Có lẽ tôi là một trong những người đầu tiên ở Hà Nội hay tin về chuyện một ngư dân sống sót trở về sau cơn bão Chanchu. Ngày 10.8 đúng là hôm tôi trực xuất bản báo. Đến chiều nhận được một tin ngắn gây sửng sốt từ văn phòng Đà Nẵng: "Một ngư dân mất tích trong bão Chanchu trở về". Tôi tức tốc liên lạc với phóng viên viết tin này và đề nghị cần gặp ngay người vượt bão trong sáng mai để viết một bài ghi chép về hành trình vượt biển sống sót của anh ta cho số báo ngày kia (12.8).
Người phóng viên lúc đó đã tỏ ra thận trọng. Anh nói hãy chờ anh thẩm tra lại một lần nữa xem có đúng là tin thật không. Khoảng gần 9 giờ tối, anh gọi lại và nói: "Đã kiểm tra tin với chính quyền, có thể đăng" và báo tin đã cử một cây bút cứng từ Tam Kỳ lên thẳng Quế Sơn để thực hiện yêu cầu của tôi vào sáng mai.
Hôm sau vẫn là ca trực của tôi. Tôi thấp thỏm chờ đến cuối giờ chiều để nhận bài ghi chép nóng hổi của cây bút trẻ mà tôi rất ngưỡng mộ. Anh quả đã thể hiện rõ tài năng và đẳng cấp của mình trong ghi chép "Phải sống" (lấy nhan đề theo một bộ phim của Trương Nghệ Mưu) kể về những gian khổ màNguyễn Văn Hương trải qua sau 13 ngày lênh đênh trên biển. Tôi ứa nước mắt khi đọc đến đoạn cuối: "Bước ra khỏi căn nhà tranh vách bao tải thủng lỗ chỗ, chị Nương còn chạy theo níu áo tôi hỏi: "Vậy Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động có còn hỗ trợ tiền cho tui xây nhà nữa không?".
Chẳng là trước đó báo tôi đã quyết định xây tặng cho gia đình này một căn nhà trị giá 20 triệu đồng. Nay anh đã trở về. Dẫu vậy đó không phải là lý do gì để chúng tôi không thực hiện cam kết của mình.
Nhưng nỗi lo âu ấy của chị Nương lại hoàn toàn không xuất phát từ mối nghi ngờ lòng hảo tâm của những người đã quyên góp tiền cho nạn nhân của cơn bão. Nó xuất phát từ tính chân thực trong câu chuyện vượt bão kỳ diệu của chồng chị. Đến nay thì mọi chuyện đã rõ ràng. Người ngư dân kia chẳng hề mắc bão Chanchu, anh ta cũng chẳng hề có hai tuần lễ gian nan lênh đênh trên biển...
Nhưng tại sao anh ta lại phải nói dối?
Tựu trung cũng chỉ vì quá nghèo. Cái nghèo khiến cho một người đàn ông 34 tuổi , một vợ, hai con và một mẹ già phải sống trong căn nhà tranh với vách bằng bao tải thủng lỗ chỗ. Căn nhà mới sẽ chỉ mất 20 triệu đồng để xây dựng thôi, nhưng đó là số tiền mà anh đi đánh cá từ nay đến cuối đời cũng không thể có được. Thôi thì hãy bịa ra một câu chuyện sống sót , để không bị mất tất cả.
Và tôi, có lẽ, lại cũng là một trong những người đầu tiên ở Hà Nội biết đến câu chuyện giả mạo này. Chiều 15.8, người phóng viên đưa tin ban đầu gọi điện cho tôi báo tin trên với giọng buồn buồn. Chẳng một nhà báo nào mong muốn câu chuyện mình viết ra lại là sự bịa đặt bẽ bàng, dẫu rằng sự bịa đặt ấy xuất phát từ phía khác. Đó thực sự là một kinh nghiệm buồn.
Còn Nguyễn Văn Hương thì sao? Tôi cho rằng anh ta đã vượt qua nhiều sóng gió bão giông ở trong lòng để thú nhận mình đã bịa câu chuyện vượt biển, xin lỗi đồng bào cả nước và xin tự nhận trách nhiệm trước pháp luật. Anh ta cũng mong mọi người thông cảm về sự dại dột nhất thời của mình và xin trả lại 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 20 triệu đồng.
Vâng, dù sao thì anh ta cũng đã thành khẩn. Chính quyền địa phương cũng tuyên bố họ sẽ không lấy lại những gì đã giúp đỡ gia đình anh. Nguyên nhân rất rõ ràng: Gia đình anh quá nghèo, cũng nằm trong dan sách cần được giúp đỡ.
Cơn bão Chanchu đã qua đi và để lại ngổn ngang bao điều. Gia đình Nguyễn Văn Hương đã trải qua hai cơn bão Chanchu. Hai cơn bão ấy khủng khiếp chẳng kém gì nhau. Chúng sẽ theo anh ta từ nay cho đến cuối cuộc đời...
Người phóng viên lúc đó đã tỏ ra thận trọng. Anh nói hãy chờ anh thẩm tra lại một lần nữa xem có đúng là tin thật không. Khoảng gần 9 giờ tối, anh gọi lại và nói: "Đã kiểm tra tin với chính quyền, có thể đăng" và báo tin đã cử một cây bút cứng từ Tam Kỳ lên thẳng Quế Sơn để thực hiện yêu cầu của tôi vào sáng mai.
Hôm sau vẫn là ca trực của tôi. Tôi thấp thỏm chờ đến cuối giờ chiều để nhận bài ghi chép nóng hổi của cây bút trẻ mà tôi rất ngưỡng mộ. Anh quả đã thể hiện rõ tài năng và đẳng cấp của mình trong ghi chép "Phải sống" (lấy nhan đề theo một bộ phim của Trương Nghệ Mưu) kể về những gian khổ màNguyễn Văn Hương trải qua sau 13 ngày lênh đênh trên biển. Tôi ứa nước mắt khi đọc đến đoạn cuối: "Bước ra khỏi căn nhà tranh vách bao tải thủng lỗ chỗ, chị Nương còn chạy theo níu áo tôi hỏi: "Vậy Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động có còn hỗ trợ tiền cho tui xây nhà nữa không?".
Chẳng là trước đó báo tôi đã quyết định xây tặng cho gia đình này một căn nhà trị giá 20 triệu đồng. Nay anh đã trở về. Dẫu vậy đó không phải là lý do gì để chúng tôi không thực hiện cam kết của mình.
Nhưng nỗi lo âu ấy của chị Nương lại hoàn toàn không xuất phát từ mối nghi ngờ lòng hảo tâm của những người đã quyên góp tiền cho nạn nhân của cơn bão. Nó xuất phát từ tính chân thực trong câu chuyện vượt bão kỳ diệu của chồng chị. Đến nay thì mọi chuyện đã rõ ràng. Người ngư dân kia chẳng hề mắc bão Chanchu, anh ta cũng chẳng hề có hai tuần lễ gian nan lênh đênh trên biển...
Nhưng tại sao anh ta lại phải nói dối?
Tựu trung cũng chỉ vì quá nghèo. Cái nghèo khiến cho một người đàn ông 34 tuổi , một vợ, hai con và một mẹ già phải sống trong căn nhà tranh với vách bằng bao tải thủng lỗ chỗ. Căn nhà mới sẽ chỉ mất 20 triệu đồng để xây dựng thôi, nhưng đó là số tiền mà anh đi đánh cá từ nay đến cuối đời cũng không thể có được. Thôi thì hãy bịa ra một câu chuyện sống sót , để không bị mất tất cả.
Và tôi, có lẽ, lại cũng là một trong những người đầu tiên ở Hà Nội biết đến câu chuyện giả mạo này. Chiều 15.8, người phóng viên đưa tin ban đầu gọi điện cho tôi báo tin trên với giọng buồn buồn. Chẳng một nhà báo nào mong muốn câu chuyện mình viết ra lại là sự bịa đặt bẽ bàng, dẫu rằng sự bịa đặt ấy xuất phát từ phía khác. Đó thực sự là một kinh nghiệm buồn.
Còn Nguyễn Văn Hương thì sao? Tôi cho rằng anh ta đã vượt qua nhiều sóng gió bão giông ở trong lòng để thú nhận mình đã bịa câu chuyện vượt biển, xin lỗi đồng bào cả nước và xin tự nhận trách nhiệm trước pháp luật. Anh ta cũng mong mọi người thông cảm về sự dại dột nhất thời của mình và xin trả lại 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 20 triệu đồng.
Vâng, dù sao thì anh ta cũng đã thành khẩn. Chính quyền địa phương cũng tuyên bố họ sẽ không lấy lại những gì đã giúp đỡ gia đình anh. Nguyên nhân rất rõ ràng: Gia đình anh quá nghèo, cũng nằm trong dan sách cần được giúp đỡ.
Cơn bão Chanchu đã qua đi và để lại ngổn ngang bao điều. Gia đình Nguyễn Văn Hương đã trải qua hai cơn bão Chanchu. Hai cơn bão ấy khủng khiếp chẳng kém gì nhau. Chúng sẽ theo anh ta từ nay cho đến cuối cuộc đời...
0 comments:
Đăng nhận xét