Bão nên mưa suốt đêm.
Tôi cứ mong đến sáng trời ngớt mưa, nhưng cơn bão rớt có vẻ như không muốn chứng tỏ rằng nó sắp tàn. Mưa chốc lại rồ lên đổ nước như trút, chốc lại bình thản gõ nhịp trên hàng lan can ban công làm bằng sắt hộp.
Nhưng tôi vẫn phải dậy vào lúc sáng sớm, chọn bộ quần áo màu đen. Sáng nay tôi phải đi đưa tiễn một người.
Bà là mẹ của người bạn thuở còn đại học. Chọn ngày "tam cửu" để từ giã cõi đời, rồi lại đi quãng đường cuối cùng vào một ngày mưa. Người đến đám tang xuýt xoa bảo nhau: "Bà thật có phúc".
Bộ tứ đại học của chúng tôi, chỉ có mặt hai: Tôi và một cô bạn nay đã có con gái học đại học năm thứ hai. Cô bạn thứ hai đi công tác ở TPHCM, cử chồng đến thay. Một anh bạn nữa đã hứa đến, nhưng đến quá giờ hẹn mà vẫn không thấy đâu. Gọi điện thì chắc không nghe máy.
Ba chúng tôi đến chào người quá cố lần cuối. Xong thủ tục, ra ngoài thấy trời vẫn mưa, bèn rủ nhau đi càphê. Vẫn còn sớm, và còn gì đáng làm hơn là ngồi uống càphê trong khu phố cổ Hà Nội vào một buổi sáng thứ Bảy mưa rơi như thế này.
Tôi và chồng cô bạn thứ nhất gọi càphê, cô bạn thứ hai gọi một ly trà nóng. Tôi nhớ, cô bạn này rất chăm học. Suốt 5 năm đại học cô không nghỉ một buổi học nào, bất kể thời tiết mưa bão hay giá rét. Nhà cô ở tận khu tập thể Trương Định mà ngày nào cũng đạp xe lên tận Cầu Giấy để học. Đó quả là một sự phi thường.
Chúng tôi ôn nhiều chuyện, rồi cô bạn đột nhiên hỏi: "Cậu còn nhớ T. không?"
- T ngày xưa là người trong mộng của cậu ấy à? - tôi hỏi lại.
Cô bạn cười: "Người trong mộng cái gì? Hồi học trò, thấy nó đẹp trai, học giỏi, con gái đứa nào chẳng thích?".
Hoá ra sau khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô về, "người trong mộng" của bạn tôi lấy con gái một ông sếp, rồi được nhận vào làm ở một bộ quan trọng, bây giờ đã có hàm vụ phó.
- Mừng cho cậu ấy! - tôi nói.
- Ừ, thì cũng mừng thôi. Nhưng hôm nọ, đi siêu thị tình cờ tớ gặp mẹ của T. Lâu không gặp, nên bác ấy cứ níu lại hỏi han, nói đủ thứ chuyện. Mình hỏi thăm T thì bác ấy im, rồi lau nước mắt. Bác ấy lôi mình vào một cái quán, chắc vì nghĩ rằng mình là chỗ thân thiết của T nên mở hết gan ruột ra.
Bà kể Tết năm vừa rồi, vợ chồng T có đưa con cái về thăm ông bà nội vào mồng Một tết. Sáng mồng Hai, ông bà đi loanh quanh chúc Tết mấy nhà hàng xóm, rồi ông đèo bà đến nhà con trai chơi. Bấm chuông mãi và không thấy ai mở cửa. Đang định về thì thấy con Osin chạy ra, mang theo bánh trái thức ăn. Nó nói: "Chú bảo trưa nay chú phải tiếp khách, ông bà cứ về đi, tối cô chú sẽ xuống".
Ông bà đưa mắt nhìn nhau và cảm thấy tê tái trong lòng. Dắt xe ra ngõ, ông bà thấy một chiếc ôtô đỗ xịch xuống, từ trên xe một người đàn ông bệ vệ bước ra. Đó chính là sếp của con trai bà, mà ông bà đã nhiều lần nhìn thấy trên TV. Vị khách sộp không biết hai ông bà lóm cóm dắt xe đạp kia là bố mẹ của anh chàng dưới quyền đang sửa soạn tiệc khoản đãi mình.
Ông bà không chào vị khách, lặng lẽ đi về. Từ đó cho đến hết Tết, ông bà hầu như không nói với nhau câu nào. Bà không hiểu sao cậu con trai quý của bà lại không thể mời bố mẹ vào nhà, khách đến thì giới thiệu một câu thôi, ông bà cũng đủ hiểu để đi lên gác chơi với cháu chứ không thể ngồi hàn huyên với một ông VIP to như thế.
"Bác biết cái bộ ấy quan trọng, toàn con ông cháu cha làm trong đó. Thằng T nhà bác chỉ có ông bố vợ làm to nhưng nay cũng về hưu rồi, hai bác thì chỉ là viên chức quèn, nên nó ngượng, nó không muốn cho sếp nó biết hai bác. Nó sợ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp của nó chăng?" - cô bạn tôi nhắc lại lời của bà già phiền muộn.
"Đấy, ai mà nghĩ người có gương mặt thư sinh như T lại có thể cư xử với bố mẹ mình như thế? Hay "ở bầu thì tròn ở ống thì dài", ở cái bộ đấy thì phải như thế?" - cô bạn tôi kết luận bằng một câu nghi vấn.
Bất giác cả ba chúng tôi đều thở dài. Đúng là một câu chuyện buồn trong ngày mưa!
Tôi cứ mong đến sáng trời ngớt mưa, nhưng cơn bão rớt có vẻ như không muốn chứng tỏ rằng nó sắp tàn. Mưa chốc lại rồ lên đổ nước như trút, chốc lại bình thản gõ nhịp trên hàng lan can ban công làm bằng sắt hộp.
Nhưng tôi vẫn phải dậy vào lúc sáng sớm, chọn bộ quần áo màu đen. Sáng nay tôi phải đi đưa tiễn một người.
Bà là mẹ của người bạn thuở còn đại học. Chọn ngày "tam cửu" để từ giã cõi đời, rồi lại đi quãng đường cuối cùng vào một ngày mưa. Người đến đám tang xuýt xoa bảo nhau: "Bà thật có phúc".
Bộ tứ đại học của chúng tôi, chỉ có mặt hai: Tôi và một cô bạn nay đã có con gái học đại học năm thứ hai. Cô bạn thứ hai đi công tác ở TPHCM, cử chồng đến thay. Một anh bạn nữa đã hứa đến, nhưng đến quá giờ hẹn mà vẫn không thấy đâu. Gọi điện thì chắc không nghe máy.
Ba chúng tôi đến chào người quá cố lần cuối. Xong thủ tục, ra ngoài thấy trời vẫn mưa, bèn rủ nhau đi càphê. Vẫn còn sớm, và còn gì đáng làm hơn là ngồi uống càphê trong khu phố cổ Hà Nội vào một buổi sáng thứ Bảy mưa rơi như thế này.
Tôi và chồng cô bạn thứ nhất gọi càphê, cô bạn thứ hai gọi một ly trà nóng. Tôi nhớ, cô bạn này rất chăm học. Suốt 5 năm đại học cô không nghỉ một buổi học nào, bất kể thời tiết mưa bão hay giá rét. Nhà cô ở tận khu tập thể Trương Định mà ngày nào cũng đạp xe lên tận Cầu Giấy để học. Đó quả là một sự phi thường.
Chúng tôi ôn nhiều chuyện, rồi cô bạn đột nhiên hỏi: "Cậu còn nhớ T. không?"
- T ngày xưa là người trong mộng của cậu ấy à? - tôi hỏi lại.
Cô bạn cười: "Người trong mộng cái gì? Hồi học trò, thấy nó đẹp trai, học giỏi, con gái đứa nào chẳng thích?".
Hoá ra sau khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô về, "người trong mộng" của bạn tôi lấy con gái một ông sếp, rồi được nhận vào làm ở một bộ quan trọng, bây giờ đã có hàm vụ phó.
- Mừng cho cậu ấy! - tôi nói.
- Ừ, thì cũng mừng thôi. Nhưng hôm nọ, đi siêu thị tình cờ tớ gặp mẹ của T. Lâu không gặp, nên bác ấy cứ níu lại hỏi han, nói đủ thứ chuyện. Mình hỏi thăm T thì bác ấy im, rồi lau nước mắt. Bác ấy lôi mình vào một cái quán, chắc vì nghĩ rằng mình là chỗ thân thiết của T nên mở hết gan ruột ra.
Bà kể Tết năm vừa rồi, vợ chồng T có đưa con cái về thăm ông bà nội vào mồng Một tết. Sáng mồng Hai, ông bà đi loanh quanh chúc Tết mấy nhà hàng xóm, rồi ông đèo bà đến nhà con trai chơi. Bấm chuông mãi và không thấy ai mở cửa. Đang định về thì thấy con Osin chạy ra, mang theo bánh trái thức ăn. Nó nói: "Chú bảo trưa nay chú phải tiếp khách, ông bà cứ về đi, tối cô chú sẽ xuống".
Ông bà đưa mắt nhìn nhau và cảm thấy tê tái trong lòng. Dắt xe ra ngõ, ông bà thấy một chiếc ôtô đỗ xịch xuống, từ trên xe một người đàn ông bệ vệ bước ra. Đó chính là sếp của con trai bà, mà ông bà đã nhiều lần nhìn thấy trên TV. Vị khách sộp không biết hai ông bà lóm cóm dắt xe đạp kia là bố mẹ của anh chàng dưới quyền đang sửa soạn tiệc khoản đãi mình.
Ông bà không chào vị khách, lặng lẽ đi về. Từ đó cho đến hết Tết, ông bà hầu như không nói với nhau câu nào. Bà không hiểu sao cậu con trai quý của bà lại không thể mời bố mẹ vào nhà, khách đến thì giới thiệu một câu thôi, ông bà cũng đủ hiểu để đi lên gác chơi với cháu chứ không thể ngồi hàn huyên với một ông VIP to như thế.
"Bác biết cái bộ ấy quan trọng, toàn con ông cháu cha làm trong đó. Thằng T nhà bác chỉ có ông bố vợ làm to nhưng nay cũng về hưu rồi, hai bác thì chỉ là viên chức quèn, nên nó ngượng, nó không muốn cho sếp nó biết hai bác. Nó sợ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp của nó chăng?" - cô bạn tôi nhắc lại lời của bà già phiền muộn.
"Đấy, ai mà nghĩ người có gương mặt thư sinh như T lại có thể cư xử với bố mẹ mình như thế? Hay "ở bầu thì tròn ở ống thì dài", ở cái bộ đấy thì phải như thế?" - cô bạn tôi kết luận bằng một câu nghi vấn.
Bất giác cả ba chúng tôi đều thở dài. Đúng là một câu chuyện buồn trong ngày mưa!
7 comments:
Đúng là cái cuộc đời này.
(Anh sửa lại thành xuýt xoa nhé)
Cảm ơn bạn.
Chán đời quá, càng ngày càng thấy nhiều chuyện buồn và cả bản thân mình nữa hình như càng ngày càng đốn mạt đi, sorry vì đã trút vào đây.
Ừ, công nhận chuyện chẳng hay ho gì. cái cậu T này ngu thì có. nhiều khi có ông bố bà mẹ công chức quèn mà hồn nhiên thật thà, IQ cao thì vị sếp bự kia còn dễ cất nhắc hơn ý chứ. Khôn quá thì hóa ngu.
Tất nhiên là dây đang nhìn đời màu hồng. Còn lên Sếp thì có nhiều way: Nặng có, nhẹ có, IQ cao có, tình cảm tràn trề lai láng có,trả ơn nhau cũng có, chuẩn bị hậu phương cho mình có...Nói chung là ...he he....đa văn dạng.
Bạn Nặc danh 1 chán đời làm quái gì.
Chỉ còn ta với ta trên dời mà ta yêu ta thì đời vẫn vui.
Hờ..hờ..
Chuyện này đâu phải mới có đây đại K? Còn có đứa đánh bố, chửi mẹ như hát hay nữa kìa! Chắc phải cho họ đọc cái truyện ngắn Trung Quốc, có người đàn ông đan giỏ, đứa con hỏi "Bố đan giỏ để làm gì thế ạ?". Ông í bảo "Để mang ông bà lên núi ở!". Đứa nhỏ có biết gì đâu, nó vô tử bảo "Thế khi bố già, con cũng sẽ đan giỏ, mang bố lên núi cho bố ở nhé!"
Hehe...Em đôi khi dị đoan lắm. Không tin ma quỷ là có thật, nhưng em tin luật Nhân - Quả là có thật. Không sớm thì muộn thôi anh ơi! Gieo hạt đắng thì làm sao có quả ngọt?
...
Thanh niên T. trên làm mình nhớ lại "Báo hiếu : Trả nghĩa cha" và "Báo hiếu : Trả nghĩa mẹ" của cụ Nguyễn Công Hoan.
Chán đời làm chi. Đọc đỡ thay còm- men nè:
-------
Chiếc Lexus đen bóng thả người đi nhờ xuống góc phố trong một chiều mưa tầm tã. Cây cối nghiêng ngả, lá vàng lác đác rơi. Buồn nhưng rất đẹp. Cái buồn theo chân người từ cửa ô tô, trải theo từng bước chân về nhà, chầm chậm, như thể đang còn muốn níu kéo một cái gì đó...
“Tiên sư cha mày, ăn lắm thế”. Người đàn ông bé quắt như con chuột đói, đen cháy, khô cằn như Châu Phi hạn hán, đang quát con. Đứa con trai cũng bé quắt như chuột đói, hai con mắt mở to, thô lố nhìn người qua đường, tay nó lấm lem bùn đất nắm chặt mấy tàu lá bánh đang liếm dở. Bà bán rau chép miệng:” Xảy mẹ liếm lá dọc đường”.
Bước chân chầm chậm bỗng nhiên nhẹ bẫng. Chúng băng qua góc phố, thanh thản bỏ lại sau lưng bóng chiếc xe màu đen sang trọng và những gì làm lòng người choáng váng trong mấy ngày qua. Chốn ăn chơi vô thưởng vô phạt, những người đàn ông giàu sang vừa cuốn hút vừa xa lạ, những người đàn bà vừa lịch thiệp vừa đầy đau khổ vì đố kỵ, bon chen. Tiền ở đâu ra mà lắm thế? ...
Cánh cửa màu xanh, bình an đợi sẵn bước chân người.
Dang tay, nhắm mắt, hít một hơi thật sâu, tận hưởng cảm giác của kẻ đi giữa hai đường thẳng song song chẳng bao giờ gặp nhau.
Đăng nhận xét