29/9/09

ĐỐI MẶT VỚI BÃO...



Không hiểu giời xui đất khiến thế nào mà tôi viết "Buổi sáng ở Đà Nẵng" đúng một ngày trước khi bão số 9 đến. Trong đó tôi có viết một câu: "Ở Đà Nẵng chỉ ngại mỗi bão, nhưng có phải năm nào cũng có bão to đâu nhỉ?". Thế mà cơn bão số 9 hoành hành suốt ngày hôm nay tại dải đất miền Trung lại có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp nhất trong nửa thế kỷ qua.

Đừng cho là tôi độc miệng nhé!

Một người bạn của tôi đi nghỉ cả tuần qua ở Hội An, ra sân bay Đà Nẵng đáp máy bay trở về Hà Nội vào chiều 28.9. Hãng hàng không JetStar Pacific dự định cất cánh đúng như dự kiến lúc 17h45. Cô check-in xong, ngồi trong nhà chờ nhìn gió hoành hành ngoài đường băng mà ngổn ngang lo âu. Sợ bay! Nhỡ đâu!?

Tôi trấn an: "Nếu họ vẫn dự định bay, thì tức là đủ điều kiện thời tiết để bay, đừng lo".

Nhưng đến 17h30 thì cô reo lên: JetStar báo hủy chuyến rồi. Họ thông báo hành khách lấy lại hành lý. Không phải bay nữa.

Cô đi lấy hành lý. Nhưng xuất hiện một vấn đề mới: Chuyến bay bị hủy vì lý do thời tiết, hãng hàng không không chịu trách nhiệm về chỗ ở cho hành khách. Ở đâu bây giờ khi mà tại Đà Nẵng không quen biết ai? Và thậm chí đã tiêu gần hết tiền để mua đủ thứ đồ ở Hội An, chỉ dành lại mấy trăm nghìn để đi taxi từ Nội Bài về nội thành Hà Nội?

May mắn, cô cũng tìm được một phòng trống tại khách sạn 3 sao. Họ chấp nhận thanh toán qua thẻ: Không những tiền phòng mà cả tiền mua đồ ăn nữa.

Buổi tối, khi gió bão mỗi lúc một mạnh, cô đã có thể yên tâm nhấm nháp món canh chua cá và cơm với cá kho tộ rồi chui vào chăn cuộn tròn. Một bữa ăn ngon, như cô thừa nhận. Và ngủ chắc cũng ngon, sau khi những mối lo âu được cất bỏ.

Sáng nay, cô rón rén đi xuống phòng ăn sáng kiếm ly cà phê thì phát hiện ra phòng đầy nhóc người. Tất cả đều là hành khách của Vietnam Airlines hay JetStar Pacific bị mắc kẹt ở đây. Mọi người vừa ăn uống vừa tám linh tinh chờ qua bão.

Những nhóm toàn đàn ông nước ngoài ngồi đánh bài với nhau. Đặc biệt trong số đó có một bàn toàn tây ba lô, tên nào tên ấy to đùng như voi. Cùng ngồi với họ là một em gái VN tuổi trạc 30, nước da ngăm ngăm, nhìn rất có duyên. Cô nói tiếng Anh khá trôi chảy, vừa đánh bài với mấy anh tây vừa phì phèo điếu thuốc trông rất chiến.

Bạn tôi than: Tiếc quá, tại sao có trình độ ngoại ngữ, có chút nhan sắc mà đi làm chi cái nghề đó. Nhìn mấy thèng khỉ đó thấy mà oải. Em này chắc xuân được chừng vài ba năm là đuổi ruồi không nổi.

Rồi cô phì cười: Chuyện người ta kệ người ta, ở, nhưng chờ bão tan, chẳng có chuyện gì làm, cán nên mới tám chuyện thiên hạ.

Cô tính ra ngoài đường chụp mấy kiểu ảnh đường phố, nhưng nhân viên khách sạn dứt khoát khuyên can. "Chị không được ra, nguy hiểm lắm, cây đổ, tôn bay, dễ chết người như bỡn". Cô đành ngồi lại trong khách sạn, chứng kiến sự lộng hành của bão qua cửa sổ.

Rồi cô nhắn tin: "Hóa ra mắc kẹt ở Đà Nẵng không phải là điều dở. 14 năm nay mới lại phải trải qua cảm giác sống trong bão".

Đầu giờ chiều tâm bão đổ vào Đà Nẵng. Rồi bão ngớt dần.

Người ta ra đường dọn dẹp cây cối đổ và những thứ ngổn ngang mà bão gây ra. Bão qua, nhưng cảm giác về bão thì sẽ còn lại.

Không phải ai cũng trải qua kinh nghiệm đối mặt với bão.

Chú thích: Cây đổ trên đường phố Huế. Ảnh của Hoàng Văn Minh (báo Lao Động)

22 comments:

Titi on lúc 21:27 29 tháng 9, 2009 nói...

Oài, cả ngày em bận, không đọc báo nên cũng mới bit tin :-( Cầu mong bão mau qua và không thêm người nào bị thiệt mạng nữa.

Chi_bao ^_^ on lúc 23:59 29 tháng 9, 2009 nói...

không hiểu sao thầy cứ đi đến đâu là y như rằng có chuyện xảy ra nhỉ> em nói có chứng cớ nhé, hồi 2001 vụ 11/9 thầy cũng vừa đúng dịp sang đó chứng kiến, rồi lại vụ bão này nữa. hì hì. cứ ở đâu có vấn đề thầy lại ở đó trước, hic thầy cứ như có giác quan ý.'))

LU on lúc 00:49 30 tháng 9, 2009 nói...

trởi...sao anh đoán việc linh như Khổng Minh thế? bạn em cũng đi nghĩ ở Hội An bị gặp bão anh aaa. Nó call em liên tục lo sợ rốt rít như con nít. Em cũng bảo là yên cái tâm đi ko có gì đâu chỉ chút xíu bão mà nhằm nhò gì. Nghe nó kể là khi cơn bão số 9 bắt đầu đổ vào ĐN sáng ngày 28 thì chung quanh khu rerort đã nghe loa phường thông báo ầm ầm lên rằng gió giật từ cấp 12 đến 15.

Nhìn đồng ruộng chung quanh bắt đầu ngập nước nó bảo em là nó thấy lo lo vì sợ máy bay cất cánh ko biết có gì ko? nhưng nó cũng tò mò ráng bò ra ngoài xem bão ra sao. Nghe kể rằng gió mạnh kình hoàng, đã giựt đửt gảy cây dù của ks và hất nó té cái rầm dưới đất đấy. Thế mà nó cũng chãnh ráng thử bơi ngoài hồ xem bão có sấm chớp ko? Em nghe nó còn bơi lượn được thì cũng yên tâm chưa đến nổi nào.

Ấy thế mà khi nó tới ĐN check in thì nó mới cà chớn call em liên tục, nó bảo nó sợ quá, sợ máy bay rớt như khủng bố 9/11. Hành khách VN thì ko care miễn là họ được bay về đúng giờ, nhưng nó lại mong đừng có bay, vì nó chưa muốn chết.

Nghe nó tả thì quang cảnh hoang vắng như trong mấy film kiếm hiệp đấy anh ạ. Chưa tới 5 giờ chiều mà đường phố đã vắng người, có những khu nhà ko an toàn thì nhà nước cho dời hộ dân đi nơi khác. Tài xế taxi được thông báo cho xe về cất nghỉ sớm để tránh bão. Có vài ku bắt tin chuyến bay hủy giờ chót nên té ầm ầm vào chở khách vất về khách sạn, dĩ nhiên là đuợc trả giá cao hơn ngày thường cho một cuốc xe chót trong ngày.

Lúc ấy bạn em nó lại kêu em rối rít lo sợ ko biết đi đâu qua đêm tránh bão. Em bực mình kinh lên vì cái con ấy lúc nào nó cũng thế, ngu như con cún í, gặp chuyện là tíu tít lên. Con đấy coi thế chứ nó chết nhát lắm anh à. Em làm phước gọi ks giùm cho nó bảo nó về tới đó chỉ trả cho taxi 100 nghìn tiền VN thôi, đừng trả hơn là bị hố. Nó không biết ơn còn cười em là xài hoang trả hố, nó đi chỉ tốn có 50 nghìn. Em cũng bực mình nhưng thấy nó trong tình cảnh sắp chết nên thôi không thèm nói.

Bây giờ nghe nó báo tin là bão qua rồi, ĐN cũng chẳng có gì ngoài việc nhân viên ks và dân chúng chung quanh ra ngoài dọn dẹp rác lá rơi rớt sau cơn bão. Nghe anh nói thì em mới biết là nó đã gặp cơn bão mạnh hơn nửa thế kỉ mới có đấy. Cũng may ko có gì xảy ra nghiêm trọng, chỉ có điều chắc nó lại về bên đây nổ với em ầm trời rằng nó đã được rèn luyện qua cơn bão.

doanh on lúc 05:10 30 tháng 9, 2009 nói...

Take care, man!

Bò cạp on lúc 09:14 30 tháng 9, 2009 nói...

Tâm trạng của một khách du lịch ghé thành phố khi cơn bão lịch sử đổ bộ vào cũng hay hay vì lạ, tò mò, đáng nhớ. Nhưng tâm trạng của người dân sống trong thành phố nọ thì lại khác hoàn toàn. Trước khi cơn bão đến phải lo đi chèn chống nhà cửa, mua đèn cầy, mì gói dự trữ. trong cơn bão thì cả nhà co cụm lại ở những phòng an toàn nhất trong nhà, gió giật càng mạnh thì lại càng buốt tim, có lúc gió giật mạnh quá, mẹ già ngồi đọc kinh cầu nguyện. Điện cúp, nước tràn vào nhà nên hết chèn rồi chống, hết tát rồi múc, lục đục cả đêm thiệt là tội. Trẻ con trong nhà ngày thường biếng ăn là thế nhưng bão đến thì chẳng cần mời mọc tự động đòi ăn cơm chỉ với trứng và mì gói, có lẽ là đói do người lớn không để ý đến giờ giấc. Sau cơn bão vườn cây xơ xác, đổ nát, hoang tàn. Nhiều lúc muốn dọn vào Sài gòn sống cho khỏi bị bão tố nhưng khi vô rồi lại muốn về Đà nẵng, hay là vì mình đã si mê thành phố đầu cửa biển cuối dòng sông này rồi, vài ba năm hưởng món đặc sản Bão nên khó quên.

VMC on lúc 09:39 30 tháng 9, 2009 nói...

@Lu: Hóa ra Lu cũng có bạn đi Đà Nẵng hử. Thế mà không nói để hai cô đó gặp nhau cho đỡ sợ. Hè hè.
@Bọ Cạp: Ở đâu quen đó mà. Đã qua một lần bão thì người ta không còn sợ nữa.

LU on lúc 10:00 30 tháng 9, 2009 nói...

@ bo cap : anh Cường nói đúng rồi. Ở đâu quen đó, bên Lu cũng bị thiên tai động đất liên tục. Cũng cảm giác chuẩn bị thức ăn lo sợ như người miền trung vậy. Nói chung là ta có thể đề phòng mọi thứ cho an toàn bản thân, nhưng thiên tai thì chịu thôi bạn ơi. Lu cũng sợ động đất sập cầu bất tử lắm chứ, nhưng khi qua cơn rồi thì lại lấy bình thường, và không thể rời bỏ được nơi ở của mình. Trái đất đã già quá rồi, chẳng biết lúc nào nó sẽ biến mất. Không trách thiên nhiên được, vì nó cũng như con người vẫn hàng ngày sản sinh ra sự sống. Thiên nhiên cũng sản sinh ra gió, ra mưa, ra bão, và ngập lụt. Quy luật của muôn đời rồi.

@ anh : he he, con đấy nó là đồ chết nhát, ko có được ngon lành như em đâu :D

Bò cạp on lúc 12:21 30 tháng 9, 2009 nói...

@VMC,Lu: Sống đâu quen đó nhưng lần nào sống trong bão em cũng có cảm giác Sợ và chỉ mong bão chóng tan.

LU on lúc 12:52 30 tháng 9, 2009 nói...

@ bo cap : yên tâm đi bảo đã tan rồi, bạn Lu nói ĐN đã có nắng, công nhân cây xanh đang di thu dọn lại những cây cối bị đốn ngã 2 bên đường. Nghe đâu bão đang di chuyễn qua Phi, có rởt chút ít lại ở Quảng Trị nhưng trận bão này ko gây thiệt hại nặng cho ĐN bằng cơn bão năm 2006. Nghe đâu nó làm cho cả thành phố tan hoang cả, có nhiều con đường sau đó ko còn nhận được ra nữa. Theo thống kê thì tới nay riêng tại ĐN đã thiệt mạng mất 3 người chưa rõ lí do. Thiên tai bao giờ cũng kinh khũng cả. Nó làm cho ta sợ. Lu cũng có một lần tưỡng đã rớt máy bay rồi đấy chứ! sợ gần chết. Đó là lần đi từ VN về Mỹ vào ngày thứ sáu 13th. Ko dị đoan cũng phải dị đoan, máy bay nó nhào shock vì gặp bão nặng ngoài khơi, suốt 13 tiếng chỉ nghe tiếng kêu khóc và đọc kinh cầu nguyện, chẳng ai thiết ăn uống gì cả. Từ đó Lu thề ko bao giờ đi dâu vào ngày thứ sáu 13th.

Bò cạp on lúc 20:54 30 tháng 9, 2009 nói...

Mình cũng nói trận bão năm nay không lớn bằng năm 2006 vì ít thiệt hại hơn,nhưng một số người ở đây không chịu, họ nói là trận bão này lớn hơn tuy nhiên thiệt hại ít hơn là do người dân đã có kinh nghiệm tù trận bão trước nên chèn chống nhà cửa tốt hơn.

LU on lúc 22:44 30 tháng 9, 2009 nói...

@ Bo Cap : you're right. Bạn Lu kể nghe người dân địa phương bảo rằng trận bão 2006 nó kinh khủng lắm. Con đường Lê Duẫn hầu như ko còn hình dạng. Thiệt hại rất nặng nề mà nhiều năm rồi người dân Đà Nẵng vẫn chưa quên. Cũng ko biết trận nào to hơn, nhưng bạn Lu nói rằng công tác phòng chống bão rất tốt. She đã quan sát và thấy nhà nước và người dân bây giờ có ý thức đề phòng cao nên thiệt hại cũng ko nhiều, Bây giờ đường xá cũng chỉ là những nhánh cây rơi rụng cần thu dọn thôi, vài tấm pano bị tróc quần áo, nghe đâu mỗi đợt bão qua thì dân design mấy cái pano này lại đuợc mùa trúng thầu đấy.

NAD Nguyen on lúc 03:43 1 tháng 10, 2009 nói...

Trời, cái đoạn
Rồi cô nhắn tin: "Hóa ra mắc kẹt ở Đà Nẵng không phải là điều dở. 14 năm nay mới lại phải trải qua cảm giác sống trong bão". mới thiệt là chuối hết chỗ nói, người ta đang oằn mềnh chống chịu bão, không nhà cửa đồ ăn thức uống, bạn í có t ở trong khách sạn 3 xao, thì làm sao hiểu nổi cảnh màn trời chiếu đất không chốn dung thân, người thân tôi trong Đà Nẵng, gần biển, nhà đổ mái xụp, họ sống trong đó mười mấy năm rồi, chống chọi bão thường niên , kinh nghiệm có để làm ji được đâu!
Tôi hoàn toàn không thik cái câu " Không phải ai cũng trải qua kinh nghiệm đối mặt với bão." của bạn, sức mạnh thiên nhiên vượt quá khả năng của con người, dù biết là bão về, có gia cố nhà vẫn xụp như thường, gió gào thét, tôn bị xé ra như xé giấy, trần đổ nhà đổ không khác gì bom B52...Gọi điện thoại nghe tiếng xung quanh thôi mà đã ớn lạnh, chỉ còn biết cầu mong cho mọi người an lành, vậy thôi....

LU on lúc 07:01 1 tháng 10, 2009 nói...

@ Anh Duc : Bạn thật là rảnh việc, gia đình bạn đang gặp họan nạn thế lại ko tập trung lo lắng cho họ, lo chi chuyện của người khác thế hả bạn?

Người bạn của anh Cường và cô bạn của Lu cũng là nạn nhân gặp bão. Cả nhà bạn còn có cả đại gia đình cùng lo (chỉ thiếu mỗi bạn vì bạn đang bận lo chuyện nhà người khác), trong khi đó bạn anh Cường và cô bạn của Lu chỉ thân gái một mình nơi chỗ lạ không ai quen biết. Chuyến bay hủy bỏ làm cho họ chới với khi ko còn tiền, và lại tay xách nách mang cả đống hành lí. Bạn có thấy họ cũng là nạn nhân ko? khi ngoài trời gió mưa bão giựt cấp 12 đến 15 xô ngã cả cây cối nhà cửa chung quanh, nhân viên sân bay lại thông báo phải tìm ngay nơi trú ẩn trước khi trung tâm bão tràn tới ko đầy 1 giờ hơn? Bạn có biết cái nổi lo lắng bơ vơ ko chỗ ở vì chỉ còn vài mươi phút nữa thành phố sẽ ko còn xe cộ. Ks, nhà dân sẽ đóng kín để tránh né cơn bão dử chưa?

Trong cơn họan nạn ai cũng cần sự động viên của người thân và bạn bè. Cô bạn của Lu và người bạn của anh Cường cũng thế thôi mà. Anh Cường tế nhị nói mấy câu lạc quan thế để cho người bạn bớt lo sợ là điều bình thường. Trong giờ phút đang gặp nạn ko ai ăn nói những điều gở và không vui cả. Tỉ dụ như bạn hay người thân của bạn đang gặp nạn thì bạn sẽ nói gì với họ nhỉ? Theo Lu đoán thì có lẽ bạn sẽ nói như vầy..."sợ cái gì mà sợ? có sợ cũng chết thôi, bão tới có đề phòng cũng vô ích, thế nào cây nó cũng đổ, nhà nó cũng xập đè cho mà lủng sọ chết tươi. Bó tay ngồi chờ chết đi!..." (đây là Lu đang nói theo cách bi quan của bạn :D)

Nhưng mà bạn quan tâm chi chuyện của bạn anh Cường thế? họ là bạn bè với nhau thì quan tâm đến bạn mình trong cơn họan nạn là chuyện của họ. Họ có nhắn tin những lời dở hơi thế nào cũng là chuyện của họ. Anh ấy có viết lên cũng chỉ để kể lại cảm giác lo lắng của người bạn trước cơn bão thôi. Thế bạn có đọc những mẫu chuyện về những lời nhắn của những người trong chiếc máy bay chuẩn bị đâm vào tòa nhà NY trong vụ 9/11 chưa? Đó là những lời nhắn ko ra đầu ra đuôi gì cả, có than thở, có đùa cợt như chấp nhận một tiếng cười nhẹ trước khi họ chết. Ai trong cơn họan nạn có lẽ cũng như thế cả, vì họ lo sợ biết đâu họ ko còn cơ hội nói lên những gì họ muốn nói với người thân? họ lo sợ biết đâu đó sẽ là những lời nói cuối cùng. Lu dám chắc bạn ko hiểu được những điều này đâu, vì bây giờ bạn đang bận tâm lo mỗ xẽ chuyện người khác, thay vì lo quan tâm khuyên gia đình tìm sự giúp đở của địa phương dọn đi đến nơi an toàn hơn, tại sao cứ mãi ngồi yên một chỗ chờ chết?

Bạn thật là có lòng lo chuyện bao la, nhưng theo Lu thấy thì người bạn anh Cường đã ổn rồi ko cần sự lo lắng chi nữa. Điều bạn cần lo bây giờ là bay ngay về nhà lo phụ gíup gia đình đi bạn ơi. Cô bạn Lu kể trên đường đi đã gặp nhiều thanh niên (như bạn) mặc áo mưa dầm mình trong cơn gió giật mạnh nguy hiểm, vác từng bao cát đi chống lũ đó bạn. Một hình ảnh tương trợ lẫn nhau thật đẹp vì họ hành động cứu người thực tế chứ ko lo lắng bằng cái miệng ko thôi.

Bạn xem video clip của anh Cường post lên kìa, sự nổ lực của những thanh niên can đảm đó đã giúp giảm thiểu được sự tàn phá của cơn bảo. Đất nước mình ngày càng có nhiều những người như thế thì ko lo gì mau tiến bộ và phát triển. Gia đình bạn nên đi tìm những người như thế nhờ giúp đở ngồi đó than thở làm gỉ? phải tự cứu mình trước khi trời cứu chứ bạn?

Bạn và bạn gì đang ẩn danh (lại nặc danh) phê phán anh Cường và bạn của anh ấy bên quick cmt kia đừng lo chi chuyện bao đồng xa xôi thế. Trong lúc sự sống và chết gần kề thì người ta lo tự cứu mạng còn chưa xong, ở đó mà lo chuyện linh tinh bao la ôm ấp cả thế giới này. Có lẽ sau này nên khuyên cô bạn Lu và bạn anh Cường khi gặp nạn gần chết hay đã nằm trong hòm rồi, nên cố gắng thò cái mẹt ra la to rằng, "tôi yêu dân tộc tôi lắm, tôi lo cho dân tộc tôi lắm, nhưng bây giờ tôi phải đi chết trước cái đã!" :D

LU on lúc 07:03 1 tháng 10, 2009 nói...

Bây giờ cơn bão đã qua rồi nhưng vẫn còn cần nhiều sự đóng góp để khắc phục nó. Chính quyền và các bạn trẻ cứu hộ đang dầm bão cứu nạn, tuy có lòng nhưng họ cần kinh phí các bạn ơi. Sẵn đây em đề nghị anh Cường làm công tác nhà báo đi. Báo Lao Động nên hô hào các bạn blog FL của anh, bên đây và Facebook, cùng nhau đóng góp chút ít tiền. Có ít đóng ít, có nhiều đóng nhiều tùy hỉ. Chỉ cần nhịn một ly cafe, hay một tô phở thôi là bạn, cùng Lu, và các bạn có thể góp chút ít lòng cho người dân miền Trung lũ lụt rồi. Đừng vội từ chối rằng bạn còn ko có tiền ăn nữa nhá. Sự giúp đở này cũng như đang giúp đở gia đình các bạn thôi mà. MỘT MIẾNG KHI ĐÓI BẰNG MỘT GÓI KHI NO. Anh Cường ơi, em đang PR cho việc góp tiền từ thiện giúp đồng bào lũ lụt đấy. Anh cũng nên đại diên báo chí kêu gọi mọi người có lòng đi, em dám chắc tất cả các bạn ở đây đều là người tốt cả sẽ ko ai nở từ chối góp tiền từ thiện đâu anh, tới lúc nhà báo làm việc rồi đấy ! :D

Nặc danh nói...

Hóa ra lòng tốt cũng xích mích với nhau, bão ơi.
Ngôn ngữ Việt Nam nghèo quá hay sao mà không ai giãi bày nổi lòng mình thế hả?
Tôi chợt nhớ đến cảnh dàn nhạc tiếp tục chơi trong khi Titanic đang chìm dần. Bên cạnh đó có người đàn ông len lỏi bằng mọi giá giữ lấy mạng sống của riêng mình. Không ai trong số những người đó nói gì cả, chỉ có ngôn ngữ của cuộc sống nhìn họ và hiểu họ là ai.
Có những người sống sót qua cơn bão nhưng dường như đã chết trong lòng bão. Ngược lại, có những người chết trong cơn giận giữ của thiên nhiên đôi khi vô cảm nhưng lại chẳng bao giờ chết trong những tấm lòng...vô cùng ấm áp như LU, VMC và Nguyễn Anh Đức.
Có khác chăng chỉ là chưa hiểu nhau mà thôi. Mình nghĩ thế.
----Có gì bỏ qua nhé vì mình lại phải ẩn danh thôi.

VMC on lúc 09:26 1 tháng 10, 2009 nói...

@ Nguyễn Anh Đức:
Câu mà bạn nhắc tới, tôi lại thấy không có gì là "chuối" cả. Có phải trải qua cảm giác đối mặt với bão, người ta mới hiểu được những điều mà người dân nơi đây phải hứng chịu. Một cô gái lâu nay không còn biết bão là gì, lo lắng khi thấy bão đến, rồi bị mắc kẹt trong bão, nhưng cuối cùng thì thấy đối với cô đó không phải là điều dở, vì cô biết được cảm giác của người phải đối mặt với bão... Ý tại ngôn ngoại, chẳng nhẽ phải viết thêm vài câu nữa để có cảm giác sáo rỗng sao???

Nặc danh nói...

Buồn cười là có những người lại thích những lời sao rỗng bác VMC ạ. Kiểu như thấy ông hàng xóm chết thì buộc phải qua kêu than đôi chút cho tỏ lòng thương tiếc. Miền Trung hay bất cứ nơi nào bị bão, thì y như rằng người khác buộc phải buông vài câu thương tiếc thì mới vui lòng. Tại sao phải thế?

Tôi chả thích cái kiểu đạo đức như vậy. Tôi không viết, không than cái gì về bão sất! Nhưng tôi ít ra còn biết gom chút ít tiền mọn gần phân nửa tiền lương của mình để chung vai cứu trợ trong mỗi lần kêu gọi. Ai thích nghe tiếng kêu than thương tiếc thì đi nhờ phường khóc mướn, họ làm cho! Đừng ở đây bắt bẻ ngôn từ người khác!

Xin lỗi vì tôi nói thẳng quá!

Bò cạp on lúc 13:26 1 tháng 10, 2009 nói...

Bây giờ ở Đà Nẵng nắng đã lên, nước đã rút, công nhân môi trường đang hối hả dọn dẹp đường phố, mọi người cũng đã đi vào nếp sinh hoạt gần như trước bão. Cám ơn những tấm lòng của mọi người đã và đang hướng về Miền Trung. Mỗi người mỗi cảm nhận khác nhau về cơn bão, không thể bắt người ở xa phải thót tim khi gió giật như người trong cơn bão được,cũng như khách du lịch thì chỉ cần bảo toàn tính mạng cho họ là vui rồi, nhưng họ có cách quan tâm, chia sẻ tình cảm của họ với người khác thiết thực hơn. Thôi thì cùng nhau cầu cho hai cơn bão đang hình thành ngoài khơi Philippin suy yếu thành áp thấp đi để đừng làm hại ai nữa. Hòa cả làng với nhau đi nhé.

Nặc danh nói...

Tôi là Lê Việt Tôn, không có tài khoản blogspot, nên đành phải comment bằng "ẩn danh".

Xin có đôi lời tâm sự với bạn Đức: Tôi có cảm giác là bạn Đức đã không phân biệt sự khác nhau giữa blog và báo. Có thể bạn nghĩ anh VMC là nhà báo nên lúc nào anh ấy cũng phải nói theo cách mà báo chí thường nói. Blog là nơi bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước một vấn đề liên quan đến chủ blog. Anh VMC viết về việc một người bạn anh ấy bị kẹt trong bão, phản ánh tâm tư, tình cảm của cô ấy trong cơn bão, để chúng ta hiểu thêm về một trường hợp cụ thể. Thế thôi!

Blog mà còn "hô khẩu hiệu", còn phải bày tỏ tình cảm giả tạo,(xin lỗi vì đã dùng những từ này), thì còn đọc làm gì. Đừng bắt các blog phải giống các tờ báo.

Tôi rất hiểu là bạn Đức có thể có gia đình, bạn bè, người thân sống bị ảnh hưởng bởi bão lũ, nhưng vào blog của bạn, tôi chẳng thấy có thông tin gì. Sao bạn không viết lên để chúng tôi biết thêm về những điều mà họ đã phải trải qua trong cơn bão?

LU: Sáng nay đọc báo LĐ, tôi đã thấy họ kêu gọi ủng hộ cho đồng bào miền Trung rồi.

Unknown on lúc 22:34 2 tháng 10, 2009 nói...

Toi thay ca chu nhan Blog lan cac "fan ham mo" bi benh vi cuong roi. Ai dong den mot teo la cu nhay tung tung len la sao?

Nặc danh nói...

Bạc Mac, thế nếu chúng tôi bị bệnh thì bạn có bình thường chăng khi suốt ngày đi thọc gậy vào bánh xe người khác?

Muốn ko bị kiến đốt thì đừng chọc vào tổ kiến. Muốn lấy mật ngọt thì đừng quậy phá tổ Ong. Điều đơn giản đó mà bạn còn không biết thì liệu giữa chúng tôi và bạn, ai mới là kẻ cuồng? :D

Mèo điệu on lúc 11:29 3 tháng 10, 2009 nói...

;)) Có những người không biết quý từng thời khắc cuộc sống của mình. Mình thấy, những người sống sót sau cơn bão hay động đất thật là may mắn, họ biết rõ giá trị của cuộc sống, họ biết sống. Mà họ sống như thế nào, chỉ có họ mới biết được.

Khó khăn nghịch cảnh là ko thể tránh khỏi, nó chỉ làm cho người ta mạnh mẽ hơn.

Có phải ý anh VMC thân iu là vậy chăng ? ;))

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết