Những cơn gió mùa đông bắc lồng lộn phóng theo anh. Cuộc nói chuyện nặng nề khiến anh mệt mỏi nên anh quyết định không đến cơ quan làm nốt buổi chiều mà đi thằng về nhà. Dựng xe ở sân, anh vào nhà, nằm vật ra salông.
Gió lạnh lùa vào nhà, lay lay chiếc đèn chùm treo trên trần nhà khiến một vài miếng pha lê lóe lên như cười nhạo anh: "Một thằng đàn ông chả ra gì, bị ả vợ cũ cười vào mũi". Anh lần tay vào túi quần, rút chiếc điện thoại ra, viết nhanh một tin nhắn và gửi vào số máy của người vợ cũ. Mình sẽ không đầu hàng trong trận quyết đấu này, anh tự nhủ như vậy.
- Con về rồi à? Sao không đi làm? - Giọng bố anh vang lên. Có tiếng bước chân của ông, rồi gương mặt ông hiện ra ngay dưới chiếc đèn chùm. Ông cau mày: "Con sao vậy? Mặt con trông thật khủng khiếp, cứ như con vừa mai táng tất cả những người thân trong nhà..."
Anh thở dài, quay mặt vào bên trong. Ông ngồi xuống bên cạnh, lay vai anh: "Này, có chuyện gì nói cho bố biết?". Anh gắt: "Chẳng có chuyện gì cả, bố để con yên". Ông già không chịu buông tha: "Nếu anh không chịu nói, thì lên gác nằm đi. Tôi phải tiếp khách, tổ hưu trí họp ở đây bây giờ." Anh ngồi dậy, cầm chìa khóa, điện thoại, rồi bước lên gác. Không nhìn ông, anh nói: "Bố không được quấy rầy con đâu đấy".
Căn phòng của anh trên tầng ba. Từ hồi li dị vợ anh vẫn ở một mình trong căn phòng này. Nó khá rộng, đủ chỗ để hai vợ chồng cùng đứa con trai sống. Chiếc giường đôi mẹ anh đích thân đi mua trước đám cưới vẫn là chỗ anh nằm ngủ hàng đêm. Chăn ga gối đệm mua từ hồi đó có cái anh dùng, có cái không. Chiếc bàn phấn nơi cô vợ cũ ngồi trang điểm mỗi sáng cũng vẫn còn kia, giờ anh biến nó thành nơi để laptop mà một dàn nghe nhạc mini. Tủ quần áo, tivi... mọi thứ vẫn còn nguyên. Duy chỉ có tấm ảnh cưới treo đầu giường đã được tháo đi ngay sau khi cô chủ cũ rời khỏi căn phòng. Thế vào đó là một phiên bản một bức tranh phong cảnh nổi tiếng mà anh mua trong đợt đi công tác nước ngoài.
Anh mở rèm và nhìn qua cửa kính xuống hàng cây bằng lăng trồng trên hè phố cố vươn tán lá đến sát chiếc bancông, nơi anh vẫn ra tập thể dục mỗi sáng. Mùa này chỉ còn lại những cành cây khẳng khiu. Gió đang ra sức lay những cành cây ấy để chúng buông tha những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại.
Anh kéo rèm lại. Căn phòng trở nên tối om. Để nguyên quần áo, anh nằm xuống giường, hai tay đan vào gáy. Mắt anh mở to, nhưng không nhìn thấy gì trong bóng tối. Nhưng khi nhắm mắt thì anh bỗng thấy những vòng vằn vèo màu đỏ phát sáng chạy hỗn loạn. Chúng ru anh vào giấc ngủ mệt mỏi...
... Anh chỉ thức giấc khi nghe thấy tiếng gõ cửa. Giọng bố anh vang lên: "Dậy, dậy đi con ơi". Anh nói vọng ra: "Con đã nói bố đừng quấy rầy con mà!". "Ờ, nhưng bây giờ là 7 giờ rồi. Bố gọi con xuống ăn cơm." Kể từ ngày mẹ anh mất cách đây hai năm, bố con anh thỏa thuận luôn ăn tối với nhau. Không thể để ông già đã nấu cơm lại phải ngồi ăn một mình, nên nghe ông nói thế, anh đành trở dậy.
- Trời lạnh, làm chút rượu cho ấm bụng nhé? - Bố anh gạ.
- Vâng, - anh gật đầu. Bố anh rót chai rượu làng Vân ngâm mật gấu ra hai cái chén nhỏ: "Nào cụng ly đi con."
Anh lặng lẽ đưa chén lên.
- Nào, hôm nay ở cơ quan có việc gì, nói cho bố hay. Nhà giờ chỉ còn hai bố con, con định vẫn giữ mãi cái kiểu không cần nghe ý kiến của bố như lâu nay à? - ông nhìn xoáy vào anh, ánh mắt lộ rõ sự quan tâm.
- Con đã từng nghe lời bố. Bố lúc nào cũng tâm niệm đừng quan trọng hóa vấn đề, hãy coi nhẹ mọi việc. Nhưng con không thấy đó là giải pháp cho con...
- Sao không phải là giải pháp?
- Vì xã hội hiện nay quá phức tạp, chứ không đơn giản và trong sáng như thời của bố. Mà bố cũng lạ. Vui sướng thì hát véo von, đau khổ thì khóc lóc. Nhiều lúc, con không hiểu được bố.
- Bố còn phải nói với con bao nhiêu nữa? Giời cho ta mọi giác quan, mọi cảm xúc. Tại sao ta lại phải ghìm nén những tình cảm thật trong lòng? Khi ta sung sướng, ta có quyền bày tỏ điều đó qua tiếng hát, qua nụ cười. Khi ta đau khổ, ta hãy khóc để vợi bớt nỗi đau. Sao ta lại từ chối những đặc quyền mà thượng đế ban phát cho chúng ta?
- Nhưng đàn ông không nên sống quá thiên về tình cảm như vậy, bố ạ. Trông chán lắm... Chả làm được trò trống gì nên hồn. Khi vợ chồng con trục trặc, bố nói rất đơn giản: "Nếu các con không còn yêu nhau nữa, nếu thấy cuộc sống chung không còn vui vẻ nữa, thì ly dị cũng được..."
- Ừ, đúng là bố đã nói như thế. Nhưng ly dị là con quyết định, chứ không phải bố. Và bố thấy, con sống cũng thoải mái từ đó đến nay.
- Chỉ thấy thoải mái cho mình mà không đếm xỉa đến việc người khác có được thoải mái từ việc làm của mình hay không có lẽ là cách sống vô trách nhiệm. Hôm nay cô ấy xỉ vả con vì quyết định đó...
- Các con gặp nhau à? Đã mấy năm trôi qua rồi mà vẫn còn nỗi niềm chứa chất à? Hay còn chuyện gì khác?
- Cô ấy nói chúng con lấy nhau không hẳn vì tình yêu, rằng chúng con ly dị nhau là đúng. Nhưng, còn có một chuyện nữa. - Anh ngập ngừng. - Bố này, nếu ngày bằng tuổi con, có người đề nghị bố cho con, bố có cho không?
Bố anh ngừng nhai, nhìn anh ngạc nhiên: "Con sao vậy? Con bị ốm, nói sảng đấy à?"
- Không ạ. - Anh lắc đầu. - Vợ con muốn con đồng ý để cho cu Tí làm con nuôi.
Bố anh giật nẩy mình: "Cái gì? Nó có bị điên không?"
Gió lạnh lùa vào nhà, lay lay chiếc đèn chùm treo trên trần nhà khiến một vài miếng pha lê lóe lên như cười nhạo anh: "Một thằng đàn ông chả ra gì, bị ả vợ cũ cười vào mũi". Anh lần tay vào túi quần, rút chiếc điện thoại ra, viết nhanh một tin nhắn và gửi vào số máy của người vợ cũ. Mình sẽ không đầu hàng trong trận quyết đấu này, anh tự nhủ như vậy.
- Con về rồi à? Sao không đi làm? - Giọng bố anh vang lên. Có tiếng bước chân của ông, rồi gương mặt ông hiện ra ngay dưới chiếc đèn chùm. Ông cau mày: "Con sao vậy? Mặt con trông thật khủng khiếp, cứ như con vừa mai táng tất cả những người thân trong nhà..."
Anh thở dài, quay mặt vào bên trong. Ông ngồi xuống bên cạnh, lay vai anh: "Này, có chuyện gì nói cho bố biết?". Anh gắt: "Chẳng có chuyện gì cả, bố để con yên". Ông già không chịu buông tha: "Nếu anh không chịu nói, thì lên gác nằm đi. Tôi phải tiếp khách, tổ hưu trí họp ở đây bây giờ." Anh ngồi dậy, cầm chìa khóa, điện thoại, rồi bước lên gác. Không nhìn ông, anh nói: "Bố không được quấy rầy con đâu đấy".
Căn phòng của anh trên tầng ba. Từ hồi li dị vợ anh vẫn ở một mình trong căn phòng này. Nó khá rộng, đủ chỗ để hai vợ chồng cùng đứa con trai sống. Chiếc giường đôi mẹ anh đích thân đi mua trước đám cưới vẫn là chỗ anh nằm ngủ hàng đêm. Chăn ga gối đệm mua từ hồi đó có cái anh dùng, có cái không. Chiếc bàn phấn nơi cô vợ cũ ngồi trang điểm mỗi sáng cũng vẫn còn kia, giờ anh biến nó thành nơi để laptop mà một dàn nghe nhạc mini. Tủ quần áo, tivi... mọi thứ vẫn còn nguyên. Duy chỉ có tấm ảnh cưới treo đầu giường đã được tháo đi ngay sau khi cô chủ cũ rời khỏi căn phòng. Thế vào đó là một phiên bản một bức tranh phong cảnh nổi tiếng mà anh mua trong đợt đi công tác nước ngoài.
Anh mở rèm và nhìn qua cửa kính xuống hàng cây bằng lăng trồng trên hè phố cố vươn tán lá đến sát chiếc bancông, nơi anh vẫn ra tập thể dục mỗi sáng. Mùa này chỉ còn lại những cành cây khẳng khiu. Gió đang ra sức lay những cành cây ấy để chúng buông tha những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại.
Anh kéo rèm lại. Căn phòng trở nên tối om. Để nguyên quần áo, anh nằm xuống giường, hai tay đan vào gáy. Mắt anh mở to, nhưng không nhìn thấy gì trong bóng tối. Nhưng khi nhắm mắt thì anh bỗng thấy những vòng vằn vèo màu đỏ phát sáng chạy hỗn loạn. Chúng ru anh vào giấc ngủ mệt mỏi...
... Anh chỉ thức giấc khi nghe thấy tiếng gõ cửa. Giọng bố anh vang lên: "Dậy, dậy đi con ơi". Anh nói vọng ra: "Con đã nói bố đừng quấy rầy con mà!". "Ờ, nhưng bây giờ là 7 giờ rồi. Bố gọi con xuống ăn cơm." Kể từ ngày mẹ anh mất cách đây hai năm, bố con anh thỏa thuận luôn ăn tối với nhau. Không thể để ông già đã nấu cơm lại phải ngồi ăn một mình, nên nghe ông nói thế, anh đành trở dậy.
- Trời lạnh, làm chút rượu cho ấm bụng nhé? - Bố anh gạ.
- Vâng, - anh gật đầu. Bố anh rót chai rượu làng Vân ngâm mật gấu ra hai cái chén nhỏ: "Nào cụng ly đi con."
Anh lặng lẽ đưa chén lên.
- Nào, hôm nay ở cơ quan có việc gì, nói cho bố hay. Nhà giờ chỉ còn hai bố con, con định vẫn giữ mãi cái kiểu không cần nghe ý kiến của bố như lâu nay à? - ông nhìn xoáy vào anh, ánh mắt lộ rõ sự quan tâm.
- Con đã từng nghe lời bố. Bố lúc nào cũng tâm niệm đừng quan trọng hóa vấn đề, hãy coi nhẹ mọi việc. Nhưng con không thấy đó là giải pháp cho con...
- Sao không phải là giải pháp?
- Vì xã hội hiện nay quá phức tạp, chứ không đơn giản và trong sáng như thời của bố. Mà bố cũng lạ. Vui sướng thì hát véo von, đau khổ thì khóc lóc. Nhiều lúc, con không hiểu được bố.
- Bố còn phải nói với con bao nhiêu nữa? Giời cho ta mọi giác quan, mọi cảm xúc. Tại sao ta lại phải ghìm nén những tình cảm thật trong lòng? Khi ta sung sướng, ta có quyền bày tỏ điều đó qua tiếng hát, qua nụ cười. Khi ta đau khổ, ta hãy khóc để vợi bớt nỗi đau. Sao ta lại từ chối những đặc quyền mà thượng đế ban phát cho chúng ta?
- Nhưng đàn ông không nên sống quá thiên về tình cảm như vậy, bố ạ. Trông chán lắm... Chả làm được trò trống gì nên hồn. Khi vợ chồng con trục trặc, bố nói rất đơn giản: "Nếu các con không còn yêu nhau nữa, nếu thấy cuộc sống chung không còn vui vẻ nữa, thì ly dị cũng được..."
- Ừ, đúng là bố đã nói như thế. Nhưng ly dị là con quyết định, chứ không phải bố. Và bố thấy, con sống cũng thoải mái từ đó đến nay.
- Chỉ thấy thoải mái cho mình mà không đếm xỉa đến việc người khác có được thoải mái từ việc làm của mình hay không có lẽ là cách sống vô trách nhiệm. Hôm nay cô ấy xỉ vả con vì quyết định đó...
- Các con gặp nhau à? Đã mấy năm trôi qua rồi mà vẫn còn nỗi niềm chứa chất à? Hay còn chuyện gì khác?
- Cô ấy nói chúng con lấy nhau không hẳn vì tình yêu, rằng chúng con ly dị nhau là đúng. Nhưng, còn có một chuyện nữa. - Anh ngập ngừng. - Bố này, nếu ngày bằng tuổi con, có người đề nghị bố cho con, bố có cho không?
Bố anh ngừng nhai, nhìn anh ngạc nhiên: "Con sao vậy? Con bị ốm, nói sảng đấy à?"
- Không ạ. - Anh lắc đầu. - Vợ con muốn con đồng ý để cho cu Tí làm con nuôi.
Bố anh giật nẩy mình: "Cái gì? Nó có bị điên không?"
(còn tiếp)
CHUYỆN ĐỜI (1)
CHUYỆN ĐỜI (2)
CHUYỆN ĐỜI (3)
CHUYỆN ĐỜI (4)
CHUYỆN ĐỜI (5)
20 comments:
Đúng là bạn tớ giỏi câu giờ thật , chả khác nào câu chuyện Oshin . Hừ hừ . Cơ mà đọc đến đây thì tớ khoái ông Bố :)
Có yếu tố người thứ 3. Nhân vật chính bắt đầu "sáng tạo" :-D
Bac cho them nua di nao. Cu nho giot cau page view the nay a? Chuyen nay sap sua vuot chuyen tinh NY roi.
Em cũng khoái bác bố
Lại chờ...
Ôi, cái anh đã từng được làm chồng kia...sao mờ như con nít! :(
Tôi đọc loạt "chuyện đời" này lại từ đầu, và nhân chuyện của mình, tôi có viết một entry nên nảy ra ý định tặng bác, mời bác qua nhà xem ạ, biết đâu sẽ làm thay đổi cục diện câu chuyện đời này ạ.
Chậc chậc, nhà anh này hoàn cảnh quá ta, dưng mà thích ông bố chồng như thế,
Dưng mà nghi ngờ lém, bác bình thường rất là dễ thương nhưng vào tình huống này không bít bác có dễ thương được đến thế,
Tuy vậy, rất yêu cách bác không đi bước nữa, nấu nướng cho anh con ngon lành, coi anh con như một người bạn,
Vụ thằng bé con mà dính cả ông nội nó vào đây thì thương quá. Thông thường trong hoàn cảnh này, mất đứa trẻ là một bi kịch đối với những người già.
Đến đoạn này, anh vừa thông cảm nhưng cũng thật sự giận anh chồng. Nói như thế nào nhỉ? Phải tự tìm bằng được ra lối thoát chứ!
Khi người đàn ông từ chối mẹ của đứa bé thì cũng nên chuẩn bị tinh thần cho tốt để đón nhận tương lai mất con hoàn toàn, vì lúc đó mẹ có người mới thì trẻ con sẽ rất dễ theo mẹ. Với trẻ con chỉ cần thí kẹo ngọt là chúng sẽ theo ngay, đằng này người mới của mẹ sẽ chẳng thiếu thứ gì nhằm dành được tình cảm của 2 mẹ con.Đà ông VN nói chung rất thiếu suy nghĩ khi làm bố, họ nghĩ cứ đẻ ra nó là nó phải gọi mình bằng bố và theo mình suốt đời. Họ quá nhầm là trẻ con đến 1 lúc nào đó đủ nhận thức sẽ đánh giá bố mẹ rất khách quan, nếu ông chí góp tiền hàng tháng mà không chia ngọt sẻ bùi với mẹ con họ thì đươgn nhiên tình cảm sẽ phai nhạt dần trong đầu chúng. Làm bố còn khó hơn làm mẹ rất nhiều....
Nếu không thể quay lại được với nhau thì cũng không nên giằng xé đứa con như thế. Tốt hơn nên cầu chúc cho đứa trẻ có cuộc sông tốt với gia đình mới và hãy luôn tin rằng mẹ nó sẽ cố gắng thu xếp cho nó cs đảm bảo. Còn khi nó lớn lên, nó có nhớ về bố mà trở về VN thì còn phụ thuốc vào phúc đức của nhà chồng. Đàn ống VN sau khi li hôn vẫn cứ luôn bạo hành tinh thần phụ nữ thì họ khổ tâm quá. Hãy động viên họ vì họ đã quá khổ khi phải nuôi con một mình, ngủ một mình rất lâu rồi. Đến bao giờ đàn ông VN mới là những người đàn ông cao thượng đúng nghĩa là 1 trượng phu...khó quá nhỉ.
Dưng mà anh ngoại quốc là tây hay ta? Có khi đây chỉ là bẫy thử chăng?Đời thường khi đã đồng ý cho con, cháu(của bố & ông nội)theo mẹ nó thì đã là chấp nhận tất rồi, mọi sự đã phó thác cho số mệnh rồi.Và cũng phải yêu thương tin tưởng cỡ nào mới không kháng tòa chứ.Vậy liệu bác VMC có cho họ tái hợp chăng? Cho có hậu, hihi.
Có ý kiến gợi tác giả thế này, thường chúng ta cứ nghĩ là con cái là thuộc về (của) bố mẹ, trong khi thực tế cuộc sống là ngược lại, hi vọng bác mở gút kịch đừng giống đời thường.
@CNC: "thường chúng ta cứ nghĩ là con cái là thuộc về (của) bố mẹ, trong khi thực tế cuộc sống là ngược lại" - mình đoán, con bạn ngoan, độc lập và giỏi giang :-)
@Titi: Cảm ơn đoán khen, cái đó nhờ trời thôi Titi.
Câu trên ý mình muốn nói "Chúng ta thường cứ tưởng con cái thuộc về mình, nhưng thục ra chúng ta (lại) thuộc về chúng nó, trăm phần trăm luôn".
Con cái quay bốmẹ từ lúc (nó) đỏ hỏn cho đến khi xong, thế đấy,hehehe
@Dài: Câu giờ là nghề của tớ mừ.
@Titi: Chẳng nhẽ cứ có mỗi đôi đấy, nhỡ Titi lại chán?
@Lvu: Mỗi hôm viết ra từng này cũng mệt đấy Lừng ạ.
@Vân Lam: Anh cu chồng em thế nào?
@Đàm Hà Phú: Đã đọc và đã comment.
@Lan: Hầu hết các ông bố chồng đều đáng yêu.
@ĐMT: Em cũng không rõ họ có tìm được ra lối thoát không nữa. Haizzzz.
@Một người lạ: Bạn nói rất có lý.
@Thuhuong: Chẳng nhẽ Việt Nam không có đàn ông đại trượng phu?
@Chu Nam Cuong: Ừ nhỉ, anh ngoại quốc là ta hay tây? Đã ai biết anh ta thế nào đâu... Đọc phần 7 cũng chưa biết luôn. Câu ""Con cái quay bốmẹ từ lúc (nó) đỏ hỏn cho đến khi xong" rất đúng.
>>> Trả lời câu hỏi của chủ bờ-nóc : Hehehee..Cho đến giờ phút này thì...chưa có gì đáng để chê trách. Ít ra chưa bao giờ lung lay và nghĩ rằng cuộc đời mình đã đi sai hướng khi chi nghe vài lời hoặc vài quan điểm từ phía người khác, nhất là từ phía một người đàn bà vốn dĩ quá ư tham vọng và chẳng còn dấu tích gì sất trong cuộc sống của mình. Ưu điểm lớn nhất là cần mẫn,tự lập, tự quyết và sống có trách nhiệm với bản thân cũng như với những người được cho vào list "thân thuộc". Còn tương lai hạ hồi phân giải ạ. :)
@Vân Lam: Thế thì tốt rồi. Cứ vui cho trọn hôm nay.
Đăng nhận xét