Bắt đầu từ tháng 12.2010, một loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra trên đường phố thủ đô Tunis của Tunisia và dần leo thang đến mức Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali - người đã lãnh đạo Tunisia trong 23 năm qua, phải tuyên bố sẽ không ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Nhưng lời tuyên bố đó của ông không thỏa mãn nhân dân. Biểu tình lại tiếp tục diễn ra, đến ngày 14.1, ông Ben Ali buộc phải chạy khỏi đất nước.
Một chính phủ lâm thời được lập ra, nhưng dòng người biểu tình vẫn chưa nguôi tức giận. Họ đòi tháo bỏ mọi vết tích của đảng RCD do Ben Ali đứng đầu. Nguyên nhân khiến người dân Tunisia xuống đường là do tỉ lệ thất nghiệp quá cao, lạm phát phi mã và tham nhũng tràn lan. Ảnh: FETHI BELAID
Một chính phủ lâm thời được lập ra, nhưng dòng người biểu tình vẫn chưa nguôi tức giận. Họ đòi tháo bỏ mọi vết tích của đảng RCD do Ben Ali đứng đầu. Nguyên nhân khiến người dân Tunisia xuống đường là do tỉ lệ thất nghiệp quá cao, lạm phát phi mã và tham nhũng tràn lan. Ảnh: FETHI BELAID
Châm ngòi cho làn sóng xuống đường là cái chết tức tưởi của anh thanh niên bán dạo 26 tuổi tên là Mohamed Bouazizi. Anh này nguyên là sinh viên tốt nghiệp đại học, nhưng thất nghiệp, phải đi bán rau và hoa quả. Bouazizi tự thiêu hôm 17.12, sau khi bị cảnh sát tịch thu chiếc xe bán hàng rong.
Trong tấm ảnh do Phủ tổng thống phát, Tổng thống Ben Ali (thứ hai trái sang) đến bệnh viện thăm Mohamed Al Bouazzizi (right) hôm 28, 2010. Bouazizi sau đó đã qua đời.
Trong tấm ảnh do Phủ tổng thống phát, Tổng thống Ben Ali (thứ hai trái sang) đến bệnh viện thăm Mohamed Al Bouazzizi (right) hôm 28, 2010. Bouazizi sau đó đã qua đời.
Người biểu tình tranh cãi với cảnh sát tại trung tâm Tunis hôm 17.1, họ đòi xóa bỏ hoàn toàn đảng RCD. Ảnh: FRED DUFOUR
Một binh sĩ Tunisia kêu gọi người biểu tình bình tĩnh trong cuộc đụng độ với cảnh sát tại trung tâm Tunis hôm 14.1. Ảnh: Zohra Bensemra
Người biểu tình bắt tay chào các binh sĩ quân đội Tunisia trong cuộc biểu tình hôm 17.1. Ảnh: Christophe Ena
Cụ già bị tức ngực sau khi hít phải hơi cay do cảnh sát phun ra để giải tán đoàn biểu tình hôm 17.1. Ảnh: MARTIN BUREAU
Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình trong cuộc đụng độ hôm 14.1.
Ảnh: Christophe Ena
Cảnh sát bắt giữ một phụ nữ tham gia biểu tình ngày 14.1. Ảnh: Zohra Bensemra
Các bà nội trợ dẫm đạp lên tấm chân dung của vị tổng thống tham nhũng vừa đào thoát khỏi đất nước. Ảnh: FETHI BELAID
Người dân mang hoa để lên xe tăng quân đội như một cử chỉ hòa giải.
Ảnh: Christophe Ena
Nguồn:
An uprising in Tunisia
Entry liên quan:
ĐÀN BÀ DỄ CÓ MẤY TAY
Ảnh: Christophe Ena
Nguồn:
An uprising in Tunisia
Entry liên quan:
ĐÀN BÀ DỄ CÓ MẤY TAY
5 comments:
Việc đào tẩu mang theo cả tấn vàng, thì ở VN cũng đã có một vị tổng thống làm rồi. Chỉ có điều, người đàn ông bất tài đó ko có một bà vợ dốt lên cầm quyền như ông này thôi.
Em thấy hơi bị lạ, khuynh hướng thế giới tiến bộ bây giờ là khi người ta ngoi lên trong lĩnh vực chính trị, đặc biệt ở Mỹ, thông thường họ tranh đua nhau làm sao để nước giàu lên, dân bớt thất nghiệp, để nhiệm kì của họ sẽ được lòng dân ủng hộ.
Có người giỏi có người dở, nhưng chung quy họ vẫn có những hoài bảo tốt là làm chính trị để vừa có thể giúp ích cho xã hội, vừa thõa được cái tôi dời non lấp biển của mình. Người giỏi sẽ mang lại cải thiện tốt cho đất nước. Người dở, là do họ tính sai nước cờ, có thể thất bại trong việc cải cách của mình, nhưng tất cả đều có trình độ và có tài.
Cuối cùng, em vẫn thấy câu --> dốt nát, bất tài, và vô đức mà có được quyền hành vào tay, thì sức tàn phá của nó ko thua gì bom nguyên tử.
lật thuyền sẽ là 'dân' thôi, mong nhân dân Tunisi sớm bình yên
Cảm ơn VMC vì entry này để cập nhật.
Cứ thấy chiến tranh là khổ dân thôi. Ông kia thì đã chạy ra nước ngoài với bà vợ kịp vét đi hàng tấn vàng rồi, sẽ lại sống xa hoa ở nơi nào đó. Thế lực lên thay có chắc là sẽ cải thiện được đất nước và có chắc là sẽ không vơ vét hay không.
Bộc phát tức nước vỡ bờ.
Nhớ vụ ông Tổng thống Phi Marcot gì đó. Vụ độc tài gì của Haitti ngày trước... Thế giới từng nhiều cuộc trốn chạy thế này. Nhưng để làm gì nhỉ?
@A Thụy:
Do lòng tham vô đáy anh ạ.
Đăng nhận xét