15/11/10

AYLEN PRITCHIN - TÀI NĂNG VIOLON GỐC VIỆT



Aylen Pritchin, nghệ sĩ vĩ cầm Nga gốc Việt, đang lưu diễn ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình "Nhữn ngày văn hóa Nga tại Việt Nam". Đêm 15.11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, bằng ngón đàn điêu liệu Aylen Pritchin đã chinh phục hoàn toàn khán giả qua "Khúc phóng tác" phỏng theo chủ đề từ vở nhạc kịch "Chú gà trống vàng" của N. Rimsky-Korsakov và E. Tsimbalist.

Aylen Pritchin sinh năm 1987 tại cố đô Nga St. Petersburg, có mẹ là người Nga, bố là người Việt. Tốt nghiệp Trường trung học âm nhạc đặc biệt thuộc Nhạc viện St. Petersburg mang tên Rimsky Korsakov (lớp của Zaitseva), năm 2005 anh thi đỗ vào năm thứ nhất Nhạc viện Mátxcơva đúng vào lớp của cây vĩ cầm Nga huyền thoại, Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô Eduard Grach. Ngay từ khi đó Aylen đã thường xuyên tham gia vào các chương trình biểu diễn của Dàn nhạc Thính phòng “Moskovia” dưới sự chỉ đạo của NSND Grach.

Ngồi trên ghế nhà trường, Aylen nhận được học bổng của các quỹ quốc tế như “Những tên tuổi mới”, “Nghệ thuật biểu diễn Nga”... Anh còn theo học các khóa học âm nhạc quốc tế mùa hè ở Viện Hàn lâm Kostomushka (Karelya) và Israel.

Khi mới 12 tuổi. Aylen nhận được giải thưởng đầu tiên: giải Nhì tại cuộc thi tài năng trẻ quốc tế mang tên Kotorovich tại Kharkov. Năm 2000, cậu đoạt giải Nhất cuộc thi liên vùng tại Nizhnyi Novgorod. Năm 2002 đoạt giải Nhì cuộc thi Gartow Stiftung (Đức).

Năm 2004, anh đoạt giải Nhất và huy chương vàng cuộc thi quốc tế Tchaikovsky dành cho tài năng trẻ lần thứ 5 (Nhật Bản). Cũng năm đó, anh được tặng thưởng danh hiệu “Ngôi sao Viện sĩ Likhachev”. Năm 2006, anh giành chiến thắng tại cuộc thi vĩ cầm quốc tế Yapolskyi lần thứ 5 tại Mátxcơva. Năm 2007, Aylen đoạt giải Nhất cuộc thi quốc tế Vladigerov (Bulgaria) và giải đặc biệt trình diễn xuất sắc nhất tác phẩm của Vladigerov.

Năm 2009, Aylen đoạt giải Nhất và giải đặc biệt cho phần trình diễn xuất sắc nhất tác phẩm hiện đại tại cuộc thi vĩ cầm quốc tế Canetti ở Italia; giải Ba và giải đặc biệt cho phần trình diễn xuất sắc nhất tác phẩm hiện đại tại cuộc thi vĩ cầu Sion-Valais ở Thụy Sỹ.

Cây đàn mà Aylen đang sử dụng hiện nay là Stradivarius do Carlo Bergonse - học trò của nhà chế tác vĩ cầm nổi tiếng Italia Stradivari làm ra. Cùng với tài năng, thì cây đàn là tài sản vô giá của Aylen.

Nghệ sĩ mang 2 dòng máu Việt - Nga này luôn mong muốn trở về ngôi nhà thân thương của ông bà nội ở rất gần Nhà hát Lớn Hà Nội. Đêm 15.11, nguyện ước được biểu diễn trước khán giả Việt Nam của anh đã trở thành hiện thực và anh đã nhận được sự đón tiếp nồng hậu của người yêu nhạc cổ điển của thủ đô.

Tối 20.11, anh sẽ biểu diễn tại Nhạc viện TP Hồ Chí Minh.

Aylen đã lưu diễn tại Nga, Đức, Thụy Sỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản. Anh thường xuyên biểu diễn tại các festival âm nhạc quốc tế ở Nga và nước ngoài.

Hãy nghe Aylen Pritchin trình tấu bản Mephisto của Liszt-Milstein năm 2008.



(tiếp tục cập nhật)

9 comments:

LU on lúc 08:26 16 tháng 11, 2010 nói...

Sao anh lại ngưng nửa chừng xuân thía nì?

Titi on lúc 08:47 16 tháng 11, 2010 nói...

Bình tiếp anh ơi! Em thích đọc người khác viết về âm nhạc lắm :-D

Chàng trai này cao lớn, cái đàn violon không hề nhỏ nhưng trong tay chàng cứ như đồ chơi, nhìn rất tức cười. Nghe nói cây đàn này có giá 5000$ :-D

Con nhà ngoại đạo nhưng sao dáng vóc chàng cực kỳ nghệ sĩ nhé. Mảnh khảnh, liêu trai, sáng ngời trên sân khấu.

Mọi người thường quen với độ êm dịu, thong dong của đàn dây nhưng tiếng đàn của Aylen Pritchin đạt đến độ dữ dội, cá tính đặc biệt, đó mới là những kỹ thuật khó của violon.

Ngoài ra, Aylen Pritchin có kỹ thuật tay trái siêu hạng, tay archez sắc ngọt, khi nào từng trải hơn, em nghĩ Aylen Pritchin sẽ sáng tác nhạc cho violon, tức là sáng tạo ra âm thanh của riêng mình chứ không chỉ chơi lại nhạc của người khác.

VMC on lúc 13:40 16 tháng 11, 2010 nói...

@LU:
Tối qua đi xem về buồn ngủ quá, nên không viết được nhiều.

@Titi:
Aylen không cao lắm. Khoảng 1,68 - 1,70m, nhưng đúng là trông có thần thái nghệ sĩ ghê lắm.
Anh không bình được về kỹ thuật biểu diễn như em đâu.

Thuy Dam Minh on lúc 14:47 16 tháng 11, 2010 nói...

Anh thích cái dáng kéo violon lắm! Con gái kéo violon anh càng ngưỡng mộ hơn. Nhưng các bản nhạc thì anh kém hiểu biết lắm! Híc

Titi on lúc 14:52 16 tháng 11, 2010 nói...

Anh viết về cảm nhận và những chi tiết, thông tin của buổi biểu diễn ấy. Em thích đọc để hiểu mọi người cảm âm khác với dân nghệ thuật nhà nghề như nào. Bọn em nghe thì toàn xăm soi lỗi và phát hiện ra sở đoản của nhau thôi. Chán òm à :-P

VMC on lúc 15:08 16 tháng 11, 2010 nói...

@Titi:
Hôm qua Aylen trình bày hai bản. Bản thứ nhất như đã giới thiệu trong entry. Do đã biết trước rằng cậu ấy là người gốc Việt, lại đoạt nhiều giải thưởng, nên tâm trạng khá phấn khích. Khi cậu vừa bước ra thì khán phòng đã vỗ tay rào rào rồi.
Cảm tưởng khi nghe bản thứ nhất là cậu ấy chơi hay, kỹ thuật rất điêu luyện. Giai điệu trong sáng, nhưng không thấy độ non nớt.
Bản thứ hai là một sáng tác của Việt Nam, nhưng không được giới thiệu tiêu đề và tác giả. Nghe rất quen, nhưng không đoán ra là bản nào (kiến thức hạn hẹp). Tâm hồn Việt của tác phẩm được thể hiện rất rõ (chắc do cả 2 yếu tố tài năng và một nửa máu VN). Nhưng có một điều cũng dễ nhận thấy là Aylen nâng tầm tác phẩm lên rất nhiều, bởi người trần mắt thịt như anh mà cũng thấy rõ ràng là cậu ấy đã phù phép để nó trở nên lung linh và có đẳng cấp.

LU on lúc 16:01 16 tháng 11, 2010 nói...

Tuyệt! đôi bàn tay múa lượn trên dây đàn làm cho cảm giác của mình như uốn lượn theo nhịp âm thanh lên xuống, muốn nín cả thở. Bấm dây đàn đau tay lắm chứ chẳng đơn giản, thế mà anh chàng lướt ngón trên dây như đang múa ấy.
Đúng là âm nhạc dành cho mọi người, nhưng chỉ một số ít thật sự là chơi đàn chứ ko phải thợ đàn. Tiếng đàn nghe feel thật anh a.
Có năng khiếu như thế này, thì sáng tác là chuyện ko khó với anh chàng này rồi. Vã lại, sáng tác là mục đích chính khiến cho người ta đeo đuổi âm nhạc mà.

Titi on lúc 16:21 16 tháng 11, 2010 nói...

Hì... anh dùng từ người trần mắt thịt nghe khiêm tốn quá.
Em chưa nghe nên hong bit tác phẩm âm hưởng VN kia là tác phẩm nào. Nhưng em thấy là, nếu ở tác phẩm Cổ Điển, người soạn nhạc đã nghĩ hộ hết trong tác phẩm, người chơi chỉ cần chơi sạch sẽ là đã đạt ròi, đã thấy hay ròi thì ở các tác phẩm Đương Đại kiểu như bản nhạc Việt anh nghe phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sáng tạo của nhạc công bởi nhạc sĩ để mở cổng sáng tạo cho nghệ sĩ thông qua các chất liệu phong phú (ở đây là chất liệu ngũ cung của dân ca VN) và thông qua những kỹ thuật ngẫu hứng khá nhiều.
AP chắc chắn có kiến thức về âm nhạc Việt nam thì mới chơi tốt được bản đó.

Bí Ngô NZ on lúc 20:10 16 tháng 11, 2010 nói...

anh này mẹ Nga bố Việt thì đâu có phải gốc Việt, chỉ là lai Việt thôi chứ?

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết