12/8/10

TUỔI THƠ ƠI...


Những đứa trẻ này mới chỉ ở trong độ tuổi từ 3 đến 7. Thay vì được tung tăng và thoải mái nô đùa, chúng được đưa vào các trường năng khiếu thể thao để đào tạo thành những nhà vô địch cho thể thao Trung Quốc trong tương lai.

Mới tí tuổi đầu, nhưng những bé trai này đã được rèn luyện
trong môi trường kỷ luật thép.


Đau đớn, chấn thương là chuyện khó tránh khỏi đối với các vận động viên nhí.

Khả năng để trở thành ngôi sao tỏa sáng trên đấu trường quốc tế không nhiều, nếu như không nói là chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay...

...Nhưng các bé vẫn phải cắn răng tập luyện. Đối với nhiều em, thì đó là con đường duy nhất để vươn lên.

May mắn không mỉm cười với tất cả. Một chút sơ sểnh cũng đủ để các em mang thương tật có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sau này.


Tôi nhớ cách đây mười mấy năm, một đoàn xiếc thiếu nhi Trung Quốc sang Việt Nam biểu diễn. Anh bạn tôi đưa con đi xem. Thằng bé con anh đi xem về cứ thắc mắc: "Sao các bạn ấy biểu diễn mà không cười"?

Anh đem câu hỏi của con ra hỏi lại trong mọi người trong cữ cà phêsáng: "Đố các cậu biết tại sao các diễn viên nhí không cười?".

Mỗi người phỏng đoán một nguyên nhân. Anh cười buồn bã: "Biểu diễn những động tác khó như thế, chắc chúng nó bị đau quá, không cười được nữa".

Ảnh: Reuters
Nguồn:Китайские гимнасты на тренировке

Entries liên quan:
VÒNG TAY MỞ, TRÁI TIM KHÉP
BÉ GÁI THÔNG MINH



22 comments:

Pig on lúc 18:30 12 tháng 8, 2010 nói...

công nghệ của bọn tàu khựa thật dã man vô nhân tính :-<

Hậu Khảo cổ on lúc 19:32 12 tháng 8, 2010 nói...

Em à, chị xem cũng o thể cười nổi, mà cứ rơi nước mắt... Người lớn rất ác với con trẻ khi chỉ vì lợi ích của mình!

LU on lúc 19:45 12 tháng 8, 2010 nói...

Sao nước láng giềng ko có program training trẻ em chậm hiểu thành thông minh nhỉ? cái này gọi là biến thông minh thành si khờ thôi.

Chắc em sẽ interview cô bạn leader kỹ sư software thông minh của em, để viết thành một quyễn sách "Làm sao biến trẻ em chậm phát triển thành thông minh?" ;))

L2C on lúc 21:12 12 tháng 8, 2010 nói...

Phải làm sao để những trẻ TQ này có những con đường khác "để vươn lên" nhỉ? Các cháu là con nhà nghèo hả bác VMC? Xem clip thấy rùng mình. Lại nhớ lại chuyện cô bé hát nhép trong thế vận hội Olympic Bắc Kinh và chuyện khổ nhục kế để đạt được những mục tiêu nào đó của người Tàu.

Em có đọc về những trẻ tương tự ở CLB Nga cũ. Sau này chúng gặp rất nhiều vấn đề về thể lực khi đến tuổi dậy thì nữa. Nhưng có lẽ được theo đuổi thể thao là vinh dự chứ không phải là con đường duy nhất để vươn lên như ở TQ, nên các bé ở LX biểu diễn vẫn tươi cười.

Thuy Dam Minh on lúc 21:37 12 tháng 8, 2010 nói...

Xem ảnh mà xót xa! Đúng là tuổi thơ bị đánh cắp em ạ!

nguoilavuaden on lúc 22:11 12 tháng 8, 2010 nói...

Trời!
Cái bọn Khựa này con nó đẻ được có một đứa mà nó còn đối xử dã man thế. Ai thần kinh yếu không nên xem clip.

NgocLan on lúc 22:47 12 tháng 8, 2010 nói...

cái giá phải trả cho cái gọi là vinh quang.

Vân Lam on lúc 02:05 13 tháng 8, 2010 nói...

Em không cần biết vinh quang là gì, và cho ai. Nhưng cách họ sử dụng con người thấy sao mà phi nhân tính! Với chính dân tộc mình, mà còn như thế. Nói gì đến với dân tộc khác! :-|

Nghe nguoilavuaden nói, em không dám coi clip luôn. :(

Cao Thành Long on lúc 08:36 13 tháng 8, 2010 nói...

Bé thứ 2 của mình cũng đang trong độ tuổi này! Với tư cách của một người làm bố, làm ba...tớ kiên quyết phản đối cái kiểu "tập luyện" dã man này. Bé đi xem xiếc về hoặc xem TV, thi thoảng cũng tập bắt chước vài động tác của các bạn nhỏ nhưng tớ luôn cảnh báo "vỡ đầu. lọi tay nghen con".Túm lại...dã man.

Unknown on lúc 08:57 13 tháng 8, 2010 nói...

Mọi người có xem Bá Vương Biệt Cơ không? Ấn tượng với em là đoạn đầu phim - một bà mẹ chặt ngón thừa của cô con gái nhỏ tuổi khi ông chủ đoàn kịch không nhận vì tật ở tay, cảnh bọn trẻ bé tí bé tẹo tập tành trong đòn roi nghiệt ngã của lão thày hết sức phi nhân tính. Dường như tinh thần luyện khổ luyện khó ăn vào máu của dân tộc. Trong đất nước rộng lớn mênh mông và rặt người là người thì chỉ vươn lên, thành công bằng mọi giá là điều quan trọng.
Những đứa trẻ trong Bá Vương Biệt cơ toàn sinh ra trong nghèo khó, bị bố mẹ bỏ rơi, muốn thành đạt buộc phải khổ luyện.
Những em bé học múa balê hay đại loại ngành thể thao nghệ thuật nào đó cũng phải khổ luyện vô cùng nhưng tỷ lệ thành công lại nhỏ nhoi vô cùng.
C'est la vie,

Unknown on lúc 09:14 13 tháng 8, 2010 nói...

Phương nam chúng ta thiên nhiên ưu đãi, tinh thần tư tưởng chúng ta mang đặc trưng nền nông nghiệp lúa nước vì vậy tương đối lành tính, hiền hoà và cạnh tranh vừa phải.
Nhưng các dân tộc phương bắc điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn, lối sống du mục, tư tưởng họ do đó thể hiện ở đấu tranh sinh tồn rất quyết liệt.
Họ muốn vươn lên bằng mọi giá, những đứa trẻ trên chịu đau đớn vô cùng nhưng nếu hỏi các em có muốn từ bỏ không? Thật không em nào muốn cả vì tư tưởng "vươn lên tới các vì sao" đã thấm nhuần từ cha mẹ, từ nhà trường, cả một hoàn cảnh xã hội.

Nguyễn Bảo Linh on lúc 09:28 13 tháng 8, 2010 nói...

Những đứa trẻ đi theo con đường nghệ thuật hay thể thao (2 môi trường này khá giống nhau) đều phải trả giá rất nhiều.

Không chỉ bị đánh mất tuổi thơ mà còn bị mất rất nhiều thứ khác... Không những vậy môi trường học tập sinh hoạt của chúng cũng rất khắc nghiệt, sự khổ luyện, sự cạnh tranh cao, sự đào thải,... và nhất là những cám dỗ, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội mà chúng phải đương đầu.

Nói chung là phải trả giá quá nhiều để tồn tại chứ chưa nói đến thành công.

Bảo Linh | www.baolinh.net.ms

Thái Anh on lúc 09:47 13 tháng 8, 2010 nói...

Vinh quang khóc...

Unknown on lúc 10:38 13 tháng 8, 2010 nói...

Tại vì giá trị theo đuổi của mỗi cộng đồng khác nhau thôi. Nếu phóng sự ảnh và clip này mà người TQ làm thì khác, chứ đây là của bọn Tây (Anh hay Mỹ thì bây giờ thành các tập đoàn truyền thông xuyên quốc gia cả). Mà bọn Tây thì thật cũng lắt léo chả kém gì Tàu về khoản mượn gió bẻ măng. Nó mau mắn tác động tâm lý người xem để phẫn nộ và sợ hãi theo đúng logic.
Em cũng chẳng thấy hay gì vụ ép trẻ con thế này, nhưng thử nghĩ xem, bọn Mỹ ngày đêm ra rả nhồi sọ trẻ con ganh đua hết mình để khẳng định chỗ đứng, thì lại cũng thành một thứ ép về tâm lý. Phim ảnh truyện trò của Mỹ đó, rất là khéo pha chế tinh thần dũng cảm và sự kiên trì, để rồi vụt sáng qua khó khăn, lúc nào cũng tự diễn vở mình là "thiện".
VN mình trước cũng thế, toàn bị truyền thông Mỹ khắc họa như một loại người sát máu và vô nhân tính.

Unknown on lúc 20:37 13 tháng 8, 2010 nói...

Em cũng phản đối kiểu đào tạo trẻ em này và mọi kiểu khác. Trẻ em, chỉ nên lớn một cách tự nhiên thôi...

Nitaduong on lúc 12:00 14 tháng 8, 2010 nói...

May quá, con mình sinh ra tại VN. May thật!

Unknown on lúc 15:36 14 tháng 8, 2010 nói...

Tình trạng này cũng đâu có khác ở VN đâu anh?
Nỗi đau thể xác còn nhìn thấy được. Còn nỗi đau, sự què quặt về tinh thần trong cách giáo dục kiểu học và chỉ học - như luyện gà nòi - là có thật và còn đáng giận, đáng lo buồn hơn.
Liệu có con số thống kê nào theo dõi bao nhiều trẻ VN bị mất tuổi thơ "dưới mái trường" không nhỉ?

Nặc danh nói...

Hào quang phù du của vinh quang, đầu óc hãnh tiến cùng lòng dạ ích kỷ của người lớn ăn cướp tuổi thơ hiện hữu ở mọi nơi bác ạ, ngay ở VN mình cũng vậy thôi - ở mọi lĩnh vực! Thật xót xa!

Phương châm “khổ luyện” luôn là 1 mặt của cứu cánh thành công, nhất là trong các môn thể thao đỉnh cao, ai cũng biết thế , song coi song cái clip trên thì chắc nhiều nhiều người sẽ nghĩ lại: “đỉnh” mà làm gì, thường đi cho nó lành. :)

Cảm ơn bác về cái thông tin này!

p/s: Nhưng cũng có nhiều trường hợp, sự khổ luyện là tự nguyện, và cá nhân đó tìm thấy niềm vui và đam mê trong đó; vậy chăng các nhà sư phạm (có lương tri) phải tìm ra phương pháp thích hợp để đào luyện trẻ thơ (hoặc học trò) 1 cách thích hợp.

LU on lúc 19:43 14 tháng 8, 2010 nói...

Chị Mai : hị hị, con người ta có nhà cửa địa chỉ đàng hoàng rồi nhé :))

Bên Mỹ thì em thấy ko có tình trạng nhồi nhét trẻ con phải thành sao như thế này đâu chị Mai. Từ bé cha mẹ để con tự tìm ra năng khiếu và đam mê của mình. Nhà trường cũng hướng trẻ em đến việc phát triển "ego" bằng chính cái nó đam mê. Không ai ép trẻ em bên này làm điều gì mà nó ko thích cả. Lộn xộn thì ngay cả đứa bé hoặc hàng xóm có thể gọi police đến can thiệp ko cho cha mẹ bắt nạt chúng nó.

Thậm chí khi nó lớn thì lại xảy ra tình trạng "con đặt đâu cha mẹ ngồi đó" chứ ko như bên nhà "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó". Cái cách "trẻ em là số 1" ở Mỹ tốt cho những đứa bé được phát triển tự nhiên, lí do này mà xã hội Mỹ đã đào tạo được nhiều nhân tài.

Nhưng nó cũng có cái bất lợi, tự do cá nhân quá đã làm đứa trẻ sẽ ra rời truyền thống gia đình Á Đông. Nó muốn cuộc sống của nó do chính nó quyết định, con đường tương lai do chính nó chọn lựa, không cần ai nghĩ hộ cho chúng nó. Đây là bi kịch va chạm giữa nhiều thế hệ trong các gia đình gốc Á di dân.

Unknown on lúc 20:08 14 tháng 8, 2010 nói...

LU: Chị cũng đang nghĩ mình thiếu sót ko tự giới thiệu khi quay trở lại dưới tên mới:(
Mỹ với Americain dream thì luxus rồi em. Chị nghĩ con cái xa rời truyền thống Á có khi vì chúng bị ép buộc quá mức - quy luật Lực và Phản lực ấy mà. Chị cũng ko ở trong môi trường Á, nhưng chị chưa thấy trẻ con xa rời nhiều. Có thể chị cũng ko còn nhiều Á chất chăng? ;)

Quay trở lại bài viết của anh Cường nhé. Em nghĩ phần đông những đứa trẻ bị mất tuổi thơ trong khổ luyện này đều xuât thân từ các gia đình nông thôn nghèo khó anh ạ. Người ta cho con vào đó với hy vọng nó sẽ được đổi đời. Đáng thương, cũng như trẻ con VN nhà mình vậy.

LU on lúc 21:01 14 tháng 8, 2010 nói...

Chị Mai : cá nhân em thì thấy ok, nhưng các bô lão thế hệ đầu sang Mỹ thường hay ngồi khóc ca rằng --> cha mẹ già như chuối chín cây...
Trong khi đứa con, nói tiếng xứ người như tiếng mẹ đẽ, thì lại lắc lư nghe nhạc Rap =))

BeBo on lúc 10:00 15 tháng 8, 2010 nói...

Còn mình thì nghĩ, trẻ con VN ngày nay phải đương đầu với chương trình học quá nặng nề, đã vậy nghỉ hè cũng không được nghỉ , phải học thêm ...nhưng cuối cùng thì kết quả ra sao???

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết