"Kim cương máu" không chỉ là tên một bộ phim của Hollywood với diễn xuất của tài tử Leonardo DiCaprio, được đề cử 5 giải Oscar, mà còn là thuật ngữ chỉ những viên kim cương được khai thác trong những điều kiện không đạt chuẩn thế giới, tại những vùng chiến sự, trong những khu mỏ có vi phạm nghiêm trọng về quyền con người và điều kiện lao động.
Đầu tuần này, Rapaport - tập đoàn chuyên buôn bán kim cương lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Mỹ và 10 nghìn nhân viên đã ban hành lệnh cấm bán kim cương có xuất xứ từ Marange của Zimbabwe. Lý do mà tập đoàn này đưa ra là tổ chức giám sát độc lập Kimberley Process không đảm bảo được rằng đó không phải là những viên "kim cương máu".
Tuyên bố của tập đoàn Rapaport đưa ra hôm 16.8 được dư luận đánh giá là rất mạnh mẽ và cương quyết: "Chúng tôi sẽ không tha thứ cho việc sử dụng các mạng lưới mua bán của chúng tôi để phân phối những viên kim cương liên quan đến vi phạm quyền con người. RapNet - mạng lưới buôn bán kim cương của Rapaport - sẽ không cho phép mua bán bất cứ viên kim cương nào có xuất xứ từ Marange (Zimbabwe). Các thành viên bị phát hiện cố tình chào kim cương Marange sẽ bị sa thải và công bố danh tính".
Marange là khu vực có nhiều mỏ khai thác kim cương ở Chiadzwa, tỉnh Mutare Tây của Zimbabwe. Chính tại đây người ta đã tìm thấy viên kim cương lớn nhất thế giới. Từ đầu thập niên 1980 đến 2006, hãng De Beers (có trụ sở tại Nam Phi) khai thác Marange thông qua công ty con là Kimberlitic Searches Ltd. Sau đó quyền khai thác được chuyển cho African Consolidated Resources - ACR (Anh), nhưng đến tháng 12.2006, Chính phủ Zimbabwe thu lại giấy phép, mặc dù ACR thắng kiện trong phiên toà tranh chấp quyền khai thác.
Cuối năm 2008, quân đội Zimbabwe chiếm quyền kiểm soát mỏ, đuổi hàng chục nghìn những người khai thác nhỏ ra khỏi đây. Khoảng 200 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ. Tình hình căng thẳng hơn khi sang đầu năm 2009, quân chính phủ đã đánh đập dân làng, cưỡng hiếp phụ nữ và buộc họ phải khai thác kim cương, khiến dư luận rất công phẫn. Đó là chưa kể những cáo buộc về nạn đánh đập người lao động và sử dụng lao động trẻ em.
Tháng 4 năm nay, Toà án Tối cao Zimbabwe cho phép chính phủ nước này bán kim cương Marange và bác bỏ đề nghị khẩn cấp của ACR về cấm bán kim cương từ các mỏ đang tranh chấp. Tổ chức sức ép quốc tế Global Witness phản đối Zimbabwe bán kim cương cho đến khi chính phủ nước này đồng ý với Kimberley Process kế hoạch cải tổ hoạt động khai thác tại Marange. Tháng 6.2010, Kimberley Process công bố kết quả giám sát quy trình và điều kiện làm việc tại Marange, khẳng định rằng Zimbabwe thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu và có thể tiếp tục bán kim cương ra thế giới.
Tuy nhiên, Rapaport lại nghi ngờ tính trung thực trong bản báo cáo của Kimberley Process: "Không có gì bảo đảm rằng các viên kim cương được Kimberley Process chứng thực không liên quan với những vi phạm về quyền con người". Đây là bước đi vô tiền khoáng hậu của giới buôn bán kim cương, nhằm làm tăng nhận thức của người tiêu dùng về những tấn bi kịch đằng sau sự hào nhoáng của kim cương. "Lần đầu tiên chúng tôi được biết đến một tập đoàn mạnh như Rapaport có quan điểm mạnh mẽ như vậy", Tiseke Kasambala - chuyên gia về Zimbabwe của tổ chức Theo dõi Nhân quyền - khẳng định.
Lệnh cấm của Rapaport chỉ có hiệu lực trên thị trường Mỹ, nên mặc dù phải chịu thiệt thòi vì không thâm nhập được vào thị trường kim cương lớn nhất thế giới, nhưng giới chức Zimbabwe có vẻ không tỏ ra lo lắng. Ngày 17.8, ông Obert Mpofu, Bộ trưởng Bộ mỏ của Zimbabwe đã phê phán quyết định của Rapaport là "điên rồ" và cho hay nước ông sẽ bán kim cương sang Châu Á - một thị trường mới nổi.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, Zimbabwe đã thực thi chính sách "Hướng về phương Đông" và sẽ bán kim cương sang các nước như Trung Quốc, Malaysia, Nga, Ấn Độ và một số nước Châu Á khác. Theo ông Mpofu, việc làm "hoen ố thanh danh của kim cương Zimbabwe" là một bộ phận trong cuộc chiến tranh kinh tế do phương Tây khởi xướng để trả đũa việc chính quyền Zimbabwe tịch thu đất của người Zimbabwe da trắng trong chương trình cải cách ruộng đất gây tranh cãi mấy năm trước.
Đầu tuần này, Rapaport - tập đoàn chuyên buôn bán kim cương lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Mỹ và 10 nghìn nhân viên đã ban hành lệnh cấm bán kim cương có xuất xứ từ Marange của Zimbabwe. Lý do mà tập đoàn này đưa ra là tổ chức giám sát độc lập Kimberley Process không đảm bảo được rằng đó không phải là những viên "kim cương máu".
Tuyên bố của tập đoàn Rapaport đưa ra hôm 16.8 được dư luận đánh giá là rất mạnh mẽ và cương quyết: "Chúng tôi sẽ không tha thứ cho việc sử dụng các mạng lưới mua bán của chúng tôi để phân phối những viên kim cương liên quan đến vi phạm quyền con người. RapNet - mạng lưới buôn bán kim cương của Rapaport - sẽ không cho phép mua bán bất cứ viên kim cương nào có xuất xứ từ Marange (Zimbabwe). Các thành viên bị phát hiện cố tình chào kim cương Marange sẽ bị sa thải và công bố danh tính".
Marange là khu vực có nhiều mỏ khai thác kim cương ở Chiadzwa, tỉnh Mutare Tây của Zimbabwe. Chính tại đây người ta đã tìm thấy viên kim cương lớn nhất thế giới. Từ đầu thập niên 1980 đến 2006, hãng De Beers (có trụ sở tại Nam Phi) khai thác Marange thông qua công ty con là Kimberlitic Searches Ltd. Sau đó quyền khai thác được chuyển cho African Consolidated Resources - ACR (Anh), nhưng đến tháng 12.2006, Chính phủ Zimbabwe thu lại giấy phép, mặc dù ACR thắng kiện trong phiên toà tranh chấp quyền khai thác.
Cuối năm 2008, quân đội Zimbabwe chiếm quyền kiểm soát mỏ, đuổi hàng chục nghìn những người khai thác nhỏ ra khỏi đây. Khoảng 200 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ. Tình hình căng thẳng hơn khi sang đầu năm 2009, quân chính phủ đã đánh đập dân làng, cưỡng hiếp phụ nữ và buộc họ phải khai thác kim cương, khiến dư luận rất công phẫn. Đó là chưa kể những cáo buộc về nạn đánh đập người lao động và sử dụng lao động trẻ em.
Tháng 4 năm nay, Toà án Tối cao Zimbabwe cho phép chính phủ nước này bán kim cương Marange và bác bỏ đề nghị khẩn cấp của ACR về cấm bán kim cương từ các mỏ đang tranh chấp. Tổ chức sức ép quốc tế Global Witness phản đối Zimbabwe bán kim cương cho đến khi chính phủ nước này đồng ý với Kimberley Process kế hoạch cải tổ hoạt động khai thác tại Marange. Tháng 6.2010, Kimberley Process công bố kết quả giám sát quy trình và điều kiện làm việc tại Marange, khẳng định rằng Zimbabwe thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu và có thể tiếp tục bán kim cương ra thế giới.
Tuy nhiên, Rapaport lại nghi ngờ tính trung thực trong bản báo cáo của Kimberley Process: "Không có gì bảo đảm rằng các viên kim cương được Kimberley Process chứng thực không liên quan với những vi phạm về quyền con người". Đây là bước đi vô tiền khoáng hậu của giới buôn bán kim cương, nhằm làm tăng nhận thức của người tiêu dùng về những tấn bi kịch đằng sau sự hào nhoáng của kim cương. "Lần đầu tiên chúng tôi được biết đến một tập đoàn mạnh như Rapaport có quan điểm mạnh mẽ như vậy", Tiseke Kasambala - chuyên gia về Zimbabwe của tổ chức Theo dõi Nhân quyền - khẳng định.
Lệnh cấm của Rapaport chỉ có hiệu lực trên thị trường Mỹ, nên mặc dù phải chịu thiệt thòi vì không thâm nhập được vào thị trường kim cương lớn nhất thế giới, nhưng giới chức Zimbabwe có vẻ không tỏ ra lo lắng. Ngày 17.8, ông Obert Mpofu, Bộ trưởng Bộ mỏ của Zimbabwe đã phê phán quyết định của Rapaport là "điên rồ" và cho hay nước ông sẽ bán kim cương sang Châu Á - một thị trường mới nổi.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, Zimbabwe đã thực thi chính sách "Hướng về phương Đông" và sẽ bán kim cương sang các nước như Trung Quốc, Malaysia, Nga, Ấn Độ và một số nước Châu Á khác. Theo ông Mpofu, việc làm "hoen ố thanh danh của kim cương Zimbabwe" là một bộ phận trong cuộc chiến tranh kinh tế do phương Tây khởi xướng để trả đũa việc chính quyền Zimbabwe tịch thu đất của người Zimbabwe da trắng trong chương trình cải cách ruộng đất gây tranh cãi mấy năm trước.
Nguồn:
Cấm "kim cương máu" - LAO ĐỘNG
6 comments:
Tôi nghĩ đây là "đòn đá hậu" của tập đoàn Rapaport, hay đúng hơn là của các ông chủ đã mất quyền khai thác kim cương ở Zimbabue mà thôi, một hình thức dìm hàng ấy. Sự mất nhân quyền ở các nước thế giới thứ 3 thường được các "thế lực làm ăn" lợi dụng tối đa. Nhiều phim(truyện)Mỹ, Pháp...cũng đã phản ánh sự man dã, tàn khốc trong khai thác vàng và kim cương, nhưng giới chủ không phải là chính phủ của các nước nghèo, mà chính là các bác tư bổn-mafia, :)
Theo quan diem cua anh thi Kim cuong, vang va nhieu loai da quy khac de co duoc chung, khong it mang nguoi da bo lai noi rung thieng nuoc doc. Chu khong chi la Kim cuong mau dau em a!
Có một lần từ Đài Loan về Hanoi, trên chuyến bay em nghe mấy cô đi lao động hợp tác nói về chuyện đang làm việc dưới hầm sâu trong lòng đất. Họ than về việc làm ít có được thở ánh mặt trời và làm liên tục. Mặt mũi họ nhìn xám xịt.
Em chưa từng tận mắt nhìn cảnh người ta đãi vàng hay đào kim cương, nhưng em có thử một năm học nghề thợ bạc pha chế vàng.
Uúi giời, cực như con lọ lem, lúc nào cũng chúi cái mẹt vào lửa đạp bình hơi con cóc nấu cho vàng chảy ra, chảy ra rồi kéo nó thành chỉ, kéo xong ngồi móc nó lại thành xâu, cực khổ muốn lòi mắt mà tiền công theo em biết thì người thợ chả nhận được bi nhiu.
Bụi vàng là cái tưởng thợ được ăn ké? không đâu, em thấy mấy công nhân làm thật cho chủ phải quét gom lại cho vào mẻ, nấu lại phân kim ra để chủ lượm lại lần chót.
Đấy là chuyện thực tế là làm việc trong môi trường hơi sang rồi đấy. Còn những người phải làm ở những nơi tối tăm ít ai biết đến, như trường hợp các cô công nhân đi lao động hợp tác em kể ở trên, thì chắc là kinh khủng và khắc nghiệt hơn nhiều rồi.
Lana tin là rất nhiều viên kim cương dính máu không chỉ những kim cương Zimbabwe. Những gì dính đến vàng, kim cương, kho báu... đều thường gắn với tranh giành, máu và cả mạng người.
Khai thác kim cương ở các nước nghèo càng khó tránh khỏi sự khắc nghiệt. Tuy nhiên Lana cũng thấy comment của Chu Nam Cường có lý, chưa thể tin ngay lời nói của các ông chủ buôn bán kim cương tư bản.
Lana and CNC : ko phải mấy ông chủ Mỹ tốt gì cả mà luật pháp Mỹ nó bắt phải thế thôi. Kinh doanh ở tây nó khác bên nhà, lớ ngớ phạm luật chính phủ sẽ bị phạt nặng, đôi khi dẫn đến đóng cửa.
Công ty của Lu, Flextronics, vừa rồi đã ồn ào về chuyện xuất tiền túi bạc triệu để đền cho đám công nhân đi kiện qua tay luật sư. Nếu đọc news sẽ thấy ngay vụ vi phạm quyền lao động này.
Thật ra thì cũng ko có gì là big deal, chỉ là nhóm luật sư Mỹ nào đó thấy ra được khe hở của Flextronics trong việc mang bảo hộ lao động trong lúc làm việc của một vài nhân viên nào đó, thế là họ túm ngay và phát truyền đơn bảo những nhân viên cùng ký tên đi thưa.
Luật sư Mỹ làm việc kinh thật, họ truy tìm được hết danh sách nhân viên đang làm việc, và gởi đều đặn đến 3 lần thư xúi dục bảo ký tên vào sẽ được lĩnh tiền bồi thường. Lu nhận được thư liên tục nhưng quăng đi ko ký, vì chẳng dính dáng chi đến Lu cả, ai lại đi đạp đổ nồi cơm mình đang ăn làm gì?
Vụ việc này làm cho Flextronics đau như thiến nên đã ra quy định bắt nhân viên toàn cầu, từ đông sang tây trên 10 nước phải kéo thẻ ăn Lunch đúng 35 phút, cho hơn ra 5 phút, để chứng tỏ công bằng trong lao động.
Đúng là điên, nhưng là lệnh global rồi nên ngày nào mấy thèng ku Ấn của team Lu cũng chửi tưng lên. Vì get line chờ kéo thẻ thì mất gần 10 phút hơn, kéo thẻ xong chúng nó đi ăn rồi lại get line chờ kéo thẻ cũng mất từng ấy 10 phút...vị chi ra mỗi ngày chúng nó ăn tới hơn 1 giờ lunch :))
Thật ra ở Mỹ kinh doanh là theo quy định chính phủ thôi, chứ chẳng có ông chủ nào tự giác tốt cả, nếu ko tốt thì sẽ đau khổ vì đóng phạt mà.
Ít nhất, quyết định này của tập đoàn mua bán kim cương lớn kia cũng làm những người có tiền sạch mua kim cương đỡ áy náy :-)
Đăng nhận xét