn Radio Mosaique – đài phát thanh tư nhân duy nhất của Tunisia. Al-Materi khi đó đang đeo đuổi một cô gái khác nhưng cô gái ấy buộc phải bỏ trốn sang Pháp sau khi bị cảnh sát khủng bố và Al-Materi trở thành con rể tổng thống. Al-Materi đã được Leila nhắm trước là người sẽ kế vị chồng bà.
Hoàng hậu nhiếp chính
Leila trở thành trung tâm thu hút bất mãn của xã hội Tunisia. Khi sức khoẻ bắt đầu suy yếu trong những năm gần đây, có tin đồn vị tổng thống bị ung thư, Ben Ali ngày càng nóng nảy và thường chỉ trích thói tham lam của nhà vợ. Nhưng quyền lực của Leila đã mạnh đến mức bà có thể ra lệnh cho các bộ trưởng.
Nicolas Beau và Catherine Graciet, hai nhà báo Pháp đã xuất bản cuốn La Regente de Carthage (tạm dịch: Hoàng hậu nhiếp chính) năm 2009 vạch trần mưu đồ quyền lực của đệ nhất phu nhân Tunisia. Theo các tác giả này, bà đã yêu cầu ngoại trưởng và trợ lý tổng thống chuyển mọi thông tin cần báo cáo cho bà để “bảo vệ sức khoẻ cho tổng thống” và bà “biết cách trình bày” với ông chồng.
Những thông tin qua bộ lọc Leila chính là nguyên nhân khiến Ben Ali không nhanh chóng nhận ra mức nghiêm trọng của tình hình Tunisia. Ngay cả khi chính quyền sụp đổ, bà vẫn nắm quyền chủ động và kịp lấy đi 1,5 tấn vàng (1/4 lượng vàng dự trữ quốc gia) từ ngân hàng Trung ương Tunisia.
Trần Ngọc Đăng
Nguồn:
Lòng tham của người thợ hớt tóc xứ Tunisia
8 comments:
Thì đàn nào cũng chỉ 2 tay thôi ạ. Ăn nhau là tay dài hay tay ngắn, móng dài hay móng ngắn. Nếu có chân dài làm điểm tựa chắc mà vươn tay thì càng khủng. Hì
Thế nên có câu sự ngu dốt lên ngôi thì cả thiên hạ điêu tàn là ko sai. Người đàn bà này hầu như mọi việc đều dùng thủ đọan hơi bị dơ, hay còn gọi là tiểu nhân, để đạt mục đích. Thôi, cũng may là bà ta già rồi ko còn lủng đọan cái chi chi được nữa. Đất nước này coi như may mắn rồi, tống khứ đi được mọt dân.
Sáng nay e mới đọc bài này. Nhìn mặt thì đâu đến nỗi mà bà ấy "ghê" quá Thầy nhỉ??? Hic..
Thế nên theo suy nghĩ thiển cận của em: đàn ông thời nay mà không "tỉnh đòn" thì chỉ có khổ thôi ạ. Bằng chứng là ông tổng thống trong bài viết này, bị bà ý "sỏ mũi" nên mới ra nông nỗi thế. Bỏ cả vợ chính cơ mà....Hic..Rõ khổ!
Đàn bà cũng thật đáng sợ!hic...
Ớ, "tít" mới không nhân văn, không nhân văn!
Hồi ấy thủ tướng rồi mà thế quái nào lại bị một "thợ uốn tóc ít học" lừa nhỉ ?
Điền ông có nhiều tay hơn nhiều, ha ha... nhưng hình như điền ông được nghiễm nhiên tàn nhẫn, gây chiến tranh, đặt thế giới trong tình trạng hỗn loạn... thậm chí sau khi chết đi còn được thế hệ sau vinh danh là nhà lãnh đạo kiệt xuất như Napoleon, hoặc ít nhất là gian hùng như ...Tào Tháo ...ak ak...
Trong trường hợp bà phu nhân của Tunisie kia, em nghĩ lỗi phải là của ông tổng thống tham lam, nếu ổng không đồng tình, lơ đi những biểu hiện bất thường...đố bà phu nhân nào tham ô nổi một cắc :-P
Đúng là đàn bà dễ có mấy tay!
VMC cho thêm câu này luôn đi "anh hùng không qua ải mỹ nhân" :((
Chính quyền cũng mục ruỗng hết cả nên mới có vụ một cá nhân có thể lấy đi 1.5 tấn vàng của cải quốc gia. Chỉ khổ dân thôi.
PNT ới ời. Ít học mà giỏi tay nghề vẫn là một hướng phát triển con người ngay cả ở nước ta đấy nhé.
Đăng nhận xét