Nắng nóng chưa từng thấy ở xứ sở Bạch dương. Đài báo đưa tin đây là trận nắng nóng dài ngày nhất và nóng kinh khủng nhất ở Nga trong 130 năm qua.
Mùa hè 2002, tôi đến Moskva dự lễ nối lại đường bay Hà Nội – Moskva và đưa tin về tuần lễ văn hóa Hà Nội tại thủ đô Nga. Chuyến đi rơi đúng vào cao điểm nắng nóng. Nhiệt độ chỉ 32 độ C, tức là ở mức dễ chịu so với mùa hè Hà Nội, nhưng ở Moskva quả đúng là địa ngục.
Đất nước quá quen với mùa đông giá lạnh và mùa hè có nắng nóng thì cũng không vượt quá 30 độ C này không hề có khái niệm về cái nóng và hầu như không chuẩn bị gì để đối phó với nắng nóng.
Những ngôi nhà tường dầy, cửa kính hai lớp thường rất công hiệu trong việc chống lại giá rét thì nay ngăn chặn gió lưu thông, làm cho không khí ngột ngạt. Các công sở, trung tâm thương mại, nhà dân đều hầu như không có máy lạnh, khiến ai cũng thở ngáp ngáp như cá chờ chết.
Đó là chuyện của năm 2002.
8 năm sau, nắng nóng đã trở thành bi kịch. Nhiệt độ 36 độ C và cao hơn kéo dài đã gần một tháng rưỡi nay.
100 nghìn hecta rừng bị cháy ở nhiều tỉnh miền trung, miền nam và một bộ phận Siberia. Khói bụi bao phủ bầu trời các thành phố, làng mạc, trong đó có thủ đô Moskva hơn 10 triệu dân.
Nói chuyện với tôi qua điện thoại hôm nay, người bạn thân đang sống ở Nga than: Nhiệt độ hôm nay lên tới 42 độ C, căn hộ của gia đình anh ở tầng 14 không điều hòa nhưng không dám mở cửa sổ vì lớp khói bụi dầy đặc. Ngột ngạt, không có không khí để thở.
Thêm vào nạn cháy rừng là cháy lớp than bùn ở các đầm lầy. Cháy ở trên đầu, ở xung quanh và cháy ngầm cả dưới lòng đất.
Có một chuyện mà người ta đã tính sai. Cách đây ít lâu, Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Nga tiến hành cải tổ cơ cấu ngành. Họ phát hiện ra hàng trăm đội chữa cháy ở các làng mạc có biên chế dăm bảy người hầu không phải chữa cháy trong nhiều năm liền. Thế mà nhà nước vẫn phải chi nhiều triệu rup để nuôi họ cũng như duy trì, bảo dưỡng các thiết bị chữa cháy.
Thật quá lãng phí. Thế là họ đưa ra sáng kiến dẹp bỏ các đội chữa cháy này để tiết kiệm tiền cho ngân sách.
Nhưng trớ trêu thay, sau khi các đội chữa cháy làng bị xóa sổ, thì xảy ra trận nắng nóng này. Những đám cháy nổ ra lúc đầu đã không được dập tắt ngay. Người dân phải gọi điện báo cho các đội chữa cháy ở xa hơn và khi họ đến hiện trường, thì các đám cháy đã bùng lên quy mô rộng hơn, khó dập hơn rất nhiều.
Hôm nay, báo chí Nga đưa tin tại một số địa phương mặc dù đã huy động hết lực lượng của Bộ Tình trạng Khẩn cấp và quân đội, nhưng đã bà hỏa đã thoát khỏi phòng cương tỏa. 48 người đã thiệt mạng vì giặc lửa. Lúa mì, nông sản, rừng, các khu dân cư bị lửa tàn phá.
Sáng kiến tiết kiệm tiền cho ngân sách đã trở thành tối kiến.
Thay vì tiết kiệm vài trăm triệu rúp, nước Nga đã thiệt hại hàng tỉ rúp qua cơn thiên tai có một không hai này.
Mùa hè 2002, tôi đến Moskva dự lễ nối lại đường bay Hà Nội – Moskva và đưa tin về tuần lễ văn hóa Hà Nội tại thủ đô Nga. Chuyến đi rơi đúng vào cao điểm nắng nóng. Nhiệt độ chỉ 32 độ C, tức là ở mức dễ chịu so với mùa hè Hà Nội, nhưng ở Moskva quả đúng là địa ngục.
Đất nước quá quen với mùa đông giá lạnh và mùa hè có nắng nóng thì cũng không vượt quá 30 độ C này không hề có khái niệm về cái nóng và hầu như không chuẩn bị gì để đối phó với nắng nóng.
Những ngôi nhà tường dầy, cửa kính hai lớp thường rất công hiệu trong việc chống lại giá rét thì nay ngăn chặn gió lưu thông, làm cho không khí ngột ngạt. Các công sở, trung tâm thương mại, nhà dân đều hầu như không có máy lạnh, khiến ai cũng thở ngáp ngáp như cá chờ chết.
Đó là chuyện của năm 2002.
8 năm sau, nắng nóng đã trở thành bi kịch. Nhiệt độ 36 độ C và cao hơn kéo dài đã gần một tháng rưỡi nay.
100 nghìn hecta rừng bị cháy ở nhiều tỉnh miền trung, miền nam và một bộ phận Siberia. Khói bụi bao phủ bầu trời các thành phố, làng mạc, trong đó có thủ đô Moskva hơn 10 triệu dân.
Nói chuyện với tôi qua điện thoại hôm nay, người bạn thân đang sống ở Nga than: Nhiệt độ hôm nay lên tới 42 độ C, căn hộ của gia đình anh ở tầng 14 không điều hòa nhưng không dám mở cửa sổ vì lớp khói bụi dầy đặc. Ngột ngạt, không có không khí để thở.
Thêm vào nạn cháy rừng là cháy lớp than bùn ở các đầm lầy. Cháy ở trên đầu, ở xung quanh và cháy ngầm cả dưới lòng đất.
Có một chuyện mà người ta đã tính sai. Cách đây ít lâu, Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Nga tiến hành cải tổ cơ cấu ngành. Họ phát hiện ra hàng trăm đội chữa cháy ở các làng mạc có biên chế dăm bảy người hầu không phải chữa cháy trong nhiều năm liền. Thế mà nhà nước vẫn phải chi nhiều triệu rup để nuôi họ cũng như duy trì, bảo dưỡng các thiết bị chữa cháy.
Thật quá lãng phí. Thế là họ đưa ra sáng kiến dẹp bỏ các đội chữa cháy này để tiết kiệm tiền cho ngân sách.
Nhưng trớ trêu thay, sau khi các đội chữa cháy làng bị xóa sổ, thì xảy ra trận nắng nóng này. Những đám cháy nổ ra lúc đầu đã không được dập tắt ngay. Người dân phải gọi điện báo cho các đội chữa cháy ở xa hơn và khi họ đến hiện trường, thì các đám cháy đã bùng lên quy mô rộng hơn, khó dập hơn rất nhiều.
Hôm nay, báo chí Nga đưa tin tại một số địa phương mặc dù đã huy động hết lực lượng của Bộ Tình trạng Khẩn cấp và quân đội, nhưng đã bà hỏa đã thoát khỏi phòng cương tỏa. 48 người đã thiệt mạng vì giặc lửa. Lúa mì, nông sản, rừng, các khu dân cư bị lửa tàn phá.
Sáng kiến tiết kiệm tiền cho ngân sách đã trở thành tối kiến.
Thay vì tiết kiệm vài trăm triệu rúp, nước Nga đã thiệt hại hàng tỉ rúp qua cơn thiên tai có một không hai này.
Entries liên quan:
NGHỊCH LÝ CỦA ĐỘNG ĐẤT
ĐỐI MẶT VỚI BÃO...
ĐỘNG ĐẤT TẠI HÀ NỘI
TẬN CÙNG NỖI ĐAU
CÓ MỘT CHANCHU KHÁC
12 comments:
Tai họa luôn đến lúc không ngờ nhất. Không thể ngờ, nước Nga với bao nhà khoa học hàng đầu thế giới mà lại ra một quyết định lạc hậu như thế :-(
Nắng nóng như thế ở Moscow thì sống ra sao!
Xưa, Lana làm ở phi trường Tân Sơn Nhất, cạnh ngay đội cứu hỏa. Anh em bên đó tối ngày ngồi chơi (trực, mà chơi). Hay đùa: Cứu hỏa là đơn vị mà tất cả mọi người chỉ mong thất nghiệp cả năm, nhưng lúc nào cũng vẫn phải nuôi.
Đang quen lạnh mà chịu nóng 42 độ C thì khó chịu thật. Nhưng mờ thôi ko còm đâu, đợi cái ên trì nào "hot" hơn 42 Độ C thì em mới í kiến í cò.
Coi thời sự TV mấy bữa nay, xót và sốt ruột. Khó là có cả cháy ngầm than bùn dưới lòng đất.
Đúng là phải biết nhìn xa trông rộng là như thế đấy. Giá mà các đội chữa cháy vẫn còn...!
Nhân Moscow bị cái nóng hoành hành do cháy rừng và cháy than ở các vùng đầm lầy làm ảnh hưởng đến Moscow, anh chợt nhớ, có năm bão cát làm vàng úa và bụi mù cả Bắc Kinh. Hà Nội mình cũng nên nghĩ trước, tính trước và phòng trước những cơn thịnh nộ của thiên tai mới là tốt.
Thế mới biết Việt Nam mình hơn Nga trong chữa cháy rừng.
Em đi về ngay trước tuần nhiệt độ lên đến 40 độ C. Mấy hôm nay các bạn bên đó mail qua, kêu quá chừng, anh ạ.
Kinh hoàng quá! :(
Bên em thì quen rồi, nên 52 độ cũng bình thường vì nhà cửa được thiết kế cho mùa nóng mà. Tuy vậy, em nghĩ nếu ở đây mưa nhiều thì sẽ chết trong lụt. Vì hình như họ không thiết kế chống ngập lụt hay sao nên dù mỗi năm mưa có mỗi 2 lần, mỗi lần kéo dài chừng 1 ngày là đường xá ngập lênh láng như HN mình í. :(
@Titi:
Đời mấy ai học đến chữ ngờ!
@Lana:
Lính cứu hỏa có thì có cảm giác thừa, không có thì tai họa ngay.
@LU:
Ên-trì nóng hơn 42 độ thì phải sang nhà VL. Em ấy sống ở xứ trên 50 độ.
@Đỗ:
Nga đang cuống cuồng lo nguy cơ cháy các kho đạn dược và nhà máy điện hạt nhân.
@Thụy:
Cách đây lâu lâu em có nhắc tới nguy cơ động đất ở HN. Nhà cửa xây lởm khởm, động đất chỉ cần hơi mạnh một chút là đổ hàng loạt. Hichic.
@Baluc:
Dân mình trên Hoàng Liên Sơn vừa rồi chữa cháy bằng xô chậu.
@NOO:
Về VN thoát nóng ở Nga, nghe cứ là lạ nhỉ?
@VL:
Anh tưởng cái xứ đó nhiều tiền, xử lý được những vấn đề đó chứ. Hóa ra cũng ngập như HN à?
Đăng nhận xét