Gyles Mackrell, một đốc công của đồn điền chè ở Nam Á đã tổ chức một trong những cuộc giải cứu ngoạn mục nhất dưới thời Đại chiến Thế giới II: dùng đàn voi nhà đưa 200 người Miến Điện qua một con sông nước lũ để thoát khỏi sự truy đuổi của quân đội Nhật.
Ngày 1.11, các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge (Anh) đã đưa lên mạng đoạn phim ngắn do chính ông Mackrell quay lại cảnh các chú voi đưa người tị nạn qua sông. Cùng với nhật ký của ông và các tài liệu khác, đoạn phim đã khiến người ta nhớ lại số phận và hành động của một con người quả cảm đã bị lãng quên.
Các tài liệu trên đã giải thích nguyên nhân tại sao Mackrell – một người gắn bó hầu như toàn bộ cuộc đời với đồn điền chè Steel Brothers ở Assam (Ấn Độ thuộc Anh) lại quyết định ra tay nghĩa hiệp với hàng trăm người đang cố gắng chạy trốn khỏi Miến Điện khi quân đội Nhật tiến vào. Xuất phát từ chính công việc ở đồn điền mà ông nghĩ đến đàn voi – cách an toàn nhất để vượt con sông Dapha hung dữ trong mùa lũ nằm trên biên giới Miến Điện - Ấn Độ.
Tháng 3.1942, thủ đô Rangoon bị thất thủ. Hàng vạn người tị nạn đói khát, trong đó có nhiều người ốm yếu, đã vượt qua hàng trăm dặm xuyên rừng rậm với hy vọng vượt biên giới sang đất Ấn Độ. Tháng 5.1942, những người đến được biên giới bị mắc kẹt, mưa lớn đã biến Dapha thành dòng nước hung dữ.
Nhật ký của Mackrell cho hay ông đã đưa một số con voi hành trình đến sông Dapha sau khi nhận được lời kêu cứu của một nhóm người tị nạn hôm 4.6.1942. Đoàn voi của ông vượt qua 160 km mới tới được bờ sông. Họ bó tay bất lực khi nhìn thấy nước lũ lên cao, cô lập những người tị nạn trên các cù lao giữa sông.
“Đến bờ sông trên lưng một chú voi lớn, tôi phát hiện ra trên cù lao bị nước lũ vây quanh có khá nhiều người” – Mackrell, khi đó 53 tuổi, viết trong nhật ký của mình. “Họ điên cuồng ra hiệu cho chúng tôi thấy là họ đang đói. Tôi thử vượt qua đó mấy lần, nhưng hoàn toàn không thể được”.
Đoạn phim cho thấy những con voi của Mackrell đứng dưới sông, nước ngập đến mắt, cố gắng trụ vững trong sức cuốn của nước. Mackrell và những người giúp việc cho ông đã định buông tay, nhưng sáng hôm sau nước hơi rút đi và ông thấy có thể đưa voi sang chở người đến chỗ an toàn.
"Rungdot là con voi đầu tiên làm nhiệm vụ... đến 7 giờ sáng nó đã quay trở lại trại với 3 người tị nạn đầu tiên” – Mackrell viết ngày 10.6.1942. “Từng nhóm một lần lượt qua sông và đến trưa chúng tôi đã đón được cả 68 người”. Hai giờ sau, nước lũ lại dâng lên, toàn bộ cù lao nơi 68 người vừa được cứu thoát bị ngập chìm trong nước suốt một tuần lễ. Lũ lần này rất dữ dội và không ai ở trên đó có thể thoát chết.
Trong những tuần sau đó, Mackrell và người của ông đã dựng trại trên bờ sông Dapha và đến tháng 9 năm đó, họ đã giúp 200 người vượt sông. Trong thời gian này, có lúc Mackrell bị sốt và phải quay về Assam điều trị, khi khỏi bệnh ông đã quay lại Dapha. Chính quyền Anh tại Ấn Độ lúc đó nhận được những thông tin tình báo không chính xác đã ra lệnh cho Mackrell dừng chiến dịch cứu người tị nạn, nhưng ông vẫn tiếp tục.
Hành động dũng cảm của ông được báo chí Anh lúc đó đưa tin. Mackrell có biệt hiệu là “The Elephant Man” (Ông chủ voi). Nhưng chỉ đến khi gia đình ông hiến tặng đoạn phim, nhật ký và những tài liệu của một số người được cứu thoát khi đó cho Đại học Cambridge thì câu chuyện này mới được kể lại đầy đủ.
“Không có sự trợ giúp của Mackrell và những người như ông, thì hàng trăm người chạy trốn sự tấn công của quân đội Nhật sẽ không bao giờ làm được điều đó”, Kevin Greenbank, chuyên viên lưu trữ của Trung tâm Nghiên cứu Nam Á của Đại học Cambridge nhận xét.
Annamaria Motrescu, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm cho hay, Mackrell xấu hổ vì sự chú ý của dư luận khi đó, nhưng những hành động của ông xứng đáng được tôn vinh vào lúc này. “Đây là câu chuyện rất đáng chú ý về tinh thần quả cảm, lòng nhiệt tình, sự khéo léo. Nó xảy ra vào thời điểm mà không ai biết chắc về những hậu quả của cuộc chiến ở Viễn Đông sẽ như thế nào. Rất xứng đáng để tưởng nhớ.”
Vì hành động này, Mackrell đã được tặng thưởng Huân chương George. Mackrell qua đời năm 1959, sau khi về hưu tại Suffolk (miền đông nước Anh) thọ 70 tuổi.
Ngày 1.11, các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge (Anh) đã đưa lên mạng đoạn phim ngắn do chính ông Mackrell quay lại cảnh các chú voi đưa người tị nạn qua sông. Cùng với nhật ký của ông và các tài liệu khác, đoạn phim đã khiến người ta nhớ lại số phận và hành động của một con người quả cảm đã bị lãng quên.
Các tài liệu trên đã giải thích nguyên nhân tại sao Mackrell – một người gắn bó hầu như toàn bộ cuộc đời với đồn điền chè Steel Brothers ở Assam (Ấn Độ thuộc Anh) lại quyết định ra tay nghĩa hiệp với hàng trăm người đang cố gắng chạy trốn khỏi Miến Điện khi quân đội Nhật tiến vào. Xuất phát từ chính công việc ở đồn điền mà ông nghĩ đến đàn voi – cách an toàn nhất để vượt con sông Dapha hung dữ trong mùa lũ nằm trên biên giới Miến Điện - Ấn Độ.
Tháng 3.1942, thủ đô Rangoon bị thất thủ. Hàng vạn người tị nạn đói khát, trong đó có nhiều người ốm yếu, đã vượt qua hàng trăm dặm xuyên rừng rậm với hy vọng vượt biên giới sang đất Ấn Độ. Tháng 5.1942, những người đến được biên giới bị mắc kẹt, mưa lớn đã biến Dapha thành dòng nước hung dữ.
Nhật ký của Mackrell cho hay ông đã đưa một số con voi hành trình đến sông Dapha sau khi nhận được lời kêu cứu của một nhóm người tị nạn hôm 4.6.1942. Đoàn voi của ông vượt qua 160 km mới tới được bờ sông. Họ bó tay bất lực khi nhìn thấy nước lũ lên cao, cô lập những người tị nạn trên các cù lao giữa sông.
“Đến bờ sông trên lưng một chú voi lớn, tôi phát hiện ra trên cù lao bị nước lũ vây quanh có khá nhiều người” – Mackrell, khi đó 53 tuổi, viết trong nhật ký của mình. “Họ điên cuồng ra hiệu cho chúng tôi thấy là họ đang đói. Tôi thử vượt qua đó mấy lần, nhưng hoàn toàn không thể được”.
Đoạn phim cho thấy những con voi của Mackrell đứng dưới sông, nước ngập đến mắt, cố gắng trụ vững trong sức cuốn của nước. Mackrell và những người giúp việc cho ông đã định buông tay, nhưng sáng hôm sau nước hơi rút đi và ông thấy có thể đưa voi sang chở người đến chỗ an toàn.
"Rungdot là con voi đầu tiên làm nhiệm vụ... đến 7 giờ sáng nó đã quay trở lại trại với 3 người tị nạn đầu tiên” – Mackrell viết ngày 10.6.1942. “Từng nhóm một lần lượt qua sông và đến trưa chúng tôi đã đón được cả 68 người”. Hai giờ sau, nước lũ lại dâng lên, toàn bộ cù lao nơi 68 người vừa được cứu thoát bị ngập chìm trong nước suốt một tuần lễ. Lũ lần này rất dữ dội và không ai ở trên đó có thể thoát chết.
Trong những tuần sau đó, Mackrell và người của ông đã dựng trại trên bờ sông Dapha và đến tháng 9 năm đó, họ đã giúp 200 người vượt sông. Trong thời gian này, có lúc Mackrell bị sốt và phải quay về Assam điều trị, khi khỏi bệnh ông đã quay lại Dapha. Chính quyền Anh tại Ấn Độ lúc đó nhận được những thông tin tình báo không chính xác đã ra lệnh cho Mackrell dừng chiến dịch cứu người tị nạn, nhưng ông vẫn tiếp tục.
Hành động dũng cảm của ông được báo chí Anh lúc đó đưa tin. Mackrell có biệt hiệu là “The Elephant Man” (Ông chủ voi). Nhưng chỉ đến khi gia đình ông hiến tặng đoạn phim, nhật ký và những tài liệu của một số người được cứu thoát khi đó cho Đại học Cambridge thì câu chuyện này mới được kể lại đầy đủ.
“Không có sự trợ giúp của Mackrell và những người như ông, thì hàng trăm người chạy trốn sự tấn công của quân đội Nhật sẽ không bao giờ làm được điều đó”, Kevin Greenbank, chuyên viên lưu trữ của Trung tâm Nghiên cứu Nam Á của Đại học Cambridge nhận xét.
Annamaria Motrescu, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm cho hay, Mackrell xấu hổ vì sự chú ý của dư luận khi đó, nhưng những hành động của ông xứng đáng được tôn vinh vào lúc này. “Đây là câu chuyện rất đáng chú ý về tinh thần quả cảm, lòng nhiệt tình, sự khéo léo. Nó xảy ra vào thời điểm mà không ai biết chắc về những hậu quả của cuộc chiến ở Viễn Đông sẽ như thế nào. Rất xứng đáng để tưởng nhớ.”
Vì hành động này, Mackrell đã được tặng thưởng Huân chương George. Mackrell qua đời năm 1959, sau khi về hưu tại Suffolk (miền đông nước Anh) thọ 70 tuổi.
Nguồn: Báo chí Anh
3 comments:
wow, anh tìm được tài liệu này hay quá. Người đàn ông da trắng này phải gọi là phật sống anh à.
Cứu sống 1 mạng người chưa chắc gì cả đời mình làm được, thế mà ông ấy cứu được cả trăm người da màu, cứu người một cách vô tư ko phân biệt sắc da là điều hiếm thấy ở người da trắng thời đó.
Xem video mới thấy được việc làm chống trời chống đất của người đàn ông này. Em thích nhất ở những đọan người ta dùng đủ mọi đưa những người da màu ốm yếu qua sông. Người đàn ông này đáng được dựng tượng vì lòng từ bi của ông ta.
Có những người sống một cuộc đời thật đáng sống có ích cho xã hội, cũng có những người lại chỉ đi quấy phá xã hội, vô tích sự. Trái đất nên có nhiều phật sống như ông này thì hay quá.
Đáng nể nhất là việc ông xấu hổ khi dư luận chú í đến việc cứu người của ông, và không muốn công khai. Sống như ông này mới là đáng sống, ko phí phạm cuộc đời.
Em ước gì có một ku chồng như ông này nè, đáng ngưỡng mộ thật. :)
Giá mà ông này là người Việt Nam, anh sẽ làm phim về ông ấy trong serie Không Ai, Không Điều Gì Bị Quên Lãng. Thật đáng vinh danh!
Tin này hay quá!
Đăng nhận xét