Philip G. Altbach
Mặc dù các đại học hàng đầu của Trung Quốc đã được đầu tư lớn và có sự cải thiện chất lượng rõ ràng, nhưng việc xây dựng nên một môi trường học tập nơi có thể giữ lại những sinh viên "tốt nhất và sáng chói nhất" cũng như thu hút trở lại những sinh viên đã đi du học vẫn có nhiều khó khăn.
Kết quả xếp hạng năm 2010 của ĐH Giao thông Thượng Hải được công bố ngày 15/8/2010 cho thấy sự tiến bộ đáng kinh ngạc của giáo dục đại học của Trung Quốc. Chỉ trong vòng hơn nửa thập niên kể từ bảng xếp hạng này ra đời vào năm 2004, số lượng trường đại học Trung Quốc trong danh sách 500 vị trí đầu bảng đã tăng từ 16 lên 34 trường, trong đó có hai trường lần đầu tiên lọt vào danh sách 200 trường tốt nhất thế giới là ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa(1).
Phải chăng giáo dục đại học Trung Quốc đã có thể sánh vai với các trường đại học phương Tây? Trong bài viết ngắn của mình đăng trên tờ Inside Higher Education vào tháng 10 vừa qua, GS Philip Altbach, nhà nghiên cứu giáo dục quốc tế hàng đầu thế giới, đã cho thấy bức tranh giáo dục đại học của nước này không chỉ có những gam màu sáng. Vẫn còn khá nhiều vấn đề đang gây trở ngại sự phát triển nền đại học của Trung Quốc mà Việt Nam có thể học hỏi để tránh trong quá trình phát triển các đại học của mình.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết này đến các độc giả.
Số liệu thống kê gần đây liên quan đến việc sinh viên Trung Quốc ồ ạt đi học ở nước ngoài cùng quan điểm của Trung Quốc về vấn đề chuyển dịch dân cư đã đặt ra những câu hỏi thú vị liên quan đến nền giáo dục đại học của Trung Quốc cả hiện tại cũng như tương lai, đặc biệt là ở trình độ ưu tú. Những con số kỷ lục sinh viên Trung Quốc tiếp tục đi học ở nước ngoài – trong đó có đến 270.000 người tự trang trải học phí và (chỉ) có khoảng 25 phần trăm trở về lại Trung Quốc, một điều thật đáng ngạc nhiên trong bối cảnh nền kinh tế của phương Tây đang suy thoái còn kinh tế Trung Quốc thì lại đang phát triển nhanh chóng (số liệu lấy từ báo cáo của Willy Lam thuộc Jamestown Foundation).
Gần 100.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Hoa Kỳ. Đồng thời, Trung Quốc cũng thu hút 240.000 sinh viên quốc tế đếm học, một con số tương đương với số sinh viên Trung Quốc đi học ở nước ngoài. Hầu hết sinh viên quốc tế tại Trung Quốc đến từ châu Á, nhưng ngày càng có nhiều sinh viên đến từ các nước phương Tây, trong đó có 18.000 sinh viên Hoa Kỳ. Hiện không có thông tin về tỷ lệ các sinh viên theo học một chương đại học so với những sinh viên chỉ đến Trung Quốc một học kỳ hoặc một năm hoặc không học.
Để khuyến khích thêm sinh viên đến học, Chính phủ Trung Quốc đã thông báo sẽ cung cấp 20.000 suất học bổng cho sinh viên quốc tế. Trung Quốc đang ngày càng trở nên quan trọng không chỉ trong việc gửi sinh viên ra nước ngoài – thực tế là nếu hai đại gia Trung Quốc và Ấn Độ giảm số sinh viên đi học nước ngoài của mình thì bộ phận giáo dục quốc tế tại hầu hết các nước xuất khẩu giáo dục lớn hiện nay hẳn sẽ rơi vào khủng hoảng; Trung Quốc còn đang trở thành một địa chỉ quan trọng để tiếp nhận sinh viên từ nước ngoài đến học nữa.
Ngoài số sinh viên đi du học, Willy Lam còn lưu ý rằng nhiều doanh nhân và các chuyên gia Trung Quốc cũng muốn theo đuổi sự nghiệp ở nước ngoài; ông khẳng định rằng họ thích môi trường minh bạch và ít yếu tố bất ngờ của môi trường xã hội mà họ tìm thấy bên ngoài Trung Quốc.
Điều này nói lên điều gì về giáo dục đại học của đất nước này? Nó cho thấy rằng mặc dù các đại học hàng đầu của Trung Quốc đã được đầu tư lớn và có sự cải thiện chất lượng rõ ràng, nhưng việc xây dựng nên một môi trường học tập nơi có thể giữ lại những sinh viên "tốt nhất và sáng chói nhất" cũng như thu hút trở lại những sinh viên đã đi du học vẫn có nhiều khó khăn. Tiền lương thấp, phải nói là mức lương thuộc hàng thấp nhất thế giới, những vấn đề liên quan đến việc tiếp cận thông tin, "giao phối cận huyết" (tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của chính mình), những nghi ngại liên quan đến tự do học thuật ở một số lĩnh vực, và rất nhiều quan hệ cá nhân đang là trở ngại nghiêm trọng trong việc tạo ra một nền văn hóa học thuật thuộc "đẳng cấp thế giới" tương xứng cơ sở hạ tầng học tập đầy ấn tượng của các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc hiện nay. Những báo cáo liên tục về các vụ đạo văn và các hình thức tham nhũng học thuật (tất nhiên điều này không chỉ hạn chế ở Trung Quốc) còn bổ sung thêm vào những thách thức hiện nay.
Mặc dù có những thách thức và trở ngại, Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một siêu cường về học thuật – các nghiên cứu đã ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về số bài báo xuất bản trong các tạp chí khoa học từ các học giả Trung Quốc, việc tăng lên nhanh chóng số các bằng sáng chế cũng như các số đo khác khác về năng suất khoa học. Tuy nhiên như đã ghi nhận ở trên, giáo dục đại học TQ vẫn còn rất nhiều vấn đề quan trọng cần được giải quyết.
Phương Anh chọn dịch và giới thiệu
Mặc dù các đại học hàng đầu của Trung Quốc đã được đầu tư lớn và có sự cải thiện chất lượng rõ ràng, nhưng việc xây dựng nên một môi trường học tập nơi có thể giữ lại những sinh viên "tốt nhất và sáng chói nhất" cũng như thu hút trở lại những sinh viên đã đi du học vẫn có nhiều khó khăn.
Kết quả xếp hạng năm 2010 của ĐH Giao thông Thượng Hải được công bố ngày 15/8/2010 cho thấy sự tiến bộ đáng kinh ngạc của giáo dục đại học của Trung Quốc. Chỉ trong vòng hơn nửa thập niên kể từ bảng xếp hạng này ra đời vào năm 2004, số lượng trường đại học Trung Quốc trong danh sách 500 vị trí đầu bảng đã tăng từ 16 lên 34 trường, trong đó có hai trường lần đầu tiên lọt vào danh sách 200 trường tốt nhất thế giới là ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa(1).
Phải chăng giáo dục đại học Trung Quốc đã có thể sánh vai với các trường đại học phương Tây? Trong bài viết ngắn của mình đăng trên tờ Inside Higher Education vào tháng 10 vừa qua, GS Philip Altbach, nhà nghiên cứu giáo dục quốc tế hàng đầu thế giới, đã cho thấy bức tranh giáo dục đại học của nước này không chỉ có những gam màu sáng. Vẫn còn khá nhiều vấn đề đang gây trở ngại sự phát triển nền đại học của Trung Quốc mà Việt Nam có thể học hỏi để tránh trong quá trình phát triển các đại học của mình.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết này đến các độc giả.
Số liệu thống kê gần đây liên quan đến việc sinh viên Trung Quốc ồ ạt đi học ở nước ngoài cùng quan điểm của Trung Quốc về vấn đề chuyển dịch dân cư đã đặt ra những câu hỏi thú vị liên quan đến nền giáo dục đại học của Trung Quốc cả hiện tại cũng như tương lai, đặc biệt là ở trình độ ưu tú. Những con số kỷ lục sinh viên Trung Quốc tiếp tục đi học ở nước ngoài – trong đó có đến 270.000 người tự trang trải học phí và (chỉ) có khoảng 25 phần trăm trở về lại Trung Quốc, một điều thật đáng ngạc nhiên trong bối cảnh nền kinh tế của phương Tây đang suy thoái còn kinh tế Trung Quốc thì lại đang phát triển nhanh chóng (số liệu lấy từ báo cáo của Willy Lam thuộc Jamestown Foundation).
Gần 100.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Hoa Kỳ. Đồng thời, Trung Quốc cũng thu hút 240.000 sinh viên quốc tế đếm học, một con số tương đương với số sinh viên Trung Quốc đi học ở nước ngoài. Hầu hết sinh viên quốc tế tại Trung Quốc đến từ châu Á, nhưng ngày càng có nhiều sinh viên đến từ các nước phương Tây, trong đó có 18.000 sinh viên Hoa Kỳ. Hiện không có thông tin về tỷ lệ các sinh viên theo học một chương đại học so với những sinh viên chỉ đến Trung Quốc một học kỳ hoặc một năm hoặc không học.
Để khuyến khích thêm sinh viên đến học, Chính phủ Trung Quốc đã thông báo sẽ cung cấp 20.000 suất học bổng cho sinh viên quốc tế. Trung Quốc đang ngày càng trở nên quan trọng không chỉ trong việc gửi sinh viên ra nước ngoài – thực tế là nếu hai đại gia Trung Quốc và Ấn Độ giảm số sinh viên đi học nước ngoài của mình thì bộ phận giáo dục quốc tế tại hầu hết các nước xuất khẩu giáo dục lớn hiện nay hẳn sẽ rơi vào khủng hoảng; Trung Quốc còn đang trở thành một địa chỉ quan trọng để tiếp nhận sinh viên từ nước ngoài đến học nữa.
Ngoài số sinh viên đi du học, Willy Lam còn lưu ý rằng nhiều doanh nhân và các chuyên gia Trung Quốc cũng muốn theo đuổi sự nghiệp ở nước ngoài; ông khẳng định rằng họ thích môi trường minh bạch và ít yếu tố bất ngờ của môi trường xã hội mà họ tìm thấy bên ngoài Trung Quốc.
Điều này nói lên điều gì về giáo dục đại học của đất nước này? Nó cho thấy rằng mặc dù các đại học hàng đầu của Trung Quốc đã được đầu tư lớn và có sự cải thiện chất lượng rõ ràng, nhưng việc xây dựng nên một môi trường học tập nơi có thể giữ lại những sinh viên "tốt nhất và sáng chói nhất" cũng như thu hút trở lại những sinh viên đã đi du học vẫn có nhiều khó khăn. Tiền lương thấp, phải nói là mức lương thuộc hàng thấp nhất thế giới, những vấn đề liên quan đến việc tiếp cận thông tin, "giao phối cận huyết" (tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của chính mình), những nghi ngại liên quan đến tự do học thuật ở một số lĩnh vực, và rất nhiều quan hệ cá nhân đang là trở ngại nghiêm trọng trong việc tạo ra một nền văn hóa học thuật thuộc "đẳng cấp thế giới" tương xứng cơ sở hạ tầng học tập đầy ấn tượng của các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc hiện nay. Những báo cáo liên tục về các vụ đạo văn và các hình thức tham nhũng học thuật (tất nhiên điều này không chỉ hạn chế ở Trung Quốc) còn bổ sung thêm vào những thách thức hiện nay.
Mặc dù có những thách thức và trở ngại, Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một siêu cường về học thuật – các nghiên cứu đã ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về số bài báo xuất bản trong các tạp chí khoa học từ các học giả Trung Quốc, việc tăng lên nhanh chóng số các bằng sáng chế cũng như các số đo khác khác về năng suất khoa học. Tuy nhiên như đã ghi nhận ở trên, giáo dục đại học TQ vẫn còn rất nhiều vấn đề quan trọng cần được giải quyết.
Phương Anh chọn dịch và giới thiệu
Nguồn:
Những mâu thuẫn của giáo dục đại học Trung Quốc
3 comments:
Không biết có phải em ếch ngồi đáy giếng hay là ko? nhưng, em có may mắn được học lại từ lớp 9 ở Mỹ, nên bi giờ em cảm thấy em chỉ thích cách giáo dục của Mỹ.
Thứ nhất, sinh viên nghèo như em thì trước đây mỗi năm được trợ cấp hơn 20 ngàn dollars cho ăn học. Em hưởng đầy đủ tiền trường mà chưa thèm xin tiền của công ti nhé.
Em ăn tiền nhà nước để đi mài đủng quần hơn 5 năm thì chính phủ cắt tiền em. Lí do, em họ đã nuôi em học xong rồi. Khi em học sang design thì em tự trả tiền.
Nuôi một sinh viên trong 6 năm, chính phủ đầu tư khoảng 120 ngàn dollars cho một nhân khẩu lao động tương lai. Khi em ra trường đi làm, mỗi năm 12 tháng lương em đóng thuế mất hầu như là hơn 2 tháng lương cho chính phủ. Đó là chưa kể tiền bonus, mỗi 3 tháng em phải cúng mất 40% trên tổng số tiền thưởng.
Suy ra, làm con số cộng trừ thì chính phủ còn lời chán. Em bi giờ phải cày đến 67 tuổi mới được retire, tuổi hưu ở các công ty tư nhân Mỹ đã tăng lên 2 niên rồi. Nhưng, cho dù bị bốc lột thế em vẫn chịu được. Vì xã hội phải có quay vòng như vậy, thì người đi sau sẽ có cơ hội tiến thân.
Hỏi em một lần nữa, nếu cho em đi xứ khác học thì em sẽ say "NO". Học ở Mỹ, thầy cô nhồi nhét vào đầu sinh viên nhiều kiến thức thực tế và đa dạng, họ ko thích sinh viên ra trường chỉ như cưởi ngựa xem hoa.
Dù mạnh miệng chê trách giáo dục bên nhà nhưng em vẫn phải công nhận giáo dục ở ta đang khởi sắc. Ít nhất, các bà mẹ trẻ như em hiện nay có nhiều lựa chọn hơn cho con mình. Nhiều bà mẹ trẻ đã biết giảm áp lực cho con, không nhất thiết phải ép con đạt điểm cao nữa mà chú trọng hứng thú của trẻ khi học, học không phải là nhồi nhét kiến thức mà là khám phá cuộc sống, ngọt ngào, hấp dẫn và rất thú vị :-)
Việc đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục đương nhiên rất tốt, nhưng đúng như ý tác giả bài báo muốn chỉ ra, việc làm sao thu hút SV TQ ở lại là việc của các nhà làm chính sách, XH của TQ thì hợp lý hơn là các nhà làm giáo dục.
Về dòng đến (du học TQ), nói chân thành, cá nhân Lana không có ý nghĩ sẽ học hay cho con cái qua TQ học: đơn giản là vì khi du học người ta 'học' rất nhiều văn hóa của nơi đến. Đến những nước môi trường sống + kinh doanh minh bạch hơn mình sẽ học được những điều đáng học tập hơn ngoài kiến thức trong trường. TQ là nơi quá phổ biến về làm nhái và nhập nhèm chất lượng, đi tham quan khơi khơi thì đi, đi TQ để sống và ảnh hưởng Lana không lựa chọn.
Ngoài ra, chất lượng sống và an toàn thực phẩm cũng đáng lo ngại. Có lẽ đấy cũng là cản trở chung nếu TQ muốn làm kinh doanh giáo dục thu hút du học sinh nước ngoài.
Còn về dòng đi, có lẽ nên nói huỵch toẹt SV TQ kìn kìn ra nước ngoài du học và phần đông trong số họ dùng việc du học như một con đường tìm sự định cư ngoài TQ. Việt nam mình nước nghèo, lạc hậu nhưng mình vẫn được quyền vênh mặt: Nếu có thống kê, mình tin chắc tỉ lệ SV VN du học xong chọn quay về nhiều hơn cái nước 'nền KT thứ 2 thế giới' kia, ha ha.
Nói riêng ở Úc, sinh viên đến từ TQ lục địa đông nghịt trong các trường đại học và cả các trung tâm học nghề. Bạn Lana năm 2006 đã xin chuyển campus vì lớp cũ của bạn về tài chính ngân hàng ở một trường ĐH tại Melbourne có đến gần 2/3 học viên từ TQ mà bạn muốn học chung với tụi bản xứ để cải thiện trình độ tếng Anh. Còn trong khóa dự bị vào trường cùng Lana, 10 bạn Trung Quốc thì có đến 8 bạn mà vừa đặt chân đến Úc việc đầu tiên quan tâm là làm thế nào để ở lại định cư ở Úc rồi chọn trường chọn ngành học thuận lợi cho mục đích đó. Không nói thêm mà đấy là thực tế các bạn ấy hỏi nhau kinh nghiệm, tham khảo tài liệu, bàn luận đấy.
Đăng nhận xét