30/11/10

THÂN PHẬN NGƯỜI NHẬP CƯ Ở NGA


Mátxcơva, 4 giờ sáng một ngày cuối tháng 11 lạnh giá. Một chiếc xe buýt chở cảnh sát và nhân viên Cục Di trú liên bang (Nga) ập đến ob (ký túc xá) gần trung tâm thương mại "Mátxcơva" ở Lyubino. Cảnh sát nhanh chóng vây tòa nhà, phong tỏa các lối ra vào và tiến hành kiểm tra giấy tờ tùy thân của hơn 500 người Châu Á, sinh sống tại đây. Đại bộ phận dân cư là người Trung Quốc, một số là người Việt.

Cách làm việc của các nhân viên Cục Di trú liên bang khác với cách của cảnh sát. Họ nhã nhặn giải thích cho các cư dân vẫn còn đang ngái ngủ rằng họ phải mặc quần áo, cầm theo giấy tờ và đi xuống dưới. Một số người biết tiếng Hoa, cố gắng giải thích bằng tiếng Hoa, nhưng những người Trung Quốc dường như quên sạch mọi thứ ngôn ngữ.

Cảnh sát phải ra tay với những người không chịu mở cửa. Họ nói bằng cả tiếng Nga lẫn tiếng Anh: "Police! Open the door! Считаю до трех! Open the door! Раз! Open the door! Два! Open the door! Три!"

Cánh cửa này làm bằng sắt nên khó mở. Cảnh sát đạp mạnh vào tường.

Một số người định bỏ chạy, nhưng ra đến sân thì bị bắt và được đưa vào nhà ăn.

Khu ký túc xá đúng là một mê cung. Những hành lang ma quái không biết dẫn đi đâu. Cư dân ngăn những khoảng không gian thành những căn phòng nhỏ với tường bằng nhựa. Hàng trăm căn phòng. Phòng nào cũng đầy nhóc người. Không phải chỗ nào cũng sáng đèn. Một nửa số cửa đóng kín.

Những người có vấn đề về giấy tờ đều không chịu mở cửa. Họ hiểu rằng họ sẽ có nguy cơ bị trục xuất. "Mặc quần áo ấm vào, cầm theo giấy tờ và đi xuống tầng 1 nhé".

Một người đàn ông Việt Nam đưa ra tờ giấy chứng nhận hộ chiếu của anh đang được giữ ở đại sứ quán.

Cảnh sát kiểm tra hộ chiếu của một người Trung Quốc. Những người có giấy tờ không hợp lệ sẽ phải rời nước Nga trong vòng 10 ngày. Không ít người về nước làm hộ chiếu với tên khác và quay lại Nga tiếp tục làm việc.

Phụ nữ và trẻ em không phải là đối tượng kiểm tra giấy tờ.

Trong ký túc xá có hẳn một khu tắm hơi...

...và dịch vụ tươi mát.

Cô gái này trốn trên giường tầng, được phát hiện một cách tình cờ.

Các phòng ở đều chật hẹp, đầy đồ đạc và rác rưởi.
Phòng nào cũng bốc mùi hôi nồng nặc.
Đây là nhà tắm của các cư dân.


Những người bị bắt đều tỏ ra hoảng sợ.

Cô gái này giả vờ chết trong nhà vệ sinh. Cảnh sát bế cô vào giường và định gọi xe cứu thương. Nhưng khi họ vừa đi, thì cô cũng tỉnh trở lại.

Công nhân nước ngoài vi phạm luật xuất nhập cảnh của Nga bị phạt 5 nghìn rub, người thuê công nhân bất hợp pháp bị phạt 800 nghìn rub
cho mỗi công nhân mà họ thuê.


"Hãy thả cô gái này ra, cô ấy là bạn gái của tôi.
Cô ấy là sinh viên, đến đây ăn cơm thôi!"

Kiểm tra giấy tờ thì thấy đều ổn. Nhưng cô sinh viên trường y
lại không nói được một từ tiếng Nga nào.


Trong khi cảnh sát gom những người nhập cảnh bất hợp pháp, các nhân viên của Cục Di trú liên bang xem xét máy tính của người Trung Quốc.

Những người nhập cư bất hợp pháp được đưa cả vào nhà ăn, nhưng đông quá,
nên họ được đưa bớt sang...


...nhà tắm hơi. 50 người không có giấy tờ tùy thân và không có giấy nhập cảnh. Những người bị giữ được đưa đến tòa án, nơi sẽ quyết định hoặc phạt hành chính, hoặc trục xuất họ về nước.

Nguồn:
Полиция! Откройте дверь!



10 comments:

LU on lúc 23:06 30 tháng 11, 2010 nói...

Nhập cư lậu thì bên San Jose em thấy Mexican là hay bị trục xuất về nước nhiều nhất. Có lần, một ku làm jannitor trong công ti kể với em là, người của xứ nó rất muốn có được thẻ xanh, mặc dù Mỹ bắt đóng tiền cư trú cấp thẻ rất cao cho diện của họ, đôi khi gần cả 1 ngàn dollars, nhưng ko dễ gì được Mỹ chấp nhận. Vì Mỹ ngại việc người Mexican luôn gây rối, bán ma túy, và nhiều sự phiền hà đến sinh họat công cộng khác.

Trưa hôm qua, ở sân bay LA, lúc em on broad lên AA airline bay về San Jose, thì em phát hiện ra ngăn đựng sách vở trước mặt em có một quyển US passport của một phụ nữ da trắng. Em đưa nó cho ku phi công, hắn liền call bên sân bay tìm bà ấy mà trả lại.
Kèm trong quyển passport là một vé chuẩn bị bay từ LA sang Canada. Coi như bà ấy đã lở chuyến bay và chắc đang lo lắng lắm vì mất passport, phương tiện nhận dạng duy nhất khi travel, thì thật phiền phức.

marcus nói...

cảm ơn anh Cường.

Titi on lúc 09:32 1 tháng 12, 2010 nói...

Có nhiều người thích sống chui lủi nhỉ? Hay họ không có lựa chọn nào khác? Sao cứ phải ở Nga bằng được? Sao không về nhà, chạy chợ ở đâu cũng kiếm được tiền, ở nước người tiếng tăm chả nói được ở làm gì? hic hic...

Thuy Dam Minh on lúc 09:35 1 tháng 12, 2010 nói...

Ở đâu trên thế giới này thì những người nhập cư cũng là những thân phận bèo bọt và đáng thương nhất!

Nặc danh nói...

Lu ơi là Lu, profiling lung tung lang tang hết cả lên.

lvu

LU on lúc 13:49 1 tháng 12, 2010 nói...

@ Lvu : Đọan trên tám về nhập cư lậu ở Mỹ. Đọan dưới tranh thủ khoe khoang vừa làm được việc tốt, nhặt của rơi mang trả lại. Rất thông cảm cho những ai...đã từng bị miss chuyến bay, khổ lắm đấy. Lu có thói quen tám lung tung ít ai hiểu mờ ;))

Huong on lúc 13:53 1 tháng 12, 2010 nói...

LVu: hello, :)
VMC: Sao anh có được phóng sự ảnh hay vậy. Không thề so sánh được chuyện người nhập cư ở Mỹ và Nga.
Người nước ngoài ở Nga hầu hết là tạm trú dài hạn theo những diện khác nhau. Và rất nhiều người không có giấy tờ hợp pháp ở Nga, về căn bản là họ sai. Nhất là những người lao động phổ thông chạy sang theo diện du lịch rồi trốn lại. Khi mình sai tất nhiên là mình sợ. Ở Nga cảnh sát kinh khủng lắm, càng cấp dưới càng kinh khủng. OMON to như voi và không nói lý lẽ nha. Người ta sợ mất tiền và trục xuất chứ không phải sợ bị bạc đãi.
Chuyện thì dài, nhưng cám ơn VMC cho coi phóng sự này.

Lana on lúc 14:05 1 tháng 12, 2010 nói...

Mỗi lần đọc về cuộc sống người Việt sống chui ở Nga là lại nhói lòng.

Unknown on lúc 14:54 1 tháng 12, 2010 nói...

Em có bà chị họ sang Đông Đức cách đây 20 năm theo diện công nhân nhà máy, hết 1 năm chạy ra ngoài buôn bán, mất 2-3 năm tiếp theo vừa ở trại tị nạn vừa buôn bán tích cóp, sau chạy được thẻ ở CH Séc, rồi cứ buôn bán giáp ranh biên giới Đức-Séc, khi tích lũy kha khá rồi chạy về đô thị buôn bán lặt vặt sinh sống. Hỏi sao không về VN, chị í bảo ở đây buôn bán tốt & lời hơn VN về VN làm sao cạnh tranh nổi với bà con mình? Chị í đi cách đây 20 năm rồi nên bi h kha khá. Nhưng vẫn rất nhiều người VN muốn chạy sang đó, làm gì cũng được, miễn không phải về dù là sống chui lủi chờ thời hay lặt vặt linh tinh ở các chợ người việt. Họ bảo vẫn sướng hơn ở Việt Nam dù họ cũng không nuôi hình ảnh việt kiều đâu nhé,

Nặc danh nói...

Sao thế nhỉ, cái kiểu không an cư đấy lại là lựa chọn của bà con ? điều đó không đơn giản là dân trí thấp hay nghèo khó trong nước mà chính là có dòng máu phiên lưu chảy trong người Việt xa xứ. Vì bị bạo hành hay bạc đãi mà vẫn quyết tâm bám trụ thì phải có lý do và lý do đó không thể quy ra thóc được.

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết